CHUYÊN đề địa Lý Rèn Kỹ NĂNG đọc ATLAT địa Lí VIỆT NAM - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Cao đẳng - Đại học
  4. >>
  5. Khoa học xã hội
CHUYÊN đề địa lý rèn kỹ NĂNG đọc ATLAT địa lí VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.8 KB, 26 trang )

SỞ GD& ĐT TỈNH VĨNH PHÚC PHÒNG GD& ĐT THỊ Xà PHÚC YÊNCHUYÊN ĐỀRÈN KỸ NĂNG ĐỌC ATLAT ĐỊA LÍ VIỆTNAM TRONG TRƯỜNG THCSTác giả: Nguyễn Thị LiênGiáo viên: Trường THCS Lê Hồng Phong- Phúc YênNăm học: 2011-20121MỤC LỤCTrangA.PHẦN MỞ ĐẦUI. Lí do chọn đề tài.1. Cơ sở lí thuyết.2. Cơ sở thực tế.II. Mục đích nghiên cứuIII. Phạm vi đối tượng nghiên cứu.1. Phạm vi nghiên cứu.2. Đối tượng nghiên cứu.3. Gía trị sử dụng của đề tàiIV. Phương pháp nghiên cứuB. NỘI DUNG ĐỀ TÀI.I. Khái quát.II. Những vấn đề cụ thể.Phần 1.Tầm quan trọng của Atlát đị lí Việt Nam trong dạy học mônđịa lí lớp 9.Phần 2.Các phương pháp rèn luyện các kĩ năng cho học sinh.Phần 3.Sử dụng Atlát để làm bài thi HSG.I/ Hướng dẫn cách sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.II/ Phần câu hỏi cụ tjeer và hướng dẫn trả lờiC. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢD. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.E. KẾT LUẬNTÀI LIÊU THAM KHẢO.3334444445556131314232425262A. PHẦN MỞ ĐẦUI. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.1. Cơ sở lí thuyết.Các nhà phương pháp học nổi tiếng khi nghiên cứu về những phương phápdạy học tích cực đều có chung nhận định, phương pháp trực quan tích cực hơnphương pháp thuyết giảng truyền thống. Trong giảng dạy Địa Lí có thể sử dụng rấtnhiều những thiết bị dạy học trực quan nhằm nâng cao hiệu quả bài học. Thiết bịdạy học có ý nghĩa rất lớn đối với việc tiếp thu kiến thức của học sinh.Trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay, các giáo viên đã rất chútrọng đến việc sử dụng kênh hình để hướng dẫn học sinh học tập môn Địa lí, baogồm : bản đồ treo tường, mô hình, lược đồ, các tranh ảnh, bảng biểu, số liệu thốngkê trong sách giáo khoa và trong Atlat …Atlat cũng được coi như “ Cuốn sách giáo khoa thứ hai” của địa lí và nó cũnglà một trong những phương tiện trực quan để học sinh khai thác tri thức. Budanôp,nhà địa lí Nga nói “ Trong giảng dạy địa lí trước hết phải dùng bản đồ. Vì bản đồgiống như khung cốt mà tất cả các tri thức địa lí đều được dựa vào đấy. Đưa các trithức địa lí vào đó sẽ nhớ được dễ dàng, đồng thời việc dùng bản đồ địa lí có thểdẫn đến sự liên hệ có hệ thống”.Trong giảng dạy học Địa lí, việc khai thác sử dụng kênh hình là phương phápgiảng dạy mới và nó có chức năng vừa là phương tiện trực quan vừa là nguồn trithức quan trọng đối với học sinh. Những năm gần đây do tiến bộ của khoa học kỹthuật và công nghệ đã cung cấp cho ngành Giáo dục nhiều phương tiện tiên tiếnkhoa học như : Máy vi tính, máy chiếu đa năng, băng - đĩa hình, mô hình…giúpcho việc giảng dạy nâng cao hiệu quả. Việc sử dụng Atlat để dạy kênh hình là vấnđề tuy không mới lạ nhưng cũng không ít khó khăn, song lại rất hấp dẫn học sinhvà đem lại hiệu quả cao. Giúp cho học sinh chủ động tiếp thu những kiến thức theonội dung bài học, ít phải ghi nhớ máy móc mà hiệu quả cao.Hiện tại còn một số giáo viên chưa chú trọng sử dụng Atlat trong việc giảngdạy Địa lí, không hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat nên chưa nắm được vai trò củaAtlat trong việc giảng dạy môn Địa lí, nên hiệu quả thấp.Đối với học sinh lớp 9 việc sử dụng Atlat để học tập là việc làm rất quan trọngvà cần thiết, tạo thói quen làm việc độc lập, sáng tạo cho các em. Đồng thời làmgiảm tâm lí phải học thuộc lòng, giúp các em học tập và làm bài kiểm tra có hiệuquả hơn, đặc biệt trong những kì thi học sinh giỏi các cấp.2. Cơ sở thực tế.Trong nhiều năm giảng dạy bộ môn Địa lý ở trường THCS và nhiều năm bồidưỡng học sinh giỏi lớp 9, tôi nhận thấy việc rèn kỹ năng đọc Atlat Địa lí để cóthêm kiến thức mới và vận dụng kiến thức đã học vào bài làm là vấn đề khó nhưnglại có nhiều tác dụng trong việc rèn trí tuệ cho học sinh. Về kiến thức lý thuyếtcũng như vận dụng đọc Atlat được tiềm ẩn trong từng bài học. Giáo viên hiểu vấn3đề này một cách đơn giản chưa thấu đáo và triệt để, chính vì vậy mà khi giảng dạymà giáo viên thường coi nhẹ hoặc cho là vấn đề không quan trọng. Mặt khác chínhhọc sinh khi học tiếp cận với Atlat đôi khi cũng gặp không ít khó khăn.Như chúng ta đã biết khi theo dõi đề học sinh giỏi các cấp nhiều năm gầnđây thì thấy câu hỏi liên quan đến Atlat chiếm tới 25 - 30% số điểm trong bài thi.Mặt khác đối với đề thi học sinh giỏi cũng như chương trình địa lý 9 THCS đòi hỏikỹ năng quan sát, nhận xét, vận dụng tri thức…..Qua đó tạo cơ sở cho việc rèn kỹnăng và kiến thức sâu đặt trong môn Địa Lý. Từ đó rèn năng lực học sinh cách họcđộc lập biết tự mình khai thác, nắm vững tri thức.Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu vàthực nghiệm trong quá trình giảng dạy, đến nay đã thu được những kết quả khảquan, đồng thời rút ra được một số kinh nghiệm xin trao đổi cùng các bạn đồngnghiệp để cùng nhau tìm ra phương pháp dạy học môn Địa lí đạt kết quả cao hơn.II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨUNhằm nâng cao khả năng sử dụng các thiết bị dạy học phục vụ cho một tiết họccó hiệu quả của giáo viên địa lí đặc biệt trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.Giúp học sinh có khả năng tiếp nhận kiến thức và tự hoàn thiện kiến thức trêncơ sở những tri thức giáo viên đã nghiên cứu, truyền tải thông qua các thiết bị dạyhọc trong một buổi học đội tuyển.III. PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.1.Phạm vi nghiên cứu:- Đề tài này được thực hiện trên cơ sở sử dụng Atlát trong dạy học địa lí lớp 9.- Giới hạn trong việc nghiên cứu sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học cóhiệu quả của giáo viên.2. Đối tượng nghiên cứu :Đối tượng mà đề tài hướng tới nghiên cứu và áp dụng thực nghiệm là học sinhlớp 9 và đội tuyển học sinh giỏi lớp 9.3. Giá trị sử dụng của đề tài.- Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên bồi dưỡng học sinhgiỏi các cấp.- Dùng cho học sinh tự nghiên cứu, học tập và làm bài thi có hiệu quả hơn.IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU- Phương pháp khái quát hoá các kinh nghiệm giảng dạy trong nhiều năm vàkinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp.