Dạng Toán Tìm X Lớp 3
Có thể bạn quan tâm
Bài tập tìm x lớp 3 được GiaiToan biên soạn và đăng tải bao gồm định nghĩa và công thức tìm x là những dạng bài tập thường gặp ở Toán lớp 3, kèm theo đó là bài tập tự luyện giúp các em ôn tập, nâng cao kỹ năng giải các dạng toán tìm X. Mời các em cùng tham khảo.
Bài toán tìm x lớp 3
- I. Toán tìm x lớp 3
- 1. Định nghĩa về dạng toán tìm x
- 2. Công thức tìm x lớp 3
- II. Các dạng Toán tìm x lớp 3
- 1. Dạng 1: Tìm x trong tổng, hiệu, tích, thương của một số ở vế trái – vế phải là một số
- 2. Dạng 2: Tìm x trong tổng, hiệu, tích, thương của một số ở vế trái – vế phải là một biểu thức
- 3. Dạng 3: Tìm x trong biểu thức có hai phép tính ở vế trái – vế phải là một số
- 4. Dạng 4: Tìm x trong biểu thức có hai phép tính ở vế trái – vế phải là một biểu thức
- 5. Dạng 5: Tìm x trong biểu thức có dấu ngoặc đơn ở vế trái – vế phải là một biểu thức hoặc một số
- III. Bài tập tìm x lớp 3
- IV. Bài tập trắc nghiệm tìm x lớp 3
I. Toán tìm x lớp 3
1. Định nghĩa về dạng toán tìm x
Tìm x là dạng toán đi tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
2. Công thức tìm x lớp 3
Phép cộng: Số hạng + Số hạng = Tổng
Muốn tìm số hạng chưa biết, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
Phép trừ: Số bị trừ – Số trừ = Hiệu
Muốn tìm số bị trừ, ta lấy hiệu cộng với số trừ.
Muốn tìm số trừ, ta lất số bị trừ trừ đi hiệu.
Phép nhân: Thừa số x Thừa số = Tích
Muốn tìm thừa số chưa biết, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
Phép chia: Số bị chia : Số chia = Thương
Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.
II. Các dạng Toán tìm x lớp 3
1. Dạng 1: Tìm x trong tổng, hiệu, tích, thương của một số ở vế trái – vế phải là một số
Phương pháp: các em sử dụng các công thức tìm x phía trên để giải bài toán.
Ví dụ: Tìm x, biết:
a) x + 1 637 = 2 256 | b) 8 294 – x = 7 329 |
c) x × 4 = 24 | d) x : 8 = 3 |
Lời giải:
a) x + 1 637 = 2 256 x = 2 256 – 1 637 x = 619 | b) 8 294 – x = 7 329 x = 8 294 – 7 329 x = 965 |
c) x × 4 = 24 x = 24 : 4 x = 6 | d) x : 8 = 3 x = 3 × 8 x = 24 |
2. Dạng 2: Tìm x trong tổng, hiệu, tích, thương của một số ở vế trái – vế phải là một biểu thức
Phương pháp:
- Bước 1: Các em thực hiện phép tính biểu thức ở vế phải để đưa bài toán về dạng 1.
- Bước 2: Các em sử dụng các công thức tìm x phía trên để giải bài toán.
Ví dụ: Tìm x, biết:
a) x + 524 = 2 256 – 145 | b) x – 714 = 1 833 + 2 187 |
c) x × 5 = 16 – 1 | d) x : 4 = 12 : 2 |
Lời giải:
a) x + 524 = 2 256 – 145 x + 524 = 2 111 x = 2 111 – 524 x = 1 587 | b) x – 714 = 1 833 + 2 187 x – 714 = 4 020 x = 4 020 + 714 x = 4 734 |
c) x × 5 = 16 – 1 x × 5 = 15 x = 15 : 5 x = 3 | d) x : 4 = 12 : 2 x : 4 = 6 x = 6 × 4 x = 24 |
3. Dạng 3: Tìm x trong biểu thức có hai phép tính ở vế trái – vế phải là một số
Phương pháp:
- Bước 1: Các em thực hiện phép tính biểu thức ở vế trái để đưa bài toán về dạng 1.
Lưu ý: Trong biểu thức vế trái, các em thực hiện phép cộng, trừ trước rồi mới thực hiện phép nhân chia sau.
- Bước 2: Các em sử dụng các công thức tìm x phía trên để giải bài toán.
