Chuyên đề Phi Kim Cacbon Và Silic - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Hóa học
Chuyên đề Phi kim Cacbon và silic

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.69 KB, 23 trang )

CHUYÊN ĐỀ PHI KIMCACBON – SILIC VÀ HỢP CHẤTA. LÝ THUYẾT:I. CACBON1. Vị trí - Cấu hình electron nguyên tửa. Vị trí- Cacbon ở ô thứ 6, chu kỳ 2, nhúm IVA của bảng tuần hoànb. Cấu hình electron nguyên tử1s22s22p2. C có 4 electron lớp ngoài cùng- Các số oxi hóa của C là: -4, 0, +2, +42. Tính chất vật lý- C có ba dạng thù hình chính: Kim cương, than chỡ và fuleren3. Tính chất hóa học- Trong các dạng tồn tại của C, C vô định hình hoạt động hơn cả về mặt hóa học.- Trong các phản ứng hóa học C thể hiện hai tính chất:Tính oxi hóa và tính khử. Tuy nhiên tính khử vẫn là chủ yếu của C.a. Tính khử* Tác dụng với oxi0+40tC + O2 → C O2 . Ở nhiệt độ cao C lại khử CO2 theo phản ứng0+4+20tC + C O 2 → 2C O* Tác dụng với hợp chất0+40tC +4HNO3 → CO2 + 4NO2 +2H2Ob. Tính oxi hóa* Tác dụng với hidro0-40t , xtC+2H2 → C H4* Tác dụng với kim loại0-4t3C+ 4Al → Al 4 C3 (nhóm cacbua)II. CACBON MONOXIT1. Tính chất hóa học- Tính chất hóa học đặc trưng của CO là tính khử+20+40t2 C O + O 2 → 2 C O2+20+4t3C O + Fe 2O 3 → 3C O 2 + 2Fe2. Điều chếa. Trong phòng thí nghiệmH2SO4(dac),t0HCOOHCO+ H2O→b. Trong công nghiệp: Khử CO được điều chế theo hai phương pháp* Khí than ướt10500 C→ CO + H2C+H2O¬* Khí lò gast0C+O2CO2→t0CO2 +C→ 2COIII. CACBON ĐIOXIT1. Tính chấta. Tính chất vật lý- Là chất khí không màu, nặng gấp 1,5 lần không khí.1- CO2 (rắn) là một khối màu trắng, gọi là “nước đá khô”. Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa,được dùng tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm.b. Tính chất hóa học- Khí CO2 không cháy, không duy trì sự cháy của nhiều chất.- CO2 là oxit axit, khi tan trong nước cho axit cacbonic→ H2CO3 (dd)CO2 (k) + H2O (l)¬- Tác dụng với dung dịch kiềmCO2 +NaOH→NaHCO3CO2 + 2NaOH→Na2CO3+H2OTùy vào tỉ lệ phản ứng mà có thể cho ra các sản phẩm muối khác nhau.2. Điều chếa. Trong phòng thí nghiệmCaCO3+2HCl→ CaCl2+ CO2↑+H2Ob. Trong công nghiệp- Khí CO2 được thu hồi từ qúa trình đốt cháy hoàn toàn than.IV. AXIT CACBONIC - MUỐI CACBONAT1. Axit cacbonic- Là axit kém bền, chỉ tồn tại trong dung dịch loãng, dễ bị phân hủy thành CO2 và H2O.- Là axit hai nấc, trong dung dịch phân li hai nấc.→ H+ +HCO3H2CO3 ¬→ H+ +CO32HCO-3 ¬2. Muối cacbonat- Muối cacbonat của các kim loại kiềm, amoni và đa số muối hiđrocacbonat đều tan. Muối cacbonatcủa kim loại khác thì không tan.- Tác dụng với dd axitNaHCO3 + HCl→NaCl+ CO2↑ + H2O+HCO3+H→CO2↑ + H2ONa2CO3 + 2HCl→2NaCl + CO2↑ + H2O+CO32+2H→CO2↑ + H2O- Tác dụng với dd kiềmNaHCO3 +NaOH→Na2CO3+H2O2HCO3CO3+OH→+H2O- Phản ứng nhiệt phânt0MgCO3(r)MgO(r) +CO2(k)→0t2NaHCO3(r)Na2CO3(r) + CO2(k)+ H2O(k)→V. SILIC1. Tính chất vật lý- Silic có hai dạng thù hình: silic tinh thể và silic vô định hình.2. Tính chất hóa học- Silic có các số oxi hóa: -4, 0, +2 và +4 (số oxi hóa +2 đặc trưng hơn).- Trong các phản ứng hóa học, silic vừa thể hiện tính oxi húa vừa thể hiện tính khử.a. Tính khử0+4Si+2F2 → Si F40+40tSi+ O 2 → Si O 20+4Si+ 2NaOH + H 2O → Na 2 Si O 3 + 2H 2 ↑b. Tính oxi hóa00-4t2Mg + Si → Mg 2 Si3. Điều chế2- Khử SiO2 ở nhiệt độ caot0SiO2 + 2MgSi + MgO→VI. HỢP CHẤT CỦA SILIC1. Silic đioxit- SiO2 là chất ở dạng tinh thể.- Tan chậm trong dung dịch kiềm đặc nóng, tan dễ trong kiềm nóng cháy.t0SiO2+ 2NaOH→ Na2SiO3 + H2O- Tan được trong axit HFSiO2+4HF→SiF4 +2H2O- Dựa vào tính chất này, người ta dùng dung dịch HF để khắc chữ lên thủy tinh.2. Axit silixic- H2SiO3 là chất ở dạng keo, khụng tan trong nước. Khi mất một phần nước tạo thành vật liệu xốp làsilicagen. Dựng để hút hơi ẩm trong các thùng đựng hàng hóa.- Axit silixic là axit yếu, yếu hơn cả axit cacbinic nên bị axit này đẩy ra khỏi dung dịch muối.Na2SiO3 + CO2 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3↓3. Muối silicat- Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng.- Vải tẩm thủy tinh lỏng sẻ khó cháy, ngoài ra thủy tinh lỏng cũng được dựng để chế tạo keo dán thủytinh và sứ.B. CÁC DẠNG BÀI TẬPDạng 1: Bài tập về tính khử của CO; CChú ý:Đốt cháy Cacbon bởi oxi: Có 2 trường hợp như sau:+) Nếu thừa oxi: C + O2 → CO2.Hỗn hợp khí sau phản ứng gồm CO2 và O2 (dư).+) Nếu thiếu oxi: C + O2 → CO2 ; CO2 + C → 2COHỗn hợp khí sau phản ứng gồm CO2 và CO dư.VÍ DỤ MINH HỌABài 1. Dẫn khí CO dư qua ống đựng bột một oxit sắt (FexOy) ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng kếtthúcthu được 0,84 gam sắt và dẫn khí sinh ra vào nước vôi trong dư thì thu được 2 gam kết tủa. Xácđịnh công thức phân tử của FexOy.Hướng dẫnnCaCO3 = 2/100 = 0,02 mol; nFe = 0,84/56 = 0,015 molPhản ứng : FexOy+yCO----> xFe0,02x/y+yCO2← 0,02CO2 + Ca(OH)2 ------> CaCO3 + H2O0,020,02Ta có nFe = 0,02x/y = 0,015 => 0,015/0,02 = x/y3Vậy CTPT của oxit là Fe2O3Bài 2. Khử 16 gam hỗn hợp các oxit kim loại : FeO, Fe2O3, Fe3O4, CuO và PbO bằng khí CO ở nhiệtđộ cao, khối lượng chất rắn thu được là 11,2 gam. Tính thể tích khí CO đã tham gia phản ứng (đktc).Hướng dẫnÁp dung ĐLBT khối lượngnCO2 = nCO = x molmoxit + mCO = mchất rắn +mCO228x – 44x = 11,2 – 16==> x = 0,3.Vậy VCO = 0,3.22,4 = 6,72 litBài 3. Có 18 gam hỗn hợp 2 khí CO và CO2 chiếm thể tích 11,2 lít (đktc). Xác định thể tích khí COsau khi cho 18 gam hỗn hợp khí này qua than nóng đỏ (phản ứng hoàn toàn).Hướng dẫnGọi nCO, nCO2 ban đầu lần lượt là x, y (mol), ta có 2 phương trình:x + y = 0,5 và 30x + 46y = 18 →Pthh: CO2x = 0,25 mol; y = 0,25mol.+ C → 2CO (*)Suy ra nCO( ở *) = 2nCO2 = 2x = 0,5 mol.Vậy tổng nCO = 0,25 + 0,5 = 0,75 mol → VCO = 16,8 lítBÀI TẬP RÈN LUYỆNCâu 1: Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao.Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn còn lại là :A. Cu, Fe, ZnO, MgO.B. Cu, Fe, Zn, Mg.C. Cu, Fe, Zn, MgO.D. Cu, FeO, ZnO, MgO.Câu 2: Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thuđược chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử cácphản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm.A. MgO, Fe3O4, Cu.B. MgO, Fe, Cu.C. Mg, Fe, Cu.D. Mg, Al, Fe, Cu.Câu 3: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phảnứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu làA. 0,8 gam.B. 8,3 gam.C. 2,0 gam.4D. 4,0 gam.Câu 4: Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồmCuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32gam. Giá trị của V là :A. 0,224 lít.B. 0,560 lít.C. 0,112 lít.D. 0,448 lít.Câu 5: Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO,Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ởtrên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V làA. 0,896 lít.B. 1,120 lít.C. 0,224 lít.D. 0,448 lít.Câu 6: Hoà tan hoàn toàn 20,0 gam một oxit kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 50,0 gammuối. Khử hoàn toàn lượng oxit đó thành kim loại ở nhiệt độ cao cần V lít khí CO (đktc). Giá trị của VlàA. 2,80 lít.B. 5,60 lít.C. 6,72 lít.D. 8,40 lít.Câu 7: Cho H2 dư qua 8,14 gam hỗn hợp A gồm CuO, Al2O3 và FexOy nung nóng. Sau khi phản ứngxong, thu được 1,44g H2O và a gam chất rắn. Giá trị của a là :A. 6,70g.B. 6,86g.C. 6,78g.D. 6,80g.Câu 8: Khử 3,48 g một oxit của kim loại M cần dùng 1,344 lít H2(đktc). Toàn bộ lượng kim loại Msinh ra cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít H2 (đktc). Công thức oxit là :A. Fe3O4.B. Fe2O3.C. FeO.D. ZnO.Câu 9: Cho khí CO qua ống chứa 15,2g hỗn hợp gồm CuO và FeO nung nóng. Sau một thời gian thuđược hỗn hợp khí B và 13,6g chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m gamkết tủa. Giá trị của m là :A. 15g.B. 10g.C. 20g.D. 25g.Câu 10: Dẫn một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng m (g) Fe3O4 và CuO nung nóng đến khi phản ứnghoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra khỏi bình được dẫn qua dung dịch nướcvôi trong dư thu được 5 gam kết tủa. Giá trị của m là :A. 6,24g.B. 5,32g.C. 4,56g.D. 3,12g.Câu 11: Chia 47,2 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 và Fe3O4 thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 khử hoàntoàn bằng CO dư ở nhiệt độ cao thu được 17,2 gam 2 kim loại. Phần 2 cho tác dụng vừa đủ với dungdịch H2SO4 loãng, thu được m gam muối. Giá trị của m làA. 124 g.B. 49,2 g.C. 55,6 g.D. 62 g.Câu 12: Cho 4,48 lít khí CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khiphản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công thức củaoxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng.A. Fe2O3; 65%.B. Fe3O4; 75%.C. FeO; 75%.5D. Fe2O3; 75%.Câu 13: Dẫn từ từ V lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO và H2 qua ống sứ chứa 16,8 gam hỗn hợp CuO,Fe3O4 và Al2O3 nung nóng đến khi X phản ứng hết, thu được hỗn hợp khí và hơi nặng hơn khối lượngcủa X là 0,32 gam.a)Giá trị của V làA. 0,112 lít.b)B. 0,224 lít.C. 0,448 lít.D. 0,896 lít.Số gam chất rắn còn lại trong ống sứ làA.12,12g.B. 16,48g.C. 17,12g.D. 20,48g.Câu 14: Cho hỗn hợp A gồm 0,1 mol Fe và 0,2 mol Fe2O3 vào trong một bình kín dung tích không đổi11,2 lít chứa CO (đktc). Nung nóng bình 1 thời gian, sau đó làm lạnh tới 0oC. Hỗn hợp khí trong bìnhlúc này có tỉ khối so với H2 là 15,6.a)Số gam chất rắn còn lại trong bình sau khi nung là.A. 20,4g.b)B. 35,5g.C. 28,0g.D. 36,0g.Nếu phản ứng xảy ra với hiệu suất 100% thì số gam chất rắn sau khi nung làA. 28,0g.B. 29,6g.C. 36,0g.D. 34,8g.Câu 15: Hỗn hợp A gồm CuO và MO theo tỷ lệ mol tương ứng là 1: 2 (M là kim loại hóa trị khôngđổi). Cho 1 luồng H2 dư đi qua 2,4 gam A nung nóng thu được hỗn hợp chất rắn B. Để hoà tan hết Bcần 40 ml dung dịch HNO3 2,5M và thu được V lít khí NO duy nhất (đktc). Hiệu suất các phản ứng đạt100%.a)Kim loại M làA. Ca.b)B. Mg.C. Zn.D. Pb.Giá trị của V làA. 0,336 lít.B. 0,448 lít.C. 0,224 lít.D. 0,672 lít.Câu 16: Khử hoàn toàn 32,20 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 và ZnO bằng CO ở nhiệt độ cao thu được25,00 gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại. Cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 thì thu được V lítkhí NO duy nhất (đktc) và dung dịch chứa m gam muối (không chứa NH4NO3).a)Giá trị của m làA. 52,90g.b)B. 38,95g.C. 42,42g.D. 80,80g.C. 6,72 lít.D. 4,48 lít.Giá trị của V làA. 20,16 lít.B. 60,48 lít.Câu 17: Chia 48,2 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 và ZnO thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tácdụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư rồi lấy dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH thìthu được lượng kết tủa lớn nhất là 30,4 gam. Phần 2 nung nóng rồi dẫn khí CO đi qua đến khí phảnứng hoàn toàn thu được m gam hỗn hợp 3 kim loại.6a)Giá trị của m làA. 18,5g.b)B. 12,9g.C. 42,6g.D. 24,8g.Số lít khí CO (đktc) đã tham gia phản ứng làA. 15,68 lít.B. 3,92lít .C. 6,72 lít.D. 7,84 lít.Câu 18: Khử hoàn toàn 69,6 gam hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 và CuO ở nhiệt độ cao thành kimloại cần 24,64 lít khí CO (đktc) và thu được x gam chất rắn. Cũng cho 69,6 gam A tác dụng với dungdịch HCl vừa đủ thu được dung dịch B chứa y gam muối. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dưthấy tạo thành z gam kết tủa.a)Giá trị của x làA. 52,0g.b)B. 34,4g.C. 42,0g.D. 28,8g.B. 130,1g.C. 112,5g.D. 208,2g.B. 89,4g.C. 88,3g.D. 87,2.gGiá trị của y làA. 147,7g.c)Giá trị của z làA. 70,7g.Câu 19: Khử hoàn toàn 18,0 gam một oxit kim loại M cần 5,04 lít khí CO (đktc). Công thức của oxitlàA. Fe2O3.B. FeO.C. ZnO.D. CuO.Câu 20: Dẫn một luồng khí CO qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp CuO, Fe2O3, Fe3O4 và Al2O3 rồi chokhí thoát ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 15 gam kết tủa. Chất rắn còn lạitrong ống sứ có khối lượng 215,0 gam. Giá trị của m làA. 217,4g.B. 219,8g.C. 230,0g.D. 249,0g.