Chuyên đề Kiểm Toán.ppt (nghiệp Vụ Kiểm Toán) | Tải Miễn Phí

Trang chủ Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Chuyên đề Kiểm toán ppt Số trang Chuyên đề Kiểm toán 138 Cỡ tệp Chuyên đề Kiểm toán 538 KB Lượt tải Chuyên đề Kiểm toán 1 Lượt đọc Chuyên đề Kiểm toán 45 Đánh giá Chuyên đề Kiểm toán 4.3 ( 16 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Chuẩn bị Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan nghiệp vụ kiểm toán Tài liệu về nghiệp vụ kiểm toán Kiến thức nghiệp vụ kiểm toán giáo trình kiểm toán Kiểm toán nội bộ Giáo trình kiểm toán nội bộ Bài giảng Kiểm toán tài liệu kiểm toán

Nội dung

KHOÁ ÔN TẬP - CPA - 2007 CHUYÊN ĐỀ KIỂM TOÁN TS.NGƯT. Nguyễn Viết Lợi, CPA UVBCHTƯ HỘI KTKT VN-VAA PGĐ. Trường BDCB Tài chính - Bộ Tài chính NỘI DUNG CHÍNH 1. Những vấn đề chung về kiểm toán 2. Những vấn đề về gian lận, sai sót, bằng chứng kiểm toán và hồ sơ kiểm toán 3. Quy trình kiểm toán 4. Các dịch vụ khác do DNKT cung cấp 5. Thực hành kiểm toán các khoản mục chủ yếu của BCTC 2 1- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TOÁN 1. Khái niệm, Phân loại kiểm toán, Kiểm toán viên,DNKT, và Quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập 2. Mục tiêu, nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính 3. Đạo đức nghề nghiệp của KTV 4. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán 3 1.1. Khái niệm, phân loại kiểm toán, Kiểm toán viên, DNKT, và QLNN về kiểm toán • Kiểm toán độc lập • Kiểm toán Nhà nước • Kiểm toán nội bộ KTV - độc lập, năng lực Thu thập và đánh giá các bằng chứng KT DNKT QLNN Mức độ phù hợp - P/c, Đ2 - BA,5y - NN, VT - CPA NĐ105 KTV Thông tin • Kiểm toán tài chính • Kiểm toán hoạt động • Kiểm toán tuân thủ Báo cáo kết quả Các tiêu chuẩn đã được thiết lập • Tiêu chuẩn KTV (4) • Kiểm toán viên hành nghề - Điều kiện (4 tiêu chuẩn KTV + HĐLĐ) - Quyền của KTVHN (4) - Trách nhiệm của KTVHN (6) -Độc lập -KTBCTC & DV khác -Yêu cầu cc tài liệu, TT -Thẩm tra, xác nhận thông tin.. • Hình thức tổ chức (SH) (3+1) : TNHH≥2;HD;TN;NN • Điều kiện thành lập & h.động (2) : Theo ycầu p.luật + 3 CPA (GĐ) • Điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán (2) : DSách KTV được xác nhận + TX 3 KTV • Quyền DNKT (6) -Thực hiện DV đã đký, từ chối … -Thuê chuyên gia • Nghĩa vụ DNKT (6) -Thành lập chi nhánh • Trách nhiệm DNKT (4) • • • • • • -Tham gia tổ chức nghề nghiệp - Q.lý h.đ ng. nghiệp của - Hoạt động đúng lĩnh vực hành - + 2 quyền KTV KTV nghề Chiến lược - Lập hợp đồng dịch vụ - Thực hiện đúng những nội CMKT - Chịu trách nhiệm trước dung. Đtạo, thi pháp luật, k.h... - Bồi thường thiệt hại ... QL danh sách - Kiểm soát chất lượng - Mua bảo hiểm trách nhiệm KSCL - Thông báo hành vi vi phạm pháp luật 4 … - Cung cấp hồ sơ, tài liệu kiểm toán.... 1.2. Mục tiêu, nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán toán BCTC (VSA.200) BCTC KTV độc lập, năng lực Thu thập và đánh giá các bằng chứng KT Trung thực, hợp lý -Luật, VAS, CĐ KT, Báo cáo kết quả Mục tiêu: • Ý kiến … • Giúp đơn vị .. Báo cáo kiểm toán Thư quản lý Bốn loại ý kiến: - Chấp nhận toàn bộ - Chấp nhận từng phần - Từ chối - Trái ngược -Quy đinh khác Nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC: • Tuân thủ pháp luật • Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp • Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn • KTV phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp 5 1.3. Đạo đức nghề Kế toán-Kiểm toán 1. Tại sao cần phải có CM Đạo đức nghề Kế toán Kiểm toán? 2. Những đối tượng nào cần phải tuân thủ CM này? 3. Những Nguyên tắc cơ bản của CM Đạo đức nghề Kế toán - Kiểm toán là gì? 4. Các nhóm áp dụng CM này như thế nào? 6 1.3. Đạo đức nghề Kế toán - Kiểm toán 1. Tại sao? Nhằm để: – Nâng cao sự tín nhiệm của xã hội đối với hệ thống thông tin của kế toán và kiểm toán; – Tạo lập sự công nhận của xã hội về tính chuyên nghiệp của người làm kế toán và người làm kiểm toán, đặc biệt là người hành nghề kế toán và kiểm toán viên hành nghề; – Đảm bảo chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán đạt được các chuẩn mực cao nhất; – Tạo ra sự tin cậy của người sử dụng dịch vụ kế toán, kiểm toán về khả năng chi phối của chuẩn mực đạo đức đối với việc cung cấp các dịch vụ đó. 7 1.3. Đạo đức nghề Kế toán - Kiểm toán 2. Ai phải tuân thủ? – Người làm kế toán – Người làm kiểm toán – Những người hoạt động trong lĩnh vực khác có chứng chỉ kiểm toán hoặc chứng chỉ hành nghề kế toán – Doanh nghiệp kế toán kiểm toán – Đơn vị sử dụng người làm kế toán, người làm kiểm toán; tổ chức cá nhân có liên quan đến công tác kế toán kiểm toán phải có những hiểu biết cần thiết 8 1.3. Đạo đức nghề Kế toán - Kiểm toán 3. Những Nguyên tắc cơ bản? – – – – – – – Độc lập; Chính trực; Khách quan; Năng lực chuyên môn và tính thận trọng; Tính bảo mật; Tư cách nghề nghiệp; Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn. 9 1.3. Đạo đức nghề Kế toán - Kiểm toán 4. Các nhóm áp dụng? – Phần A: Áp dụng cho tất cả người làm kế toán và người làm kiểm toán; – Phần B: Áp dụng cho kiểm toán viên hành nghề, nhóm kiểm toán và công ty kiểm toán; – Phần C: Áp dụng cho người có Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc Chứng chỉ hành nghề kế toán đang làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức. 10 1.3. Đạo đức nghề Kế toán - Kiểm toán • Phần A : Áp dụng cho tất cả người làm kế toán và người làm kiểm toán : – Cách tiếp cận – Các nguy cơ – Biện pháp bảo vệ – Những vấn đề cụ thể 11 1.3. Đạo đức nghề Kế toán - Kiểm toán Phần A : Áp dụng cho tất cả người làm kế toán và người làm kiểm toán : Cách tiếp cận Môi trường làm việc có thể tạo ra một số nguy cơ trong việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của chuẩn mực đạo đức.  Đòi hỏi người làm kế toán và người làm kiểm toán phải xác định, đánh giá và xử lý các nguy cơ đe dọa sự tuân thủ các nguyên tắc cơ bản chứ không chỉ đơn thuần tuân thủ các quy định một cách máy móc.  Nếu các nguy cơ được xác định là đáng kể, người làm kế toán và người làm kiểm toán cần áp dụng các biện pháp bảo vệ thích hợp để loại bỏ hay làm giảm nhẹ các nguy cơ này xuống mức có thể chấp nhận được để việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản không bị ảnh hưởng. 12 1.3. Đạo đức nghề Kế toán - Kiểm toán Phần A : Áp dụng cho tất cả người làm kế toán và người làm kiểm toán : Các nguy cơ – Nguy cơ do tư lợi Bản thân or thành viên trong g/đình có các lợi ích tài chính hay lợi ích khác. – Nguy cơ tự kiểm tra Bản thân phải xem xét lại các đánh giá trước đây do mình chịu trách nhiệm – Nguy cơ về sự bào chữa Bản thân ủng hộ một quan điểm hay ý kiến tới mức độ mà tính khách quan có thể bị ảnh hưởng; – Nguy cơ từ sự quen thuộc Do quen thuộc, bản thân trở nên quá đồng tình đối với lợi ích của những người khác – Nguy cơ bị đe dọa Bản thân có thể bị ngăn cản không được hành động một cách khách quan do các đe dọa 13 1.3. Đạo đức nghề Kế toán - Kiểm toán Phần A : Áp dụng cho tất cả người làm kế toán và người làm kiểm toán Biện pháp bảo vệ: hai nhóm lớn như sau: • Các biện pháp bảo vệ do pháp luật và chuẩn mực quy định; + + + + + + + • Yêu cầu về học vấn, đào tạo và kinh nghiệm làm nghề kế toán và kiểm toán. Các yêu cầu về cập nhật chuyên môn liên tục. Các quy định về bộ máy quản lý điều hành doanh nghiệp. Các chuẩn mực nghề nghiệp và quy định về thủ tục soát xét. Các quy trình kiểm soát của Hội nghề nghiệp hay của cơ quan quản lý nhà nước và các biện pháp kỷ luật. Kiểm soát từ bên ngoài do một bên thứ ba được ủy quyền hợp pháp đối với các báo cáo, tờ khai, thông báo hay thông tin do người làm kế toán và người làm kiểm toán lập. ... Các biện pháp bảo vệ do môi trường làm việc tạo ra. 14 1.3. Đạo đức nghề Kế toán - Kiểm toán Phần A : Áp dụng cho tất cả người làm kế toán và người làm kiểm toán Những vấn đề cụ thể: • • • • • • • Tính chính trực và tính khách quan Xung đột về đạo đức Năng lực chuyên môn và tính thận trọng Tính bảo mật Tư vấn thuế hoặc làm bản khai thuế Hoạt động chuyên nghiệp xuyên quốc gia Quảng cáo (Đoạn 49-76.CMĐĐ) 15 1.3. Đạo đức nghề Kế toán - Kiểm toán Phần B : Áp dụng cho KTV HN, nhóm kiểm toán và C.ty KT – – – – Tính độc lập Nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập Các biện pháp bảo vệ Áp dụng nguyên tắc độc lập trong các trường hợp cụ thể. 16 1.3. Đạo đức nghề Kế toán - Kiểm toán Phần B : Áp dụng cho KTV HN, nhóm kiểm toán và C.ty KT Tính độc lập: Độc lập - nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm toán viên. Mọi kiểm toán viên hành nghề và thành viên nhóm kiểm toán cung cấp dịch vụ kiểm toán, công ty kiểm toán phải độc lập với các khách hàng sử dụng dịch vụ kiểm toán. Tuy nhiên, độc lập không phải là tuyệt đối, không đòi hỏi phải hoàn toàn độc lập về các quan hệ kinh tế, tài chính và các mối quan hệ khác. Các mối quan hệ đó cần được đánh giá thỏa đáng xem có ảnh hưởng đến tính độc lập hay không. Khi thông tin nhận được xét thấy có ảnh hưởng đến tính độc lập thì các mối quan hệ đó không chấp nhận được . 