Chuyên đề POLIME - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Hóa học
chuyên đề POLIME

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.99 KB, 23 trang )

Ôn thi CĐ - ĐH Chuyên đề: POLIME GV: Nguyễn Văn Giang - THPT Nguyễn DuA. LÍ THUYẾT ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIMEI – KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP1. Khái niệmPolime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau.Ví dụ: Nilon-6: –[NH –[CH2]5 –CO]n– do các mắt xích –NH –[CH2]5 –CO– liên kết với nhau tạo nên Hệ số n được gọi là hệ số polime hóa hay độ polime hóa. Các phân tử tạo nên từng mắt xích của polime được gọi là monome 2. Phân loại a) Theo nguồn gốc:b) Theo cách tổng hợp: c) Theo cấu trúc: (xem phần II) 3. Danh pháp - Poli + tên của monone (nếu tên monome gồm 2 từ trở lên hoặc từ hai monome tạo nên polime thì tên của monome phải để ở trong ngoặc đơn) - Một số polime có tên riêng (tên thông thường). Ví dụ: … II – CẤU TRÚC1. Các dạng cấu trúc mạch polimea) Mạch không phân nhánh. Ví dụ: polietilen, amilozơ… b) Mạch phân nhánh. Ví dụ: amilopectin, glicogen… c) Mạch mạng lưới. Ví dụ: cao su lưu hóa, nhựa bakelit… 2. Cấu tạo điều hòa và không điều hòa a) Cấu tạo điều hòa: các mắt xích nối nhau theo một trật tự nhất định (chẳng han theo kiểu đầu nối đuôi). Ví dụ: Xếp hạng thi online!1Ôn thi CĐ - ĐH Chuyên đề: POLIME GV: Nguyễn Văn Giang - THPT Nguyễn Dub) Cấu tạo không điều hòa: các mắt xích nối với nhau không theo trật tự nhất định (chẳng hạn theo kiểu đầu nối đầu, chỗ thì đầu nối với đuôi). Ví dụ: III – TÍNH CHẤT VẬT LÍ Hầu hết polime là chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định, một số tan trong các dung môi hữu cơ. Đa số polime có tính dẻo, một số polime có tính đàn hồi, một số có tính dai, bền, có thể kéo thành sợi IV – TÍNH CHẤT HÓA HỌC 1. Phản ứng giữ nguyên mạch polime a) Poli(vinyl axetat) (PVA) tác dụng với dung dịch NaOH: Phản ứng thủy phânb) Cao su thiên nhiên tác dụng với HCl: Phản ứng cộng Cao su hiđroclo hóa c) Poli(vinyl clorua) (PVC) tác dụng với Cl2: phản ứng thế (giả sử cứ 2 mắt xích thế 1 nguyên tử clo) Tơ clorin 2. Phản ứng phân cắt mạch polime a) Phản ứng thủy phân polieste: b) Phản ứng thủy phân polipeptit hoặc poliamit: Nilon – 6 c) Phản ứng thủy phân tinh bột, xenlulozơ d) Phản ứng nhiệt phân polistiren 2Ôn thi CĐ - ĐH Chuyên đề: POLIME GV: Nguyễn Văn Giang - THPT Nguyễn Du3. Phản ứng khâu mạch polime a) Sự lưu hóa cao su: Khi hấp nóng cao su thô với lưu huỳnh thì thu được cao su lưu hóa. Ở cao su lưu hóa, các mạch polime được nối với nhau bởi các cầu –S–S– (cầu đisunfua)b) Nhựa rezit (nhựa bakelit): Khi đun nóng nhựa rezol thu được nhựa rezit, trong đó các mạch polime được khâu với nhau bởi các nhóm –CH2– (nhóm metylen) Polime khâu mạch có cấu trúc mạng không gian do đó trở nên khó nóng chảy, khó tan và bền hơn so với polime chưa khâu mạch V – ĐIỀU CHẾ Có thể điều chế polime bằng phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng 1. Phản ứng trùng hợp a) Khái niệm: - Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome), giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử rất lớn (polime) - Điều kiện cần về cấu tạo của monome tham gia phản ứng trùng hợp phải có là: + Liên kết bội. Ví dụ: CH2 = CH2, CH2 = CH–C6H5 + Hoặc vòng kém bền: Ví dụ: 3Ôn thi CĐ - ĐH Chuyên đề: POLIME GV: Nguyễn Văn Giang - THPT Nguyễn Dub) Phân loại: - Trùng hợp chỉ từ một loại monome tạo homopolime. Ví dụ: - Trùng hợp mở vòng. Ví dụ: Nilon – 6 (tơ capron) - Trùng hợp từ hai hay