ĐÁP ÁN12345678910CBDDADBABD11121314151617181920CDC,BD,AB,CD,CA,DA,B,BDADạng 2: Bài tập về phản ứng của CO2 với các dung dịch kiềmBài toán thuận: Cho chất tham gia phản ứng, tìm sản phẩm: Với bài toán loại này ta chỉ cần tính tỉ sốmol gữa OH- và O2 (SO2)Đặt k= nOH-/nCO2 Khi đó nếu:7+ k≤ 1 sản phẩm thu được là muối axit, tức là chi xảy ra phản ứng:OH- + CO2 →HCO3-(1)+ k≥ 2 sản phẩm thu được là muối trung hòa, tức là chỉ xảy ra phản ứng:2OH- + CO2 → CO32-+ H2O (2)+ 1< k < 2 : sản phẩm gồm cả 2 muối, tức là xảy ra cả (1) và (2), khi đó lập hệ phương trình theo sốmol CO2 và số mol OH- sẽ tìm được số mol 2 muối.Bài toán nghịch: Cho sản phẩm, hỏi chất tham gia phản ứng:VD: Cho x mol CO2 tác dụng với a mol OH- tạo thành b kết tủa ( b mol muối trung hòa). Tìm giá trị xbiết a,b.Giải: Với bài toán này thì chúng ta chú ý đến giá trị a, b.-Nếu a=2b thì bài toán rất đơn giản x= b- Nếu a> 2b thì bài toán có thể có 2 đáp số vì xảy ra 2 trường hợp+ Trường hợp 1: OH- dư, tức là chỉ xảy ra phản ứng (2) Vậy x= b+ Trường hợp 2; Xảy cả 2 phản ứng (1),(2): Vậy x= a-bVí dụ minh họaCâu 1. Hấp thụ hoàn toàn 0,16 mol CO2 vào 2 lít dd Ca(OH)2 0,05 M thu được kết tủa X và dd Y. Chobiết khổi lượng dd Y tăng hay giảm bao nhiêu so với dd Ca(OH)2 ban đầu?Lời giảiCO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O0,10,12CO2+ CaCO3 + H2O0,16 – 0,1=>0,1→ Ca(HCO3)2→ 0,06n↓= 0,04 moln↓= 0,04 mol => m ↓= 4g< 0,16 . 44 = 7,04g=> mdd tăng = 7,04 – 4 = 3,04gCâu 2. Thổi V lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dd Ca(OH)2 1M thu được 6g kết tủa. Lọc kết tủa đun nóngdd lại thấy có kết tủa nữa. Tìm V?Lời giảiDd sau phản ứng ↓ => có Ca(HCO3)2 taọ thành8BTNT Ca 0,1 = 0,06 + nCa(HCO3)2nCO2= nCaCO3+ 2. nCa(HCO3)2=> nCa(HCO3)2= 0,04 mol= 0,14 molVCO2 = 3,136 lCâu 3. Sục 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 300ml dd Ca(OH)2 0,2M và NaOH 0,3 M thu được m (g) kếttủa và dd Y. Cô cạn dd Y thu được m’( g) chất rắn khan. Tìm m và m’Lời giảinCO2 = 0,15 mol. nOH- = 0,21 mol, nCa2+ = 0,06 molCO2 + 2OH- → CO32- + H2O0,1050,21→ 0,105CO2+ CO32- + H2O → 2HCO3-0,045 → 0,045→0,09nCO2-3 = 0,06molCa2+CO32- → CaCO3+0,060,060,06=> m↓ = 6g=> m crắn = 0,09 . 84 = 7,56gCâu 4. Sục 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 500ml dd NaOH 0,1 M và Ba(OH)2 0,2M tính m kết tủa thuđược?Lời giảinCO2 = 0,2 mol. nOH- = 0,25 mol, nBa2+ = 0,1 molCO2 + 2OH- → CO32- + H2O0,1250,25CO2→ 0,125+ CO32- + H2O → 2HCO3-0,075 →0,075→1,5nCO32- = 0,05molBa2++CO32- → BaCO30,050,05=> m↓ = 0,05 . 197 = 9,85g9Câu 5. A là hh khí gồm CO2 , SO2 dA/ H2 = 27. Dẫn a mol hh khí A qua bình đựng 1 lít dd NaOH1,5aM. Sau phản ứng cô cạn cẩn thận dd thu được m (g) muối khan. Tìm m theo a?Lời giảiGọi CT chung của 2 oxit MO2 → MMO2 = 54 => M = 22(g)PP nối tiếpMO2+ 2NaOH→ Na2MO3 + H2O0,75a1,5a →0,75aMO2 + Na2CO3 + H2O→ 2NaHCO30,25a → 0,25aSau phản ứng=> m = 0,5a . (46 + 22 + 48) + 0,5a . (24+22+48) = 105aCâu 6. Cho 0,448 lít CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hổn hợp NaOH 0,06M vàBa(OH)2 0,12M thu được m gam kết tủa . Giá trị của m:A.1,182B.3,94C.1,97D.2,364Lời giảinCO2 = 0,02nOH- = 0,03Lập tỉ lệ T = nOH- /nCO2 = 0,03:0,02 = 1,5=> Hai muối tạo thànhnCO32- = 0,01 và nHCO3- = 0,01nBa2+= 0,012=> m = 0,01 . 197 = 1,97=> Chọn CCâu 7: Sục V lít CO2 ( đktc) vào 100ml dung dịch Ca(OH)2 0,2M thu được 1,6 gam kết tủa. Giá trị lớnnhất của V làA. 0,3584B.0,0896C.0,5376Lời giảinOH-= 0,04 mol=> n kết tủa = 0,016-> nCO2 max = 0,04-0,016 = 0,024=> V = 0,024 . 22,4 = 0,5376 lítChọn C10D.0,7168Câu 8. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2(đktc) vào 125 ml Ba(OH)2 1M thì thu được dung dịch X.( coithể tích dung dịch không đổi). Tính nồng độ chất tan trong dung dịch XA. 0,4MB. 0,2MC.0,6MD, 0,8MLời giảinCO2 = 0.15nOH- = 0,251=> có 2 phản ứng tạo 2 muốiTa có : nCO2 = nOH- – n CO32=> nBaCO3 = nOH- - nCO2= 0,25 -0,15 = 0,1 molBảo toàn nguyên tố Ba=> nBa(HCO3)2 = 0,125 – 0,1 = 0,025 mol=>CM= 0,025: 0,125 = 0,2 MChọn BCâu 9. Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít CO2 (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M. Thìsinh ra m gam kết tủa. Giá trị của mA.19,70B.11,73C. 9,85D.11,82Lời giảinCO2= 0,2 molnOH-= 0,05 + 0,2 = 0,25 molnBa2+= 0,1 mol1=>có 2 phản ứng tạo 2 muốiTa có : nCO2 = nOH- – n CO32=> nBaCO3 = nOH- - nCO2 = 0,25 -0,2 = 0,05 mol=> m = 9,85 gamChọn CCâu 10. 2,688lit khí CO2(đktc) + 2,5 lít Ba(OH)2 nồng đô aM. Thu được 15, 6 gam kết tủa. Giá trị củaa?A. 0,04B. 0,03C. 0,048Lời giảinCO2 = 0,12 mol; n BaCO3 = 0,08n BaCO3 < nCO2=> có tạo 2 muối=> nCO2 = nOH- – nBaCO311D. 0,43=> nOH- = 0,12+0,08 = 0,2=> n Ba(OH)2 = 0,1 mol=> a= 0,1/2,5 =0,04Chọn DCâu 11. V lít CO2 ( đktc) + 500ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M tạo thành 10 gam kết tủa . Tìm Vmax?A.2,24B.3,36C.4,48D.6,72Lời giảinOH- = 0.25 molnCaCO3 = 0,1 mol ( nCaCO3< nCa(OH)2)=> có 2 muốinCO2 max = 0,25 – 0,1 = 0,15=> V = 3,36 litChọn B(Vmin = 0,1x22,4 = 2,24)Câu 12. Hấp thu hết CO2 vào dung dịch NaOH được dung dịch A. Biết rằng:Cho từ từ dung dịch HClvào dung dịch A thì phải mất 50ml dd HCl 1M mới thấy bắt đầu có khí thoát ra. Mặt khác cho ddBa(OH)2 dư vào dung dịch A được 7,88 gam kết tủa. Dung dịch A chứa?A. Na2CO3C. NaOH và NaHCO3B. NaHCO3D. NaHCO3, Na2CO3Lời giảinCO2 = nBaCO3 = 7,88 : 197 =0,04 molnH+ = 0,05 molTrường hợp NaOH hết (không còn trong dung dịch A)- Xét đáp án A ( dd chỉ chứa Na2CO3)nNa2CO3 = 0,04CO32- + H+→ HCO30,04----->0,04HCO3- + H+→ CO2 + H2O=> chỉ mất 0,04 mlol HCl thì bắt đầu thoát khí=> loại A- Xét đáp án B: Thấy khí thoát ra ngay khi bắt đầu cho HCl vào do phản ứng:HCO3- + H+→ CO2 + H2O- Xét đáp án D: Thấy khí thoát ra ngay khi nHCl < 0,04nHCl = 0,05-> có OH- trong dung dịch AChọn CCâu 13. Dẫn 5,6 lít CO2 (đktc) vào bình chứa 200ml dung dịch NaOH nồng độ a M; dung dịch thuđược có khả năng tác dụng tối đa 100 ml dung dịch KOH 1M. Giá trị của a là?12A. 0,75B. 1,5C. 2D. 2,5Lời giảiCO2 + 2OH- → CO32-+ H2OnCO2 = 0,25 mol => nó tác dụng được với tối đa là 0,5 mol OH nKOH = 0,1 mol => nNaOH = 0,4 mol => CM = 2M.Chọn CCâu 14. Hấp thụ 3,36 lít SO2 (đktc) vào 0,5 lít hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và KOH 0,2M. Cô cạn dungdịch sau phản ứng thu được khối lượng muối khan làA. 9,5gamB. 13,5gC. 12,6gD. 18,3 gLời giảinSO2 = 0,15 molnOH- = 0,2 molnSO2 = 0,15 mol => phản ứng tạo 2 muốinSO32- = 0,2 – 0,15 = 0,05 mol=> nHSO3- = 0,15-0,05 = 0,1 mol=> m muối khan = 0,05 . 