CHUYÊN ĐỀ STEM “ỨNG DỤNG VẬT LÝ TRONG CUỘC SỐNG”
Có thể bạn quan tâm
Chia sẻ tin bài
Tổ Khoa học tự nhiên CHUYÊN ĐỀ STEM “ỨNG DỤNG VẬT LÝ TRONG CUỘC SỐNG” Thứ năm, 10/5/2018, 0:0 Lượt đọc: 31912ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC STEM VÀO DẠY HỌC VẬT LÝ TRUNG HỌC CƠ SỞ
CHỦ ĐỀ: “ỨNG DỤNG VẬT LÝ TRONG CUỘC SỐNG”
- TÌM HIỂU VỀ STEM
- STEM là gì?
- STEM là viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Math (toán học). Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Các kiến thức và kỹ năng này (gọi là kỹ năng STEM) phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hàng ngày.
- Ba thế mạnh của giáo dục STEM:
- Chúng ta cần phải khai thác những điểm mạnh của Giáo dục STEM trong dạy học ở nhà trường phổ thông, trong đó có tính đến hoàn cảnh thực tế của đất nước về trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục; năng lực, điều kiện sống và làm việc của giáo viên; cơ sở vật chất của các nhà trường; điều kiện kinh tế-xã hội của các địa phương,...
- Những điểm mạnh của giáo dục STEM có thể kể đến:
+ Thứ nhất: Giáo dục STEM là phương pháp giáo dục theo cách tiếp cận kiến thức liên môn và thông qua thực hành, ứng dụng và vận dụng vào thực tiễn. Thay vì dạy bốn môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế. Qua đó, học sinh vừa học được kiến thức khoa học, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn.
+ Thứ hai: Giáo dục STEM đề cao đến việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho người học. Trong mỗi bài học theo chủ đề STEM, học sinh được đặt trước một tình huống có vấn đề thực tiễn cần giải quyết liên quan đến các kiến thức khoa học.
Để giải quyết vấn đề đó, học sinh phải tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức thuộc các môn học có liên quan đến vấn đề (qua sách giáo khoa, học liệu, thiết bị thí nghiệm, thiết bị công nghệ) và sử dụng chúng để giải quyết vấn đề đặt ra.
+ Thứ ba: Giáo dục STEM đề cao một phương pháp học tập mới cho người học. Đặt người học vào vai trò của một nhà phát minh, người học sẽ phải hiểu thực chất của các kiến thức được trang bị; vận dụng cho phù hợp với tình huống có vấn đề mà người học đang phải giải quyết.
- Bảy ngộ nhận về STEM:
+ Ngộ nhận 1: Giáo dục STEM dạy lập trình và lắp ráp robot
Giáo dục STEM không chỉ có các hoạt động liên quan lập trình và lắp ráp robot. STEM có nền tảng từ giáo dục khoa học nên các chủ đề của nó rất đa dạng, từ sinh học, hóa học, vật lý học, đến khoa học môi trường, khoa học vũ trụ, v.v... Ví dụ : Dạy học về sử dụng năng lượng mặt trời cũng được xem là một hoạt động giáo dục STEM trong đó học sinh được học về vật lý, hóa học và cách tính toán các nguồn năng lượng
+ Ngộ nhận 2: Học sinh có thể mất nền tảng giáo dục xã hội và nhân văn
Giáo dục STEM là cách tiếp cận thông qua giáo dục tích hợp và liên ngành, giúp cho học sinh cảm thấy yêu thích và thấy các môn khoa học tự nhiên gần gũi với đời sống xã hội. Từ đó, trẻ hình thành các tư duy suy nghĩ bậc cao như tư duy phản biện, sáng tạo, giải quyết vấn đề... Đó cũng chính là những tư duy cần thiết để học tốt kể cả các môn về giáo dục xã hội và nhân văn.Giáo viên khuyến khích học sinh đọc sách, tìm hiểu về các vấn đề trong đời sống xã hội, để đưa ra các ý tưởng và sáng kiến về khoa học và công nghệ giúp cuộc sống tốt đẹp hơn
+ Ngộ nhận 3: Đừng "đua" với STEM, tốn kém lắm!