- Phương pháp thực nghiệm: Thực hiện trong quá trình học trên lớp và quátrình bồi dưỡng đội tuyển thi học sinh giỏi lớp 9.4B. NỘI DUNG ĐỀ TÀII . KHÁI QUÁT.Quan niệm về sử dụng thiết bị dạy học theo tinh thần dạy học tích cực.Trongcác bộ môn khoa học đang dạy ở nhà trường môn nào cũng có một vai trò nhấtđịnh, giúp học sinh nâng cao nhận thức về tự nhiên và xã hội. Môn Địa lí giữ mộtvị trí hết sức quan trọng, nó mở mang cho học sinh hiểu biết về thiên nhiên trênTrái Đất và cả ngoài Vũ trụ, hoạt động văn hoá, xã hội kinh tế của con người. Giúpcác em đi sâu nghiên cứu khoa học, tìm hiểu khám phá cấu trúc của Trái Đất,nguồn tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố tự nhiên, xã hội để phát triển kinh tế, gópphần nâng cao đời sống nhân dân.…Riêng ở trường THCS, mỗi môn học đều yêu cầu những đặc điểm riêng, cầncác phương pháp giảng dạy thích hợp. Môn Địa lí đã xác định phương pháp đặctrưng là sử dụng kênh hình và kênh chữ trong việc dạy và học. Song việc giảng dạykênh chữ đã quen thuộc trong nhà trường, nhưng kênh hình mới được chú trọngtrong những năm đổi mới phương pháp dạy học, nên việc vận dụng nó còn nhiềukhó khăn bỡ ngỡ. Nhất là đối với học sinh lớp 9, việc sử dụng Atlat Địa lí ViệtNam để đọc và phân tích các dữ liệu, rồi đi đến nhận biết kiến thức qua các trangbản đồ trong Atlat là rất cần thiết, giúp cho học sinh nhận thức đầy đủ kiến thức,tiếp thu nhanh, dễ hiểu. Đồng thời tránh được phương pháp diễn giải dài dòng,từng bước gây hứng thú và ham mê học tập môn Địa lí cho học sinh.II- NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ:PHẦN 1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONGVIỆC GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9.1. Bố cục của Atlat Địa lí Việt Nam do nhà xuất bản Giáo dục phát hành năm2009 có thể khái quát như sau:a/ Bản đồ chung bao gồm các bản đồ: Hành chính, hình thể, địa chất khoáng sản,khí hậu, đất, thực vật và động vật, các miền tự nhiên, dân số.b/ Bản đồ dùng cho các ngành kinh tế : Nông nghiệp chung, nông nghiệp, lâmnghiệp và thuỷ sản, công nghiệp chung, công nghiệp, giao thông, thương mại, dulịch.c/ Bản đồ dùng cho các vùng kinh tế:- Trung du và miền núi Bắc Bộ.- Vùng Đồng bằng sông Hồng- Vùng Bắc Trung Bộ.- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ5- Vùng Tây Nguyên- Vùng Đông Nam Bộ.- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.* Trong mỗi vùng đều có bản đồ tự nhiên, bản đồ kinh tế và biểu đồ GDP sovới cả nước.* Trong một trang bản đồ của Atlat thể hiện nhiều yếu tố:- Yếu tố tự nhiên : Địa hình, đất đai, khoáng sản, sông ngòi, khí hậu, sinhvật…- Yếu tố kinh tế, xã hội : Dân cư, hành chính, các ngành kinh tế, các vùngkinh tế.* Trong một trang bản đồ của Atlat còn thể hiện:- Hình thể của cả nước, một vùng hay hai vùng liền kề nhau.- Một số biểu đồ như dân số qua các năm, cơ cấu, mật độ dân số, hay biểu đồbiểu hiện giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, côngnghiệp…- Một số hình ảnh quan trọng của những địa phương, sản xuất kinh tế, hoạtđộng văn hoá…2. Tầm quan trọng của Atlat Địa lí Việt Nam :+ Do bố cục của Atlat rất phong phú, nên có thể giúp cho việc giảng dạy mônĐịa lí đạt hiệu quả:- Trong phương pháp sử dụng kênh hình để dạy và học môn Địa lí thì kỹ năngsử dụng Atlat là phức tạp hơn cả, vì nó là phương tiện để phục vụ cho nội dung bàigiảng. Mỗi trang bản đồ trong Atlat chứa đựng những kiến thức cụ thể và rất phongphú, mang đặc trưng của bộ môn.- Atlat Địa lí Việt Nam được dùng để giảng dạy và học tập môn Địa lí cho cácbài ở nhiều khối lớp khác nhau như lớp 8, lớp 9. Nhưng trong từng bài cụ thể mứcđộ khai thác, sử dụng Atlat không giống nhau. Đối với học sinh lớp 9, đòi hỏi kỹnăng sử dụng Atlát phải thành thạo và được rèn luyện một cách thường xuyên quatừng buổi học đặc biệt trong thi học sinh giỏi.+ Trong chương trình Địa lí lớp 9 có bài chỉ cần sử dụng một trang bản đồ trongAtlat, nhưng cũng có bài phải sử dụng nhiều trang bản đồ khác nhau, song lại cótrang Atlat dùng để dạy và học được nhiều bài. Vì vậy khi giảng dạy Địa lí lớp 9 tanên tích cực rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng Atlat để các em biết cách khaithác kiến thức qua từng trang bản đồ của Atlat là rất cần thiết để các em vận dụnglâu dài sau này.PHẦN 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG CHO HỌCSINH.61. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm hiểu các nội dung trong bản đồ củaAtlat để rút ra đặc điểm của các yếu tố tự nhiên, xã hội.Muốn tìm hiểu được nội dung của mỗi bản đồ, biểu đồ thì việc hiểu cácngôn ngữ của nó là việc hết sức quan trọng. Trong Atlat ngôn ngữ được dùng lànhững quy định thống nhất, chính xác về màu sắc, ký hiệu, tỷ lệ của bản đồ...Ngay từ trang đầu tiên của Atlat, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu vànắm vững các quy ước ở mục chú giải để có thể đọc nhanh, đúng bản đồ và từ đóphân tích chính xác hơn.Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh khi đọc bất cứ một bản đồ nào phảiđọc :- Tên bản đồ trước để hình dung ra nội dung của bản đồ.- Đọc phần chú giải để hiểu rõ các kí hiệu được dùng cho bản đồ đó.- Sau đó sẽ tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bài học được thể hiện trênbản đồ, biểu đồ trong Atlat. Từ đó rút ra những nhận xét về các yếu tố của tự nhiênvà kinh tế - xã hội theo từng nội dung của bài học.2. Khai thác bản đồ, biểu đồ trong Atlat để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìmhiểu kiến thức địa lí về dân cư.Ví dụ:a- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách phân tích bản đồ trang 16 học sinhrút ra nhận xét :+ Phân bố các dân tộc nước ta không đều: Các nhóm dân tộc ít người chỉcó trên 13% dân số nhưng phân bố rất rộng trên khắp các vùng trong cả nước. Dâncư tập trung đông ở đồng bằng, nhất là ở đô thị.+ Hiểu được ngữ hệ và các nhóm ngôn ngữ của các dân tộc.b- Phân tích các bản đồ, biểu đồ trang 15 của Atlat (dạy bài 3 SGK) rút rakết luận về đặc điểm dân cư và nguồn nhân lực nước ta:+ Dựa vào màu sắc của bản đồ, phân tích mật độ dân số: Nước ta có mật độdân số cao nhưng phân bố không đều (tập trung đông ở Đồng bằng sông Hồng vàĐồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt mật độ dân số ở các thành thị rất cao, thưathớt ở miền núi nhất là vùng Tây nguyên).