80 + 0,1 . 81 + 0,1 . 23 + 0,1. 39 = 18,3 gamChọn DCâu 15. Hấp thụ hết 0,672 lít CO2 (đktc) vào bình chứa 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,01M. Thêm tiếp0,4gam NaOH vào bình này. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là?A. 1,5gB. 2gC. 2,5gD. 3gLời giảinCO2 = 0,03 molnOH- =0,,04 + 0,01 = 0,05 molnCa 2+ = 0,02 molnCO2 = 0,03 mol => dung dịch sau phản ứng có 2 muốinCO32- = nOH- – nCO2 = 0,05 – 0,03 = 0,02 molLượng kết tủa = 0,02 x100 = 2 gamChọn BMột số bài tập áp dụngBài 1. Dung dịch X chứa NaOH 0,2M và Ca(OH)2 0,1M. Sục 7,84 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dungdịch X thì khối lượng kết tủa thu được là13A. 15 gam.B. 5 gam.C. 10 gam.D. 20 gam.Bài 2. Cho V lít (đktc) CO2 tác dụng với 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 10 gam kết tủa. Vậythể tích V của CO2 làA. 2,24 lít.B. 6,72 lít.C. 8,96 lít.D. 2,24 hoặc 6,72 lítBài 3. Cho 56ml khí CO2 hấp thụ hết vào 100ml dung dịch chứa NaOH 0,02M và Ba(OH)2 0,02M.Khối lượng kết tủa thu được là:A. 0,0432gB. 0,4925gC. 0,2145gD. 0,394gBài 4. Dẫn V lít khí CO2 ( ở đktc) qua 500 ml dung dịch Ca(OH)2 nồng x M , sau phản ứng thu được 3gam kết tủa và dung dịch A. Đun nóng dung dịch A thu được thêm 2 gam kết tủa nữa. Giá trị của V vàx làA. 1,568 lit và 0,1 MB. 22,4 lít và 0,05 MC. 0,1792 lít và 0,1 MD. 1,12 lít và 0,2 MBài 5. Cho V lít khí SO2 ( ở đktc) vào 700 ml Ca(OH)2 0,1 M sau phản ứng thu được 5 gam kết tủa.Giá trị của V là:A. 2,24 lít hoặc 1,12 lítB. 1,68 lít hoặc 2,016 lítC. 2,016 lít hoặc 1,12 lítD. 3,36 lítBài 6. Đốt 8,96 lít H2S (đktc) rồi hoà tan sản phẩm khí sinh ra vào dung dịch NaOH 25% (d = 1,28g/ml) thu được 46,88 gam muối. Thể tích dung dịch NaOH làA. 100 ml.B. 80ml.C. 120 ml.D. 90 ml.Bài 7. Đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam FeS và 12 gam FeS2 thu được khí. Cho khí này sục vào V ml dungdịch NaOH 25% (d=1,28 g/ml) được muối trung hòa. Giá trị tối thiểu của V làA. 50 ml.B. 75 ml.C. 100 ml.D. 120 ml.Bài 8. Đốt cháy hoàn toàn 0,9 gam FeS2 trong O2 dư. Hấp thụ toàn bộ khí thu được vào 100 ml dungdịch gồm NaOH 0,1 M và Ba(OH)2 0,05 M thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?A. 1,080 gamB. 2,005 gamC. 1,6275 gamD. 1,085 gamBài 9. Đốt cháy m gam FeS trong khí O2 dư thu được khí X. Hấp thụ hoàn toàn khí X vào 200 ml dungdịch gồm NaOH 0,1 M và Ba(OH)2 0,1 M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 4,34 gam kết tủa.Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch X thì lại thấy có kết tủa Giá trị của m là:A. 2,53 gamB. 3,52 gamC.3,25 gamD. 1,76 gamBài 10. Sục hết 1,568 lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 0,16M. Sau thí nghiệm đượcdung dịch A. Rót 250 ml dung dịch B gồm BaCl2 0,16M và Ba(OH)2 xM vào dung dịch A được 3,94gam kết tủa và dung dịch C. Nồng độ xM của Ba(OH)2 bằngA. 0,02M.B. 0,025M.C. 0,03M.14D. 0,015M.Bài 11. Nung nóng m gam MgCO3 đến khi khối lượng không đổi thì thu được V lít khí CO2 ( ở đktc).Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 vào 400 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1 M thì thu được 2,5 gam kết tủa vàdung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào X thì thu được a gam kết tủa. Giá trị của V và a là:A. 1,232 lít và 1,5 gamB. 1,008 lít và 1,8 gamC. 1,12 lít và 1,2 gamD. 1,24 lít và 1,35 gamBài 12. Cho m gam FeCO3 tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng (dư) thu được hỗn hợp khí X. Hấpthụ hoàn toàn X vào dung dịch Ca(OH)2 0,05 M dư thì thấy có V lít dung dịch Ca(OH)2 phản ứng vàthu được 2 gam kết tủa. Giá trị m và V là:A. 3,2 gam và 0,5 lítB. 2,32 gam và 0,6 lítC. 2,22 gam và 0,5 lítD. 2,23 gam và 0,3 lítĐÁP ÁN1B4A7B10A2D5C8D11A3B6B9B12BC. LUYỆN TẬP TỔNG HỢP:Câu 1: Các nguyên tử thuộc nhóm IVA có cấu hình e lớp ngoài cùng làA. ns2np2.B. ns2 np3.C. ns2np4.D. ns2np5.Hướng dẫn trả lờiCác nguyên tử thuộc nhóm IVA có 4 electron lớp ngoài cùng → cấu hình e lớp ngoài là ns2np2.Câu 2: Trong nhóm IVA, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, nhận định nào sau đây saiA. Độ âm điện giảm dần.B. Tính phi kim giảm dần, tính kim loại tăng dần.C. Bán kính nguyên tử giảm dần.D. Số oxi hoá cao nhất là +4.Hướng dẫn trả lờiTrong nhóm IVA, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện giảm dần, tính phi kim giảm dần,tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử tăng dần, số oxi hóa cao nhất là +4Câu 3: Kim cương và than chì là các dạng:A. đồng hình của cacbon.B. đồng vị của cacbon.C. thù hình của cacbon.D. đồng phân của cacbon.Hướng dẫn trả lờiKim cương, than chì, fuleren,...đều là các dạng thù hình của cacbonCâu 4: Chọn câu trả lời đúng, trong phản ứng hoá học cacbonA. Chỉ thể hiện tính khử.B. Vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa.C. Chỉ thể hiện tính oxi hoá.D. Không thể hiện tính khử và tính oxi hoá.Hướng dẫn trả lờiCacbon có thể có số oxi hóa +4, +2, -4 nên trong phản ứng hóa học, C vừa thể hiện tính khử vừa thểhiện tính oxi hóaCâu 5: Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai?t0t0A. 3CO + Fe2O3 B. CO + Cl2 → 3CO2 + 2Fe→ COCl21500ttC. 3CO + Al2O3 D. 2CO+ O2 → 2Al + 3CO2→ 2CO2Hướng dẫn trả lờiCác chất khử như C, H2, CO chỉ khử được các oxit kim loại từ Zn trở xuốngCâu 6: Sự hình thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi là nhờ phản ứng hoá học nào sau đây?A. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2B. Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NaOHt0C. CaCO3 CaCO3 → CaO + CO2D. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2OHướng dẫn trả lờiCa(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O là phương trình tạo thành thạch nhũCaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 là phương trình hòa tan thạch nhũ2 phương trình trên tạo thành thạch nhũ có hình thù khác nhau trong hang động đá vôiCâu 7: CO2 không cháy và không duy trì sự cháy nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy.Tuy nhiên, CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây?A. đám cháy do xăng, dầu.B. đám cháy nhà cửa, quần áo.C. đám cháy do magie hoặc nhôm.D. đám cháy do khí ga.Hướng dẫn trả lờiCác kim loại mạnh như Mg, Al,..có thể cháy trong khí CO22Mg + CO2 → 2MgO + CDo đó không dùng CO2 để dập tắt đám cháy do Mg, AlCâu 8: Khí CO2 điều chế trong phòng TN thường lẫn khí HCl và hơi nước. Để loại bỏ HCl và hơinước ra khỏi hỗn hợp, ta dùngA. Dung dịch NaOH đặc.B. dung dịch NaHCO3 bão hoà và dd H2SO4 đặc.C. Dung dịch H2SO4 đặc.D. Dung dịch Na2CO3 bão hoà và dd H2SO4 đặc.Hướng dẫn trả lờiKhi cho khí CO2 có lẫn HCl và hơi nước qua dung dịch NaHCO3 bão hòa thì HCl sẽ tác dụng vớiNaHCO3 tạo ra NaCl, H2O, CO2; sau đó hơi nước sẽ được hấp thụ bởi H2SO4 đặcLoại A,D vì CO2 tác dụng với NaOH đặc, dung dịch Na2CO3 bão hòaLoại C vì không loại bỏ được HClCâu 9: Để phòng nhiễm độc CO, là khí không màu, không mùi, rất độc người ta dùng chất hấp phụ làA. Sắt (II) oxit và mangan oxit.B. đồng(II) oxit và magie oxit.C. Magie oxit và than hoạt tính.D. than hoạt tính.Hướng dẫn trả lờiCuO loại bỏ CO bằng cách tác dụng trực tiếp CO: CuO + CO → Cu + CO2Than hoạt tính loại bỏ CO bằng cách hấp phụ mạnh COCâu 10: “Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khôrất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô làA. CO rắn.B. SO2 rắn.C. H2O rắn.D. CO2 rắn.Hướng dẫn trả lờiĐá khô hay còn gọi là đá khói, băng khô, băng khói, đá CO2 là một dạng rắn của cacbon điôxít CO2Nước đá khô được sản xuất bằng cách nén khí điôxít cacbon thành dạng lỏng, loại bỏ nhiệt gây ra bởiquá trình nén, và sau đó cho điôxít cacbon lỏng giãn nở nhanh. Sự giãn nở này làm giảm nhiệt độ vàlàm cho một phần CO2 bị đóng băng thành "tuyết", sau đó "tuyết" này được nén thành các viên haykhối.Băng khô dưới áp suất thường không nóng chảy thành cacbon điôxít lỏng mà thăng hoa trực tiếp thànhdạng khí ở -78,5oC.Câu 11: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dàitrong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Chất khí nào sau đây là nguyênnhân gây ra hiệu ứng nhà kính ?A. H2.B. N2.C. CO2.D. O2.Hướng dẫn trả lời16Khí CO2 là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kínhCâu 12: Xođa là muốiA. NaHCO3.B. Na2CO3.C. NH4HCO3.D. (NH4)2CO3.Hướng dẫn trả lờiSođa là tên gọi thường gọi của muối Na2CO3 99%Câu 13: Nhận định nào sau đây về muối cacbonat là đúng ? Tất cả muối cacbonat đềuA. tan trong nước.B. bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại và cacbon dioxit.C. không tan trong nước.D. bị nhiệt phân trừ muối cacbonat của kim loại kiềm.Hướng dẫn trả lờiA, B sai, chỉ có muối cacbonat của kim loại kiềm, NH4+ mới tan nhiều trong nướcB sai, muối cabonat của NH4+ ((NH4)2CO3) nhiệt phân cho ra NH3, CO2, H2OCâu 14: Hiện tượng xảy ra khi trộn dung dịch Na2CO3 với dung dịch FeCl3 làA. Xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu.B. Có bọt khí thoát ra khỏi dung dịch.C. Xuất hiện kết tủa màu lục nhạt.D. A và B đúng.Hướng dẫn trả lời3Na2CO3 + 2FeCl3 + 3H2O → 2Fe(OH)3 + 3CO2 + 6NaClVậy nên khi trộn dung dịch Na2CO3 với dung dịch FeCl3 thì xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu và có bọt khíthoát ra khỏi dung dịchCâu 15: Có 3 muối dạng bột NaHCO3, Na2CO3 và CaCO3. Chọn hoá chất thích hợp nhất để nhận biếtmỗi chấtA. Quỳ tím.B. Phenolphtalein.C. Nước và BaCl2.D. Axit HCl và nước.Hướng dẫn trả lờiCho các chất bột hòa tan vào nước thì thấy CaCO3 không tan, NaHCO3 và Na2CO3 tanSau đó cho BaCl2 vào hai dung dịch cái nào có kết tủa là Na2CO3Câu 16: Thành phần chính của khí than ướt làA. CO, CO2, H2, N2B. CH4, CO, CO2, N2C. CO, CO2, H2, NO2D. CO, CO2, NH3, N2Hướng dẫn trả lờiKhí CO được sản xuất bằng cách cho hơi nước qua than nung đỏt0C + H2O → CO + H2Hỗn hợp khí tạo thành được gọi là khí than ướt, chứa trung bình khoảng 44% CO, còn lại là các khíkhác như CO2, H2, N2Câu 17: Thành phần chính của khí than than khô làA. CO, CO2, N2B. CH4, CO, CO2, N2C. CO, CO2, H2, NO2D. CO, CO2, NH3, N2Hướng dẫn trả lờiKhí CO còn được sản xuất trong các lò gas bằng cách thổi không khí qua than nung đỏ. Ở phần dướicủa lò, cacbon cháy tạo thành CO2 Khi qua than nung đỏ, CO2 bị khử thành COt0CO2 + C → 2COHỗn hợp khí thu được gọi là khì lò gas( khí than khô). Khí này chứa khoảng 25% CO, còn lại là CO2,N2,….Câu 18: Cho 4 chất rắn NaCl, Na2CO3, CaCO3, BaSO4. Chỉ dùng thêm một cặp chất nào dưới đây đểnhận biếtA. H2O và KOHB. H2O và NaOH.C. H2O và HCl.D. H2O và BaCl2.Hướng dẫn trả lờiDùng nước phân biệt được 2 nhóm:CaCO3, BaSO4 không tan trong nước và NaCl, Na2CO3 tan trongnướcDùng HCl để phân biệt mỗi chất trong nhóm, CaCO3, Na2CO3 tác dụng với HCl tạo ra khí17Câu 19: Dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 (nóng) sau khi phản ứng xảy rahoàn toàn thu được chất rắn làA. Al2O3, Cu, MgO, Fe.B. Al, Fe, Cu, Mg.C. Al2O3, Cu, Mg, Fe.D. Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO.Hướng dẫn trả lờiCác chất khử như C, CO, H2 chỉ khử được các oxit của kim loại từ Zn trở xuốngCO + Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 → Al2O3, Cu, MgO, FeCâu 20: Một dung dịch có chứa các ion sau Ba2+, Ca2+, Mg2+, Na+, H+, Cl-. Để tách được nhiều cationra khỏi dung dịch mà không đưa thêm ion mới vào thì ta có thể cho dung dịch tác dụng với dung dịchnào sau đây?A. Na2SO4 vừa đủ.B. Na2CO3 vừa đủ.C. K2CO3 vừa đủ.D. NaOH vừa đủ.Hướng dẫn trả lờiNa2SO4 vừa đủ loại được ion Ba2+, Ca2+Na2CO3 vừa đủ loại được ion Ba2+, Ca2+, Mg2+, H+K2CO3 vừa đủ loại được ion Ba2+, Ca2+, Mg2+, H+ nhưng lại thêm ion K+NaOH vừa đủ loại được ion Mg2+, H+Câu 21: Để tách CO2 ra khỏi hỗn hợp gồm CO2, HCl và hơi nước, có thể cho hỗn hợp lần lượt qua cácbình đựngA. NaOH và H2SO4 đặc.B. Na2CO3 và P2O5.C. H2SO4 đặc và KOH.D. NaHCO3 và P2O5.Hướng dẫn trả lờiĐể tách CO2 ra hỏi hỗn hợp thì ta không dùng các hóa chất phản ứng được với CO2 như các dung dịchkiềm (KOH, NaOH...) và các muối cacbonat như Na2CO3, K2CO3 →Chọn đáp án D vì:Dẫn hỗn hợp khí và hơi nước qua NaHCO3 thì HCl tan trong nước tạo thành dung dịch HCl, dung dịchHCl phản ứng với NaHCO3 tạo khí CO2.Khí đi ra khỏi bình gồm CO2 và H2O. Dẫn các khí đó qua bình đựng P2O5 dư thì hơi H2O được giữ lại,ta thu được khí CO2.Câu 22: Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 chất bột màu trắng: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4. Chỉdùng nước và khí CO2 thì có thể nhận được mấy chấtA. 2.B. 3.C. 4.D. 5.Hướng dẫn trả lờiDùng nước, phân biệt được 2 nhóm- NaCl, Na2CO3, Na2SO4 (1) tan trong nước- BaCO3, BaSO4 (2) không tan trong nướcBaCO3 trong nước tan được khi sục khí CO2 qua, còn BaSO4 thì khôngBaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2Lấy dung dịch Ba(HCO3)2 vừa tạo thành cho vào các dung dịch ở nhóm 2, phân biệt NaCl do khôngtạo kết tủaNa2CO3, Na2SO4 có kết tủa khi cho Ba(HCO3)2 vào, sau đó lại sục khí CO2 vào, nếu kết tủa tan làNa2CO3 , kết tủa không tan là Na2SO4Vậy phân biệt được 5 chấtCâu 23: Phát biểu không đúng là:A. Tất cả các nguyên tố halogen đều có các số oxi hoá: -1, +1, +3, +5 và +7 trong các hợp chất.B. Trong công nghiệp, photpho được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp quặng photphorit, cátvà than cốc ở 1200oC trong lò điện.C. Kim cương, than chì, fuleren là các dạng thù hình của cacbon.D. Hiđro sunfua bị oxi hoá bởi nước clo ở nhiệt độ thường.Hướng dẫn trả lờiA không đúng do flo chỉ có một số oxi hóa duy nhất là -1Câu 24: Kim cương và than chì là các dạng thù hình của nguyên tố cacbon nhưng lại có nhiều tínhchất khác nhau như độ cứng, khả năng dẫn điện, … là do nguyên nhân nào dưới đây ?A. Kim cương là kim loại còn than chì là phi kim.18B. Chúng có thành phần nguyên tố cấu tạo khác nhau.C. Chúng có cấu tạo mạng tinh thể khác nhau.D. Kim cương cứng còn than chì mềm.Hướng dẫn trả lờiTinh thể kim cương thuộc loại nguyên tử điển hình, trong đó mỗi nguyên tử cacbon tạo 4 liên kết cộnghóa trị với bốn nguyên tử cacbon lân cận nằm trên các đỉnh của tứ diện đều, độ dài liên kết ngắnTinh thể than chì có cấu trúc lớp, khoảng cách 2 lớp lân cận là 0,34nmDo đó kim cương và than chì có nhiều tính chất vật lí khác nhauCâu 25: CO2 không cháy và không duy trì sự cháy của nhiều chất nên thường được dùng để dập tắt cácđám cháy. Tuy nhiên không được dùng CO2 để dập tắt các đám cháy nào dưới đây ?A. Đám cháy do xăng, dầu.B. Đám cháy do rò rỉ khí ga, chập điện.C. Đám cháy ở các cửa hàng bán sắt, thép.D. Đám cháy ở các cửa hàng bán nhôm, magie.Hướng dẫn trả lờiCác kim loại mạnh như Mg, Al,..có thể cháy trong khí CO22Mg + CO2 → 2MgO + CDo đó không dùng CO2 để dập tắt đám cháy do Mg, AlCâu 26: Khả năng nhận thêm electron để đạt cấu hình bền vững của khí hiếm của các nguyên tố theochiều từ C đến Pb thay đổi như thế nào ?A. tăng dần.B. giảm dần.C. không đổi.D. không có quy luật chung.Hướng dẫn trả lờiTừ C đến Pb, khả năng nhận e để đạt cấu hình bền vững của khí hiếm giảm dần, do đó tính phi kimgiảm dầnCâu 27: Cacbon vô định hình được điều chế từ than gỗ hay gáo dừa có tên là than hoạt tính. Tính chấtnào của than hoạt tính giúp con người chế tạo các thiết bị phòng độc, lọc nước ?A. Than hoạt tính dễ cháy.B. Than hoạt tính có cấu trúc lớp.C. Than hoạt tính có khả năng hấp phụ cao.D. Than hoạt tính có khả năng hòa tan tốt trong nhiều dung môi.Hướng dẫn trả lờiTrích dẫn: diện tích bề mặt của than hoạt tính nếu tính ra đơn vị khối lượng thì là từ 500 đến 2500 m2/g(lấy một ví dụ cụ thể để so sánh thì một sân quần vợt có diện tích rộng khoảng chừng 260 m 2). Bề mặtriêng rất lớn này là hệ quả của cấu trúc xơ rỗng mà chủ yếu là do thừa hưởng từ nguyên liệu hữu cơxuất xứ, qua quá trình chưng khô (sấy) ở nhiệt độ cao trong điều kiện yếm khí. Phần lớn các vết rỗng nứt vi mạch, đều có tính hấp thụ rất mạnh và chúng đóng vai trò các rãnh chuyển tải (kẽ nối). Thanhoạt tính thường được tự nâng cấp (ví dụ, tự rửa tro hoặc các hóa chất tráng mặt), để lưu giữ lại đượcnhững thuộc tính lọc hút, để có thể thấm hút được các thành phần đặc biệt như kim loại nặng.Câu 28: Xét các muối cacbonat, nhận định nào dưới đây là đúng ?A. Tất cả các muối cacbonat đều tan tốt trong nước.B. Tất cả các muối cacbonat đều không tan trong nước.C. Tất cả các muối cacbonat đều bị nhiệt phân sinh ra oxit kim loại và cacbon đioxit.D. Tất cả các muối cacbonat đều bị nhiệt phân, trừ muối cacbonat của kim loại kiềm.Hướng dẫn trả lờiA, B sai, chỉ có muối cacbonat của kim loại kiềm, NH4+ mới tan trong nướcB sai, muối cabonat của NH4+ ((NH4)2CO3) nhiệt phân cho ra NH3, CO2, H2OCâu 29: Những khi mất điện nhiều gia đình phải sử dụng động cơ điezen để phát điện phục vụ nhu cầuthắp sáng, xem tivi,… Tuy nhiên không nên để động cơ điezen trong phòng đóng kín. Nguyên nhânnào dưới đây là đúng ?A. Do khi hoạt động, động cơ điezen sinh ra khí SO2 độc.B. Do khi hoạt động, động cơ điezen tiêu thụ khí O2 và sinh ra khí CO2.C. Do nhiều