17 1.3. Đạo đức nghề Kế toán - Kiểm toán Phần B : Áp dụng cho KTV HN, nhóm kiểm toán và C.ty KT Nguy cơ ảnh hưởng đếnTính độc lập: • • • • • Tư lợi Tự kiểm tra Sự bào chữa Quan hệ ruột thịt Bị đe doạ 18 1.3. Đạo đức nghề Kế toán - Kiểm toán Phần B : Áp dụng cho KTV HN, nhóm kiểm toán và C.ty KT Nguy cơ do tư lợi: Có lợi ích tài chính từ khách hàng or xung đột lợi ích cá nhân khác với khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo Ví dụ: – – – – – Quá phụ thuộc vào phí dịch vụ của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo; Lo lắng về khả năng mất hợp đồng; Có quan hệ kinh doanh mật thiết với khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo; Có khả năng trở thành nhân viên của khách hàng sử dụng dịch vụ bảo đảm trong tương lai; Phát sinh phí bất thường liên quan đến dịch vụ đảm bảo.) 19 1.3. Đạo đức nghề Kế toán - Kiểm toán Phần B : Áp dụng cho KTV HN, nhóm kiểm toán và C.ty KT Nguy cơ do tự kiểm tra diễn ra khi – Bất kỳ sản phẩm hay đánh giá từ một hợp đồng cung cấp dịch vụ đảm bảo hoặc phi đảm bảo nào trước đây cần được đánh giá lại để có được kết luận của hợp đồng cung cấp dịch vụ đảm bảo; – Khi một thành viên của nhóm kiểm toán trước đây đã từng là Giám đốc của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo, hoặc là nhân viên có chức vụ, có ảnh hưởng đáng kể và trực tiếp đối với vấn đề trọng yếu của hợp đồng cung cấp dịch vụ đảm bảo. Ví dụ: – Ghi sổ kế toán hoặc lập báo cáo tài chính là đối tượng của hợp đồng cung cấp dịch vụ đảm bảo. – Một thành viên của nhóm kiểm toán gần đây đã hoặc đang là Giám đốc hoặc nhân viên có ảnh hưởng đáng kể của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo. 20 1.3. Đạo đức nghề Kế toán - Kiểm toán Phần B : Áp dụng cho KTV HN, nhóm kiểm toán và C.ty KT Nguy cơ về sự bào chữa Xảy ra khi xúc tiến, hoặc nhận thức được việc xúc tiến các giao dịch của một khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo hoặc ý kiến có thể được hiểu là vi phạm tính khách quan. Đây là trường hợp công ty kiểm toán hoặc một thành viên của nhóm kiểm toán bị phụ thuộc vào khách hàng trong việc đưa ra ý kiến. Ví dụ – – Là người trung gian giao dịch hoặc xúc tiến bán các loại cổ phiếu, các chứng khoán khác của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo; và Đóng vai trò là người bào chữa đại diện cho khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo trong vụ kiện hoặc khi giải quyết các tranh chấp với bên thứ ba. 21 1.3. Đạo đức nghề Kế toán - Kiểm toán Phần B : Áp dụng cho KTV HN, nhóm kiểm toán và C.ty KT Nguy cơ về quan hệ ruột thịt xảy ra khi công ty kiểm toán hoặc thành viên của nhóm kiểm toán thông cảm với lợi ích của khách hàng vì có quan hệ ruột thịt với khách hàng (như thành viên Ban Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị, kế toán trưởng và tương đương của khách hàng) sử dụng dịch vụ đảm bảo. Ví dụ: • • Một thành viên của nhóm kiểm toán có quan hệ gia đình ruột thịt với Giám đốc hoặc thành viên Ban Giám đốc của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo; Một thành viên của nhóm kiểm toán có quan hệ gia đình ruột thịt với nhân viên giữ chức vụ có ảnh hưởng đáng kể và trực tiếp đối với vấn đề trọng yếu của hợp đồng cung cấp dịch vụ đảm bảo của khách hàng 22 sử dụng dịch vụ đảm bảo; 1.3. Đạo đức nghề Kế toán - Kiểm toán Phần B : Áp dụng cho KTV HN, nhóm kiểm toán và C.ty KT Nguy cơ bị đe doạ xảy ra khi một thành viên của nhóm kiểm toán bị đe dọa (đe dọa thật hoặc cảm thấy bị đe doạ) nhằm ngăn cản hành động theo đúng nguyên tắc khách quan và hoài nghi nghề nghiệp cần thiết từ phía Giám đốc, thành viên Ban Giám đốc hoặc nhân viên giữ chức vụ có ảnh hưởng đáng kể của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo. Ví dụ: – Đe dọa sẽ thay thế khi có bất đồng về việc áp dụng một nguyên tắc kế toán; và – Áp lực làm giảm phạm vi của dịch vụ đã cam kết nhằm giảm phí 23 1.3. Đạo đức nghề Kế toán - Kiểm toán Phần B : Áp dụng cho KTV HN, nhóm kiểm toán và C.ty KT Các biện pháp bảo vệ Có 2 loại biện pháp bảo vệ: A. Các biện pháp bảo vệ do pháp luật và chuẩn mực nghề nghiệp quy định; B. Các biện pháp bảo vệ do môi trường làm việc tạo ra, gồm: B1. Các biện pháp bảo vệ của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo; B2. Các biện pháp bảo vệ trong các quy định và thủ tục của công ty kiểm toán. 24 1.3. Đạo đức nghề Kế toán - Kiểm toán Phần B : Áp dụng cho KTV HN, nhóm kiểm toán và C.ty KT Các biện pháp bảo vệ A. Các biện pháp bảo vệ do pháp luật và chuẩn mực nghề nghiệp quy định; • Các yêu cầu về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp của kiểm toán viên; Các yêu cầu về việc liên tục cập nhật, bổ sung kiến thức, kinh nghiệm cho kiểm toán viên; Các quy định về cơ cấu bộ máy quản trị doanh nghiệp; Các chuẩn mực nghề nghiệp và quy định về thủ tục soát xét; Kiểm soát từ bên ngoài do một bên thứ ba được uỷ quyền hợp pháp đối với hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán của công ty kiểm toán; và Luật pháp liên quan đến việc kiểm tra các yêu cầu về tính độc lập của kiểm toán viên và của công ty kiểm toán. • • • • • 25 1.3. Đạo đức nghề Kế toán - Kiểm toán Phần B : Áp dụng cho KTV HN, nhóm kiểm toán và C.ty KT Các biện pháp bảo vệ B1. Các biện pháp bảo vệ của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo; • Khi một nhà quản lý của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo đề xuất công ty kiểm toán thì người đề xuất đó không thể là người phê chuẩn sự đề xuất này. • Các nhà quản lý của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo phải có đủ trình độ đưa ra quyết định quản lý; • Phải có chính sách và các thủ tục nội bộ để đảm bảo không lựa chọn các dịch vụ phi kiểm toán có ảnh hưởng đến tính độc lập với dịch vụ kiểm toán; và • Phải có cơ cấu bộ máy quản lý điều hành (Ví dụ tổ chức kiểm toán nội bộ) và năng lực quản lý đủ để kiểm soát và trao đổi về các dịch vụ với công ty kiểm toán. 26 1.3. Đạo đức nghề Kế toán - Kiểm toán Phần B : Áp dụng cho KTV HN, nhóm kiểm toán và C.ty KT Các biện pháp bảo vệ B2. Các biện pháp bảo vệ trong các quy định và thủ tục của công ty kiểm toán. – Lãnh đạo công ty kiểm toán nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tính độc lập và yêu cầu thành viên của nhóm kiểm toán phải ký cam kết và hành động phù hợp với cam kết và sự quan tâm của công chúng; – Chính sách và thủ tục thực hiện giám sát chất lượng hợp đồng kiểm toán; – Chính sách về tính độc lập được quy định trong tài liệu về cách xác định nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập; cách đánh giá tầm quan trọng của các nguy cơ này và việc xác định và áp dụng các biện pháp bảo vệ để loại bỏ hoặc làm giảm các nguy cơ trọng yếu ảnh hưởng đến tính độc lập xuống đến mức có thể chấp nhận được; – Chính sách và thủ tục nội bộ để giám sát việc tuân thủ các chính sách và thủ tục của công ty có liên quan đến tính độc lập; 27 1.3. Đạo đức nghề Kế toán - Kiểm toán Phần B : Áp dụng cho KTV HN, nhóm kiểm toán và C.ty KT Các biện pháp bảo vệ B2. Các biện pháp bảo vệ trong các quy định và thủ tục của công ty kiểm toán (tiếp). – Chính sách và thủ tục tạo điều kiện cho việc xác định các lợi ích; các mối quan hệ giữa công ty kiểm toán hoặc giữa các thành viên của nhóm kiểm toán và các khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo; – Chính sách và thủ tục để quản lý và giám sát sự phụ thuộc vào doanh thu nhận được từ khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo; – Sử dụng thành viên Ban Giám đốc và các nhóm cung cấp dịch vụ khác nhau và đảm bảo các tuyến báo cáo độc lập khi cung cấp dịch vụ phi đảm bảo cho khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo; – Chính sách và thủ tục cấm các thành viên không phải là thành viên của nhóm kiểm toán gây ảnh hưởng đến kết quả của hợp đồng cung cấp dịch vụ đảm bảo; 28 1.3. Đạo đức nghề Kế toán - Kiểm toán Phần B : Áp dụng cho KTV HN, nhóm kiểm toán và C.ty KT Các biện pháp bảo vệ B2. Các biện pháp bảo vệ trong các quy định và thủ tục của công ty kiểm toán (tiếp). – Trao đổi thông tin kịp thời về các chính sách và thủ tục của công ty kiểm toán cũng như bất kỳ sự thay đổi nào, kể cả vấn đề giáo dục và đào tạo tiếp theo cho Ban Giám đốc và nhân viên chuyên nghiệp; – Phân công một thành viên Ban Giám đốc chịu trách nhiệm xem xét tổng thể sự phân công trong bộ máy quản lý và các biện pháp bảo vệ; – Các phương thức thông báo cho Ban Giám đốc và nhân viên chuyên nghiệp về các khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo và các đơn vị liên quan mà họ cần phải giữ tính độc lập; – Cơ chế kỷ luật nhằm nâng cao sự tuân thủ các chính sách và thủ tục; và – Chính sách và thủ tục khuyến khích nhân viên trao đổi thông tin với các cấp quản lý trong công ty về các vấn đề về tính độc lập và tính khách quan có liên quan đến họ; bao gồm cả việc thông báo cho nhân viên các quyền và nhiệm vụ của họ liên quan đến tính độc lập. 29 1.3. Đạo đức nghề Kế toán - Kiểm toán Phần B : Áp dụng cho KTV HN, nhóm kiểm toán và C.ty KT Các biện pháp bảo vệ B2. Các biện pháp bảo vệ trong các quy định và thủ tục của công ty kiểm toán (tiếp). – Chính sách và thủ tục khuyến khích nhân viên trao đổi thông tin với các cấp quản lý trong công ty về các vấn đề về tính độc lập và tính khách quan có liên quan đến họ; bao gồm cả việc thông báo cho nhân viên các quyền và nhiệm vụ của họ liên quan đến tính độc lập. – Có thêm một kiểm toán viên khác để soát xét lại các công việc đã làm và tham khảo ý kiến nếu cần thiết. Người này có thể là một người ở ngoài công ty kiểm toán hoặc một người của công ty hay mạng lưới công ty nhưng không tham gia vào nhóm kiểm toán; – Xin ý kiến tư vấn từ bên thứ ba, như tổ chức nghề nghiệp, chuyên gia, chuyên gia tư vấn pháp luật hoặc một kiểm toán viên hành nghề khác; – Luân chuyển người chịu trách nhiệm soát xét; 30 1.3. Đạo đức nghề Kế toán - Kiểm toán Phần B : Áp dụng cho KTV HN, nhóm kiểm toán và C.ty KT Các biện pháp bảo vệ B2. Các biện pháp bảo vệ trong các quy định và thủ tục của công ty kiểm toán (tiếp). – Thảo luận với người hoặc bộ phận khác có chức năng kiểm soát (ví dụ tổ chức kiểm toán nội bộ) về các vấn đề liên quan đến tính độc lập; – Thảo luận với người