Do giáo dục STEM chú trọng thực hành và liên hệ thực tiễn, lại bắt nguồn từ Mỹ, nên nhiều người ngộ nhận rằng cần phải mua sắm thiết bị hiện đại và đắt tiền. Trên thực tế, các chủ đề của STEM thường rất đa dạng, ít hoặc không tốn chút chi phí nào (ví dụ như đi thăm vườn thú, công viên, bảo tàng, trang trại để rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích và đánh giá).
+ Ngộ nhận 4: Chỉ dành cho học sinh cấp II, III
Chính các cấp học thấp mới là giai đoạn rất dễ dạy về STEM. Ở tuổi mẫu giáo và tiểu học, trẻ học chủ yếu qua hình ảnh, trải nghiệm với các giác quan, nên giáo dục STEM sẽ giúp trẻ học dễ dàng và hứng thú hơn.
+ Ngộ nhận 5: STEM chỉ phù hợp nam giới
Giáo dục STEM phù hợp cả hai giới tính và đang giúp cho học sinh nữ ngày càng yêu thích các môn khoa học tự nhiên và kỹ thuật.Các môn học khoa học giúp nữ sinh rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay trong các hoạt động thí nghiệm và thực hành. Các chủ đề giáo dục đa dạng cũng góp phần cho tiếng nói của giới nữ được quan tâm nhiều hơn.
+ Ngộ nhận 6: Các chương trình giáo dục hiện nay sẽ bị xóa sổ vì STEM
Trên thực tế, giáo viên dạy các môn khoa học và kỹ thuật ở Việt Nam đã có một nền tảng lý thuyết tốt, nay chỉ cần trang bị thêm kỹ năng và xây dựng bài giảng theo hướng tích hợp và gắn với thực hành nhiều hơn. Do đó, STEM giúp giáo viên chủ động hơn trong việc dạy học sáng tạo và truyền cảm hứng, một cơ hội giúp giáo dục Việt Nam theo kịp các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.
+ Ngộ nhận 7: Dạy các môn khoa học kỹ thuật riêng lẻ cũng được gọi là STEM
Giáo dục STEM có nhiều mức độ tiếp cận khác nhau, từ đa ngành, liên ngành đến xuyên ngành.Cấp độ thấp nhất là đa ngành - dạy nhiều môn cùng một lúc, nhưng không đồng nghĩa với việc dạy các môn riêng lẻ như chúng ta đang làm hiện nay.Tiếp cận đa ngành nghĩa là phải có ít nhất hai môn học kết hợp với nhau, để có thể giải quyết một vấn đề thông qua vận dụng kiến thức của nhiều ngành.Điều này khác với việc kết hợp bốn môn riêng lẻ lại với nhau hoặc cắt ghép một cách cơ học các chương trình có sẵn của nước ngoài
- TỔ CHỨC CÂU LẠC BỘ KHOA HỌC THEO ĐINH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM:
- Hình thức tổ chức câu lạc bộ khoa học – bộ môn vật lý:
- Câu lạc bộ khoa học là sân chơi cũng đồng thời là nơi học tập thực nghiệm lý thú nhằmtạo cơ hội cho các em được tiếp xúc trực tiếp với những trò chơi, sản phẩm đơn giảnnhưng liên quan trực tiếp đến kiến thức phổ thông thường ngày. Hoạt động “Học hayhành giỏi” là một trong những nội dung quan trọng trong các buổi sinh hoạt Câu lạc bộnhằm giúp các em nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, tập thói quen quan sát và nhìn nhậnvấn đề, phát huy tính ứng dụng sáng tạo từ những sản phẩm mẫu được Ban chủ nhiệm đềxuất để tạo nên những thành phẩm của riêng nhóm. Chỉ trong khoảng thời gian tối đa là 30 phútcho một sản phẩm theo từng chủ đề khoa học của tháng. Tính hiệu quả trong công tác tổchức nhóm và khả năng tư duy liên quan đến tính thực tế từ những bài học lý thuyết ởtrên lớp của các thành viên trong nhóm được đánh giá thông qua những cuộc thi ngắnđược tổ chức ngay trong buổi sinh hoạt. Những sản phẩm được lựa chọn trong mỗi buổisinh hoạt phải đảm bảo nội dung kiến thức khoa học đơn giản, gần gũi với học sinh vàđặc biệt được làm từ những vật liệu và công cụ dễ tìm kiếm, thao tác để có thành phẩmkhông chiếm nhiều thời gian, và dễ tạo hình theo ý tưởng.