+ Phân tích biểu đồ phát triển dân số nước ta qua các năm, từ đó học sinhnhận thức được: Dân số nước ta đông, gia tăng nhanh từ đầu thế kỷ XX đến nay(Năm 1960 có khoảng 30,17 triệu người. Năm 1989 có 64,41 triệu người. Năm1999 có 76,3 triệu người. Năm 2003 có khoảng 80,9 triệu người, năm 2007 cókhoảng 85,97 triệu người).+ Phân tích tháp tuổi trong biểu đồ để rút ra kết luận: Dân số nước ta có kếtcấu dân số trẻ, giải thích xu hướng thay đổi cơ cấu theo độ tuổi ở nước ta. So sánhđược giới tính giữa nam và nữ tương đối cân bằng.7+ Qua biểu đồ sử dụng lao động theo ngành, học sinh có thể nhận thứcđược : Nước ta có nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ lao động trong nông - lâm - thuỷsản chiếm tỷ lệ cao, công nghiệp và dịch vụ còn thấp.3. Phân tích bản đồ trong Atlat để rút ra nhận định tình hình phát triển củacác ngành kinh tế nước ta.Ví dụ 1: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để tìm hiểu tình hình sản xuấtnông nghiệp của nước ta.+ Bản đồ trang 11 :Giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu:Đặc điểm tài nguyên đất : Đất phù sa tập trung ở lưu vực sông Hồng và sông CửuLong, miền Duyên hải MiềnTrung để trồng lúa nước và các cây công nghiệp ngắnngày. Đất Feralit tập trung chủ yếu ở miền núi và trung du, phù hợp với việc pháttriển các cây công nghiệp dài ngày như : chè, cà fê, cao su, hồ tiêu… Đồng thờiphản ánh tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó có thể tìm hiểutài nguyên nước rất phong phú của nước ta do có hệ thống sông ngòi chằng chịt vànhiều đầm hồ.+ Atlát trang 9 : Nói lên đặc điểm của nhân tố khí hậu của nước ta (Lượngmưa, nhiệt độ) phân hoá từ Bắc vào Nam. Các loại gió mùa hoạt động trên lãnh thổnước ta.+ Bản đồ khái quát chung về nông nghiệp trang 18 :Học sinh tìm hiểu đượchiện trạng sử dụng đất, sự phân vùng nông nghiệp của nước ta.Qua biểu đồ học sinh có thể lập được bảng giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp,lâm nghiệp, thuỷ sản qua các năm (đơn vị: tỷ đồng).Năm20002007Tổng sảnlượng163315,5338553,0Nông nghiệp129017,7236987,1Lâm nghiệp6675,712187,9Thuỷ sản26620,189377,9Nhìn bảng số liệu học sinh có thể phát hiện được sự tăng trưởng của các ngành quacác năm đó.+ Bản đồ trang 19 Atlat học sinh tìm hiểu và phát hiện:- Ngành trồng trọt : Tổng diện tích trồng lúa và hoa màu (diện tích trồng câylương thực), diện tích trồng cây công nghiệp mà học sinh có thể tìm trên bản đồ.Như vậy từ nội dung sách giáo khoa kết hợp đọc bản đồ trong Atlat, học sinhnhận thức sâu hơn, rộng hơn những nội dung các em học sinh cần lĩnh hội, khôngphải ghi nhớ máy móc, không cần học thuộc lòng những kiến thức mà có thể tìmngay trong bản đồ, giúp cho học sinh hoạt động trí tuệ hợp lý hơn.8- Ngành chăn nuôi : Dựa vào kỹ năng sử dụng Atlat như trên, học sinh sử dụngbiểu đồ trang 19 của Atlat để trình bày giá trị sản lượng của ngành chăn nuôi giasúc và gia cầm tăng trưởng mạnh qua các năm 2000, 2005,2007.Ví dụ 2: Dùng Atlat Địa lí Việt Nam để học sinh tìm hiểu sự phân bố lâmnghiệp ( các loại rừng) và thuỷ sản của nước ta Để trình bày được nội dung trên tahướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua các trang bản đồ, biểu đồ trang 20 củaAtlat. Cụ thể là:+Tổng diện tích rừng nước ta qua các năm 2000,2005, 2007 và giá trị sản xuấtlâm nghiệp của các tỉnh năm 2007.+ Sự phát triển của ngành thuỷ sản:+ Về sản lượng thuỷ sản của cả nước qua các năm 2000, 2005, 2007.Ví dụ 3: Sử dụng Atlat để học sinh tìm hiểu tình hình phát triển và phân bố tổchức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta .+ Atlát trang 8: Giúp cho học sinh tìm hiểu về tài nguyên khoáng sản củanước ta để phát triển công nghiệp.+ Khi giảng dạy nội dung về ngành công nghịêp ta phải hướng dẫn cho học sinhbiết sử dụng bản đồ công nghiệp chung trang 21 Atlat, cách thực hiện như sau:- Học sinh đọc kỹ, hiểu về ngành công nghiệp, các trung tâm công nghiệptrong phần chú thích.- Khai thác kiến thức trên lược đồ, biểu đồ thấy rõ đặc điểm phân hoá côngnghiệp nước ta như thế nào?+ Qua phần hướng dẫn kỹ năng sử dụng Atlat, học sinh nhanh chóng nhận thứcđược:- Giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta tăng liên tục từ 336,1 nghìn tỉđồng (2000) lên 1469,3 nghìn tỉ đồng (2007)- Công nghiệp nước ta phân bố không đều trên khắp lãnh thổ mà tập trungtheo từng khu vực, từng vùng như Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo thành phầnkinh tế.- Cơ cấu các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta, giá trị sản xuất củacác ngành công nghiệp, những trung tâm công nghiệp lớn là TP Hồ Chí Minh vàHà Nội.+ Phân tích bản đồ trang 22 học sinh có thể nhận biết được một số ngành côngnghiệp trọng điểm như : Công nghiệp năng lượng, công nghiệp cơ khí luyện kim,điện tử - tin học, hoá chất, công nghiệp hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm…Ví dụ 4: Sử dụng Atlat để học sinh tìm hiểu tình hình hoạt động các ngành dịchvụ nước ta:+ Phân tích bản đồ, biểu đồ trang 23, 24, 25 học sinh nhận thức được sự phânbố và phát triển của các loại hình dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân:9- Mạng lưới giao thông và đầu mối giao thông vận tải chính ở nước ta, mốiquan hệ giữa ngành giao thông vận tải với các ngành kinh tế khác.Giao thông đường bộ ngày càng phát triển.Giao thông đường thuỷ, đường sắt vận chuyển khối lượng hàng hoá cao.Tuyến đường bay trong nước, quốc tế ngày càng phát triển.- Các hoạt động thương mại như : Nội thương (Biết được số người kinhdoanh, hàng hoá bán lẻ qua các năm …), ngoại thương (Cơ cấu giá trị các mặthàng xuất khẩu giữa công nghiệp – nông nghiệp – thuỷ sản và tỷ trọng các mặthàng nhập khẩu so với xuất khẩu).- Vai trò của ngành du lịch rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế nước ta, tiềmnăng to lớn của ngành du lịch được thể hiện qua các trung tâm du lịch quốc gia,vùng, các điểm du lịch trong cả nước, số lượng khách du lịch và doanh thu từ dulịch từ năm 1995 đến năm 2007. Cơ cấu khách du lịch quốc tế với Việt Nam năm1995, năm 2007.- Tài nguyên du lịch phong phú của nước ta như: Di sản văn hoá thế giới, disản lịch sử cách mạng, di tích lịch sử cách mạng, các làng nghề truyền thống…+ Phân tích bản đồ trang 26 học sinh nắm được:- Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung duvà miền núi Bắc Bộ. Từ đó có thể so sánh được đặc điểm tài nguyên của hai tiểuvùng Đông Bắc & Tây Bắc.