hoặc bộ phận khác có chức năng kiểm soát về tính chất dịch vụ và giá phí của dịch vụ cung cấp; – Mời một công ty kiểm toán khác thực hiện lại toàn bộ hoặc một phần hợp đồng cung cấp dịch vụ đảm bảo; – Mời một công ty kiểm toán khác thực hiện lại toàn bộ hoặc một phần hợp đồng cung cấp dịch vụ phi đảm bảo trong phạm vi cần thiết để họ cùng chịu trách nhiệm về dịch vụ đó; và – Chuyển một thành viên khỏi nhóm kiểm toán khi các lợi ích tài chính hoặc các mối quan hệ của thành viên đó có nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập. 31 1.3. Đạo đức nghề Kế toán - Kiểm toán Phần B : Áp dụng cho KTV HN, nhóm kiểm toán và C.ty KT Áp dụng nguyên tắc độc lập trong các trường hợp cụ thể: • Các lợi ích tài chính • Vay và bảo lãnh • Các quan hệ kinh doanh mật thiết với khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo • Các quan hệ cá nhân và gia đình • Làm việc tại doanh nghiệp khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo • Những dịch vụ gần đây với khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo • Nhân viên công ty kiểm toán là thành viên Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo • Nhân viên cao cấp của công ty kiểm toán có quan hệ lâu dài với khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo • Cung cấp dịch vụ ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính cho khách hàng kiểm toán 32 1.3. Đạo đức nghề Kế toán - Kiểm toán Phần B : Áp dụng cho KTV HN, nhóm kiểm toán và C.ty KT Áp dụng nguyên tắc độc lập trong các trường hợp cụ thể: • Dịch vụ định giá cho khách hàng kiểm toán • Cung cấp dịch vụ thuế cho khách hàng kiểm toán • Cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ cho khách hàng kiểm toán • Cung cấp dịch vụ thiết kế và cài đặt phần mềm kế toán cho khách hàng kiểm toán • Cử nhân viên đến làm việc tạm thời cho khách hàng kiểm toán • Cung cấp dịch vụ hỗ trợ giải quyết tranh chấp pháp lý cho khách hàng kiểm toán • Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng kiểm toán • Tuyển dụng nhân viên quản lý cấp cao cho khách hàng kiểm toán • Cung cấp dịch vụ tài chính doanh nghiệp và các hoạt động tương tự cho khách hàng kiểm toán • Phí dịch vụ kiểm toán • Quà tặng và chiêu đãi 33 1.4. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán Cấp công ty – – – – – – – Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp Kỹ năng và năng lực chuyên môn Giao việc Hướng dẫn và giám sát Tham khảo ý kiến Duy trì và chấp nhận khách hàng Kiểm tra Từng cuộc kiểm toán – Hướng dẫn – Giám sát – Kiểm tra 34 2. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ GIAN LẬN, SAI SÓT, BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN VÀ HỒ SƠ KIỂM TOÁN 1. 2. 3. 4. 5. Gian lận, sai sót Các hành vi không tuân thủ pháp luật Bằng chứng kiểm toán Hồ sơ kiểm toán Trao đổi các vấn đề quan trọng phát sinh khi kiểm toán với lãnh đạo đơn vị được kiểm toán 35 2.1. Gian lận, sai sót (VSA.230) • Gian lận, sai sót là gì? • Trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán và của kiểm toán viên đối với gian lận, sai sót? 36 2.1. Gian lận, sai sót (VSA.230) Gian lận? Những hành vi cố ý làm sai lệch thông tin kinh tế tài chính, do một hay nhiều người ở bên trong hay bên ngoài đơn vị gây ra làm ảnh hưởng đến báo cáo tài chính. Sai sót? Là những lỗi không cố ý nhưng có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính. Trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán? Chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các gian lận và sai sót thông qua việc xây dựng và duy trì thường xuyên hệ thống kế toán và hệ thống KSNB thích hợp. 37 2.1. Gian lận, sai sót (VSA.230) Trách nhiệm của kiểm toán viên? – Không chịu trách nhiệm trực tiếp nhưng KTV có trách nhiệm hướng dẫn đơn vị phát hiện, xử lý và ngăn ngừa gian lận sai sót. – Khi lập kế hoạch và khi thực hiện kiểm toán phải đánh giá rủi ro về những GL-SS có thể có làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC và phải trao đổi với GĐ đơn vị về mọi GL-SS quan trọng phát hiện được. – Thiết lập các thủ tục kiểm toán thích hợp nhằm đảm bảo các GL-SS có a/h trọng yếu đến BCTC đều được phát hiện. – Khi có dấu hiệu về GL-SS, phải xem xét a/h của chúng tới BCTC. Trường hợp có a/h trọng yếu đến BCTC, phải thực hiện sửa đổi hoặc bổ sung thủ tục kiểm toán thích hợp. 38 2.1. Gian lận, sai sót (VSA.230) Trách nhiệm của kiểm toán viên? – Nếu không xóa bỏ được nghi ngờ thì phải thảo luận với BGĐ đơn vị và xem xét a/h của chúng tới BCTC và BCKT. – Trách nhiệm báo cáo: • Báo cáo kịp thời cho đơn vị khi: nghi ngờ có gian lận; có gian lận; và có sai sót trọng yếu. • Thông báo cho người sử dụng BCKT: Ý kiến CNtP/KCN; CNtP/TC. • Thông báo cho cơ quan có chức năng – Rút khỏi hợp đồng./. 39 2.2. Các hành vi không tuân thủ pháp luật (250) 1. Hành vi không tuân thủ pháp luật là gì? 2. Trách nhiệm của đơn vị? 3. Trách nhiệm của KTV? 40 2.2. Các hành vi không tuân thủ pháp luật (250) 1. 2. 3. Hành vi không tuân thủ pháp luật là gì? Những hành vi thực hiện sai, bỏ sót, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời or không thực hiện pháp luật dù vô tình hay hữu ý. Trách nhiệm của đơn vị? Bảo đảm cho đơn vị thực hiện đúng pháp luật; ngăn ngừa, phát hiện, xử lý những hành vi không tuân thủ pháp luật Trách nhiệm của KTV? 41 2.2. Các hành vi không tuân thủ pháp luật (250) 3. Trách nhiệm của KTV? 1) Giúp đơn vị phát hiện, xử lý ngăn ngừa … 2) Phải có thái độ thận trọng nghề nghiệp khi lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán. Phải chú ý đến hành vi không tuân thủ pháp luật dẫn đến sai sót trọng yếu a/h đến BCTC. 3) Phải lập KH để kiểm tra tính tuân thủ pháp luật nếu pháp luật or HĐKT có yêu cầu. 4) Phải thu thập đầy đủ BCKT thích hợp về việc không tuân thủ pháp luật làm a/h trọng yếu đến BCTC. 5) Phải thu thập được bản giải trình của GĐ đ/vị và các tài liệu có liên quan.  Nếu tiến hành đúng các thủ tục nhưng không có bằng chứng về hành vi không tuân thủ pháp luật của đ/vị thì xem như đ/vị đã tuân thủ pháp luật. 42 2.2. Các hành vi không tuân thủ pháp luật (250) 3. Trách nhiệm của KTV (tiếp)? 6) Khi phát hiện hành vi không tuân thủ pháp luật cần thực hiện các thủ tục: □ □ □ □ 7) 8) Tìm hiểu rõ tính chất của hành vi, hoàn cảnh p/s hành vi, và các thông tin có liên quan để đánh giá a/h có thể có đến BCTC. Nếu có a/h đến BCTC phải xem xét đến: □ Hậu quả tài chính, thậm chí khả năng liên tục hoạt động kinh doanh. □ Sự cần thiết phải giải trình hậu quả tài chính trên bản TM □ Mức độ a/h đến tính trung thực và hợp lý của BCTC Phải ghi lại và lưu vào hồ sơ kiểm toán những nghi ngờ và phát hiện về những hành vi trên, thảo luận với GĐ đ/vị. Trao đổi với chuyên gia tư vấn pháp luật nếu đ/v không cung cấp đủ thông tin đ/v tuân thủ pháp luật. Thông báo những hành vi không tuân thủ pháp luật: • Cho đơn vị được kiểm toán. Nếu hành vi đó có a/h trọng yếu đến BCTC thì phải thông báo ngay bằng văn bản. Nếu GĐ có liên quan đến hành vi đó thì phải tham khảo ý kiến chuyên gia pháp luật và b/c lên cấp trên của đơn vị được kiểm toán. • Cho người sử dụng BCKT: ý kiến CNtP/KCN; CNtP/TC • Cho cơ quan chức năng có liên quan (trao đổi trước với chuyên gia pháp luật) Rút khỏi hợp đồng và thông tin/thông báo với KTV khác (tiếp theo)./. 43 2.3. Những vấn đề về bằng chứng kiểm toán 1. Những vấn đề cơ bản về BCKT (VSA.500) 2. Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác (VSA.530) 3. Các vấn đề chuyên sâu 44 2.3.1.Những vấn đề cơ bản về BCKT (VSA.500) 1. 2. 3. 4. 5. Bằng chứng kiểm toán là gì? Yêu cầu đối với bằng chứng kiểm toán? Nguyên tắc đánh giá độ tin cậy? Cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán BCTC là gì? Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán? 45 2.3.1.Những vấn đề cơ bản về BCKT (VSA.500) 1. Khái niệm: Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin mà dựa trên đó KTV hình thành nên ý kiến của mình. 2. Yêu cầu: Đầy đủ và thích hợp 3. Độ tin cậy: Phụ thuộc nguồn gốc, hình thức và sự kết hợp: – Bằng chứng có nguồn gốc từ bên ngoài đơn vị đáng tin cậy hơn bằng chứng có nguồn gốc từ bên trong; – Bằng chứng có nguồn gốc từ bên trong đơn vị có độ tin cậy cao hơn khi hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu quả; – Bằng chứng do KTV tự thu thập có độ tin cậy cao hơn bằng chứng do đơn vị cung cấp; – Bằng chứng dưới dạng văn bản, hình ảnh đáng tin cậy hơn bằng chứng ghi lại lời nói. – Bằng chứng kiểm toán có sức thuyết phục cao hơn khi có được thông tin từ nhiều nguồn và nhiều loại khác nhau cùng xác nhận. 46 2.3.1.Những vấn đề cơ bản về BCKT (VSA.500) 4. Cơ sở dẫn liệu: Là căn cứ của các khoản mục và thông tin trình bày trong BCTC do Giám đốc đơn vị chịu trách nhiệm lập trên cơ sở các chuẩn mực và chế độ kế toán qui định phải được thể hiện rõ ràng hoặc có cơ sở đối với từng chỉ tiêu trong BCTC. Gồm: a/ Hiện hữu: b/ Quyền và nghĩa vụ: c/ Phát sinh: d/ Đầy đủ: e/ Đánh giá: f/ Chính xác: g/ Trình bày và công bố: 47 2.3.1.Những vấn đề cơ bản về BCKT (VSA.500) 5. Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán – – – – – – Kiểm tra Quan sát Điều tra Xác nhận Tính toán Phân tích 48 2.3.3. Các vấn đề BCKT chuyên sâu 1. Bằng chứng kiểm toán bổ sung đối với các khoản mục và sự kiện đặc biệt (CM 501) 2. Kiểm toán năm đầu tiên và số dư đầu năm tài chính (CM 510) 3. Kiểm toán các ước tính kế toán (CM 540) 4. Kiểm toán việc xác định và trình bày giá trị hợp lý (CM 545) 5. Quy trình phân tích (CM 520) 6.Các bên liên quan (CM 550) 7. Hoạt động liên tục (CM 570) 8. Giải trình của Giám đốc (CM 580) 9. Thông tin xác nhận từ bên ngoài (CM 505) 10. Sử dụng tư liệu của KTV khác (CM 600 11. Sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ (CM 610) 12.Sử dụng tư liệu của chuyên gia (CM 620) 49 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.1. BCKT bổ sung đối với các k.mục và sự kiện đặc biệt (CM 501) • Anh (chị) hãy cho biết các khoản mục và sự kiện đặc biệt trong kiểm toán BCTC là những khoản mục và sự kiện nào? Những công việc (bằng chứng kiểm toán bổ sung) khi kiểm toán các khoản mục hoặc sự kiện đó là gì? 50 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.1. BCKT bổ sung đối với các k.mục và sự kiện đặc biệt (CM 501) Những khoản mục và sự kiện đặc biệt: • Hàng tồn kho; • Các khoản phải thu; • Các khoản đầu tư dài hạn; • Các vụ kiện tụng và tranh chấp; • Thông tin về các lĩnh vực kinh doanh hoặc khu vực địa lý. 51 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.1. BCKT bổ sung đối với các k.mục và sự kiện đặc biệt (CM 501) Những công việc (bằng chứng kiểm toán bổ sung): 1. Hàng tồn kho: • Tham gia kiểm kê (chỉ giám sát hoặc tham gia kiểm kê trực tiếp). • Thời điểm, có thể tham gia cùng ngày đơn vị thực hiện kiểm kê hoặc vào một thời điểm khác khi cần thiết. • Trường hợp không thể tham gia kiểm kê, để tránh phải đưa ra ý kiến “ngoại trừ” vì phạm vi kiểm toán bị giới hạn thì phải thực hiện các thủ tục thay thế như kiểm tra chứng từ về bán hàng sau ngày kiểm kê hiện vật v.v. (Những hướng dẫn chi tiết khác xem quy định trong các đoạn từ 05-19). 52 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.1. BCKT bổ sung đối với các k.mục và sự kiện đặc biệt (CM 501) Những công việc (bằng chứng kiểm toán bổ sung): 2. Các khoản phải thu: • Thực hiện xác nhận các khoản phải thu. • Thực hiện các thủ tục thay thế như kiểm tra các tài liệu tạo thành số phải thu khi xét thấy khách nợ sẽ không phúc đáp thư xác nhận. • Điều tra, phỏng vấn khi không nhận được thư phúc đáp, hoặc thư phúc đáp có số liệu khác hoặc ý kiến khác. (Chi tiết xem các đoạn từ 20-31). 53 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.1. BCKT bổ sung đối với các k.mục và sự kiện đặc biệt (CM 501) Những công việc (bằng chứng kiểm toán bổ sung): 3. Đối với các khoản đầu tư dài hạn: Công việc bổ sung phải thực hiện khi kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn? • Kiểm tra việc đánh giá và trình bày các khoản đầu tư dài hạn. 54 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.1. BCKT bổ sung đối với các k.mục và sự kiện đặc biệt (CM 501) Những công việc (bằng chứng kiểm toán bổ sung): 4. Đối với các vụ kiện tụng, tranh chấp: • Xác định các vụ kiện tụng, tranh chấp có liên quan đến đơn vị và có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. • Yêu cầu chuyên gia tư vấn pháp luật của đơn vị cung cấp thông tin. • Trường hợp Giám đốc đơn vị được kiểm toán không cho phép trao đổi với chuyên gia tư vấn pháp luật của đơn vị thì phải đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến từ chối. (Xem chi tiết các đoạn từ 36-42). 55 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.1. BCKT bổ sung đối với các k.mục và sự kiện đặc biệt (CM 501) Những công việc (bằng chứng kiểm toán bổ sung): 5. Đối với thông tin về các lĩnh vực kinh doanh hoặc khu vực địa lý: • Chỉ thu thập bằng chứng kiểm toán cho những thông tin này khi chúng được xác định là trọng yếu trong BCTC. Tuy nhiên khái niệm trọng yếu phải chứa đựng cả yếu tố định lượng và yếu tố định tính. (Các thủ tục kiểm toán xem các đoạn 45 và 46 của chuẩn mực). 56 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.2. Kiểm toán năm đầu tiên và số dư đầu năm tài chính (CM 510) • Năm đầu tiên? Số dư đầu năm? • Trách nhiệm KTV? • Các thủ tục kiểm toán? • Kết luận và BCKT? Năm đầu tiên? Số dư đầu năm? • Năm đầu tiên: năm được kiểm toán mà BCTC năm trước đó chưa được kiểm toán hoặc được kiểm toán bởi công ty kiểm toán khác. • Số dư đầu năm: Số dư trên tài khoản kế toán vào thời điểm đầu năm tài chính; được lập trên cơ sở số dư cuối năm tài chính trước ; chịu ảnh hưởng của các sự kiện, nghiệp vụ kinh tế trong các năm trước và chế độ kế toán đã áp dụng trong năm trước. 57 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.2. Kiểm toán năm đầu tiên và số dư đầu năm tài chính (CM 510) Trách nhiệm KTV? Khi kiểm toán BCTC năm đầu tiên, KTV phải thu thập đầy đủ BCKT thích hợp nhằm đảm bảo: – Số dư đầu năm tài chính không có sai sót trọng yếu ảnh hưởng đến BCTC năm nay; – Số dư cuối năm của năm tài chính trước được kết chuyển chính xác hoặc được phân loại lại một cách phù hợp trong trường hợp cần thiết; – Chế độ kế toán được áp dụng một cách nhất quán hoặc các thay đổi về chế độ kế toán được điều chỉnh trong BCTC và được trình bày đầy đủ trong TMBCTC. • Các thủ tục kiểm toán? • Kết luận và BCKT? 58 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.2. Kiểm toán năm đầu tiên và số dư đầu năm tài chính (CM 510) Các thủ tục kiểm toán? – Xem xét tính nhất quán về chính sách kế toán, và việc trình bày trong BCTC năm nay nếu có thay đổi. – Xem hồ sơ kiểm toán của KTV năm trước (nếu năm trước đã được kiểm toán), lưu ý đến năng lực chuyên môn và tính độc lập. Lưu ý đến nguyên nhân nếu BCTC không được châp nhận toàn phần – Thực hiện các thủ tục kiểm toán sau đây nếu không thoả mãn (hoặc BCTC năm trước chưa được kiểm toán): • Đối với TSNH và nợ ngắn hạn: Thu thập BCKT khi thực hiện các thủ tục kiểm toán năm nay • Đối với TSCĐ, các khoản đầu tư và nợ dài hạn: Kiểm tra chứng từ chứng minh cho số dư đầu năm. • Kết luận và BCKT? 59 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.3. Kiểm toán các ước tính kế toán (CM 540) Anh (chi) hãy cho biết: a) Ước tính kế toán là gì? b) Có mấy loại ước tính kế toán? c) Tính chất của các ước tính kế toán? d) Khi kiểm toán các ước tính kế toán, những thủ tục kiểm toán nào cần phải thực hiện? đ) Khi đánh giá kết quả các thủ tục kiểm toán, KTV cần phải lưu ý những gì? 60 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.3. Kiểm toán các ước tính kế toán (CM 540) a) Ước tính kế toán là gì:? Là giá trị gần đúng của một chỉ tiêu liên quan đến BCTC được ước tính. b) Có mấy loại ước tính kế toán? – Ước tính chỉ tiêu đã phát sinh: • Dự phòng nợ phải thu khó đòi; • Dự phòng giảm giá hàng tồn kho; • Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn; • Trích khấu hao tài sản cố định; • Chi phí trích trước • Giá trị sản phẩm dở dang; • Doanh thu ghi nhận trước; • Doanh thu hợp đồng xây dựng dở dang; – Ước tính chỉ tiêu chưa phát sinh sinh: • Dự phòng chi phí bảo hành • Chi phí trích trước • ... 61 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.3. Kiểm toán các ước tính kế toán (CM 540) c) Tính chất của ước tính kế toán? Ước tính kế toán có thể đơn giản hoặc phức tạp; được thực hiện một cách thường xuyên hoặc cuối kỳ kế toán (đ.06-07). d) Thủ tục kiểm toán? Áp dụng một hoặc kết hợp các phương pháp sau: – Xem xét và kiểm tra quá trình lập các ước tính kế toán của đơn vị; • Kiểm tra các số liệu và các giả định dùng làm cơ sở lập các ước tính kế toán • Kiểm tra các tính toán có liên quan đến các ước tính kế toán • So sánh các ước tính kế toán đã lập các kỳ trước với kết quả thực tế của các kỳ đó • Xem xét thủ tục phê duyệt các ước tính kế toán của giám đốc – Lập một ước tính kế toán độc lập để so sánh với ước tính của đơn vị; – Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính (Chi tiết, xem các đoạn từ 12- 25) đ) Đánh giá kết quả của các thủ tục kiểm toán? Phải dựa vào những hiểu biết về đơn vị và tính nhất quán của các ước tính kế toán với các bằng chứng kiểm toán khác để đánh giá lại lần cuối cùng về tính hợp lý của các ước tính kế toán (đ.26-29)./. 62 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.4. Kiểm toán việc xác định và trình bày giá trị hợp lý (CM 545) 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.4. Kiểm toán việc xác định và trình bày giá trị hợp lý (CM 545) • Giá trị hợp lý? Là giá trị có thể thu hồi (có thể trao đổi) một tài sản hoặc một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết. Được xác định dựa trên giả định doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần (đ.07); Được xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau và phải dựa trên các ước tính (nên thường không thật chính xác)(đ.05,06); Việc xác định giá trị hợp lý có thể tương đối đơn giản đối với một số tài sản hoặc khoản nợ phải trả này nhưng lại phức tạp hơn 63 đối với một số tài sản hoặc khoản nợ phải trả khác (đ.08). 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.4. Kiểm toán việc xác định và trình bày giá trị hợp lý (CM 545) • Nội dung chuẩn mực? – – – – – – – – – – Mục đích tìm hiểu Đánh giá tính thích hợp của việc xác định và trình bày giá trị hợp lý Sử dụng tư liệu của chuyên gia Các thủ tục kiểm toán đối với rủi ro có sai sót trọng yếu trong việc xác định và trình bày giá trị hợp lý của đơn vị được kiểm toán Kiểm tra các giả định, phương pháp định giá và dữ liệu quan trọng của BGĐ đơn vị về giá trị hợp lý Xây dựng ước tính giá trị hợp lý độc lập nhằm mục đích đối chứng Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm (đ.53-55): Trình bày giá trị hợp lý (đ.56-60) Đánh giá kết quả của các thủ tục kiểm toán Giải trình của BGĐ 64 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.5. Quy trình phân tích (CM 520) • • • • • Nội dung? Mục đích? Các thủ tục? Mức độ tin cậy của quy trình phân tích? Điều tra các yếu tố bất thường? 