CHUYÊN ĐỀ GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN LỚP 3

Chuyên đề: MỘT SỒ BIỆN PHÁP NHẰM ĐỂ KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN TRONG VIỆC DẠY VÀ HỌC TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 3

I. Thực trạng:

Vào đầu năm học, việc giải toán có lời văn ở lớp còn rất yếu. Đa số các em chưa biết cách giải gặp rất nhiều khó khăn và lung túng ,trừ một số em HS giỏi. Chính vì thế khi dạy toán cho HS giáo viên cũng không ít gặp khó khăn, mất nhiều thời gian mà các em chỉ hiểu bài và nhớ bài một cách máy móc, không chắc chắn.

II. Nguyên nhân:

- Nhận thức của các em còn rất đơn giản, các em chỉ nhìn nhận vấn đề một cách sơ lược, khái quát, chưa đi sâu vào chi tiết.

- Trình độ tư duy, vốn kiến thức cơ bản từ lớp học dưới còn yếu.

- Tư duy của các em còn mang tính cụ thể, hình thức rất nhiều.

- Tưởng tượng của các em còn tản mạn, đơn giản chưa thật phong phú.

- Chú ý có chủ định còn rất yếu, thiếu bền vững. Các em chưa có ý thức tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, các em còn ghi nhớ một cách máy móc.

- Khả năng phân tích và tổng hợp vấn đề của các em còn rất hạn chế, đôi khi dẫn đến việc hiểu sai vấn đề.

III. Biện pháp:

Kiểm tra và phân loại năng lực học toán của từng đối tượng HS. Dạy cho HS nắm vững những kiến thức cơ bản và vận dụng những phương pháp phù hợp với từng đối tượng HS. Việc giải toán giúp HS củng cố, vận dụng và hiểu sâu sắc thêm tất cả các kiến thức về số học, đo lường, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học đã được học trong môn toán ở tiểu học. Hơn thế nữa, phần lớn các biểu tượng, khái niệm, qui tắc, tính chất toán học ở tiểu học đều được HS tiếp thu qua con đường giải toán chứ không phải qua con đường lí luận. Vì thế GV cần  dạy cho HS nắm vững những kiến thức và kĩ năng cơ bản khi giải toán. GV không nên làm thay hoặc áp đặt cách giải mà chỉ cho HS làm mỗi phép để tìm ra kết quả, cố gắng để HS tìm ra kết quả bài toán. Do đó để giải được bài toán cần tiến hành các bước sau:

1. Đọc thật kĩ đề toán: Xác định đâu là cái đã cho, dâu là cái cần tìm, trừ những bài toán quá phức tạp chúng ta phải tạo cho HS thói quen tự tìm hiểu đề toán tránh tình trạng HS vừa đọc xong đề đã vội vàng bắt tay vào giải ngay

- Mỗi đề toán gồm hai bộ phận: Bộ phận thứ nhất là những diều d94 cho, bộ phận thứ hai là cái cần tìm. Muốn giải được bất cứ bài toán nào HS cần phải xác định cho đúng hai bộ phận ấy.

- GV cần hướng sự tập trung suy nghĩ của HS vào những từ quan trọng của đề toán, từ nào chưa hiểu hết ý nghĩa thì phải tìm hiểu ý nghĩa của nó.

- HS cũng cần phân biệt những gì thuộc về bản chất của đề toán để hướng sự chú ý của mình vào những chỗ cần thiết.

2. Tóm tắt đề toán: Yêu cầu HS tự tri giác đề toán  rồi nêu (viết) tóm tắt. Có thể bằng sơ đồ, hình vẽ, ngôn ngữ, kí hiệu ngắn gọn. Thông qua đó để thiết lập mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm.

- Khi tóm tắt bài toán ta cần gạt bỏ tất cả những gì là thứ yếu, lặt vặt trong đề toán, hướng sự tập trung suy nghĩ của HS vào những điểm chính yếu của đề toán tìm cách biểu thị chúng bằng các hình vẽ. Trong trường hợp khó vẽ tranh điểm chính ấy thì cần dùng ngôn ngữ kí hiệu ngắn gọn để ghi lại thật vắn tắt, thật cô đọng.

3. Phân tích bài toán để tìm cách giải: Muốn trả lời câu hỏi của bài toán thì cần phải biết những gì, cần phải làm những phép tính gì? Trong những điều ấy cái gì đã biết, cái gì chưa biết? Muốn tìm cái chưa biết ấy thì phải biết những gì, phải làm tính gì? Cứ như thế ta đi dần tới điều đã cho trong đề toán.

Từ những suy nghĩ trên HS sẽ tìm ra con đường tíh toán (hay suy luận) đi từ những điều đã cho  có thể tới đáp số của bài toán.

4. Giải bài toán và thử lại các kết quả: Dựa vào kết quả phân tích bài toán ở các bước trên, xuất phát từ những điều đã cho trong đề toán, ta lần lượt thực hiện các phép tính để tìm ra đáp số. Cần chú ý thử lại khi làm xong từng phép tính, cũng như thử lại đáp số xem có phù hợp với đề toán không. Cũng cần rà soát lại các câu lời giải cho các phép tính xem đã đủ ý nghĩa và giải gọn chưa.

5. Khai thác bài toán: Sau k hi giải xong bài toán cần suy nghĩ xem:

- Còn có thể giải bài toán bằng các cách giải khác không?

- Từ bài toán này có thể rút ra nhận xét gì? Kinh nghiệm gì?

- Từ bài toán này có thể đặt ra các bài toán khác như thế nào? Giải chúng ra sao?

Tóm lại: Đối với HS bình thường thì các em làm theo 4 bước: đọc kĩ đề toán, tóm tắt đề toán, phân tích đề toán để tìm cách giải, thực hiện phép tính theo trình tự và thử lại. Với những bái toán quá dơn giản có thể bỏ bớt một vài bước.

Tuy nhiên, với HS khá giỏi thêm bước khai thác bài toán.

Đây là một cách rất tốt để HS rèn luyện cho mình năng lực suy nghĩ độc lập và linh hoạt, trí thong minh và óc sang tạo. Đây cũng là một dịp tốt để HS tập suy nghĩ để có được những phát minh nho nhỏ trong toán học, đặt nền móng cho những phát minh lớn lao thật sự sau này.

Trong điều kiện của lớp GV có thể đưa ra những hình thức dạy học cho phù hợp với từng đối tượng HS. Bên cạnh đó GV nên động viên khen ngợi kịp thời tạo cho HS hứng thú trong học tập.

Minh họa: Bài: Luyện tập (Tuần  21, trang 103,SGK, Toán 3)

Bài toán: Một cửa hang buổi sáng bán được 432 l dầu, buổi chiều bán được gấp đôi buổi sang. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu l dầu?

Bài toán này GV hướng dẫn HS giải theo 4 bước: đọc đề toán, tóm tắt đề toán, phân tích đề toán để tìm cách giải, thực hiện phép tính theo trình tự.

                                                                    (Tập thể tổ khối 3)

 

 

 

Từ khóa » Cách đặt Lời Giải Toán Lớp 3