- Thấy được mối liên hệ: sự phân bố tài nguyên thiên nhiên và hình thành khucông nghiệp, GDP của vùng Trung du miền núi phía Bắc so với cả nước, sự phânbố các trung tâm công nghiệp lớn của vùng. Các ngành công nghiệp trọng điểmcó mối liên hệ như thế nào đến giao thông, sông ngòi, nguồn tài nguyên.- Đọc được các loại khoáng sản, nắm được vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, sôngngòi, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên của vùng Đồng bằng Sông Hồng và giải thíchđược tại sao ở đây đông dân cư, GDP của Đồng bằng sông Hồng so với cả nước,đây là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.* Qua các phân tích trên ta thấy rằng : Khi tìm hiểu một số kiến thức về kinh tế- xã hội, việc sử dụng Atlat đã giúp cho học sinh có phương pháp tiếp thu kiến thứcchủ động so với cách học thụ động trước đây. Học sinh tự tìm hiểu các kiến thứccần thiết, bổ ích, ít phải thuộc lòng các kiến thức một cách máy móc, tầm nhìnkhoa học của học sinh được mở rộng hơn.Như vậy việc khai thác kiến thức qua bản đồ, biểu đồ, học sinh nhận thức kiếnthức địa lí một cách nhẹ nhàng, đơn giản, tăng thêm hứng thú, trên cơ sở đã mãhoá các thông tin bằng ký hiệu, mầu sắc, kích thước... làm cho học sinh say mêhọc môn Địa lí hơn.Phân tích bản đồ, biểu đồ để rút ra nhận định về tình hình phát triển kinhtế của các Vùng kinh tế nước ta.4.10Trong chương trình Địa lí lớp 9 nội dung về kinh tế xã hội chia theo các vùng:Nội dung kiến thức quan trọng của chương trình Địa lí 9 là nghiên cứu các vùngKinh tế. Vấn đề phát triển kinh tế của mỗi vùng vừa thể hiện đặc điểm chung củacả nước, vừa thể hiện tính chất đặc thù riêng của từng vùng. Vì vậy khi trình bàynội dung kiến thức của vùng đòi hỏi phảỉ có kỹ năng sử dụng nhiều trang Atlat đểtìm hiểu kiến thức. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh làm như sau:- Trước hết học sinh phải xác định vị trí, ranh giới của vùng. Dựa vào bản đồtrong Atlat xác định vị trí: phía Bắc, phía Nam, phía Đông, phía Tây giáp đâu?- Xác định đặc điểm tự nhiên : Địa hình, khí hậu, sông ngòi…- Từ những đặc điểm trên, tìm thuận lợi khó khăn cho việc phát triển kinhtế của vùng.- Sau đó dựa vào bản đồ để phát hiện được các tiềm năng, các thế mạnh kinhtế của vùng đó.Ví dụ 1 : Dựa vào Atlat trang 26 xác định vị trí địa lí của vùng Đồng bằng sôngHồng:+ Xác định quy mô của vùng phía Bắc và phía Tây giáp vùng Trung du và miềnnúi Bắc Bộ. Phía Nam giáp vùng Bắc Trung Bộ, phía Đông giáp biển Đông.+ Từ đó rút ra ý nghĩa của vị trí địa lí trong việc phát triển kinh tế của vùng:- Đây là vùng kinh tế trọng điểm, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúanước, công nghiệp, giao thông vận tải đi các nơi trong nước. Đồng thời ngànhthuỷ, hải sản có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Bên cạnh đó ngành giaothông đường bộ, đường thuỷ, đường biển, đường hàng không đều phát triểnthuận lợi. Ngành du lịch cũng có rất nhiều tiềm năng.- Về khí hậu trong vùng là nhiệt đới gió mùa, có đủ bốn mùa: xuân, hạ, thu ,đông. Mùa nóng có gió mùa Đông Nam từ biển thổi vào đem theo nhiều hơi nướcgây mưa nhiều thuận lợi sản xuất nông nghiệp. Nhưng kèm theo bão lũ ảnhhưởng đến sản xuất. Mùa lạnh có gió mùa Đông Bắc lạnh và khô giúp ta trồngđược các cây ôn đới, nhưng cũng gây những khó khăn lớn như sương muối.. .- Tình hình phân bố dân cư của vùng (Sử dụng bản đồ dân số trang 15 Atlat)để nhận thức được : Đồng bằng sông Hồng có dân số đông nhưng phân bố khôngđều, nơi đông dân nhất là Thủ đô Hà Nội .Tóm lại đây là vùng kinh tế phát triển toàn diện có nền nông nghiệp,công nghiệp, dịch vụ đều phát triển mạnh.Ví dụ 2 : Dựa vào Atlat trang 29 xác định vị trí địa lí của vùng Đồng bằng sôngCửu Long:+ Sử dụng trang 29 Atlat : Xác định quy mô, ranh giới của vùng :- Phía Bắc giáp Cam Pu Chia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Namlà biển Đông.11+ Học sinh rút ra ý nghĩa của vị trí địa lí trong việc phát triển kinh tế của vùng:- Đây cũng là vùng kinh tế trọng điểm, thuận lợi cho phát triển nông nghiệplúa nước, công nghiệp. Đồng thời ngành thuỷ - hải sản có nhiều điều kiện thuậnlợi để phát triển.- Đặc biệt là ngành du lịch sinh thái là một tiềm năng lớn, mở ra hướng pháttriển mới cho ngành du lịch nước ta.- Đây là vùng kinh tế trọng điểm, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúanước, công nghiệp, giao thông vận tải đi các nơi trong nước. Đồng thời ngànhthuỷ, hải sản có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Phân tích bản đồ trang 8Atlat học sinh rút ra nhận xét về đặc điểm và sự phân bố các loại đất ở Đồngbằng sông Cửu Long.- Khí hậu trong vùng mang tính chất cận xích đạo, một năm có hai mùa rõ rệtlà mùa mưa và mùa khô.Mùa mưa nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, tạo điều kiện cho vùngtrồng được nhiều cây ăn quả nhiệt đới, nhiều cây đặc sản như : soài, sầu riêng,dừa, măng cụt…- Dân cư trong vùng đứng thứ hai trong cả nước, sau vùng Đồng bằng sôngHồng. Ngoài người Kinh còn có người Khơ Me, người Chăm, người Hoa cùngsinh sống và xây dựng inh tế của vùng. Tuy nhiên trình độ dân trí chung của vùngchưa cao bằng vùng Đồng bằng sông Hồng, tỷ lệ dân thành thị còn thấp.Tóm lại đây cũng là vùng kinh tế phát triển toàn diện, tuy nhiên nôngnghiệp vẫn là thế mạnh của vùng, nơi xuất khẩu gạo cao nhất nước ta…Tương tự ta có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu các vùng kinh tế khác dựa vàocác trang bản đồ trong Atlat.* Tóm lại khi phân tích tình hình phát triển kinh tế - xã hội mỗi vùng chúng ta phảixác định xem nên sử dụng bản đồ nào, từ đó ta khai thác kiến thức gì theo trìnhtự : đặc điểm tự nhiên, xã hội, tình hình phát triển kinh tế của mỗi vùng . Mỗi kiếnthức địa lí tự nhiên, xã hội, kinh tế của từng vùng nói riêng và cả nước nói chungđều chứa đựng trong các trang bản đồ của Atlat. Mỗi ước hiệu đều nói lên mộtkiến thức địa lí, giáo viên cần cho học sinh tìm hiểu kỹ ngôn ngữ của bộ môn Địalí mà các em cần ghi nhớ chính là các ký hiệu, ước hiệu này.5. Rèn luyện kỹ năng sử dụng hình ảnh trong Atlat để khắc sâu kiến thứccủa bài học.Trong một số bài có những hình ảnh minh hoạ có thể sử dụng hình ảnh trong Atlatđể hỗ trợ cho nội dung của bài.Ví dụ 1: Dạy về nông nghiệp, hướng dẫn học sinh quan sát hình ảnh thuhoạch lúa, thu hoạch chè, chăm sóc cây hồ tiêu. Giáo viên có thể khắc sâu cho họcsinh : Trong sản xuất nông nghiệp cây lúa là cây chủ đạo cả về diện tích, sản12lượng, năng suất, sản lượng. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thếgiới. Bên cạnh đó cây chè, cây hồ tiêu là những cây công nghiệp mang lại giá trịkinh tế cao. Qua đó học sinh có thể tự rút ra thế mạnh trong nông nghiệp củanước ta là gì?…Ví dụ 2: Dạy về công nghiệp Việt Nam có 2 hình ảnh về : Khai thác than ởQuảng Ninh và dây chuyền sản xuất trong nhà máy dệt .Qua đó giáo viên có thểnhấn mạnh cho học sinh thấy thế mạnh công nghiệp nặng là khai thác than. Côngnghiệp nhẹ là công nghiệp dệt. Các ngành công nghiệp này đã mang lại hiệu quảkinh tế lớn cho đất nước.Ví dụ 3: Về thương mại cho học sinh quan sát hình ảnh, chợ Bến Thành ở TPHồ Chí Minh và phiên chợ vùng cao, để nhận biết được các hoạt động dịch vụ ởnơi đô thị sầm uất và một nơi vùng cao ít người, nhưng đều phục vụ cho đời sốngvật chất và tinh thần cho nhân dân.Để phát huy được vai trò quan trọng của tập Atlat cho học sinh học tập môn Địalí, thì việc phân tích khai thác phải có trình tự, phải biết khai thác những chi tiếtnào, những yếu tố nào và trên bản đồ nào là phù hợp nhất. Tuỳ theo từng bài cụ thểta có thể sử dụng một hay nhiều trang bản đồ để phục vụ cho việc tìm kiếm thôngtin thật khoa học, chính xác.Việc rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat cho học sinh lớp 12 là rất quan trọng và hếtsức cần thiết. Đây không những là phương tiện tìm hiểu kiến thức và còn phát huyđược trí lực học sinh đồng thời kích thích học sinh say mê học tập môn Địa lí vì nórất hấp dẫn tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh .PHẦN 3. SỬ DỤNG ATLÁT TRONG LÀM BÀI THI HỌC SINH GIỎI.I/ Hướng dẫn cách sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.Vì nội dung của Atlat rất phong phú và có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho nội dungchương trình địa lí 8 và 9, đặc biệt trong bồi dưỡng học sinh giỏi trong các nhàtrường THCS, nên giáo viên cần cho học sinh sử dụng Atlat thường xuyên trongquá trình học tập. Để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trong quá trình sử dụngAtlat, giáo viên nên hướng dẫn học sinh theo trình tự sau:- Yêu cầu học sinh tìm hiểu về cấu trúc của Atlat( gồm các trang, mục nào,sắp xếp ra sao).- Xem bảng chú giải để biết các kí hiệu thể hiện trên bản đồ.- Tuỳ theo yêu cầu của từng bài học mà thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo. Ví dụ:Dựa vào Atlat nhận xét về cơ cấu và tình hình phát triển của ngành trồng câylương thực của nước ta……Trong các kì thi học sinh giỏi hiện nay đều có các câu hỏivề kĩ năng sử dụngAtlat- Thông thường các câu hỏi gắn với Atlat có dạng “ Dựa vào Atlát Địa lí ViệtNam và kiến thức đã học…”- Với những câu hỏi kiểu này, nhiều thí sinh chỉ dựa vào một trong hai cơ sở trên(hoặc là riêng Atlát, hoặc là riêng kiến thức) để làm bài. Việc làm đó không thể13trình bày kiến thức một cách đầy đủ. Nếu chỉ dựa vào kiến thức đã học, thì nhiềukiến thức từ Atlát bị bỏ sót, đặc biệt các kiến thức về sự phân bố cụ thể, mối quanhệ về mặt không gian lãnh thổ về các sự vật, hiện tượng địa lí…Nhưng nếu chỉdựa vào Atlat, nhiều kiến thức như tình hình phát triển, nguyên nhân phát triển, vềđường lối, chính sách, kinh nghiệm và truyền thống sản xuất của dân cư….khôngđược đề cập đến một cách đầy đủ và hợp lí.- Làm việc với Atlát Địa lí Việt Nam, cũng cần chú ý đến việc phân tích cácbiểu đồ, số liệu… trong các trang Atlat, hoặc bổ sung cho nội dung tờ bản đồmà Atlat không thể trình bày rõ được.Như vậy, nếu người học có đủ những kĩ năng sử dụng bản đồ, Atlat thì việc họcvà ôn tập Địa lí sẽ thuận lợi hơn rất nhiề; nó giúp người học hình dung được tìnhhình phát triển và phân bố của rátt nhiều hiện tượng, sự vật địa lí trên không gianlãnh thổ, giảm tính trừu tượng của nội dung học tập, hạn chế viêcg ghi nhớ máymóc, phát triển khả năng tư duy liên hệ tổng hợp, hiểu và nắm vững kiến thức, sựthành thạo kĩ năng sử dụng Atlat, người học có nhiều khả năng đạt kết quả caotrong các kì thi học sinh giỏi.II/Phần câu hỏi cụ thể và hướng dẫn trả lời.Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy trình bàyvà giải thích đặc điểm phân bố dân cư ở Tây Nguyên.Hướng dẫn trả lờiTây Nguyên là một trong những vùng có mật độ dân cư thấp nhất so với cảnước với mật độ phổ biến từ 50- 100 người/ km2Giải thích:- Do Tây Nguyên có địa hình cao, là vùng kinh tế chưa phát triển, hoạt độngkinh tế chủ yếu là nông nghiệp và lâm nghiệp, cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạtầng còn hạn chế.- Ngay trong vùng cũng có biểu hiện phân bố dân cư không đều.+ Những nơi có mật độ đạt từ 201- 500 người/ km 2 và 501- 1000 người/ km2như các thành phố Plâyku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và vùng phụcận.+ Cấp từ 50- 100 người/ km2 và 101- 200 người/ km2 tập trung ở ven các đôthị và các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như vùng ven thành phốBuôn Ma Thuột, Đà Lạt và thị xã Bảo Lộc…14+ Cấp dưới 50 người/ km2 tại các khu vực núi cao, rừng hoặc các nơi có điềukiện khó khăn cho sản xuất, vùng núi cao phía bắc cao nguyên Lâm Viên…Câu 2. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày cácđiều kiện thuận lợi ảnh hưởng đến sản xuất cây công nghiệp và sự phân bố mộtsố cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của nước ta.Hướng dẫn trả lờia. Điều kiện thuận lợi sản xuất cây công nghiệp:- Đất: có nhiều loại đất thích hợp nhiều loại cây công nghiệp (feralit, phù sacổ).- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoá.- Nguồn lao động dồi dào- Mạng lưới cơ sở chế biếnb. Sự phân bố các cây công nghiệp chủ yếu:- Cà phê: tập trung nhiều ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc trung Bộ- Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ- Hồ tiêu: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ- Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, một phần ở Tây nguyênCâu 3. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, kể tên các tỉnh ở Trung du, miền núi BắcBộ. Trong đó tỉnh nào giáp biên giới với Trung QuốcHướng dẫn trả lờiKể tên các tỉnh ở Trung Du và miền núi Bắc Bộ:- Tây Bắc: Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu- Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, CaoBằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh.- Tỉnh giáp biên giới với Trung Quốc là: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, HàGiang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.Câu 4. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày về quimô và cơ cấu ngành của các trung tâm công nghiệp chủ yếu ở vùng Đông NamBộHướng dẫn trả lời- Thành phố Hồ Chí Minh: trung tâm công nghiệp lớn nhất nước, qui môhơn 120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành công nghiệp gồm: cơ khí, luyện kim, điện tử,hoá chất, sản xuất hàng tiêu dùng, hóa dầu, tin học….15- Biên Hoà: trung tâm công nghiệp lớn, qui mô từ 40- 120 nghìn tỉ đồng, cơcấu ngành: Cơ khí, điện tử, hoá chất, dệt…- Vũng Tàu: trung tâm công nghiệp lớn, qui mô từ 40-120 nghìn tỉ đồng, cơcấu ngành: Cơ khí, dầu khí, nhiệt điện, đóng tàu…- Thủ Dầu Một: trung bình, qui mô từ 40-120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành:Cơ khí, điện tử, hoá chất…Câu 4. Dựa vào atlat Địa Lý VN, hãy nêu đặc điểm phân bố các loại đất ở Đồngbằng sông Cửu Long. Những khó khăn chính về tự nhiên ảnh hưởng đến sựphát triển kinh tế của vùng này.Hướng dẫn trả lờiĐồng bằng sông Cửu Long có 3 nhóm đất chính là:- Đất phù sa ngọt: chiếm 30% diện tích đồng bằng, phân bố dọc theo sôngTiền, sông Hậu.- Đất phèn: chiếm khoảng 41% diện tích đồng bằng, phân bố tập trung ởĐồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, trung tâm bán đảo Cà Mau- Đất mặn: chiếm khoảng 19% diện tích đồng bằng, phân bố ven biển Đôngvà vịnh Thái LanHạn chế về tự nhiên:- Mùa khô kéo dài, đất phèn, mặn nhiều- Khoáng sản còn hạn chếCâu 5. a. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy xác địnhhướng di chuyển của bão vào nước ta Thời gian hoạt động của mùa bão. Vùngnào của nước ta bị ảnh hưởng nhiều nhất và vùng nào ít bị ảnh hưởng nhất.b. Dựa vào bản đồ hình thể, bản đồ đất Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thứcđã học hãy trình bày những đặc điểm cơ bản của hai đồng bằng lớn nhất nướcta.Hướng dẫn trả lờia. Hoạt động bão ở Việt Nam- Hướng di chuyển của bão Đông sang Tây:- Thời gian hoạt động từ tháng IV kết thúc XI, sớm tháng V chậm tháng XII(hoặc từ 5 đến 12)- Vùng Bắc Trung Bộ bị bão ảnh hưởng nhiều nhất,- Đồng bằng sông Cửu Long ít bị ảnh hưởng của bão nhất.16b. Những đặc điểm cơ bản của hai đồng bằng lớn nhất nước ta- Đồng bằng Sông Hồng.+ Do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.+ Diện tích rộng 15.000 km2+ Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc thấp dần ra biển+ Bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô, do hệ thống đê- Đồng bằng Sông Cửu Long.+ Do phù sa sông Tiền và sông Hậu bồi đắp hang năm rất phì nhiêu.+ Diện tích rộng 40.000 km2+ Địa hình thấp và bằng phẳng, không có đê, sông ngoài kênh rạch chằng chịt+ Mùa lũ nước ngập trên diện rộng, mùa cạn nước triều lấn mạnh làm 2/3 diệntích đồng bằng là đất mặn, đất phèn …Câu 6. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học:a. Kể tên và nơi phân bố của các cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.b.Trình bày những điều kiện thuận lợi về tự nhiên để Tây Nguyên trởthành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cảnước. Hướng dẫn trả lờia. Tên và nơi phân bố của các cây công nghiệp.- Cà phê: Đắk lắk, Đăk Nông, Kon Tum, Gia Lai- Cao su: Đăk Lăk, Đăc Nông, Gia Lai, Kon Tum- Hồ tiêu: Đắk Lắk, Gia Lai- Chè: Lâm Đồng, Gia Laib. Những thuận lợi về tự nhiên để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canhcây công nghiệp lớn- Đất badan có tầng phân hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trungtrên những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canhquy mô lớn.- Khí hậu cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài gây khókhăn cho việc tưới tiêu nhưng thuận lợi cho việc phơi sấy và bảo quản sản phẩm.Do các cao nguyên xếp tầng với các độ cao khác nhau vì vậy khí hậu có sự phânhóa theo độ cao nên Tây Nguyên có thể trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới và cậnnhiệt.17Câu 7. Dựa vào Atlát Địa lý Việt Nam, xác định vị trí các tuyến quốc lộ 1, quốclô 6, đường Hồ Chí Minh-quốc lộ 14, quốc lộ 51 và nêu ý nghĩa của từng tuyến.Hướng dẫn trả lời- Quốc lộ 1: Chạy từ cửa khẩu Hữu Nghị - Hà Nội - Huế - TP HCM - NămCăn. Ý nghĩa: Là tuyến huyết mạch nối 6/7 vùng kinh tế, gắn kết các vùng giàu tàinguyên, các trung tâm kinh tế lớn, các vùng nông nghiệp trù phú, có ý nghĩa đặcbiệt về kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng của cả nước.- Quốc lộ 6: Chạy từ Hà Nội – Tuần Giáo (Lai Châu). Ý nghĩa: nối Hà Nộivới các tình Tây Bắc . Là trục kinh tế duy nhất của vùng Tây Bắc, tạo điều kiệnkhai thác các tiềm năng và phát triển kinh tế- xã hội của vùng Tây Bắc.- Đường Hồ Chí Minh- quốc lộ 14: Từ Hà Nội chạy dọc sườn Đông TrườngSơn Bắc, qua Tây Nguyên – Đông Nam bộ. Ý nghĩa: thúc đẩy sự phát triển kinh tếxã hội, củng cố an ninh quốc phòng vùng núi phía Tây đất nước.- Quốc lộ 51: Nối TP HCM- Vũng Tàu. Ý nghĩa: Là tuyến huyết mạch nốitam giác kinh tế Biên Hòa- Vũng Tàu- TP HCM, thúc đẩy ngành dầu khí và du lịchở Đông Nam Bộ. Là tuyến đầu mút của hành lang kinh tế Đông Tây phía Nam.Câu 8. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy nhận xét và giảithích sự phân bố của ngành công nghiệp năng lượng điện nước ta? Các nhàmáy nhiệt điện ở miền Bắc và miền Nam có đặc điểm gì khác nhau.Hướng dẫn trả lờiSự phân bố của ngành công nghiệp năng lượng điện nước ta:- Thủy điện phân bố chủ yếu ở vùng đồ núi và thường gắn với các con sônglớn: hệ thống sông Hồng (sông Đà), sông Đồng Nai,… và gần các mỏ khoáng sản:than, dầu, khí.- Đặc điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và miềnNam:+ Nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc chủ yếu dựa vào mỏ than ở Quảng Ninh,Na Dương,…+ Nhà máy nhiệt điện ở miền Nam chủ yếu dựa vào dầu nhập khẩu và cácmỏ dầu, khí, ở thềm lục địa.Câu 9. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày sự phânbố dân cư của nước ta? Vì sao có sự phân bố đó?Hướng dẫn trả lời18Dân cư ở nước ta phân bố không đều.- Vùng đông dân: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, đồng bằng sôngCửu Long.- Vùng thưa dân: Tây Nguyên, Tây Bắc,…Nguyên nhân:- Giữa các vùng có sự khác nhau về:+ Điều kiện tự nhiên: địa hình, khí hậu, sông ngòi, khoáng sản, đất,….