TNST: CHỦ ĐỀ "ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN " - Trường THCS Lê Bình
Có thể bạn quan tâm
I. Tên chuyên đề: ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN
II .CƠ SỞ XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ.
1. Nội dung trong chương trình hiện hành : Học kỳ I - lớp 7
- Lý do chọn chuyên đề.
a .Về nội dung:
- Giúp học sinh hiểu được các khái niệm, thuật ngữ, các giai đoạn hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến ở Châu á và Đông Nam Á.
- Từ đó học sinh nắm được những thành tựu nổi bật của các quốc gia phong kiến.
b . Về kỹ năng:
- Làm quen với phương pháp khái quát các sự kiện lịch sử để rút ra kết luận.
- Rèn luyện kỹ năng so sánh,đối chiếu điểm khác nhau giữa các quốc gia phong kiến.
- Biết sử dụng phương pháp lập niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử.
c . Về phương pháp:
- Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy cả giáo viên và học sinh đã sử dụng nhiều phương pháp dạy học, song chưa đưa lại hiệu quả cao,đặc biệt là trong phương pháp học nhóm chưa đưa ra được một hướng đi phù hợp với đặc điểm học sinh và đặc trưng bộ môn Lịch sử. Và với chuyên đề này tôi đã chọn phương pháp hoạt động nhóm làm phương pháp trung tâm.
-Trong quá trình dạy chưa linh hoạt trong việc phối hợp các phương pháp như: đàm thoại, vấn đáp, nêu vấn đề với hoạt động nhóm. Qua bài học này học sinh sẽ lựa chọn phương pháp học nhóm phù hợp nhất.
- Giúp giáo viên và học sinh vận dụng công nghệ thông tin và sử dụng các di sản văn hóa – lịch sử vào trong dạy học môn Lịch sử.
d. Về thái độ:
- Học sinh có thái độ yêu thích bộ môn Lịch sử.
III. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ.
- Nắm được các giai đoạn lớn của lịch sử Ấn Độ thời phong kiến.
- Hiểu được các chính sách cai trị của các vương triều và những biểu hiện của sự phát triển thịnh vượng của Ấn Độ thời phong kiến.
- Nắm được những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ thời phong kiến.
IV. CÁC NĂNG LỰC CẦN HƯỚNG TỚI.
- Năng lực chung: Nâng cao nhận thức của học sinh về những thành tựu văn hóa của Ấn Độ và ảnh hưởng của nó đến các nước Đông Nam Á.
- Năng lực chuyên biệt: biết nhận diện, phân tích, đánh giá được các giai đoạn của lịch sử Ấn Độ thời phong kiến. Và những thành tựu văn hóa đặc sắc và ảnh hưởng của nó đến văn hóa Việt Nam.
- Năng lực tư duy, sáng tạo: Biết vận dụng, phân tích ,đánh giá sự kiện lịch sử.
V. THIẾT KẾ GIÁO ÁN VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Tiết 6 Bài 5 : ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức : Học sinh nắm được.
- Các giai đoạn lớn của lịch sử Ấn Độ từ thời cổ đại đến giữa thế kỉ XIX.
- Những chính sách cai trị của các vương triều và những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt của Ấn Độ thời phong kiến.
- Một số thành tựu của văn hoá Ấn Độ thời cổ, trung đại.
2.Tư tưởng:
- Lịch sử Ấn Độ thởi phong kiến gắn sự hưng thịnh, ly hợp dân tộc với đấu tranh tôn giáo.
- Nhận thức được Ấn Độ là một trong những trung tâm của văn minh nhân loại, có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển lịch sử và văn hoá của nhiều dân tộc Đông Nam Á.
3. Kĩ năng:
- Bồi dưỡng kĩ năng quan sát bản đồ.
- Lập niên biểu các giai đoạn lớn của lịch sử Ấn Độ thời phong kiến.
- Tổng hợp những kiến thức trong bài để đạt được mục tiêu bài học.
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên :
- Lược đồ Châu Á
- Tư liệu về các triều đại phong kiến Ấn độ,
- Một số tranh ảnh về các công trình văn hoá của Ấn Độ và Đông Nam Á.
- Máy chiếu , máy tính, giáo án Power poit.
2. Học sinh :
- Đồ dùng học tập
- Bảng phụ,bút dạ, nghiên cứu nội dung bài học.
III. Tiến trình dạy học :
- Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ :
- Hãy nêu những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học - kĩ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến ?
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh trên máy chiếu và yêu cầu học sinh nêu nội dung các bức tranh?
3/ Bài mới : Giáo viên giới thiệu nội dung trọng tâm bài học.
Hoạt động của thầy và trò | Nội dungkiến thức cần đạt |
Hoạt động 1:Trình bày được những nét chính về Ấn Độ thời phong kiến - Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh và cho biết đây là quốc gia nào? -> Ấn Độ. ? Em hãy nêu vài nét về quốc gia Ấn Độ? - Học sinh giới thiệu,giáo viên nhận xét. - Giáo viên gọi học sinh đọc mục 2 SGK. Giáo viên cho học sinh thảo luận cặp đôi ( 2 phút) ? Cho biết Ấn Độ thời phong kiến hình thành và phát triển trải qua mấy vương triều? nêu tên các vương triều? - Ba vương triều : Gup ta, Hồi giáo Đê li,Mô gôn. ? Kinh tế, văn hoá, xã hội Ấn Độ dưới vương triều Gúp-ta phát triển như thế nào ? Nêu những biểu hiện của sự phát triển đó ?