Ví dụ: Tìm x, biết:
a) 100 – x : 3 = 95 | b) x × 4 – 5 = 11 |
Lời giải:
a) 100 – x : 3 = 95 x : 3 = 100 – 95 x : 3 = 5 x = 5 × 3 x = 15 | b) x × 4 – 5 = 11 x × 4 = 11 + 5 x × 4 = 16 x = 16 : 4 x = 4 |
4. Dạng 4: Tìm x trong biểu thức có hai phép tính ở vế trái – vế phải là một biểu thức
Phương pháp:
- Bước 1: Các em thực hiện phép tính biểu thức ở vế phải trước sau đó đến vế trái để đưa bài toán về dạng 1.
Lưu ý: Trong biểu thức vế trái, các em thực hiện phép cộng, trừ trước rồi mới thực hiện phép nhân chia sau.
- Bước 2: Các em sử dụng các công thức tìm x phía trên để giải bài toán.
Ví dụ: Tìm x, biết:
a) 16 – x : 3 = 20 – 5 | b) x × 4 – 7 = 18 + 3 |
Lời giải:
a) 16 – x : 3 = 20 – 5 16 – x : 3 = 15 x : 3 = 16 – 15 x : 3 = 1 x = 1 × 3 x = 3 | b) x × 4 – 7 = 18 + 3 x × 4 – 7 = 21 x × 4 = 21 + 7 x × 4 = 28 x = 28 : 4 x = 7 |
5. Dạng 5: Tìm x trong biểu thức có dấu ngoặc đơn ở vế trái – vế phải là một biểu thức hoặc một số
Phương pháp:
Bước 1: Các em thực hiện phép tính biểu thức ở vế phải trước sau đó đến vế trái (thực hiện ngoài ngoặc trước, trong ngoặc sau) để đưa bài toán về dạng 1.
Bước 2: Các em sử dụng các công thức tìm x phía trên để giải bài toán.
Ví dụ: Tìm x, biết:
a) (x – 4) × 5 = 20 | b) 42 : (x + 3) = 18 – 11 |
Lời giải:
a) (x – 4) × 5 = 20 x – 4 = 20 : 5 x – 4 = 4 x = 4 + 4 x = 16 | b) 42 : (x + 3) = 18 – 11 42 : (x + 3) = 7 x + 3 = 42 : 7 x + 3 = 6 x = 6 – 3 x = 3 |
III. Bài tập tìm x lớp 3
Bài 1: Tìm x, biết:
a) x + 1 364 = 8 273 | b) x – 4 713 = 1 834 |
c) 1 834 – x = 392 | d) x × 6 = 36 |
e) x : 5 = 7 | g) 54 : x = 9 |
Bài 2: Tìm x, biết:
a) x + 141 = 1 783 – 729 | b) x – 2 216 = 1 834 + 132 |
c) 1 834 – x = 392 + 178 | d) x × 5 = 70 – 45 |
e) x : 4 = 2 + 3 | g) 32 : x = 2 × 4 |
Bài 3: Tìm x, biết:
a) 2 256 – x : 3 = 2 250 | b) x × 2 + 14 = 28 |
c) 36 + x : 3 = 40 | d) 28 – x × 6 = 10 |
e) 15 + x × 2 = 47 | g) x : 5 - 75 = 10 |
Bài 4: Tìm x, biết:
a) 24 – x : 5 = 12 + 7 | b) x × 9 + 15 = 20 + 40 |
c) 27 + x : 2 = 5 + 28 | d) 60 – x × 4 = 20 + 20 |
e) 24 + 18 : x = 23 + 7 | g) x × 6 – 12 = 48 – 12 |
Bài 5: Tìm x, biết:
a) (x + 4) : 6 = 5 | b) (x – 10) × 3 = 12 |
c) 45 : (x + 7) = 3 × 3 | d) 4 × (x – 6) = 2 × 8 |
e) (x + 2) × 5 = 15 | g) 12 – (x : 3) = 8 |
Bài 6: Tìm x, biết:
x + 6 276 = 9 278 | x – 387 = 7 486 | 8 273 – x = 1 372 | x + 3 814 = 6 482 |
x × 4 = 6 272 | x × 3 = 7 071 | 8 568 : x = 2 | x × 4 = 8 988 |
Bài 7: Tìm x, biết:
x – 1 398 = 7 365 : 3 | x : 3 = 1 837 + 1 389 | x : 7 = 9 267 – 8 736 |