+ Điều kiện kinh tế xã hội: như sự phát triển công nghiệp, giao thông vậntải,…+ Lịch sử của quá trình định cư.Câu 10. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam ( trang công nghiệp ) và kiến thức đãhọc, hãy nhận xét sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của nước ta ?Hướng dẫn trả lời- Nước ta có sự phân hóa về lãnh thổ công nghiệp, hoạt động công nghiệpchủ yếu tập trung ở 1 số khu vực:+ Các khu vực tập trung công nghiệp cao: Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùngphụ cận:+ Ở Nam Bộ hình thành một dải công nghiệp hàng đầu của cảnước như: Thành phố Hồ Chí Minh,Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.+ Dọc theo duyên hải miền Trung các trung tâm công nghiệp phân bố thànhdải ở phía Đông của vùng.- Các khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên mức độ phân bố công nghiệp rất thấpchỉ có các điểm công nghiệp.- Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta là: Thành Phố Hồ Chí Minh, HàNội, Biên Hòa, Hải Phòng…:Câu 11. Sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam và kiến thức đã học, lập bảng để thấy sựkhác biệt về tiềm năng vùng biển trong phát triển ngư nghiệp của Bắc Trung Bộvà Duyên hải Nam Trung Bộ.Hướng dẫn trả lờiLập bảng để thấy sự khác biệt về tiềm năng vùng biển để phát triển ngư nghiệp củaBắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.Bắc Trung BộDuyên hải Nam Trung Bộ- Biển nông, có điều kiện phát triển- Biển sâu hơn, thềm lục địa hẹp ngang.19nghề nuôi trồng và đánh đánh bắt.Có điều kiện phát triển nghề đánh bắt vànghề câu khơi.- Chịu ảnh hưởng mạnh của gío mùaĐông Bắc, bão. Biển động. Ảnhhưởng : hạn chế số ngày tàu thuyền rakhơi, phải chuyển ngư trường.- Chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắcyếu hơn, hay có bão, biển động. Ảnhhưởng: hạn chế số ngày tàu thuyền rakhơi, phải di chuyển ngư trường.- Có các bãi tôm, bãi cá ven bờ. Gầnngư trường vịnh Bắc Bộ.- Có các bãi tôm, bãi cá ven bờ. có ngưtrường cực Nam Trung Bộ giàu nguồn lợihải sản. có 2 ngư trường lớn ngoài khơilà Hoàng Sa, Trường Sa.Câu 12.a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học cho biết tên các loạicây công nghiệp lâu năm trồng ở Trung du Miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên,Đông Nam Bộ. Vùng có tỷ lệ diện tích trồng cây công nghiệp cao nhất nước(trên 40%)?b. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết tên các nhà máyđiện có công suất trên 1.000 MW, dưới 1.000 MW.Hướng dẫn trả lờia. Tên các loại cây công nghiệp lâu năm trồng ở:- Trung du Miền núi Bắc Bộ: chè, hồi, quế, sơn, trẩu...- Tây Nguyên: cà phê, cao su, hồ tiêu, chè...- Đông Nam Bộ: Cao su, cà phê, hồ tiêu, điều....* Vùng có tỷ lệ diện tích trồng cây công nghiệp cao nhất nước (> 40%): ĐôngNam Bộ, Tây Nguyên b.Tên các nhà máy điện có công suất trên 1.000 MW.- Nhiệt điện: Phả Lại, Phú Mỹ- Thủy điện: Hòa Bình* Tên các nhà máy điện có công suất dưới 1.000 MW .- Nhiệt điện: Uông Bí, Ninh Bình, Bà Rịa, Phú Lâm, Na Dương, Trà Nóc.- Thủy điện: Thác Bà, YaLi, Đa Nhim, Trị An, Hàm Thuận, Thác Mơ, ĐrâyH’Linh, Sông Hinh, Nam Mu, Cần Đơn.Câu 13. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy trình bàysự phân bố của 6 loại cây công nghiệp lâu năm theo mẫu sau:Phân bố cây công nghiệp lâu năm ở nước ta:20Loại câyCà phêCao suHồ tiêuĐiềuDừaChèNơi phân bốHướng dẫn trả lờiPhân bố cây công nghiệp lâu năm ở nước ta. Đúng ba loại cây đượcLoại câyCà phêCao suHồ tiêuNơi phân bố chínhTây Nguyên, Đông Nam BộĐông Nam Bộ, Tây NguyênTây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, BắcTrung BộĐiềuDừaChèĐông Nam BộĐồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ.Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây NguyênCâu 14. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam 12 và kiến thức đã học hãy: Chứng minhnước ta có tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng.Hướng dẫn trả lời- Nước ta có tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng- Tài nguyên du lịch chia thành 2 nhóm:+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: Gồm các di sản thiên nhiên thế giới( vịnhHạ Long , Phong Nha Kẽ Bàng), các thắng cảnh đẹp( sông Hương- Núi Ngự Bình,Nha Trang, Cần Thơ,..), các vườn quốc gia( Cúc Phương, Cát Tiên,..), các hangđộng , các bãi biển,..+ Tài nguyên du lịch nhân văn :các di sản văn hóa thế giới ( cố đô Huế),các di tích lịch sử cách mạng ( Điện Biên, Dinh Độc Lập, Hang Pác Bó), các lễ hội21( Đền Hùng, Yên Tử, Hội Đâm Trâu, Oóc Om Bóc), các làng nghề (Bát Tràng,Vạn Phúc)....Câu 15. Dựa vào atlat Địa lý việt Nam, xác định phạm vi của ba miền tự nhiên ởnước ta và nêu đặc trưng cơ bản của mỗi miền về địa hình ;khí hậuHướng dẫn trả lờia. Miền Bắc và đông bắc Bắc bộ- Ranh giới phía tây –tây nam của miền nằm dọc theo hữu ngạn sông Hồngrìa tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ- Địa hình: đồi núi thấp chiếm ưu thế,các dãy núi có hướng vòng cung, đồngbằng mở rộng.- Khí hậu gió mùa đông bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnhb. Miền Tây bắc và Bắc Trung Bộ- Giới hạn: nằm tả ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch mã- Địa hình:+ Núi cao và núi trung bình chiếm ưu thế, các dãy núi chạy theo hướng tâybắc - đông nam+ Là miền duy nhất có địa hình núi cao ở Việt Nam với đầy đủ ba đai cao,trong vùng núi có nhiều sơn nguyên, cao nguyên, lòng chảo.- Khí hậu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc suy yếu. Vai trò bức chắn củadãy Trường Sơn với hai mùa gió làm cho mùa mưa chậm dần sang thu đông vàhình thành thời tiết gió Tây khô nóng ở đồng bằng Bắc Trung Bộ vào mùa hạ.c. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.- Ranh giới: từ dãy Bạch Mã trở vào nam.- Địa hình+ Gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn, các cao nguyên badan,đồng bằng châu thổsông lớn ở Nam Bộ và các đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ+ Bờ biển khúc khuỷuKhí hậu :cận xích đạo gió mùa với nền nhiệt cao, có hai mùa mưa và mùakhô rõQua việc phân tích mối quan hệ từ kênh hình trong Atlát học sinh sẽ làm bàitốt hơn và phát triển tư duy của học sinh khi mà các em không phải ghi nhớmáy móc.22C. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢKhảo sát tình hình thực tế của học sinh.Số lượng học sinh tham gia thử nghiệm.1. Các lớp đại trà: Tổng số 89 học sinh.Trước khi áp dụngGiỏiKháTrung bìnhchuyên đề vào thực tếSL% SL%SL%giảng dạy1011,2 35 39,34045Sau khi áp dụng chuyên3539,3 40451314,6YếuSL %44,511,1đề vào thực tế giảng dạy2- Các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp.Năm học2006 - 20072007 - 20082008 -20092009-20102010-2011Tổng số HS thamdự bồi dưỡng1515152020Trong đó đạt giảiCấp ThịCấp Tỉnh8686157157167Những năm học trước học sinh phải ghi nhớ nhiều học thuộc lòng nhiều nhưng khilàm bài kết quả thấp. Phương pháp sử dụng kênh hình trong giảng dạy Địa lí chắcchắn là phương pháp tiếp cận kiến thức hợp lý nhất, rèn luyện tư duy nhận thứccho học sinh tốt hơn. Qua thực nghiệm các tiết học theo kênh hình diễn ra hàohứng và hấp dẫn hơn, lôi cuốn học sinh nhiều hơn, phù hợp với tâm lý tuổi trẻ ưatìm tòi khám phá những điều mới lạ .23D . BÀI HỌC KINH NGHIỆMQua áp dụng đề tài tôi đã rút ra được những bài học thiết thực như sau:1- Khi hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat để phân tích cần đảm bảo những yêucầu sau:- Sử dụng những bản đồ phải có nội dung phù hợp với kiến thức cần tìm hiểutrong bài .- Khi phân tích bản đồ cần phải chú ý đọc đúng các ước hiệu, ký hiệu, mầu sắc,và hình dáng kích thước để phân tích mới đảm bảo tính chính xác, khoa học.- Khi phân tích bản đồ phải tìm tòi các chi tiết, không bỏ sót một dữ kiệnnào trên bản đồ. Cần chú ý nghiên cứu kỹ các biểu đồ, và các chú thích kèmtheo để nắm vưng cả những chi tiết nhỏ nhất.- Khi hướng dẫn học sinh phải yêu cầu các em sử dụng bản đồ nào, trang nàocho phù hợp với nội dung bài học?-Phải phân tích từng dữ kiện nào có đặc điểm gì nổi bật? Cần khai thác bản đồ,lược đồ hay biểu đồ nào để tìm hiểu kiến thức của bài?2- Trình tự khi khai thác bản đồ trong Atlat là:- Dựa vào bản đồ nào? Trang nào? của Atlat.- Nhận biết và đọc được các ký hiệu, ước hiệu ở bảng chú thích.- Phân tích các ký hiệu, ước hiệu trên bản đồ để rút ra nhận xét.- Thông qua việc phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với kinh tế,giữa các yếu tố kinh tế với nhau, từ đó rút ra kết luận…3- Giáo viên cần hình thành thói quen cho học sinh khi sử dụng Atlat biết khaithác kiến thức nào trước, kiến thức nào sau. Hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinhphân tích giải thích phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, tránh rườm rà hoặc vụnvặt, gây tâm lí nhàm chán cho học sinh .4- Muốn có hiệu quả bài giảng cao, chất lượng tốt, người thầy phải chuẩn bị kỹbài giảng, các thiết bị phục vụ cho bài, những tình huống đột xuất có thể xảy ra.24E. KẾT LUẬNRèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam là rất cần thiết và quan trọngtrong việc dạy và học môn Địa lí. Đối với học sinh lớp 9 kỹ năng này có tác dụngthúc đẩy tính tích cực, tự giác, tư duy độc lập logic trong học tập của học sinh, giúpcác em chủ động, sáng tạo, độc lập tự mình phân tích, khai thác kiến thức qua cáctrang bản đồ (hay lược đồ), biểu đồ trong Atlat. Học sinh nhận thức được các nộidung trong bản đồ không những chỉ là phương tiện trực quan sinh động mà còn làbản mật mã ẩn chứa trong đó nhiều điều mới lạ, mang tính hấp dẫn tuổi trẻ màngôn ngữ của nó là: các quy ước, ký hiệu, mầu sắc, và cả hình dáng kích thước củacả nước, một khu vực, một vùng lãnh thổ. Giúp các em nắm bài nhanh, hiểu bàisâu sắc hơn.Trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học, đòi hỏi giáo viên phải luônluôn cải tiến các phương pháp giảng dạy so với các phương pháp trước đây, đểtăng tính hấp dẫn với học sinh. Ngược lại, nếu giáo viên chỉ trình bày theo kiểuthuyết trình, vừa mệt thầy, học sinh không thích nghe, hay mất trật tự, không thúcđẩy tính độc lập sáng tạo của trò, hiệu quả bài dạy thấp.Trong khi học cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý, việc rèn kỹ năng sửdụng Atlat giúp giáo viên rèn luyện đức tính kiên trì, tự giác, tích cực, tự nghiêncứu tìm ra tri thức mới kết hợp với kiến thức trong sách giáo khoa,…cho học sinh,đây là phẩm chất cần thiết để các em bước vào cuộc sống, đồng thời giúp các emhọc tốt hơn môn Địa lí, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.Trên đây là một số việc làm và những suy nghĩ về cách sử dụng Atlat của tôi đểgiúp học sinh học tập môn Địa lí lớp 9 bước đầu đã có hiệu quả, xin trình bày đểđồng nghiệp tham khảo, có thể còn những khiếm khuyết không thể tránh khỏi, rấtmong các bạn góp ý để cùng nhau tìm ra phương pháp giảng dạy sử dụng Atlatmang lại hiệu quả cao hơn.Xin chân thành cám ơn !Phúc yên, ngày….tháng…năm 2012Người thực hiệnNguyễn Thị Liên25

Tài liệu liên quan

  • ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC Kỹ năng Đọc 2 ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC Kỹ năng Đọc 2
    • 3
    • 1
    • 3
  • Kinh nghiem ren ky nang doc Kinh nghiem ren ky nang doc
    • 13
    • 522
    • 2
  • Rèn kỹ năng đọc cho HS lớp 2 Rèn kỹ năng đọc cho HS lớp 2
    • 20
    • 936
    • 3
  • Rèn kỹ năng đoc - cảm thụ... Rèn kỹ năng đoc - cảm thụ...
    • 25
    • 558
    • 1
  • hướng dẫn cho học sinh cách cảm thụ thơ để từ đó rèn kỹ năng viết văn. hướng dẫn cho học sinh cách cảm thụ thơ để từ đó rèn kỹ năng viết văn.
    • 13
    • 1
    • 3
  • Sáng kiến Kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc và lập biểu đồ nhiệt độ vàlượng mưa trong chương trỡnh địa lý cho học sinh lớp 7 Sáng kiến Kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc và lập biểu đồ nhiệt độ vàlượng mưa trong chương trỡnh địa lý cho học sinh lớp 7
    • 7
    • 1
    • 11
  • Ren ky nang doc cho hs Tieu hoc Ren ky nang doc cho hs Tieu hoc
    • 19
    • 910
    • 9
  • Sáng kiến Rèn kỹ năng đọc hiểu trong dạy học tiết tiếng anh đọc hiểu Sáng kiến Rèn kỹ năng đọc hiểu trong dạy học tiết tiếng anh đọc hiểu
    • 16
    • 719
    • 3
  • SKKN Giuos học sinh lớp 8 học tốt môn tiếng anh rèn kỹ năng đọc hiểu SKKN Giuos học sinh lớp 8 học tốt môn tiếng anh rèn kỹ năng đọc hiểu
    • 35
    • 703
    • 3
  • Ren ky nang doc lop 2.doc Ren ky nang doc lop 2.doc
    • 19
    • 353
    • 1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(710.5 KB - 26 trang) - CHUYÊN đề địa lý rèn kỹ NĂNG đọc ATLAT địa lí VIỆT NAM Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Cách đọc Atlat địa Lí Việt Nam