- Kể từ năm nay, trường Trung học cơ sở Cù Chính Lan đã áp dụng giáo dục STEM thông qua hoạt động các câu lạc bộ. Học sinh tham gia được chia thành các lớp khoa học, ở mỗi lớp học sinh tự lựa chọn nhóm cho mình, mỗi nhóm từ 4 đến 5 học sinh. Thông qua câu lạc bộ, giáo viên vật lý sẽ phát động các cuộc thi cho học sinh toàn trường làm các sản phẩm để tự trải nghiệm STEM để khuyến khích sáng tạo. Bên cạnh đó, giáo viên định hướng và hướng dẫn về ý tưởng, mô hình khoa học, phương pháp tiến hành. Học sinh nghiên cứu và đưa ra phương án thực hiện cho từng bước đảm bảo tiết kiệm thời gian và chính xác về khoa học. Thông qua mô hình và thí nghiệm khoa học học sinh nâng khả năng làm việc nhóm. Các thí nghiệm, mô hình khoa học trong các lĩnh vực vật lý-kỹ thuật, hóa học giúp học sinh nhà trường say mê khoa học. Câu lạc bộ dẫn dắt các em có những kiến thức cơ bản về khoa học và biết vấn dụng vào thực tế cuộc sống.
- Hiện nay, Giáo dục định hướng STEM là một phương pháp giáo dục của thời đại mới, được áp dụng ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Trên đà xu hướng đó, CLB khoa học trường THCS Cù Chính Lan từng bước hội nhập và bước đầu tham gia các hoạt động giáo dục định hướng STEM, với chủ đề “ Lực đàn hồi-Những ứng dụng trong cuộc sống” , tích hợp hai lĩnh vực của STEM là khoa học vật lí và kĩ thuật, đáp ứng yêu cầu của giáo dục STEM trong định hướng sản phẩm. Trong chủ đề, các thành viên CLB được tham gia nhiều hoạt động thực hành, thiết kế, chế tạo sản phẩm như: cái bẫy chuột, máy cưa mini, …
- Ưu điểm:
- Tổ chức câu lạc bộnhằm mục đích tạo hứng thú cho học sinh trong việc nêuvà giải quyết vấn đề liên quan đến nội dung kiến thức khoa học để phát triển kỹ năng tưduy. Đồng thời với kết cấu đơn giản có thể kích thích tính chủ động của học sinh trongviệc tự mày mò, tự nghiên cứu sản phẩm để tự sáng tạo một sản phẩm theo ý tưởng củariêng mình. Những sản phẩm nhỏ nhắn, ngộ nghĩnh này đã tạo được niềm vui nhỏ chocác em, cụ thể là các em đã rất hào hứng trong việc tập trung tranh luận để phân tíchnguyên tắc hoạt động của sản phẩm và đưa ra những kết luận quan trọng, góp phần tạonên một sản phẩm mới và tính hiệu quả đó được đánh giá dựa trên một cuộc thi nhỏ trongbuổi sinh hoạt của câu lạc bộ ngay sau đó.
- Hạn chế:
- Mặc dù, giáo dục STEM đang nhận được sự hưởng ứng từ các trường, tuy nhiên, khi áp dụng mô hình này các trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Do giáo dục STEM đòi hỏi nhiều về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm và sáng tạo. STEM là một phương pháp học mới, giáo viên và học sinh cũng còn nhiều bỡ ngỡ khi tiếp cận. Tài liệu giáo trình liên quan đến STEM ở các môn học chưa cụ thể. Bên cạnh đó, khung chương trình giáo dục hiện hành trải kín cả năm, chưa có chương trình riêng cho STEM nên thời gian cho học sinh học tập theo định hướng này còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên có trình độ công nghệ thông tin và khả năng dạy tích hợp tốt chưa nhiều… Việc thực hiện các dự án thường ngoài giờ, tốn nhiều thời gian, cơ sở vật chất, phòng nghiên cứu, thí nghiện thực hành hiện đại... chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Để tạo ra được một sản phẩm như ý cần mất thời gianmày mò, thử sai. Để tăng mục đích vả tính hiệu quả của sản phầm, cần nhiều hơn nữaviệc nghiên cứu về ảnh hưởng của những kết cấu đến khả năng hoạt động của sản phẩm.