nhiều loại monome (gọi là đồng trùng hợp) tạo copolime. Ví dụ: Poli(butađien – stiren) (cao su buna – S) 2. Phản ứng trùng ngưng a) Khái niệm: - Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (như H2O) - Điều kiện cần để có phản ứng trùng ngưng là: các monome tham gia phản ứng trùng ngưng phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng để tạo được liên kết với nhau b) Một số phản ứng trùng ngưng: axit ε-aminocaproic Nilon – 6 (tơ capron) axit ω-aminoenantoic Nilon – 7 (tơ enang) 4Ôn thi CĐ - ĐH Chuyên đề: POLIME GV: Nguyễn Văn Giang - THPT Nguyễn Du Nhựa rezol VẬT LIỆU POLIME I – CHẤT DẺO1. Khái niệm - Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo- Tính dẻo là tính bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp lực bên ngoài và vẫn giữ nguyên được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng- Có một số chất dẻo chỉ chứa polime song đa số chất dẻo có chứa thành phần khác ngoài polime bao gồm chất độn (như muội than, cao lanh, mùn cưa, bột amiăng, sợi thủy tinh…làm tăng một số tính năng cần thiết của chất dẻo và hạ giá thành sản phẩm) và chất dẻo hóa (làm tăng tính dẻo và dễ gia công hơn) 2. Một số polime dùng làm chất dẻo a) Polietilen (PE) PE là chất dẻo mềm, được dùng làm màng mỏng, bình chứa, túi đựng… b) Poli(vinyl clorua) (PVC)PVC là chất dẻo cứng, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu điện, ống dẫn nước, da giả…c) Poli(metyl metacrylat) (thủy tinh hữu cơ PEXIGLAS) Poli(metyl metacrylat) là chất dẻo cứng, trong suốt, không vỡ…nên được gọi là thủy tinh hữu cơ. Dùng để chế tạo kínhmáy bay, ô tô, kính bảo hiểm, dùng làm răng giả… d) Poli(phenol – fomanđehit) (PPF) (xem thêm bài đại cương về polime) 5Ôn thi CĐ - ĐH Chuyên đề: POLIME GV: Nguyễn Văn Giang - THPT Nguyễn DuPPF có ba dạng: nhựa novolac, nhựa rezol, nhựa rezit Nhựa novolac: - Đun nóng hỗn hợp fomanđehit và phenol lấy dư với xúc tác axit được nhựa novolac mạch không phân nhánh (cầu nốimetylen –CH2– có thể ở vị trí ortho hoặc para) - Nhựa nhiệt dẻo, dễ nóng chảy, tan trong một số dung môi hữu cơ, dùng để sản xuất vecni, sơn… Nhựa rezol: - Đun nóng hỗn hợp phenol và fomanđehit theo tỉ lệ mol 1 : 1,2 có xúc tác kiềm. Nhựa rezol không phân nhánh, một sốnhân phenol có gắn nhóm –CH2OH ở vị trí số 4 hoặc 2 - Nhựa nhiệt rắn, dễ nóng chảy, tan trong nhiều dung môi hữu cơ dùng để sản xuất sơn, keo, nhựa rezit Nhựa rezit (nhựa bakelit): - Đun nóng nhựa rezol ở 150oC được nhựa rezit (hay nhựa bakelit) có cấu trúc mạng lưới không gian - Không nóng chảy, không tan trong nhiều dung môi hữu cơ, dùng sản xuất đồ điện, vỏ máy… 3. Khái niệm về vật liệu compozit Khi trộn polime với chất độn thích hợp thu được vật liệu mới có độ bền, độ chịu nhiệt…tăng lên so với polime thành phẩm. Đó là vật liệu compozit - Chất nền (polime): có thể dùng nhựa nhiệt dẻo hay nhựa nhiệt rắn - Chất độn: phân tán (nhưng không tan) vào polime. Chất độn có thể là: sợi (bông, đay, amiăng, sợi thủy tinh…) hoặc chất bột (silicat, bột nhẹ (CaCO3), bột tan (3MgO.4SiO2.2H2O))… II – TƠ 1. Khái niệm Tơ là những vật liệu polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định 2. Phân loại 3. Một số loại tơ tổng hợp thường gặp a) Tơ poliamit (có nhiều nhóm amit –CO–NH–) STT6Ôn thi CĐ - ĐH Chuyên đề: POLIME GV: Nguyễn Văn Giang - THPT Nguyễn Dub) Tơ polieste (có nhiều nhóm este)c) Tơ vinylic (có nhiều nhóm polivinyl) III – CAO SU 1. Khái niệm - Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi - Tính đàn hồi là tính biến dạng khi chịu lực tác dụng bên ngoài và