65 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.5. Quy trình phân tích (CM 520) • Nội dung quy trình phân tích? Gồm: – So sánh các thông tin tài chính theo thời gian, không gian, – So sánh giữa thực tế với kế hoạch, dự tính; – So sánh các thông tin tài chính với nhau; – So sánh giữa các thông tin tài chính với các thông tin phi tài chính (đ.05-07). • Mục đích quy trình phân tích? Được sử dụng trong cả 3 giai đoạn của cuộc kiểm toán và nhằm: – Giúp KTV xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác; Như một thử nghiệm cơ bản; – Và để kiểm tra toàn bộ BCTC trong khâu soát xét cuối cùng của cuộc kiểm toán, (đ08). 66 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.5. Quy trình phân tích (CM 520) c) Quy trình phân tích trong các giai đoạn kiểm toán? – Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: – Giai đoạn thực hiện kiểm toán: – Giai đoạn kết thúc kiểm toán: d) Mức độ tin cậy của quy trình phân tích? Kết quả của quy trình phân tích tùy thuộc 4 yếu tố: – tính trọng yếu của tài khoản hoặc loại nghiệp vụ; – các thủ tục kiểm toán khác có cùng một mục tiêu kiểm toán; – độ chính xác có thể dự kiến của quy trình phân tích; – đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, (đ. 15-17). đ) Điều tra các yếu tố bất thường? Nếu kết quả phân tích có chênh lệch trọng yếu, phải thực hiện các thủ tục điều tra để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp. (đ.18,19)./. 67 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.6.Các bên liên quan (CM 550) Anh (chị) hãy cho biết: a) Thế nào là các bên liên quan? b) Tại sao KTV phải nắm bắt được thông tin về sự tồn tại và các giao dịch với các bên liên quan? c) Các thủ tục kiểm toán cần thực hiện để xác định sự tồn tại của các bên liên quan và trình bày các thông tin trên BCTC? d) Đối với giao dịch với bên liên quan: 1) 2) e) Những giao dịch nào có thể chỉ ra sự tồn tại của các bên liên quan chưa được xác định trước đó? Để xác định sự tồn tại của các giao dịch với các bên liên quan cần thực hiện những thủ tục kiểm toán nào? Các trường hợp có thể xảy ra và báo cáo kiểm toán trong các trường hợp đó sẽ như thế nào? 68 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.6.Các bên liên quan (CM 550) a) Các bên liên quan? Các bên được coi là liên quan nếu một bên có khả năng kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đối với bên kia trong việc ra quyết định tài chính và hoạt động. 69 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.6.Các bên liên quan (CM 550) b) Tại sao KTV phải nắm bắt được thông tin về sự tồn tại và các giao dịch với các bên liên quan? Vì: • Chuẩn mực kế toán số 28 "Thông tin về các bên liên quan" yêu cầu các mối quan hệ và giao dịch được thực hiện với các bên liên quan phải trình bày trong báo cáo tài chính . • Sự tồn tại của các bên liên quan hoặc các giao dịch với các bên liên quan có thể ảnh hưởng đến báo cáo tài chính. • Độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán phụ thuộc vào nguồn gốc (ở bên trong hay ở bên ngoài) và từng trường hợp cụ thể. Việc đánh giá độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán dựa trên các nguyên tắc sau đây: – Bằng chứng có nguồn gốc từ bên ngoài đơn vị đáng tin cậy hơn bằng chứng có nguồn gốc từ bên trong; – Bằng chứng có nguồn gốc từ bên trong đơn vị có độ tin cậy cao hơn khi hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu quả; – Bằng chứng do kiểm toán viên tự thu thập có độ tin cậy cao hơn bằng chứng do đơn vị cung cấp. • Giao dịch với các bên liên quan có thể có mục đích khác với giao dịch trong hoạt động kinh doanh thông thường, ví dụ phân chia lợi nhuận hoặc gian 70 lận. 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.6.Các bên liên quan (CM 550) c) Các thủ tục kiểm toán cần thực hiện để xác định sự tồn tại của các bên liên quan và trình bày các thông tin trên BCTC? KTV phải xem xét những thông tin do đơn vị cung cấp để xác định danh sách của tất cả các bên liên quan và phải kiểm tra tính đầy đủ của những thông tin bằng những thủ tục sau: – Soát xét lại giấy tờ làm việc năm trước để kiểm tra danh sách của những bên liên quan đã được biết; – Kiểm tra các thủ tục mà đơn vị đã sử dụng để xác định các bên liên quan; – Thẩm tra mối liên hệ của thành viên Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc đối với các đơn vị khác; – Kiểm tra sổ đăng ký thành viên góp vốn hoặc sổ đăng ký cổ đông để xác định họ, tên của những thành viên góp vốn hoặc cổ đông chính. Trường hợp cần thiết phải thu thập bản danh sách những thành viên góp vốn hoặc cổ đông chính; – Xem xét lại biên bản họp Hội đồng thành viên, Đại hội cổ đông, biên bản họp Hội đồng quản trị, biên bản họp Ban Giám đốc, Ban kiểm soát và những ghi chép theo luật định liên quan như sổ theo dõi vốn góp của thành viên góp vốn hoặc cổ đông; – Thu thập thông tin từ kiểm toán viên khác đang cùng tham gia kiểm toán, hoặc các kiểm toán viên tiền nhiệm để bổ sung thêm hiểu biết về các bên liên quan mà họ biết; – Xem xét quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp của đơn vị và những thông tin khác đơn vị đã cung cấp cho cơ quan quản lý. 71 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.6.Các bên liên quan (CM 550) d1) Những giao dịch nào có thể chỉ ra sự tồn tại của các bên liên quan chưa được xác định trước đó? – Các giao dịch có các điều khoản bất thường như: giá cả, lãi suất, các hình thức bảo hành và các điều kiện thanh toán bất thường; – Các giao dịch phát sinh không hợp lý; – Các giao dịch có nội dung khác với hình thức; – Các giao dịch được xử lý theo những cách khác thường; – Số lượng hoặc giá trị của các giao dịch được thực hiện với một số khách hàng hoặc nhà cung cấp có giá trị lớn hơn so với các khách hàng hay nhà cung cấp khác; – Các giao dịch không được ghi chép, ví dụ: việc nhận hoặc cung cấp miễn phí các dịch vụ quản lý. 72 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.6.Các bên liên quan (CM 550) d2) Để xác định sự tồn tại của các giao dịch với các bên liên quan cần thực hiện những thủ tục kiểm toán nào? – Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và các số dư; – Xem xét lại các biên bản họp Hội đồng quản trị và họp Ban Giám đốc; – Xem xét các tài liệu kế toán phản ánh những nghiệp vụ và số dư quan trọng hay bất thường, đặc biệt quan tâm đến những nghiệp vụ được thực hiện vào thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ kế toán khi lập báo cáo tài chính; – Xem xét các xác nhận về các khoản nợ phải thu, nợ phải trả và các xác nhận của ngân hàng. Việc kiểm tra này có thể phát hiện ra mối quan hệ của người đứng ra bảo lãnh và các giao dịch khác với các bên liên quan khác; – Xem xét các giao dịch đầu tư. Ví dụ: mua hoặc bán phần vốn đầu tư vào một công ty liên doanh hoặc một doanh nghiệp khác. 73 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.6.Các bên liên quan (CM 550) e) Kết luận và báo cáo kiểm toán? Nếu không thể thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp về các bên liên quan và các giao dịch với các bên liên quan hoặc kết luận việc trình bày về các bên liên quan trong báo cáo tài chính là không đầy đủ thì phải sửa đổi lại báo cáo kiểm toán cho phù hợp. 74 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.7. Hoạt động liên tục (CM 570) • • • • Khái niệm? Trách nhiệm của đơn vị? Trách nhiệm của KTV? Kết luận và lập BCKT? 75 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.7. Hoạt động liên tục (CM 570) Khái niệm? Một đơn vị được coi là hoạt động liên tục trong một tương lai gần có thể dự đoán được (ít nhất là 1 năm kể từ khi kết thúc niên độ kế toán) khi không có ý định hoặc buộc phải giải thể, ngừng hoạt động hoặc thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động, tìm kiểm sự bảo hộ từ các chủ nợ theo pháp luật và các quy định hiện hành (đ.04). Giả định hoạt động liên tục là một nguyên tắc cơ bản khi lập và trình bày BCTC. Theo nguyên tắc này, tài sản và nợ phải trả được ghi nhận dựa trên cơ sở đơn vị có khả năng thực hiện giá trị các tài sản và thanh toán các khoản nợ phải trả trong điều kiện kinh doanh bình thường (đ.05). 76 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.7. Hoạt động liên tục (CM 570) • Trách nhiệm của đơn vị? Phải xem xét, đánh giá cụ thể khả năng hoạt động liên tục của đơn vị. BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong một tương lai gần (đ.06). 77 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.7. Hoạt động liên tục (CM 570) Trách nhiệm của KTV? • • • • • xem xét tính hợp lý của giả định hoạt động liên tục mà đơn vị đã sử dụng khi lập và trình bày BCTC, đồng thời xem xét liệu có yếu tố không chắc chắn trọng yếu nào ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của đơn vị cần phải được trình bày đầy đủ trên BCTC phải cân nhắc và lưu ý đến những bằng chứng về các sự kiện hoặc điều kiện có thể gây ra sự nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị phải xem xét các đánh giá của BGĐ về khả năng hoạt động liên tục Phải thảo luận với BGĐ đơn để xác nhận sự hiểu biết về các sự kiện hoặc điều kiện phát sinh sau đánh giá có thể gây nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị (đ. 22-25). Khi có các sự kiện hoặc điều kiện ảnh hưởng tới khả năng hoạt động liên tục phải thực hiện các thủ tục: – Soát xét các kế hoạch của BGĐ…; – Thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp…; – yêu cầu BGĐ đơn vị được kiểm toán xác nhận bằng văn bản (đ.26). 