CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC STEM MÔN VẬT LÝ
Có thể bạn quan tâm
CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC STEM MÔN VẬT LÝ
TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN
Giáo dục STEM là một phương pháp giáo dục hướng tới mục tiêu hình thành, rèn luyện năng lực cho học sinh thông qua những bài học lý thuyết và thực hành có gắn với thực tiễn. STEM là thuật ngữ viết tắt của 4 bộ môn: Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Maths (toán học). STEM là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học - theo cách tiếp cận liên môn và người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Thay vì dạy bốn môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế. Qua đó, học sinh vừa học được kiến thức khoa học, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn.
Được sự chỉ đạo của Phòng GD & ĐT thành phố Vĩnh Long và thực hiện công văn số 378/TB-PGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2021 về việc tổ chức chuyên đề môn Vật lý cấp thành phố năm học 2020 – 2021.
Chiều ngày 24 tháng 4 năm 2021, tại trường THCS Nguyễn Khuyến đã tổ chức buổi dạy học theo định hướng giáo dục STEM môn Vật lý với chuyên đề: “DẠY HỌC TÍCH HỢP THEO MÔ HÌNH STEM THÔNG QUA MÔN VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THCS”.
Về dự với chuyên đề, nhà trường vinh dự được đón tiếp:
- Thầy Lê Thành Châu – Hiệu trưởng nhà trường.
- Cô Nguyễn Xuân Mai – Phó hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Trường Tộ.
Cùng toàn thể giáo viên vật lý các trường THCS trên địa bàn thành phố và giáo viên ở trường THCS Nguyễn Khuyến cùng tham dự.
Thay mặt cho các giáo viên tổ Lý – Tin - Công Nghệ ở trường, cô Khưu Thị Ánh Tuyết đã phát biểu khai mạc buổi báo cáo chuyên đề. Cô chia sẻ: “Hoạt động dạy học STEM môn Vật lý là quá trình nghiên cứu khoa học kĩ thuật với mục tiêu: xây dựng khơi gợi lòng nhiệt tình, tích cực, đầy hứng thú, say mê tự tìm hiểu, sáng tạo trong học tập của các em học sinh. Phương pháp giáo dục này có những ưu thế nổi bật như: kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học chắc chắn, khả năng sáng tạo, tư duy logic, hiệu suất học tập và làm việc vượt trội và có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm toàn diện hơn cho học sinh"
Trước tiên, hội đồng sư phạm được nghe báo cáo chuyên đề của cô Sơn Thị Thanh Thúy trình bày về mô hình STEM thông qua môn vật lý ở trường THCS.
Tiếp theo, tiết học minh họa do cô Nguyễn Thị Hường giảng dạy với chủ đề: “KÍNH TIỀM VỌNG”
Mở đầu tiết học là trò chơi “noughts and crosses” đầy hấp dẫn và thú vị đã giúp các em đã được ôn lại những nội dung kiến thức quan trọng liên quan đến chủ đề “kính tiềm vọng”. Sau đó, các em học sinh được chia thành 4 nhóm nhỏ, dưới sự hướng dẫn của giáo viên các em đã hoàn thành xong hoạt động 1 và 2. Tiếp theo, hoạt động 3 là: “Lựa chọn giải pháp”.
Các em học sinh không chỉ được tìm hiểu những kiến thức khoa học mà còn được thuyết trình bản vẽ trước lớp khiến giờ học không còn căng thẳng nặng nề về kiến thức hàn lâm mà tạo không khí học tập cởi mở, thoải mái, phát huy được năng lực hợp tác, khả năng sáng tạo của các em học sinh.
Trong quá trình dạy học, Cô Hường đã chỉ ra một số lỗi sai thường gặp của học sinh khi làm bài, nhắc nhở và rút kinh nghiệm, giúp các em tiến bộ hơn. Việc sử dụng phiếu học tập như một công cụ hỗ trợ học sinh tìm hiểu bài học cũng được áp dụng, các em rất hăng hái hoàn thành để được lắng nghe nhận xét của cô. Sau mỗi bài thuyết trình, cô Huờng rất tận tình sửa bài, giải thích và hướng dẫn cho các em học sinh. Sự tâm huyết của cô đã khiến không khí lớp học thoải mái, niềm vui và sự hào hứng được thể hiện rõ trên gương mặt các em.