? Người Hồi Giáo Đê - li đã thi hành những chính sách gì ? - Học sinh trả lời. Giáo viên nhận xét, kết luận. ? Trình bày những chính sách cai trị của người Mông Cổ đối với Ấn Độ ? GV: giới thiệu thêm về vua A- cơ- ba. GV cho HS thảo luận cặp đôi(2 phút) ? So sánh những điểm giống và khác nhau giữa vương triều Hồi giáo Đê-li cà vương triều Mô-gôn ? HS thảo luận và trình bày kết quả trước lớp. GV nhận xét, bổ sung ? Chế độ phong kiến ở Ấn Độ kết thúc như thế nào ? HS: TK XIX, thực dân Anh xâm lược Ấn Độ Hoạt đông 2: Biết được Ấn Độ có nền văn hóa lâu đời, là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người, đạt nhiều thành tựu. Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm ( 10 phút) ? Nêu những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ thời phong kiến ?
? Em có nhận xét gì về văn hóa Ấn Độ thời phong kiến ? -> Rất phong phú, đa dạng, độc đáo, có nhiều đóng góp cho nền văn minh nhân loại. - Giáo viên trình chiếu một số hình ảnh về văn hóa. ?Theo em văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á không? Em hãy lấy dẫn chứng? -> Có ảnh hưởng trực tiếp tới các nước Đông Nam Á như : Tháp Ăng co, tháp Pagan, tháp Chăm…. - Giáo viên trình chiếu các hình ảnh. | 1/ Ấn Độ thời phong kiến:
* Vương triều Gúp-ta (TK IV –TK VI): - Thời kì thống nhất ,phục hưng và phát kinh tế - xã hội và văn hóa .
* Vương triều Hồi giáo Đê-li (TK XII –TK XVI) - TK XII, Ấn Đô bị Thổ Nhĩ Kì xâm lược lập ra vương triều Hồi giáo Đê-li - Chính sách: cướp đoạt ruộng đất, cấm đoán đạo Hin đu -> mâu thuẩn dân tộc căng thẳng. * Vương triều Ấn Độ Mô-Gôn (TK XVI - TK XIX) - TK XVI, người Mông Cổ chiếm đóng Ấn Đô → lập vương triều Mô-gôn * Chính sách: xoá bỏ sự kì thị tôn giáo, khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá -> Hòa hợp dân tộc. - Giữa TK XIX, Ấn độ trở thành thuộc địa của nước Anh
2/ Văn hoá Ấn Độ:
- Chữ viết: Có từ rất sớm.Phổ biến nhất là chữ Phạn. - Tôn giáo : đạo Bà-la-môn có bô kinh Vê-đa là bộ kinh cầu nguyên xưa nhất; đạo Hin-đu là một tôn giáo phổ biến ở Ấn Đô hiện nay. - Văn học : với giáo lí, chính luận, sử thi, kịch, thơ ca... có ảnh hưởng đến đời sống xã hội.
- Kiến trúc: chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo với những công trình kiến trúc độc đáo. ( kiến trúc Hin- đu và kiến trúc Phật giáo)
=> Là nước có nền văn hóa lâu đời và là một trong những trung tâm văn minh lớn của nhân loại. |
4. Củng cố - Dặn dò:
a/ Củng cố: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập củng cố.
GV cho HS thảo luận nhóm (5 phút)
? Vì sao Ấn Độ được coi là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại ?
- Được hình thành sớm
- Có một nền văn hoá phát triển cao, phong phú, toàn diện.Trong đó có một số thành tựu vẩn được sử dụng đến ngày nay...)
- Có ảnh hưởng sâu rộng tới quá trình phát triển lịch sử và văn hóa các nước Đông Nam Á.
b/ Dặn dò:
- Lập niên biểu các vương triều phong kiến ở Ấn Độ thời phong kiến.
- Học bài cũ. Làm bài tập .
- Soạn bài “Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á”. tiết 1.
Từ khóa » Hình ảnh ấn độ Thời Phong Kiến
-
Lịch Sử Ấn Độ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bài 5: Ấn Độ Thời Phong Kiến - Người Kể Sử
-
Ấn Độ Thời Phong Kiến | SGK Lịch Sử Lớp 7
-
Văn Hoá Ấn Độ Thời Phong Kiến | SGK Lịch Sử Lớp 7
-
Văn Hoá Ấn Độ Thời Phong Kiến - Lịch Sử - Tìm đáp án, Giải Bài Tập, để
-
CHUYÊN đề ấn độ THỜI PHONG KIẾN - Tài Liệu Text - 123doc
-
Bài 5 : Ấn Độ Thời Phong Kiến - Hoc24
-
Tìm Kiếm Thông Tin Và Hình ảnh Từ Sách, Báo Và Internet ... - TopLoigiai
-
Giải Lịch Sử Lớp 7 Bài 5: Ấn Độ Thời Phong Kiến
-
Ảnh Hưởng Văn Hóa Ấn Độ Với Khu Vực Đông Nam Á - PYS Travel
-
[PDF] ⅠVăn Minh Cổ đại 1. Sự Phát Sinh Của 4 Nền Văn Minh Cổ đại Lớn
-
LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI: Ấn Độ Cổ Trung đại - .vn
-
Tìm Kiếm Thông Tin Và Hình ảnh Từ Sách, Báo ... - Thư Viện