78 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.7. Hoạt động liên tục (CM 570) Kết luận và lập BCKT? Ba trường hợp: • Giả định về khả năng hoạt động liên tục là phù hợp nhưng tồn tại sự không chắc chắn trọng yếu, – Nếu BCTC đã trình bày đầy đủ,  “chấp nhận toàn phần” + thêm đoạn nhấn mạnh về sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn…(đ.33-34). – Nếu trong BCTC không trình bày đầy đủ  ý kiến “chấp nhận từng phần” hoặc trái ngược” • Giả định về khả năng hoạt động liên tục là không phù hợp: – Nếu BCTC vẫn được lập trên cơ sở giả định hoạt động liên tục nhưng KTV cho rằng chắc chắn đơn vị không thể tiếp tục hoạt động,  Ý kiến trái ngược – Nếu BCTC được lập dựa trên cơ sở thay thế phù hợp,  ý kiến “chấp nhận toàn phần” + thêm đoạn nhấn mạnh về căn cứ thay thế để lưu ý người sử dụng • Đơn vị không thực hiện hoặc không mở rộng đánh giá về khả năng hoạt động liên tục,  Ý kiến “chấp nhận từng phần” hoặc “ý kiến từ chối”) 79 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.8. Giải trình của Giám đốc (CM 580) • • • • • • Khái niệm? Hình thức bản giải trình? Giá trị sử dụng của bản giải trình? Lưu ý yếu tố? Trường hợp đơn vị từ chối Lưu giữ? 80 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.8. Giải trình của Giám đốc (CM 580) Khái niệm? Giải trình của Giám đốc: Là sự thừa nhận của Giám đốc (GĐ) đơn vị được kiểm toán về trách nhiệm đối với BCTC. KTV phải thu thập bằng chứng kiểm toán về việc GĐ đơn vị thừa nhận trách nhiệm của mình trong việc lập và trình bày BCTC trung thực, hợp lý, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành và đã phê duyệt BCTC. 81 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.8. Giải trình của Giám đốc (CM 580) b) Hình thức bản giải trình? • Các biên bản họp HĐQT (BGĐ), • “Bản giải trình”, • bản “Báo cáo của GĐ” • hoặc “BCTC” đã được GĐ phê duyệt. 82 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.8. Giải trình của Giám đốc (CM 580) Giá trị sử dụng của bản giải trình? • Giải trình của GĐ được sử dụng như là bằng chứng kiểm toán. Chi tiết cho nội dung này được quy định trong các đoạn từ 06-11. Lưu ý yếu tố? • Lưu ý yếu tố ngày, tháng của bản giải trình. thông thường được ghi cùng ngày với ngày tháng ghi trên BCKT ngoại trừ một số trường hợp có thể ghi trước ngày tháng trên BCKT và cá biệt có thể có trường hợp ngày ghi trên bản giải trình sau ngày phát hành BCKT (đ.14-16). 83 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.8. Giải trình của Giám đốc (CM 580) Trường hợp GĐ từ chối cung cấp giải trình? Phải đưa ra “Ý kiến chấp nhận từng phần” hoặc “Ý kiến từ chối” (đ.17). Lưu giữ? lưu vào hồ sơ kiểm toán dưới hình thức tóm tắt các lần trao đổi bằng lời hoặc các giải trình bằng văn bản để làm bằng chứng kiểm toán. Các giải trình bằng văn bản có giá trị hơn các giải trình bằng lời nói (đ.12,13)./. 84 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.9. Thông tin xác nhận từ bên ngoài (CM 505) • • • • • • • • Mục đích? Cơ sở dẫn liệu cần xác nhận từ bên ngoài? Hình thức thư xác nhận? Khi Ban Giám đốc đơn vị không đồng ý gửi thư xác nhận? Tính chất của thư phúc đáp? Quá trình xác nhận từ bên ngoài? Nguyên nhân và tần suất của các ngoại lệ? Đánh giá kết quả của quá trình gửi thư xác nhận? 85 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.9. Thông tin xác nhận từ bên ngoài (CM 505) Mục đích? • Để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm hỗ trợ cho cơ sở dẫn liệu của BCTC Lưu ý xem xét đến: Mức độ trọng yếu, mức độ rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và khả năng có thể làm giảm rủi ro kiểm toán xuống mức thấp có thể chấp nhận được từ những bằng chứng kiểm toán này 86 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.9. Thông tin xác nhận từ bên ngoài (CM 505) Cơ sở dẫn liệu cần xác nhận từ bên ngoài? Cơ sở dẫn liệu của BCTC có nhiều tiêu chuẩn khác nhau như : Hiện hữu, quyền và nghĩa vụ, phát sinh, đầy đủ, đánh giá, chính xác, trình bày và công bố  Việc xác nhận từ bên ngoài đối với mỗi cơ sở dẫn liệu cụ thể của BCTC là khác nhau. Sự thích hợp của thông tin xác nhận từ bên ngoài đối với cơ sở dẫn liệu của BCTC không những tuỳ thuộc vào nội dung của sự xác nhận mà còn bị ảnh hưởng bởi mục tiêu của KTV trong quá trình lựa chọn các thông tin cần xác nhận 87 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.9. Thông tin xác nhận từ bên ngoài (CM 505) Hình thức thư xác nhận? Sử dụng thư xác nhận đóng và mở Thư xác nhận mở (dạng khẳng định), đề nghị người được yêu cầu trả lời, ký nhận trong mọi trường hợp hoặc phúc đáp lại cho KTV là đồng ý hoặc không đồng ý với thông tin cần xác nhận bằng cách yêu cầu điền vào thông tin. Thư xác nhận đóng (dạng phủ định) chỉ đòi hỏi sự phản hồi khi không đồng ý với thông tin yêu cầu xác nhận. (đ.23-26) Có thể sử dụng một trong hai hoặc kết hợp cả hai loại này (đ.22). 88 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.9. Thông tin xác nhận từ bên ngoài (CM 505) Khi Ban Giám đốc đơn vị không đồng ý gửi thư xác nhận? – Nếu KTV cũng đồng ý với quyết định của BGĐ đơn vị thì phải áp dụng các thủ tục kiểm toán bổ sung (đ.27). – Nếu KTV không đồng ý với quyết định của BGĐ đơn vị thì trường hợp này đã làm hạn chế phạm vi kiểm toán, KTV cần xem xét ảnh hưởng của các hạn chế đó đến BCKT (đ.28). 89 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.9. Thông tin xác nhận từ bên ngoài (CM 505) • Tính chất của thư phúc đáp? Sự tin cậy của bằng chứng kiểm toán được xác nhận từ bên ngoài bị ảnh hưởng do nhiều yếu tố khác nhau, KTV cần gửi thư yêu cầu xác nhận trực tiếp tới cá nhân có liên quan và cần lưu ý khi xác lập các yêu cầu xác nhận 90 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.9. Thông tin xác nhận từ bên ngoài (CM 505) Quá trình xác nhận từ bên ngoài? Phải kiểm soát thủ tục lựa chọn đối tượng gửi yêu cầu xác nhận và hình thức thư phản hồi từ bên ngoài (đ.32). – Không có sự phản hồi về các yêu cầu xác nhận: Khi không có sự phản hồi về các yêu cầu xác nhận từ bên ngoài cần thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung... (đ.32). – Độ tin cậy của thông tin phản hồi đã nhận được: KTV cần phải xem xét tính chính xác và tin cậy của thông tin phản hồi và phải thực hiện các thủ tục như gọi điện, đề nghị gửi bản gốc, fax, Email... (đ.35). 91 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.9. Thông tin xác nhận từ bên ngoài (CM 505) Nguyên nhân và tần suất của các ngoại lệ? Khi thủ tục xác nhận và các thủ tục thay thế không cung cấp đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, cần tiến hành thêm các thủ tục kiểm toán khác... Đối với các trường hợp ngoại lệ được đưa ra bởi các bên phản hồi, cần xem xét đến các nguyên nhân cũng như tần suất của chúng... (đ. 36,37). 92 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.9. Thông tin xác nhận từ bên ngoài (CM 505) • Đánh giá kết quả của quá trình gửi thư xác nhận? Cần phải đánh giá kết qủa của quá trình gửi thư xác nhận từ bên ngoài. Việc đánh giá phải tuân theo chuẩn mực kiểm toán 530 ‘Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác’. 93 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.10. Sử dụng tư liệu của KTV khác (CM 600) Khái niệm KTV chính/KTV khác? • KTV chính: Là KTV chịu trách nhiệm kiểm toán BCTC và ký BCKT của một đơn vị, trong đó có thông tin tài chính của đơn vị cấp dưới và đơn vị kinh tế khác do KTV khác thực hiện kiểm toán (đ.04). • KTV khác: Là KTV chịu trách nhiệm kiểm toán BCTC và ký BCKT của đơn vị cấp dưới hoặc đơn vị kinh tế khác được gộp trong BCTC của đơn vị cấp trên. KTV khác không phải là người thuộc cùng chi nhánh hoặc văn phòng mà thuộc chi nhánh hoặc văn phòng khác của công ty kiểm toán hoặc thuộc một công ty kiểm toán khác (đ.05). 94 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.10. Sử dụng tư liệu của KTV khác (CM 600) Chấp nhận là KTV chính? Để chấp nhận hợp đồng kiểm toán với trách nhiệm là KTV chính cần xem xét các vấn đề như: Mức độ trọng yếu của BCTC được kiểm toán; mức độ hiểu biết của KTV chính về tình hình hoạt động kinh doanh của các đơn vị cấp dưới; rủi ro sai sót trọng yếu trong các BCTC của các đơn vị cấp dưới ; và khả năng thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung... (đ.08). 95 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.10. Sử dụng tư liệu của KTV khác (CM 600) Các thủ tục kiểm toán do KTV chính thực hiện? Phải thực hiện các thủ tục cần thiết để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp. Trong đó cần lưu ý: – Thông báo cho KTV khác về những vấn đề có liên quan; – Thảo luận với KTV khác về các thủ tục kiểm toán đã được họ sử dụng... – Thảo luận với GĐ đơn vị cấp dưới về các phát hiện quan trọng... ; – Lưu vào hồ sơ của mình tài liệu liên quan đến BCTC của đơn vị cấp dưới đã được KTV khác thực hiện (đ. 11-16) 96 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.10. Sử dụng tư liệu của KTV khác (CM 600) Phối hợp giữa các kiểm toán viên? KTV khác phải phối hợp với KTV chính trong trường hợp KTV chính sử dụng tư liệu kiểm toán của mình. Sự phối hợp cần có sự thoả thuận của cấp quản lý cuộc kiểm toán (đ.17). 97 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.10. Sử dụng tư liệu của KTV khác (CM 600) • Kết luận và lập BCKT? Khi kết luận là tư liệu của KTV khác không sử dụng được và KT chính cũng không thể tiến hành các thủ tục bổ sung mà vấn đề lại có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC được kiểm toán thì phải đưa ra ‘ý kiến chấp nhận từng phần’ hoặc ‘ý kiến từ chối’ vì bị giới hạn phạm vi kiểm toán (đ.18-20). 98 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.10. Sử dụng tư liệu của KTV khác (CM 600) Trách nhiệm của KTV chính? Phải chịu rủi ro kiểm toán BCTC trong đó gồm cả thông tin tài chính của đơn vị cấp dưới và đơn vị kinh tế khác có liên quan (đ.21). 