- Nội dung sinh hoạt câu lạc bộ chủ đề : “ứng dụng vật lý trong cuộc sống”:
- Trước đó 2 tuần:
+ Thành lập các nhóm, thông báo chủ đề sinh hoạt tháng 5 “ứng dụng vật lí trong cuộc sống”
+ Tìm hiểu cách chế tạo đèn kéo quân, xe đàn hồi, tìm tòi và suy nghĩ tìm cách tạo ra sản phẩm có ứng dụng kiến thức vật lý vào cuộc sống.
+ Chuẩn bị vật liệu (khuyến khích các vật liệu tái chế) để làm các sản phẩm đó.
- Trong giờ sinh hoạt câu lạc bộ:
+ Các nhóm tự giới thiệu tên nhóm, nhóm trưởng.
+ GV giới thiệu cuộc thi “ứng dụng vật lí trong cuộc sống” với thành phần Ban giám khảo như sau: Cô Tường (Tổ trưởng tổ lý-hóa-sinh-thể dục), thầy Kiệt, thầy Hiệp.
+ Thể lệ cuộc thi: các em sẽ tự sáng tạo làm ra 1 sản phẩm ứng dụng vật lí trong cuộc sống 20 phút, điểm tối đa 50 điểm với các tiêu chí sau:
Tiêu chí 1: Thẩm mỹ (10đ)
Tiêu chí 2: Nội dung thuyết trình gồm 4 phần: Khoa học, Công nghệ, kỹ thuật, toán học (20đ)
Tiêu chí 3: Hiệu quả (20đ)
+ Đại diện từng nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm mình
Chia sẻ bài viết:Tin cùng chuyên mục
Chuyên đề môn Hóa học cấp Quận chủ đề: “Bồi dưỡng học sinh giỏi theo chủ đề”.
31/3/2021 17:13
Chuyên đề môn Hóa học cấp Quận chủ đề: “Bồi dưỡng học sinh giỏi theo chủ đề”.
Chúc mừng Cô Nguyễn Thị Bích Ngọc đạt Hạng III Cuộc thi thiết kế và tổ chức thực hiện chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM
9/1/2021 11:51
Cô Nguyễn Thị Bích Ngọc - GV Vật lý đã tham gia Hội thi với chủ đề: Áp dụng phương pháp giáo dục theo định hướng STEAM kết hợp với phương pháp dạy học tích cực - Sản phẩm dự thi là "Ngôi nhà cách âm" đã xuất sắc giành giải III.
Năm học 2019 - 2020 Chuyên đề môn Thể dục "Khởi động chung và Đá cầu"
17/5/2020 0:0
Vật Lý 6: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng + Sự nở vì nhiệt của chất rắn
11/2/2020 0:0
Thầy Kiệt gửi bài cho học sinh lớp 6/1, 6/2, 6/3, 6/5, 6/6.
Hội thi Xe Thế Năng Cấp Quận Năm học 2019 - 2020
11/1/2020 0:0
Nhằm nâng cao năng lực tiếp cận giáo dục STEM cho học sinh Quận Bình Thạnh, sáng ngày 11/01/2020 Phòng giáo dục Quận Bình Thạnh đã tổ chức Cuộc thi STEM - Xe thế năng tại trường THCS Lê Văn Tám.
Hoạt động CLB Thể dục Thể thao Sáng thứ 7
29/12/2019 0:0
Chuyên đề Vật Lý
4/12/2019 0:0
Chúc mừng cô Nguyễn Thị Bích Ngọc đã thao giảng thành công chuyên đề bộ môn lý : Áp dụng phương pháp giáo dục STEAM kết hợp với phương pháp dạy học tích cực.
Giải Hội khỏe phù đổng quận Bình Thạnh môn "Cầu Mây, Bắn súng" Năm học 2019 - 2020
24/11/2019 0:0
Giải Hội khỏe phù đổng thành phố Hồ Chí Minh môn Cầu lông, Cờ vua Năm học 2019 - 2020
18/11/2019 0:0
Cô Trần Mỹ Hạnh thực hiện Chuyên đề môn Sinh học cấp Quận
15/11/2019 0:0
Chúc mừng nhóm sinh trường THCS Lê Văn Tám đã hoàn thành tốt chuyên đề cấp quận vào ngày 15/11: "Hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học" với 2 đề tài: Sản xuất bột lúa non và Thiết kế mô hình nuôi cá kết hợp trồng rau mầm. Cảm ơn BGH nhà trường, quý thầy cô bộ môn và các em học sinh đã tạo điều kiện, ...