hiđrocacbon chưa cháy hết là những chất độc.D. Do khi hoạt động, động cơ điezen sinh ra khí CO độc.19Hướng dẫn trả lờiNếu để động cơ điezen trong phòng kín, dẫn đến yếu khí oxi, đốt cháy không hoàn toàn sẽ sinh ra khíCO, khí CO sẽ cướp mất ôxy của hemoglobin trong máu khiến tế bào hồng cầu vẫn hoạt động nhưngkhông có oxy, làm nạn nhân nhanh chóng hôn mê, tử vongCâu 30: Quặng boxit nhôm có thành phần chủ yếu là Al2O3 lẫn các tạp chất SiO2 và Fe2O3. Trong côngnghiệp, để làm sạch quặng Al2O3 có thể dùng những hóa chất nào dưới đây ?A. Dung dịch NaOH đặc và khí CO2.B. Dung dịch NaOH loãng và khí CO2.C. Dung dịch NaOH đặc và axit HCl.D. Dung dịch NaOH loãng và axit HCl.Hướng dẫn trả lờiDùng NaOH loãng để loại bỏ SiO2, Fe2O3 ( SiO2 tan chậm trong kiềm đặc nóng và tan nhanh trongkiềm nóng chảy), dùng CO2 để tạo thành Al(OH)3, nhiệt phân sẽ được Al2O3Câu 31: Trong các quặng cho dưới đây, quặng nào có chứa CaCO3 ?A. Xiđerit.B. Đôlômit.C. Cacnalit.D. Cuprit.Hướng dẫn trả lờiQuặng Xiderit: FeCO3Quặng đôlômit: CaCO3.MgCO3Quặng cacnalit: KCl.MgCl2.6H2OQuặng Cuprit: Cu2OCâu 32: Lượng CO2 trong không khí được điều tiết bởi yếu tố nào dưới đây ?A. Quá trình quang hợp của cây xanh.B. Cân bằng hóa học giữa CO2, CaCO3 và Ca(HCO3)2 trong nước biển.C. Hạn chế sử dụng các nhiên liệu hóa thạch theo công ước quốc tế.D. Cả 3 yếu tố trên.Câu 33: Tủ lạnh dùng lâu ngày thường có mùi hôi. Để khử mùi người ta thường cho vào tủ lạnh mộtmẩu than gỗ. Than gỗ lại có khả năng khử mùi hôi là vìA. than gỗ có tính khử mạnh.B. than gỗ xúc tác cho quá trình chuyển hóa các chất khí có mùi hôi thành chất không mùi.C. than gỗ có khả năng phản ứng với các khí có mùi tạo thành chất không mùi.D. than gỗ có khả năng hấp phụ các khí có mùi hôi.Hướng dẫn trả lờiThan gỗ cũng có có tính hấp thụ mạnh, nên được dùng để chống độc, khử mùi hôi, xử lý nước lọc,..Câu 34: Kim cương được sử dụng làm mũi khoan, dao cắt thủy tinh và bột mài vì kim cương là chấtcó độ cứng rất lớn. Tính chất trên một phần là do tinh thể kim cương thuộc loại tinh thểA. nguyên tử điển hình.B. kim loại điển hình.C. ion điển hình.D. phân tử điển hình.Hướng dẫn trả lờiTinh thể kim cương thuộc loại nguyên tử điển hình, trong đó mỗi nguyên tử cacbon tạo 4 liên kết cộnghóa trị với bốn nguyên tử cacbon lân cận nằm trên các đỉnh của tứ diện đều, độ dài liên kết là 0,154nmCâu 35: Dẫn luồng khí CO dư qua ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO và Fe2O3. Saukhi phản ứng xảy ra hoàn toàn, hỗn hợp rắn còn lại trong ống sứ gồm những chất nào ?A. Al, Cu, Mg, Fe.B. Al2O3, Cu, MgO, Fe.C. Al2O3, Cu, Mg, Fe.D. Al, Cu, MgO, Fe.Hướng dẫn trả lờiCO khử được oxit của các kim loại đứng sau Al tạo thành kim loại tương ứng và giải phóng khí CO 2.Câu 36: Trong các chất dưới đây, chất nào là một dạng thù hình của cacbon ?A. Than cốc.B. Fuleren.C. Than hoa.D. Cacbon vô định hình.Hướng dẫn trả lờiCác dạng thù hình của cacbon gồm: kim cương, than chỉ và Fuleren.Câu 37: Khi trộn dung dịch Na2CO3 với dung dịch FeCl3 thì hiện tượng quan sát được làA. Dung dịch xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu.B. Có các bọt khí không màu thoát ra khỏi dung dịch.20C. Dung dịch xuất hiện kết tủa màu lục nhạt.D. Trong dung dịch xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu, đồng thời thoát ra bọt khí không màu.Hướng dẫn trả lời•Trộn Na2CO3 vào dung dịch FeCl3 xảy ra phản ứng:2Fe3+ + 3CO32- + 3H2O → 2Fe(OH)3↓ + 3CO2.• Hiện tượng quan sát được: trong dung dịch xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ (Fe(OH)3) và có bọt khíthoát ra (CO2).Câu 38: Nghiền thủy tinh thành bột rồi cho vào nước cất, nhỏ thêm vài giọt phenolphtalein. Màu củadung dịch thu được làA. Không màu.B. Màu đỏ.C. Màu hồng.D. Màu tím.Hướng dẫn trả lờiThủy tinh có gốc silicat của kim loại kiềm, khi được hòa tan vào nước sẽ phân hủy tạo ra môi trườngkiềm→ 2NaOH + H2SiO3Na2SiO3 + 2H2O ¬Nhỏ vài giọt phenolphtalein thì dung dịch có màu hồngCâu 39: Nhận xét nào dưới đây về cacbon đioxit là không chính xácA. Chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí.B. Là chất khí chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính.C. Chất khí không độc nhưng không duy trì sự sống.D. Chất khí được dùng để chữa cháy, nhất là các đám cháy kim loại.Hướng dẫn trả lờiD không chính xác do các kim loại mạnh như Mg, Al có thể cháy trong CO2 nên không dùng CO2 đểchữa cháy các đám cháy kim loạiCâu 40: Phân tử N2 có công thức cấu tạo N ≡ N với 14 electron trong phân tử, phân tử CO cũng có 14electron. Vậy công thức cấu tạo nào dưới đây là của COsrA. C ≡ OB. C=OC. C = OD. C = OHướng dẫn trả lờiỞ trạng thái cơ bản, cả cacbon và oxi đều có 2 e độc thân ở phân lớp 2p. Do đó chúng có thể tạo thành2 liên kết cộng hóa trị. Do oxi còn 1 cặp e chưa tham gia liên kết, cacbon còn orbital trống nên giữachúng hình thành liên kết cho nhậnVì cặp e từ oxi nên mũi tên của liên kết cho nhận có chiều từ oxi sang cacbonCâu 41: Vật liệu dưới đây được dùng để chế tạo ruột bút chìA. Chì.B. Than đá.C. Than chì.D. Than vô định hình.Hướng dẫn trả lờiThan chì dùng để chế tạo ruột bút chì do có cấu trúc lớp, các lớp liên kết với nhau bằng lực tương tácyếu nên các lớp dễ tách khỏi nhauCâu 42: Câu nào sau đây đúng? Trong các phản ứng hóa họcA. Cacbon chỉ thể hiện tính khử.B. Cacbon chỉ thể hiện tính oxi hóa.C. Cacbon không thể hiện tính khử hay tính oxi hóa.D. Cacbon thể hiện cả tính oxi hóa và tính khử.Hướng dẫn trả lờiCacbon có các số oxi hóa là -4 ;0; + 2 và +4.Suy ra trong các phản ứng hóa học cacbon vừa thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa.Câu 43: Khi muốn khử độc, lọc nước, lọc khí,… người ta sử dụng vật liệu nào dưới đâyA. Than hoạt tính.B. Than chì.C. Than đá.D. Than cốc.Hướng dẫn trả lờiThan hoạt tính có khả năng hấp phụ mạnh, được dùng trong nhiều mặt nạ phòng độc, trong