x × 6 = 1 090 x 3 | x × 8 = 2 336 : 2 | x : 3 = 384 × 6 |
Bài 8: Tìm x, biết:
7272 – x – 1903 = 3921 4928 + 1829 + x = 8367 x : 3 + 1893 = 5173 | x × 5 –198 = 1892 781 – x : 4 = 130 x : 6 × 7 = 2338 |
Bài 9: Tìm x, biết:
(x + 1 737) + 1 773 = 5 271 (x + 1 783) – 6 282 = 1 672 8 623 – (x + 1 783) = 2 842 | (x – 928) x 3 = 3 582 (x + 2 793) + 1 132 = 6 162 (x – 3 781) : 6 = 123 |
Bài 10*: Tìm x, biết:
(x + 517) + 163 = 267 + 727 (x + 68) + 672 = 937 - 129 (x + 138) – 156 = 827 + 177 | (x + 267) x 3 = 260 + 592 (2 667 – x) : 6 = 162 + 63 (x + 153) + 274 = 847 + 163 |
IV. Bài tập trắc nghiệm tìm x lớp 3
Câu 1: Giá trị của x thỏa mãn x × 4 = 252 là:
A. x = 63 C. x = 65 | B. x = 64 D. x = 66 |
Câu 2: Giá trị của x thỏa mãn 7 134 - x = 1 314 là:
A. x = 5 720 C. x = 5 920 | B. x = 5 820 D. x = 6 020 |
Câu 3: Giá trị của x thỏa mãn x - 2006 = 1957 là:
A. x = 2 713 C. x = 3 963 | B. x = 2 253 D. x = 4 231 |
Câu 4: Giá trị của x thỏa mãn x : 5 = 800 : 4 là:
A. x = 700 C. x = 900 | B. x = 800 D. x = 1 000 |
Câu 5: Giá trị của x thỏa mãn x : 4 = 28 + 7 là:
A. x = 140 C. x = 160 | B. x = 150 D. x = 170 |
Câu 6: Giá trị của x thỏa mãn 245 - x × 7 = 70 là:
A. x = 20 C. x = 30 | B. x = 25 D. x = 35 |
Câu 7: Giá trị của x thỏa mãn 375 - x : 2 = 500 : 2 là:
A. x = 230 C. x = 250 | B. x = 240 D. x = 260 |
Câu 8: Giá trị của x thỏa mãn 403 - x : 2 = 30 là:
A. x = 554 C. x = 627 | B. x = 746 D. x = 418 |
Câu 9: Giá trị của x thỏa mãn (x - 3) : 5 = 34 là:
A. x = 147 C. x = 165 | B. x = 152 D. x = 173 |
Câu 10: Giá trị của x thỏa mãn (13 + x) × 9 = 213 + 165 là:
A. x = 29 C. x = 21 | B. x = 26 D. x = 23 |
-------------------------------
Từ khóa » Cách đặt Lời Giải Toán Lớp 3
-
Rèn Luyện Kĩ Năng Giải Toán Có Lời Văn Cho Học Sinh Lớp 3 - BigSchool
-
40 Bài Toán Có Lời Văn Lớp 3 Và Phương Pháp Giải Chi Tiết
-
Tổng Hợp Các Cách đặt Lời Giải Lớp 3 \ BÀI TOÁN HAY - YouTube
-
Bài Tập Toán Lớp 3: Bài Toán Giải Bằng Hai Phép Tính
-
Một Số Phương Pháp Giúp Học Sinh Lớp 3 Giải Toán Có Lời Văn - 123doc
-
3 Dạng Toán Quan Trọng Của Bài Toán Lớp 3 Có 2 Lời Giải
-
Kinh Nghiệm để Làm Dạng Toán Có Lời Văn - Toán Lớp 3 - HOCMAI
-
CHUYÊN ĐỀ GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN LỚP 3
-
Giải Toán Lớp 3 Tập 1, Tập 2
-
CÁCH ĐẶT LỜI GIẢI CHO TOÁN ĐỐ - Trường Tiểu Học Đông Phú
-
[PDF] Toán Lớp 3
-
Tuyển Tập Các Bài Toán Giải Bằng Hai Phép Tính - Lớp 3 đầy đủ Nhất
-
Phép Chia Có Dư Lớp 3: Ví Dụ, Các Dạng Bài Tập