Họp Chuyên môn định kỳ Tháng 5 tổ Lý - Hóa - Sinh - Thể dục
7/5/2019 0:0
Chuyên đề Stem Vật lý - Hội thi "Xe Thế Năng"
16/1/2019 0:0
Ngày 9/1/2018, tổ Vật lý, Trường THCS Lê Văn Tám, quận Bình Thạnh, TPHCM đã tổ chức cuộc thi xe thế năng với sự tham gia của nhiều nhóm học sinh đến từ các khối lớp của trường.
Họp Tháng 11 Tổ Lý - Hóa - Sinh - Thể dục
23/11/2018 0:0
Sáng thứ 6, ngày 23/11/2018, dưới sự chủ trì của Cô Nguyễn Phạm Cát Tường - tổ trưởng Tổ Lý - Hóa - Sinh - Thể dục đã tổ chức họp định kỳ tháng 11 để thông báo những thông tin mới nhất về sự thay đổi các cơ chế đặc thù, nâng hạng ngạch cho giáo viên...
Chúc mừng cô Nguyễn Thị Loan Thao giảng thành công Chuyên đề Khối 6
9/11/2018 0:0
Sáng ngày 9/11, nhóm Sinh trường THCS Lê Văn Tám đã cùng nhau dự tiết dạy của cô Nguyễn Thị Loan - Chuyên đề "Phối hợp các phương pháp trong tiết dạy bộ môn Sinh qua bài dạy Vận chuyển các chất trong thân"
Chuyên đề Thao giảng cấp Quận bộ môn Thể dục - Thầy Nguyễn Học
1/11/2018 0:0
Sáng nay thứ năm ngày 01/11/2018, nhóm thể dục trường THCS Lê Văn Tám lên chuyên đề thao giảng bộ môn thể dục cấp quận với chủ đề “Đội hình đội ngũ”.
Trường THCS Lê Văn Tám
107F Chu Văn An P.26 Quận Bình Thạnh Tp.Hồ Chí Minh
Điện thoại: 02838.412337
Email: c2levantam.tphcm@moet.edu.vn
Từ khóa » Dạy Học Stem Môn Vật Lý Thcs
-
Giáo án Stem Vật Lý THCS Archives - Bài Giảng Miễn Phí
-
Top 15 Dạy Học Stem Môn Vật Lý Thcs
-
Tiết Học STEM Môn Vật Lý Lớp 7/4 | Trung Học Cơ Sở Lê Lợi
-
Tiết Dạy Stem Môn Vật Lý Của Cô Bùi Thị Thanh Trang
-
Tổng Hợp Một Số Giáo án STEM Môn Vật Lý THCS - Kho Bài Tập
-
DẠY HỌC STEM MÔN VẬT LÝ | Cuộc Thi " Xe Gia Tốc" - YouTube
-
List 28 Giáo án Stem Môn Vật Lý Thcs Tốt Nhất - Banmaynuocnong
-
Sản Phẩm Stem Môn Vật Lý Lớp 9 Chủ đề: Chế Tạo động Cơ Quạt Gió
-
Đa Dạng đề Tài Giáo án STEM Vật Lý Trường Phổ Thông
-
Dạy Học Theo Bài Học STEM Môn Vật Lí 8 - TMT - QLNT
-
Trường THCS Yên Nhân Tổ Chức Chuyên đề ... - Sở GD&ĐT Ninh Bình
-
Trường THCS Yên Nhân Tổ Chức Chuyên đề ... - Sở GD&ĐT Ninh Bình
-
CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC STEM MÔN VẬT LÝ
-
BỘ GIÁO ÁN STEM GỒM 26 CHỦ ĐỀ THCS (TOÁN - VẬT LÝ - Issuu
-
Bộ Dụng Cụ Thực Hành STEM: Vật Lý Học (Dùng Cho THCS) - Daisonec