Chuyên đề Axit Sunfuric Loãng Tác Dụng Với Kim Loại - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Axit sunfuric (hay acid sulfuric) là một axit vô cơ gồm các nguyên tố hóa học hidro oxi và lưu huỳnh. Vậy Axit sunfuric loãng tác dụng với kim loại như thế nào? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Mục lục nội dung Giới thiệu chung về H2SO4Tính chất hóa học của H2SO4 loãngỨng dụng của axit sunfuric trong đời sốngBài toán công thức H2SO45. Bài tập áp dụngGiới thiệu chung về H2SO4
Axit sunfuric (hay acid sulfuric) là một axit vô cơ gồm các nguyên tố hóa học hidro oxi và lưu huỳnh.
Axit sunfuric là một chất lỏng không màu, không mùi và sánh lỏng, tan vô hạn trong nước. Nó có khối lượng riêng là 1,84 g/cm3, nhiệt độ nóng chảy là 10°C, nhiệt độ sôi là 338 °C
Axit sunfuric đặc có đặc tính háo nước và tỏa nhiều nhiệt nên khi pha loãng phải cho từ từ axit đặc vào nước mà không làm ngược lại, vì H2SO4 có thể gây bỏng nặng.
Vì có đặc tính háo nước axit sunfuric còn có khả năng hút nước, làm than hóa các hợp chất hữu cơ.
Tính chất hóa học của H2SO4 loãng
H2SO4 loãng là một axit mạnh, có đầy đủ các tính chất hóa học chung của một axit.
- Axit sunfuric loãng làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
Axit sunfuric có khả năng làm quỳ tím hóa đỏ do tính axit mạnh của nó.
a. Axit sunfuric loãng tác dụng với kim loại
Axit sunfuric loãng có khả năng tác dụng với kim loại đứng trước hidro trong dãy hoạt động hóa học của kim loại
K>Ba>Ca>Na>Mg>Al>Zn>Fe2+>Ni>Sn>Pb>H>Cu>Hg+>Ag>Pt>Au
Ví dụ:
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
H2SO4 + Ba → BaSO4 + H2
b. Axit sunfuric loãng tác dụng với bazơ
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O
Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4+ 2H2O
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O
c. Axit sunfuric loãng tác dụng với oxit bazơ
H2SO4 + MgO → MgSO4 + H2O
H2SO4 + CuO → CuSO4 + H2O
d. Axit sunfuric loãng tác dụng với muối
H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + CO2 + H2O
H2SO4 + CaCO3 →CaSO4 + CO2 + H2O
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 +2HCl
Ứng dụng của axit sunfuric trong đời sống
– Trong đời sống hằng ngày, axit sunfuric có nhiều ứng dụng như:
+ Sản xuất phân bón
+ Làm chất tẩy rửa
+ Ứng dụng làm tơ sợi, thuốc nổ
+ Ứng dụng trong công nghiệp chế biến dầu mỏ….
Bài toán công thức H2SO4
Công thức 1: Tính khối lượng muối sunfat thu được khi hòa tan hết 1 hoặc hỗn hợp kim loại (trước hiđro) bằng H2SO4(loãng) tạo H2
m = mhh + 96 * nH2
Công thức 2 : Tìm kim loại khi cho m (gam) kim loại(trước hiđro) tác dụng H2SO4 (loãng) giải phóng H2.
(a= số oxi hóa thấp của kim loại = số e kim loại nhường = hóa trị thấp của kim loại )
Công thức 3:
– (Số mol e trao đổi : Số mol sản phẩm khử = 2) hay (Số mol mol H2SO4 : Số mol e trao đổi = 1) => Sản phẩm khử là SO2
– (Số mol e trao đổi : Số mol sản phẩm khử = 6) hay (Số mol mol H2SO4 : Số mol e trao đổi = 2/3) => Sản phẩm khử là S
– (Số mol e trao đổi : Số mol sản phẩm khử = 8) hay (Số mol mol H2SO4 : Số mol e trao đổi = 5/8) => Sản phẩm khử là H2S
Công thức 4: Tính khối lượng m (gam) muối sunfat thu được khi hòa tan hết m(gam) 1 hoặc hỗn hợp oxit kim loại bằng H2SO4(loãng).
m = moxit + 80 * nH2SO4
5. Bài tập áp dụng
Bài 1: Hòa tan hết 11,1 gam hỗn hợp 3 kim loại trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch A và 8,96 lít khí (đktc).Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan. m có giá trị là :
A. 59,1 gam
B. 35,1 gam
C. 49,5 gam
D. 30,3 gam
Bài 2: Hòa tan hết 20,608 gam một kim loại M bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch A và V lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được 70,0672 gam muối khan. M là :
A. Na
B. Mg
C. Fe
D. Ca
Bài 3: Cho 13,33 gam hỗn hợp Al,Cu,Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch A, 7.728 lít khí (đktc) và 6,4 gam chất rắn không tan. Cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối khan ?
A. 40,05 gam
B. 42,25 gam
C. 25,35 gam
D. 46,65 gam
Bài 4: Hòa tan hết hỗn hợp X gồm 0,12 mol Fe và 0,24 mol kim loại M trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch A và 10,752 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được 59,28 gam muối khan. M là?
A. Na
B. Mg
C. Ca
D. Al
Bài 5: Hòa tan 6,76 gam hỗn hợp ba oxit Fe3O4, Al2O3, và CuO bằng 100ml dung dịch H2SO4 1.3 M vừa đủ, thu được dung dịch Y có hòa tan các muối. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam hỗn hợp các muối k
A. 15,47 gam
B. 16,35 gam
C. 17,16 gam
D. 19,5 gam
Từ khóa » Những Kim Loại Tác Dụng Với Axit Sunfuric Loãng
-
Các Kim Loại Nào Sau đây Tác Dụng được Với Dung Dịch H2SO4 Loãng?
-
Các Kim Loại Nào Tác Dụng được Với Dung Dịch Axit Sunfuric Loãng?
-
Kể Tên Những Nguyên Tố Tác Dụng Và Không Tác Dụng được Với Axit ...
-
Axit Sunfuric Loãng: Tính Chất Hóa Học, Công Thức, ứng Dụng
-
Axit Sunfuric H2SO4 Loãng: Phản ứng Và Các Dạng Bài Tập Cơ Bản
-
Tính Chất Hóa Học Của Axit Sunfuric H2SO4 Và ứng Dụng - VOH
-
Tính Chất Hóa Học Của H2so4 Loãng
-
Kim Loại Nào Không Tác Dụng Với H2SO4 Loãng
-
Cặp Kim Loại đều Tác Dụng Với Dung Dịch Axit Sunfuric Loãng Là
-
Dãy Gồm Các Kim Loại Tác Dụng được Với Dung Dịch H2SO4 Loãng Là:
-
Tính Chất Hóa Học Của Đồng Và Bài Tập Vận Dụng - Kiến Guru
-
Tính Chất Hoá Học Của Axit Sunfuric H2SO4, Ví Dụ Và Bài Tập
-
Nhóm Gồm Tất Cả Các Kim Loại Tan Trong Axit Sunfuric đặc Nóng Nhưng ...
-
Bài Tập Về Axit Sunfuric H2SO4 (loãng, đặc Nóng) Có Lời Giải Và đáp án