Hướng Dẫn Sử Dụng Atlat Địa Lý Việt Nam Hiệu Quả - Kênh Tuyển Sinh
Có thể bạn quan tâm
Tuyển sinh>Thi tốt nghiệp>Môn thi>điểm thi tốt nghiệp
Hướng dẫn cách sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam
Khi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, người học cần hình thành và rèn luyện các kĩ năng: dựa vào tị lệ bản đồ để đo tính các biểu đồ (chiều cao của các cột, độ lớn các hình bán nguyệt) trên bản đồ để tính sản lượng của một ngành sản xuất ở một địa phương cụ thể, từ đó rút ra những nhận xét cần thiết; kỹ năng chồng xếp, đối chiếu các trang bản đồ để trình bày, mô tả tổng hợp về các đối tượng Địa lý, tình hình phát triển và phân bố các hiện tượng, sự vật Địa lí.
Khi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, người học nên theo trình tự sau:
- Tìm hiểu cấu trúc Atlat (gồm các trang, mục nào, sắp xếp ra sao).
- Xem bảng chú giải ở mặt sau của trang bìa 1 để biết các kí hiệu thể hiện trên bản đồ và cố gắng nhớ được càng nhiều kí hiệu càng tốt.
- Tùy theo yêu cầu của từng bài học thực hiện các yêu cầu tiếp theo.
Các câu hỏi sử dụng Atlat thường có các dạng “ Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học…”. Ví dụ: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh hai trung tâm công nghiệp Hà Nội và TP. MCM, giải thích vì sao có sự khác nhau về cơ cấu công nghiệp giữa hai trunnng tâm đó.
Hướng dẫn sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam hiệu quả
Với những câu hỏi kiểu này, nhiều thí sinh chỉ dựa vào một trong hai cơ sở trên (hoặc là riêng Atlat, hoặc là riêng kiến thức đã học) để làm bài. Việc đó không cho phép trình bày kiến thức một cách đầy đủ. Nếu chỉ dựa vào kiến thức đã học, nhiều kiến thức từ Atlat bị bỏ sót, đặc biệt các kiến thức về sự phân bố cụ thể, mối quan hệ về mặt không gian lãnh thổ của các sự vật, hiện tượng Địa lí,…Nhưng nếu chỉ dựa vào Atlat, nhiều kiến thức như tình hình phát triển, nguyên nhân phát triển, đường lối, chính sách, kinh nghiệm và truyền thống sản xuất của con người ,…không được đề cập đầy đủ và hợp lí. Khi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam cũng cần phân tích các biểu đồ, số liệu,…trong các trang Atlat. Đó là các thành phần bổ trợ làm rõ nội dung của đối tượng Địa lí.Như vậy, nếu người học có đủ các kĩ năng sử dụng bản đồ, Atlat thì việc học và ôn tập Địa lí sẽ thuận lợi hơn rất nhiều: nó giúp người học hình dung được tình hình phân bố và phát triển của rất nhiều sự vật, hiện tượng Địa lí trên không gian lãnh thổ, giảm tính trừu tượng của nội dung học tập, hạn chế ghi nhớ máy móc, phát triển tư duy, liên hệ tổng hợp.
1. Xác định nội dung yêu cầu trong atlat:
Nắm rõ các mục lục trong atlat, để tìm đúng và nhanh nội dung kiến thức cần tìm hiểu xem ở trang nào trong atlat, tránh tình trạng tốn thời gian trong việc tìm kiếm kiến thức và thậm chí khai thác sai kiến thức cần tìm hiểu so với yêu cầu.- Ví dụ: “Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy: Kể tên các ngành của mỗi trung tâm công nghiệp sau: Biên Hoà, Vũng Tàu” ( Đề TN THPT năm 2011 – Câu III – 1 –a)
2. Đọc atlat phải theo trình tự khoa học và logic:
Cũng với yêu cầu trên nhưng để nắm rõ các ngành của mỗi trung tâm thì ta cần đọc chú giải (trang 3 – Kí Hiệu Chung) để biết được các kí hiệu ở mỗi trung tâm thể hiện cái gì và rút ra được kiến thức theo yêu cầu. Trong atlat cũng thể hiện một lượng kiến thức tổng quát khá lớn giúp giảm tải rất nhiều kiến thức trong SGK cần ghi nhớ. Vì vậy, cần nắm được các nội dung kiến thức trong bài học với các mục cụ thể trong atlat để từ đó rút ra được các thông tin cần thiết, đồng thời giúp khai thác mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí cần tìm hiểu: Phần kinh tế chung (atlat trang 17- thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế của nước ta, giai đoạn 1990 – 2007). Phần trên tương ứng với mục 1 – Bài 20 “CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ”, trang 82 SGK. nên không cần học thuộc số liệu trong SGK.... Lưu ý: Các kỳ tuyển sinh bao giờ cũng có câu “dựa vào atlat và kiến thức đã học hãy....” nên việc nắm vững phương pháp khai thác atlat là hết sức quan trọng.3. Atlat thể hiện các dạng biểu đồ:
Các dạng biểu đồ đều được thể hiện trong atlat. Vì vậy, đây là một kênh thông tin không thể thiếu được đối với thí sinh. Bởi lẽ, bài tập kĩ năng vẽ biểu đồ là một câu bắt buộc trong các kỳ tuyển sinh và chiếm 2 điểm, nhưng nhiều thí sinh còn lúng túng với các dạng biểu đồ cần vẽ, thập chí vẽ sai so với yêu cầu. Vì vậy, cần dựa vào các dạng biểu đồ trong atlat so với yêu cầu đề bài để vẽ chính xác. Lưu ý: Dạng biểu đồ cần vẽ ở câu kĩ năng đề cho sẵn: Dựa vào bảng số liệu, vẽ biểu đồ (hình tròn, vẽ biểu đồ miền... ) thể hiện.... Với vai trò to lớn của mình nên việc trang bị kĩ năng khai thác và sử dụng atlat trong học tập địa lí là một điều tất yếu của môn học giúp đạt điểm cao. Theo Báo giáo dục Việt NamTừ khóa » Cách đọc Atlat địa Lí Việt Nam
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Atlat Địa Lý Việt Nam - Số 1 - YouTube
-
Cách đọc, Cách Sử Dụng Atlat Địa Lí Việt Nam Hiệu Quả
-
4 Mẹo Khai Thác Atlat Giúp Học địa Lý Nhàn Tênh - SPBook
-
Hướng Dẫn Khai Thác Atlat ĐỊA LÝ VIỆT NAM
-
Các Bước Khi Khai Thác Atlat địa Lý Việt Nam
-
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ 12
-
Cách Sử Dụng Atlat Địa Lý Hiệu Quả ❤️✔️✔️✔️
-
Top 7 Mẹo Sử Dụng Atlat Trong Bài Thi Môn Địa Lý THPT QG - Tikibook
-
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM
-
Kỹ Năng Khai Thác Atlat Giúp ẵm điểm Cao Môn Địa Lý THPT Quốc Gia
-
CHUYÊN ĐỀ: KĨ NĂNG SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG ...
-
Cách ĐỌC ATLAT ĐỊA LÝ VIỆT NAM - Tài Liệu Text - 123doc
-
CHUYÊN đề địa Lý Rèn Kỹ NĂNG đọc ATLAT địa Lí VIỆT NAM - 123doc
-
Thầy Giáo Bày "mẹo" Sử Dụng Atlat Địa Lý Việt Nam Cho Thí Sinh Thi ...