côngnghiệp hóa chất và y học; đặt biệt than hoạt tính còn dùng lọc nước, lọc khí.Câu 44: Điều nào dưới đây là không đúng khi nói về COA. Là một oxit axit.B. Là chất khử mạnh.21C. Chất khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước.D. Liên kết giữa C và O là liên kết ba.Hướng dẫn trả lờiCO là một oxit trung tính nên A không đúngCâu 45: Phát biểu nào sau đây về CO2 là không chính xácA. CO2 là một oxit axit.B. CO2 tan trong nước tạo dung dịch có tính axit.C. CO2 là khí không màu, nặng hơn không khí, ít tan trong nước.D. Liên kết C=O trong phân tử CO2 là liên kết phân cực nên CO2 là phân tử có cực.Hướng dẫn trả lờiTuy liên kết C=O trong phân tử CO2 là liên kết phân cực, tuy nhiên do cấu trúc đối xứng O = C = Onên phân tử không phân cựcCâu 46: Những người đau dạ dày thường có pH trong dạ dày nhỏ hơn 2 (mức bình thường là nằmtrong khoảng từ 2 đến 3). Để chữa bệnh, người bệnh thường uống chất nào dưới đây trước bữa ăn ?A. Nước đườngB. Dung dịch NaOH loãngC. Nước muốiD. Dung dịch NaHCO3Hướng dẫn trả lờiĐể làm giảm pH trong dạ dày, người ta thường uống dung dịch NaHCO3 để trung hòaH+ + HCO3- → H2O + CO2Không dùng dung dịch NaOH loãng do có tính bazo lớn,ăn da sẽ gây nguy hiểmCâu 47: Công thức cấu tạo đúng của phân tử CO2 là công thức nào dưới đây ?A. O ¬ C → OB. O = C → OC. O = C = OD. O = C − OHướng dẫn trả lờiMỗi nguyên tử C đưa 4 electron tham gia liên kết. Mỗi liên kết C-O, C đưa ra 2 electron; mỗi nguyêntử O thiếu 2 electron, do vậy đưa 2 eletron tham gia liên kết → Mỗi liên kết C-O cần dùng chung 4electron tạo thành 1 liên kết đôi (gồm 1 liên kết π và 1 liên kết σ bền)Câu 48: Mệnh đề nào dưới đây là đúng ?A. Phân tử CO2 phân cực âm về phía nguyên tử O.B. Phân tử CO2 phân cực dương về phía nguyên tử C.C. Phân tử CO2 không phân cực.D. Sự phân cực của phân tử CO2 tùy thuộc vào trạng thái tồn tại.Hướng dẫn trả lờiPhân tử CO2 có cấu trúc đối xứng: O = C = O nên phân tử không phân cựcCâu 49: Dung dịch muối X làm quỳ tím hóa xanh, dung dịch muối Y không làm đổi màu quỳ tím.Trộn X với Y thấy tạo thành kết tủa. X, Y lần lượt là cặp chất nào dưới đây ?A. NaHCO3 và BaCl2B. Na2CO3 và Ba(OH)2C. Na2CO3 và BaCl2D. NaHCO3 và Ba(OH)2Hướng dẫn trả lờiDung dịch muối X làm quỳ tím hóa xanh → dung dịch muối X có tính bazơ ; dung dịch muối Y khônglàm đổi màu quỳ tím → dung dịch Y trung tính → Loại đáp án B và D. Để ý rằng trộn X và Y thu đượckết tủa → Chọn đáp án C.Chú ý: Tính bazơ của Na2 CO3 do ion CO32- có tính bazo mạnh.Câu 50: Để tách CO2 ra khỏi hỗn hợp với HCl và hơi nước, có thể dẫn hỗn hợp trên lần lượt qua cácbình đựng các hóa chất nào dưới đây ?A. NaOH và H2SO4 đặc.B. Na2CO3 và P2O5C. H2SO4 đặc và KOHD. NaHCO3 và P2O5.Hướng dẫn trả lờiKhi cho khí CO2 có lẫn HCl và hơi nước qua dung dịch naHCO3 bão hòa thì HCl sẽ tác dụng vớiNaHCO3 tạo ra NaCl, H2O, CO2; sau đó hơi nước sẽ được hấp thụ bởi P2O5 đặcLoại A,B,C vì CO2 tác dụng với NaOH, KOH, dung dịch Na2CO3Câu 51: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 7,4 gam Ca(OH)2, thu được mgam kết tủa. Giá trị của m làA. 5 gam.B. 21 gam.C. 15 gam.D. 10 gam.22Câu 52: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp rắn gồm các oxit: MgO, CuO, Al 2O3, Fe3O4 nung nóng thì chấtrắn còn lại trong bình làA. MgO, CuO, Fe3O4B. MgO, Cu, Fe, Al2O3C. MgO, Al, Cu, FeD. Mg, Cu, Al, FeCâu 53: Sục 0,224 lít khí CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch chứa KOH 0,1M và Ba(OH) 2 0,075M. Saukhi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m làA. 19,7gB. 23,64gC. 14,775gD. 1,4775gCâu 54. Sục 6,72 lít khí CO2 ( ở đktc) vào 100 ml dung dịch NaOH 4,5 M. Sau khi phản ứng kết thúcthu được muối nàoA. Na2CO3.B. NaHCO3.C. NaOH.D. Cả NaHCO3 và Na2CO3Câu 55: Sục 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch chứa KOH 1M và Ba(OH) 2 0,75M. Sau khiphản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m làA. 19,7gB.23,64gC. 14,775gD. 16,745gCâu 56. Sục 0,672 lít khớ CO2 vào 100 ml dung dịch NaOH 0,3 M. Sau khi phản ứng kết thúc thuđược muối nàoA. Na2CO3.B. NaOH.C. NaHCO3.D. Cả NaHCO3 và Na2CO3Lưu ý: Tài liệu này mang tính chất tham khảo, tùy từng đối tượng học sinh mà GV có thể lựa chọncâu hỏi và bài tập cho phù hợp.23

Tài liệu liên quan

  • Chuyên đề luyện thi THPT và đại học môn toán Chuyên đề luyện thi THPT và đại học môn toán
    • 92
    • 515
    • 2
  • Chuyên đề hóa hữu cơ và vô cơNguyễn Việt Dũng Chuyên đề hóa hữu cơ và vô cơ
    • 20
    • 846
    • 7
  • CHUYÊN ĐỀ VỀ PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ PHƯƠNG TRÌNH.doc CHUYÊN ĐỀ VỀ PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ PHƯƠNG TRÌNH.doc
    • 3
    • 1
    • 19
  • chuyen de pt-bpt mu va logarit ( day du dang) chuyen de pt-bpt mu va logarit ( day du dang)
    • 7
    • 1
    • 27
  • CHUYÊN ĐỀ: Chèn âm thanh và videos vào Pps CHUYÊN ĐỀ: Chèn âm thanh và videos vào Pps
    • 32
    • 542
    • 0
  • Các chuyên đề về định nghĩa và khái niệm toán Các chuyên đề về định nghĩa và khái niệm toán
    • 12
    • 1
    • 6
  • chuyên đề khảo sát hàm và các bài toán có liên quan chuyên đề khảo sát hàm và các bài toán có liên quan
    • 1
    • 445
    • 0
  • chuyen de he pt mu va logarit chuyen de he pt mu va logarit
    • 2
    • 448
    • 5
  • Tài liệu Chuyên đề 3: PT Mũ và logarit (Ôn thi TN THPT năm 2011) Tài liệu Chuyên đề 3: PT Mũ và logarit (Ôn thi TN THPT năm 2011)
    • 9
    • 825
    • 13
  • Tài liệu Chuyên đề 4: Tích phân và ứng dụng (Ôn thi TN THPT năm 2011) Tài liệu Chuyên đề 4: Tích phân và ứng dụng (Ôn thi TN THPT năm 2011)
    • 8
    • 680
    • 5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(367 KB - 23 trang) - Chuyên đề Phi kim Cacbon và silic Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Khí Than ướt Chứa Trung Bình Khoảng 25 Co Khí Than Khô Chứa Trung Bình Khoảng 44 Co