Bên cạnh đó, việc sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực, theo định hướng giáo dục STEM, cô Nguyễn Thị Hường đã thiết kế bài giảng sáng tạo, khơi gợi niềm đam mê nghiên cứu khoa học và tạo hứng thú học tập cho học sinh. Qua tiết học, học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức mới, khuyến khích các em vận dụng lý thuyết vào thực tiễn và phát huy năng lực học tập tích cực như: tư duy phản biện, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng phân tích, tổng hợp…
Như vậy, buổi học chuyên đề đã thật sự mang đến hiệu quả tốt đến với các học sinh. Đây không phải là một tiết học được dạy theo cách truyền thống đọc sách, viết vở mà học sinh tự tìm tòi, khám phá và tích lũy kiến thức dựa trên hướng dẫn của giáo viên. Từ đó, việc đổi mới phương pháp dạy học có thể phát huy tối đa cho học sinh các năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác.
Qua chủ đề thực tế về dạy học theo định hướng STEM như thế này đã kích thích các em tìm tòi kiến thức, năng lực cảm thụ thẩm mỹ, rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, ngôn ngữ trình bày, mạnh dạn đề xuất ý tưởng và kỹ năng thao tác thực nghiệm là một trong những cách phát triển toàn diện giáo dục. Vận dụng kiến thức lý thuyết các môn học vào thực tiễn cuộc sống không chỉ thể hiện ở chỗ học sinh có kĩ năng để giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung bài học mà còn giải quyết các vấn đề đa dạng thực tiễn cuộc sống theo nguyên tắc giáo dục “học đi đôi với hành, lí thuyết gắn với thực tiễn. Để đáp ứng mục tiêu giáo dục đó, Trường THCS Nguyễn Khuyến đang từng bước tiếp cận với mô hình giáo dục STEM khơi dậy khả năng vận dụng và sáng tạo cho học sinh.
Với mục đích chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chức 1 tiết dạy của bộ môn Vật lý ở cấp THCS, tiết chuyên đề đã nhận được sự quan tâm của đông đảo thầy cô giáo. Kết thúc buổi chuyên đề, các giáo viên trường bạn đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp về tiết dạy thực nghiệm của Cô Nguyễn Thị Hường, các ý kiến đều khẳng định ý nghĩa, sự cần thiết của buổi chuyên đề, đồng thời nhất trí cao với hình thức thống nhất soạn giáo án, cách thức, trình tự lên lớp phù hợp với đối tượng học sinh và nội dung bài học.
Đây cũng là một dịp tốt để các giáo viên dạy Vật lý chuyên trách có điều kiện học hỏi, trao đổi và rút kinh nghiệm về phương pháp dạy học, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
Bài và ảnh: Bùi Minh Mẫn
Từ khóa » Dạy Học Stem Môn Vật Lý Thcs
-
Giáo án Stem Vật Lý THCS Archives - Bài Giảng Miễn Phí
-
Top 15 Dạy Học Stem Môn Vật Lý Thcs
-
Tiết Học STEM Môn Vật Lý Lớp 7/4 | Trung Học Cơ Sở Lê Lợi
-
CHUYÊN ĐỀ STEM “ỨNG DỤNG VẬT LÝ TRONG CUỘC SỐNG”
-
Tiết Dạy Stem Môn Vật Lý Của Cô Bùi Thị Thanh Trang
-
Tổng Hợp Một Số Giáo án STEM Môn Vật Lý THCS - Kho Bài Tập
-
DẠY HỌC STEM MÔN VẬT LÝ | Cuộc Thi " Xe Gia Tốc" - YouTube
-
List 28 Giáo án Stem Môn Vật Lý Thcs Tốt Nhất - Banmaynuocnong
-
Sản Phẩm Stem Môn Vật Lý Lớp 9 Chủ đề: Chế Tạo động Cơ Quạt Gió
-
Đa Dạng đề Tài Giáo án STEM Vật Lý Trường Phổ Thông
-
Dạy Học Theo Bài Học STEM Môn Vật Lí 8 - TMT - QLNT
-
Trường THCS Yên Nhân Tổ Chức Chuyên đề ... - Sở GD&ĐT Ninh Bình
-
Trường THCS Yên Nhân Tổ Chức Chuyên đề ... - Sở GD&ĐT Ninh Bình
-
BỘ GIÁO ÁN STEM GỒM 26 CHỦ ĐỀ THCS (TOÁN - VẬT LÝ - Issuu
-
Bộ Dụng Cụ Thực Hành STEM: Vật Lý Học (Dùng Cho THCS) - Daisonec