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.11. Sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ (CM 610) 99 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.12.Sử dụng tư liệu của chuyên gia (CM 620) Khi kiểm toán BCTC năm 2006 cho công ty Hoa Đại, Công ty kiểm toán An Hoà có sử dụng tư liệu của chuyên gia. Kết thúc kiểm toán, báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần được phát hành, trong đó có đề cập đến công việc của chuyên gia. Ý kiến của anh (chị) về vấn đề nêu trên như thế nào? 100 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.12.Sử dụng tư liệu của chuyên gia (CM 620) Khái niệm Chuyên gia? Một cá nhân hoặc một tổ chức có năng lực, kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cao trong một lĩnh vực riêng biệt ngoài lĩnh vực kế toán và kiểm toán (đ.04). 101 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.12.Sử dụng tư liệu của chuyên gia (CM 620) Xác định sự cần thiết phải sử dụng tư liệu của chuyên gia? Trong nhiều trường hợp, KTV cần phải sử dụng tư liệu dưới dạng báo cáo, ý kiến, đánh giá và giải trình của chuyên gia như khi: Đánh giá một số loại tài sản (như đất đai, công trình xây dựng, tác phẩm nghệ thuật...); Xác định thời gian sử dụng hữu ích còn lại của máy móc, thiết bị (đ.06). Khi thấy cần thiết phải sử dụng tư liệu của chuyên gia cần xem xét : – – – tính trọng yếu của khoản mục cần xem xét trong BCTC; Rủi ro có sai sót do tính chất và mức độ phức tạp của khoản mục đó; Số lượng, chất lượng của các bằng chứng kiểm toán khác có thể thu thập đựoc (đ.07). 102 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.12.Sử dụng tư liệu của chuyên gia (CM 620) Xác định năng lực và đánh giá tính khách quan của chuyên gia? Khi có kế hoạch sử dụng tư liệu của chuyên gia thì KTV cần phải xác định năng lực và đánh giá tính khách quan của chuyên gia. 103 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.12.Sử dụng tư liệu của chuyên gia (CM 620) Phạm vi công việc của chuyên gia? Nhằm chứng minh rằng công việc của chuyên gia có thể đáp ứng được mục đích của cuộc kiểm toán, KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp. Những bằng chứng kiểm toán này có thể được thu thập bằng cách – – xem xét điều khoản tham chiếu của hợp đồng công việc, giấy giao việc của đơn vị với chuyên gia; hoặc trao đổi trực tiếp với chuyên gia khi giấy giao việc không các định rõ các nội dung (đ. 11). 104 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.12.Sử dụng tư liệu của chuyên gia (CM 620) Đánh giá công việc của chuyên gia? tư liệu của chuyên gia phải đảm bảo thích hợp, có liên quan đến cơ sở dẫn liệu đang được xem xét của BCTC. Để đánh giá sự thích hợp này, KTV phải xác định xem kết quả công việc của chuyên gia có hỗ trợ cho cơ sở dẫn liệu của BCTC đó hay không. Khi kết quả công việc của chuyên gia không cung cấp đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp hoặc kết quả này lại không phù hợp với các bằng chứng kiểm toán khác đã thu thập thì phải xác định nguyên nhân của những khác biệt (đ.12-15). 105 2.3.3. Các vấn đề về BCKT chuyên sâu 2.3.3.12.Sử dụng tư liệu của chuyên gia (CM 620) Tư liệu của chuyên gia được dẫn chứng trong BCKT? Cần phân biệt 2 trường hợp: – Trường hợp BCKT với loại ý kiến chấp nhận toàn phần thì trong BCKT không được đề cập đến công việc của chuyên gia. Vì nếu làm như vậy sẽ dễ làm cho người sử dụng BCKT hiểu lầm là có sự chia sẻ trách nhiệm hoặc là có ý ngoại trừ. – Trường hợp BCKT không thuộc loại ý kiến chấp nhận toàn thì KTV có thể đề cập đến tư liệu của chuyên gia (nếu được chuyên gia đồng ý) để giải thích cho việc phát hành BCKT không chấp nhận toàn phần. Trường hợp chuyên gia từ chối nhưng KTV vẫn thấy cần phải dẫn chứng thì KTV cần phải tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn pháp luật./. 106 3. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN • Lập kế hoạch kiểm toán: 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. • • Hợp đồng kiểm toán (CM 210) Hiểu biết về tình hình kinh doanh (CM 310) Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro (CM 320) Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ (CM 400) Thủ tục kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro (CM 330) Xây dựng kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán (CM 300) Thực hiện kiểm toán trong môi trường tin học (CMKT số 401) Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử dụng dịch vụ bên ngoài (CM số 402) Thực hiện kiểm toán Kết thúc kiểm toán: 9. Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính (CM 700) 10. Những thông tin khác trong tài liệu có BCTC đã kiểm toán (CM 720) 11. Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC (CM 560) 107 3.1. Hợp đồng kiểm toán (CM 210) • Khái niệm • Các yếu tố của hợp đồng kiểm toán • Hợp đồng kiểm toán nhiều năm • Chấp nhận sửa đổi hợp đồng 108 3.1. Hợp đồng kiểm toán (CM 210) Khái niệm Hợp đồng kiểm toán: Là sự thoả thuận bằng văn bản giữa các bên tham gia ký kết (DNKT, khách hàng) về các điều khoản và điều kiện thực hiện kiểm toán của khách hàng và DNKT, trong đó xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán, quyền và trách nhiệm của mỗi bên, hình thức báo cáo kiểm toán, thời gian thực hiện và các điều khoản về phí, về xử lý khi tranh chấp hợp đồng. 109 3.1. Hợp đồng kiểm toán (CM 210) Các yếu tố của hợp đồng kiểm toán: Hợp đồng kiểm toán phải có đầy đủ các điều khoản chung của hợp đồng kinh tế theo qui định. Ngoài ra, hợp đồng kiểm toán còn có những nội dung sau: – Mục đích, phạm vi và nội dung kiểm toán hoặc dịch vụ khác; – Trách nhiệm của đơn vị trong việc lập và trình bày BCTC, cung cấp chứng từ, tài liệu kế toán và những thông tin khác liên quan đến công việc kiểm toán; – Phạm vi kiểm toán, hình thức báo cáo kiểm toán hoặc hình thức khác thể hiện kết quả kiểm toán; – Có điểm nói rõ là trên thực tế có những rủi ro khó tránh khỏi do bản chất và những hạn chế vốn có của kiểm toán. – ... 110 3.1. Hợp đồng kiểm toán (CM 210) Hợp đồng kiểm toán nhiều năm Hợp đồng kiểm toán có thể được ký cho nhiều năm tài chính. Nếu hợp đồng kiểm toán đã được ký cho nhiều năm, trong mỗi năm DNKT và khách hàng phải cân nhắc xem nếu có những điểm cần phải thay đổi, bổ sung thì phải thoả thuận bằng văn bản về những điều khoản và điều kiện thay đổi của hợp đồng cho năm kiểm toán hiện hành. Văn bản này được coi là phụ lục của hợp đồng kiểm toán đã ký trước đó. 111 3.1. Hợp đồng kiểm toán (CM 210) Chấp nhận sửa đổi hợp đồng Nếu khách hàng có yêu cầu sửa đổi hợp đồng làm cho mức độ đảm bảo của kiểm toán giảm đi thì DNKT phải xem xét có chấp nhận yêu cầu này của khách hàng hay không. DNKT sẽ không chấp nhận thay đổi hợp đồng nếu không có đủ lý do chính đáng. Nếu DNKT không thể chấp nhận sửa đổi hợp đồng và không được phép tiếp tục thực hiện hợp đồng ban đầu, thì DNKT phải đình chỉ ngay công việc kiểm toán và phải thông báo cho các bên theo qui định của hợp đồng và các qui định có liên quan, như người đại diện ký hợp đồng, Hội đồng quản trị hoặc các cổ đông về những lý do dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng kiểm toán./. 112 3.2. Hiểu biết về tình hình kinh doanh (CM 310) • Sự cần thiết • Trách nhiệm của KTV • Những nội dung cần hiểu biết về tình hình kinh doanh 113 3.2. Hiểu biết về tình hình kinh doanh (CM 310) • Sự cần thiết: KTV phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán mà theo KTV có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, đến việc kiểm tra của KTV hoặc đến báo cáo kiểm toán. 114 3.2. Hiểu biết về tình hình kinh doanh (CM 310) Trách nhiệm của KTV: Thu thập thông tin về tình hình kinh doanh của đơn vị được kiểm toán từ các nguồn và sử dụng những hiểu biết đó để đưa ra các xét đoán chuyên môn và các công việc khác như: – Đánh giá rủi ro và xác định các vấn đề đáng chú ý; – Lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán một cách hiệu quả; – Đánh giá bằng chứng kiểm toán; – Cung cấp dịch vụ tốt hơn cho đơn vị được kiểm toán. 115 3.2. Hiểu biết về tình hình kinh doanh (CM 310) Những nội dung cần hiểu biết về tình hình kinh doanh: KTV phải hiểu biết về tình hình kinh doanh của đơn vị được kiểm toán, gồm: – Hiểu biết chung về nền kinh tế; – Môi trường và lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán; – Nhân tố nội tại của đơn vị được kiểm toán: • • • • • Các đặc điểm quan trọng về sở hữu và quản lý; Tình hình kinh doanh của đơn vị; Khả năng tài chính; Môi trường lập báo cáo; Yếu tố luật pháp./. 116 3.3. Trọng yếu & rủi ro (CM320, 330,400) • Các khái niệm • Mô hình rủi ro • Mối quan hệ Trọng yếu, Rủi ro và Bằng chứng kiểm toán 117 3.3. Trọng yếu & rủi ro (CM320, 330,400) Các khái niệm • Trọng yếu: Lµ thuËt ng÷ dïng ®Ó thÓ hiÖn tÇm quan träng cña mét th«ng tin (mét sè liÖu kÕ to¸n) trong b¸o c¸o tµi chÝnh. Th«ng tin ®­îc coi lµ träng yÕu cã nghÜa lµ nÕu thiÕu th«ng tin ®ã hoÆc thiÕu tÝnh chÝnh x¸c cña th«ng tin ®ã sÏ ¶nh h­ëng ®Õn c¸c quyÕt ®Þnh cña ng­êi sö dông b¸o c¸o tµi chÝnh. • Rủi ro tiềm tàng (IR): Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ. 118 3.3. Trọng yếu & rủi ro (CM320, 330,400) Các khái niệm • • • Rủi ro kiểm soát (CR): Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời. Rủi ro phát hiện (DR): Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán, KTV và DNKT không phát hiện được. Rủi ro kiểm toán (AR): Là rủi ro do KTV và DNKT đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu 119 3.3. Trọng yếu & rủi ro (CM320, 330,400) Mô hình rủi ro AR = IR x CR x DR Trong khâu lập kế hoạch kiểm toán AAR PDR = IR x CR 120 3.3. Trọng yếu & rủi ro (CM320, 330,400) Mối quan hệ trọng yếu, rủi ro và BCKT •Sự tin cậy của những người sử dụng bên ngoài •Khả năng thất bại về tài chính •Tính trung thực của ban giám đốc •Tính chất kinh doanh •Các yếu tố liên quan đến sai phạm phát sinh từ BCTC bị gian lận. •Tính trung thực của ban giám đốc •Kết quả của những lần kiểm toán trước •Kiểm toán lần đầu hay tiếp tục •Các bên liên quan •Các nghiệp vụ không thường xuyên AAR IR PDR Evidence •… •Hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ •… •Định tính •Định lượng CR Trọng yếu 121 3.6. Xây dựng kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán (CM 300) • Kế hoạch chiến lược • Kế hoạch tổng quát • Chương trình kiểm toán 122 3.7. Thực hiện kiểm toán trong môi trường tin học (CM số 401) • Sự cần thiết phải đánh giá môi trường tin học • Các giai đoạn đánh giá môi trường tin học 123 3.7. Thực hiện kiểm toán trong môi trường tin học (CM số 401) Sự cần thiết phải đánh giá môi trường tin học Trong kiểm toán BCTC, KTV cần đánh giá ảnh hưởng của môi trường tin học lên quá trình kiểm toán. Môi trường tin học có thể ảnh hưởng đến : – Các thủ tục KTV áp dụng nhằm tìm hiểu về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ – Việc xác định rủi ro cố hữu và rủi ro kiểm soát trong đánh giá rủu ro kiểm toán. – Việc xây dựng và thực hiện thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản phù hợp để đạt được mục tiêu kiểm toán. 124 3.7. Thực hiện kiểm toán trong môi trường tin học (CM số 401) Các giai đoạn đánh giá môi trường tin học • Khi lập kế hoạch kiểm toán BCTC với những mảng công việc có thể chịu ảnh hưởng của môi trường tin học của khách hàng, KTV phải tính đến tầm quan trọng và độ phức tạp của hệ thống tin học và tính sẵn có của những dữ liệu tin học có thể cần cho kiểm toán. • Khi đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ, KTV đánh giá rủi ro cố hữu và rủi ro kiểm soát cho các cơ sở dẫn liệu liên quan đến các khoản mục trên BCTC doanh nghiệp. Những rủi ro cố hữu và rủi ro kiểm soát trong môi trường tin học có thể có tác động lan tỏa lẫn tác động hẹp trên một loại khoản mục đến khả năng có sai sót trọng yếu trong những tình huống xác định. • Khi xác định các thủ tục kiểm toán trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV cần tính đến môi trường tin học nhằm giảm rủi ro kiểm toán đến một mức độ chấp nhận được. 125 3.8. Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử dụng dịch vụ bên ngoài (CM số 402) • • • Dịch vụ bên ngoài? Sự cần thiết? Các yếu tố cần xem xét? Dịch vụ bên ngoài? – Dịch vụ ghi sổ kế toán, – Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính, – Dịch vụ tin học 126 3.8. Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử dụng dịch vụ bên ngoài (CM số 402) Sự cần thiết? Để đánh giá ảnh hưởng của các dịch vụ bên ngoài đến hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm lập kế hoạch kiểm toán và xây dựng phương pháp tiếp cận có hiệu quả. 127 3.8. Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử dụng dịch vụ bên ngoài (CM số 402) Các yếu tố cần xem xét? • Tính chất của các dịch vụ bên ngoài. • Điều kiện thoả thuận và mối liên hệ giữa đơn vị sử dụng dịch vụ và đơn vị cung cấp dịch vụ • Các cơ sở dẫn liệu trên BCTC chịu ảnh hưởng bởi việc sử dụng đến dịch vụ bên ngoài. • Các rủi ro cố hữu liên quan đến các cơ sở dẫn liệu nêu trên. • Tác động qua lại của hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ của đơn vị sử dụng dịch vụ và đơn vị cung cấp dịch vụ • Các thủ tục kiểm soát nội bộ của đơn vị sử dụng dịch vụ đối với các nghiệp vụ được xử lý bởi tổ chức bên ngoài • Tổ chức nội bộ và khả năng tài chính của đơn vị cung cấp dịch vụ ...Các yếu tố cần xem xét?  Trên cơ sở xem xét các yếu tố nêu trên, KTV kết luận hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ không ảnh hưởng (hoặc có ảnh hưởng đáng kể) lên đơn vị sử dụng dịch vụ và do đó không ảnh hưởng (hoặc có tác động) đến kiểm toán. KTV phải thu thập thông tin về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ và ấn định rủi ro kiểm soát ở mức độ phù hợp. 128 3.9. Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính (CM 700) • • • Báo cáo kiểm toán? Các yếu tố? Các loại ý kiến? 129 3.10. Những thông tin khác trong tài liệu có BCTC đã kiểm toán (CM 720) • • • • Thông tin khác? Tiếp cận thông tin? Xem xét các thông tin khác? Những điểm mâu thuẫn trọng yếu được phát hiện? 130 3.10. Những thông tin khác trong tài liệu có BCTC đã kiểm toán (CM 720) Thông tin khác? • Là những thông tin tài chính và phi tài chính, theo luật hoặc thông lệ, khi phát hành báo cáo tài chính doanh nghiệp có thể đưa vào đó những thông tin khác, như: báo cáo quản lý của Ban Giám đốc hoặc của Hội đồng quản trị về hoạt động của doanh nghiệp, về những tóm tắt hoặc số liệu quan trọng về nhân lực, về nội dung chi theo kế hoạch, các tỷ suất tài chính, danh sách ban lãnh đạo và những số liệu theo quý đã được chọn lựa. Tiếp cận thông tin • Thông qua báo cáo thường niên, tiếp cận kịp thời. 131 3.10. Những thông tin khác trong tài liệu có BCTC đã kiểm toán (CM 720) Xem xét các thông tin khác Do Mục tiêu và phạm vi kiểm toán báo cáo tài chính giới hạn trách nhiệm của kiểm toán viên ở những thông tin đã được xác định trong báo cáo tài chính nên KTV không có trách nhiệm cụ thể phải xác định xem liệu những thông tin khác có được trình bày đúng hay không. Tuy nhiên, KTV phải xem xét những thông tin khác được công bố cùng với báo cáo tài chính đã được kiểm toán để xác định những điểm không nhất quán (mâu thuẫn) trọng yếu so với báo cáo tài chính đã được kiểm toán. 132 3.10. Những thông tin khác trong tài liệu có BCTC đã kiểm toán (CM 720) Những điểm mâu thuẫn trọng yếu được phát hiện Khi có điểm không nhất quán trọng yếu thì phải xác định cần sửa đổi báo cáo tài chính hay sửa đổi những thông tin khác cùng được trình bày trong tài liệu có báo cáo tài chính đã được kiểm toán. – – Nếu việc sửa đổi báo cáo tài chính được kiểm toán là cần thiết nhưng đơn vị không chấp nhận sửa đổi thì phải đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến không chấp nhận. Nếu việc sửa đổi những thông tin khác cùng được trình bày với báo cáo tài chính là cần thiết nhưng đơn vị không chấp nhận sửa đổi, thì kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần phải cân nhắc việc có nên đưa vào trong báo cáo kiểm toán một đoạn nhận xét nêu rõ điểm không nhất quán trọng yếu này hoặc áp dụng những biện pháp khác hay không, như thông báo bằng văn bản cho Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán đối với các vướng mắc của mình về những thông tin khác và tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn pháp luật. 133 3.11. Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC (CM 560) • Các sự kiện phát sinh sau? • Các giai đoạn phát sinh sau? 134 3.11. Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC (CM 560) Các sự kiện phát sinh sau? • Là những sự kiện có ảnh hưởng đến BCTC đã phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày khoá sổ kế toán lập BCTC để kiểm toán đến ngày ký BCKT; và những sự kiện được phát hiện sau ngày ký BCKT. 135 3.11. Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC (CM 560) Các giai đoạn phát sinh sau? Các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập BCTC liên quan đến trách nhiệm của KTV gồm 3 giai đoạn: – Các sự kiện phát sinh đến ngày ký BCKT • – – Phải thực hiện những thủ tục kiểm toán, thu thập bằng chứng để xác định tất cả những sự kiện xét thấy có ảnh hưởng đến BCTC, phải yêu cầu đơn vị điều chỉnh or thuyết minh trong BCTC. Các sự kiện được phát hiện sau ngày ký BCKT nhưng trước ngày công bố BCTC Các sự kiện được phát hiện sau ngày công bố báo cáo tài chính. 136 Các trường hợp phát sinh sau và BCKT Đối với sự kiện phát sinh đến ngày ký BCKT Nếu có ảnh hưởng đến BCTC, yêu cầu đơn vị điều chỉnh hoặc thuyết minh trong BCTC (đ.10-13).  CNTB/TP/TN Trường hợp đơn vị chấp nhận sửa đổi Đối với sự kiện được phát hiện sau ngày ký BCKT nhưng trước ngày công bố BCTC: Đối với sự kiện được phát hiện sau ngày công bố BCTC: Phải cân nhắc việc có nên sửa lại BCTC và BCKT hay không và phải thảo luận với GĐ đơn vị được kiểm toán để có biện pháp phù hợp cho từng trường hợp cụ thể (đ.14-15). Trường hợp đơn vị không chấp nhận sửa đổi. Phải cân nhắc việc có nên sửa lại BCTC và BCKT hay không; phải thảo luận với GĐ đơn vị và có những biện pháp thích hợp theo từng trường hợp cụ thể (Đ.19,20). BCKT mới dựa trên BCTC đã sửa đổi BCKT chưa được gửi cho đơn vị được kiểm toán Chấp nhận từng phần/ Không chấp nhận BCKT đã được gửi cho đơn vị được kiểm toán Yêu cầu không công bố BCTC & BCKT/ Ngăn chặn bên thứ ba sử dụng BCKT trường hợp KTV yêu cầu, đơn vị được kiểm toán chấp nhận sửa đổi BCTC Công bố BCKT mới phù hợp BCTC đã sửa đổi (Có nêu rõ nguyên nhân) trường hợp yêu cầu nhưng không chấp nhận sửa đổi. Áp dụng biện pháp ngăn chặn bên thứ ba sử dụng và thông báo cho đơn vị được kiểm toán biết 137 4. CÁC DỊCH VỤ KHÁC DO DNKT CUNG CẤP 1. 2. 3. 4. Báo cáo kiểm toán về những công việc kiểm toán đặc biệt (CM 800) Công tác soát xét BCTC (CM 910) Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước (CM 920) Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính (CM 930) 138 This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Chủ đề

Bài tiểu luận mẫu Đơn xin việc Lý thuyết Dow Hóa học 11 Mẫu sơ yếu lý lịch Tài chính hành vi Giải phẫu sinh lý Atlat Địa lí Việt Nam Đề thi mẫu TOEIC Đồ án tốt nghiệp Trắc nghiệm Sinh 12 Thực hành Excel adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?

Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.

Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web này

Từ khóa » Slideshare Rủi Ro Kiểm Toán