trở lại dạng ban đầu khi lực đó thôi tác dụng - Có hai loại cao su: cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp 2. Cao su thiên nhiên (polime của isopren) a) Cấu trúc: - Công thức cấu tạo: n = 1500 – 15000 - Tất cả các mắt xích isopren đều có cấu hình cis như sau: b) Tính chất và ứng dụng: - Cao su thiên nhiên lấy từ mủ cây cao su, đàn hồi tốt (nhờ cấu trúc cis điều hòa), không dẫn nhiệt và điện, không thấm khí và nước, không tan trong nước, etanol…nhưng tan trong xăng và benzen - Cao su thiên nhiên cho phản ứng cộng H2, Cl2, HCl,… đặc biệt là cộng lưu huỳnh tạo cao su lưu hoá có tính đàn hồi, Làm đúng từ 90% trở lên có nick mầu xanh, dưới 90% có7Ôn thi CĐ - ĐH Chuyên đề: POLIME GV: Nguyễn Văn Giang - THPT Nguyễn Duchịu nhiệt, lâu mòn, khó tan trong dung môi hơn cao su không lưu hóa. 3. Cao su tổng hợp a) Cao su buna, cao su buna –S và cao su buna –N : - Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền kém cao su thiên nhiên. Khi dùng buta-1,3-đien ở 10oC, polime sinh ra chứa 77% đơn vị trans-1,4 và 7% đơn vị cis-1,4 (còn lại là sản phẩm trùng hợp 1,2). Còn ở 100oC sinh ra polime chứa 56% đơn vị trans-1,4 và 25% đơn vị cis-1,4 (còn lại là sản phẩm trùng hợp 1,2) Cao su buna – S - Cao su buna –S có tính đàn hồi cao Cao su buna –N - Cao su buna – N có tính chống dầu tốt b) Cao su isopren - Trùng hợp isopren có hệ xúc tác đặc biệt, ta được poliisopren gọi là cao su isopren, cấu hình cis chiếm ≈ 94 %, gần giống cao su thiên nhiên- Ngoài ra người ta còn sản xuất policloropren và polifloropren. Các polime này đều có đặc tính đàn hồi nên được gọi là cao su cloropren và cao su floropren. Chúng bền với dầu mỡ hơn cao su isoprenIV – KEO DÁN 1. Khái niệmKeo dán là vật liệu polime có khả năng kết dính hai mảnh vật liệu giống nhau hoặc khác nhau mà không làm biến đổi bản chất các vật liệu được kết dính 2. Phân loại a) Theo bản chất hóa hoc: - Keo vô cơ (thủy tinh lỏng) - Keo hữu cơ (hồ tinh bột, keo epoxi) b) Dạng keo:- Keo lỏng (hồ tinh bột) - Keo nhựa dẻo (matit) - Keo dán dạng bột hay bản mỏng 8Ôn thi CĐ - ĐH Chuyên đề: POLIME GV: Nguyễn Văn Giang - THPT Nguyễn Du3. Một số loại keo dán tổng hợp thông dụng a) Keo dán epoxi: gồm 2 hợp phần: - Polime làm keo có chứa hai nhóm epoxi ở hai đầu - Chất đóng rắn thường là các triamin như H2NCH2CH2NHCH2CH2NH2 b) Keo dán ure – fomanđehit Poli(ure – fomanđehit) 4. Một số loại keo dán tự nhiên a) Nhựa vá săm: là dung dịch dạng keo của cao su thiên nhiên trong dung môi hữu cơ như toluen… b) Keo hồ tinh bột: là dung dịch hồ tinh bột trong nước nóng, dùng làm keo dán giấy B. MỘT SỐ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC THƯỜNG GẶP1. Nhựaa) Nhựa PEnCH2 CH2CH2 CH2xt, to, pnetilenpolietilen(PE)b) Nhựa PVCnCH2 CHClCH2 CHClxt, to, pvinyl cloruapoli(vinyl clorua) (PVC)nc) Nhựa PSCH CH2C6H5CH CH2C6H5xt, to, pnnd) Nhựa PVACH2 CH OCOCH3xt, to, pCH CH2OCOCH3nn* Thuỷ phân PVA trong môi trường kiềm:CH2 CHOH+ nNaOH+ nCH3COONatoCH CH2OCOCH3nne) Nhựa PMM (thuỷ tinh hữu cơ - plexiglas)nCH2 CH COOCH3CH3xt, to, pmetyl metacrylatpoli(metyl metacrylat) (PMM)CH CH2CH3COOCH3nf) Nhựa PPFPoli(phenol - fomanđehit) (PPF) có 3 dạng: nhựa novolac, nhựa rezol, nhựa rezit.9Ôn thi CĐ - ĐH Chuyên đề: POLIME GV: Nguyễn Văn Giang - THPT Nguyễn Du− Nhựa novolac: Nếu dư phenol và xúc tác axit.OHOHCH2n+ nHCHOH+, to+ nH2On− Nhựa rezol: Nếu dư fomanđehit và xúc tác bazơ.OHCH2CH2OHCH2CH2OHCH2 − Nhựa rezit (nhựa bakelít): Nhựa rezol nóng chảy (150oC) và để nguội thu được nhựa có cấu trúc mạng lưới khônggian.OHCH2H2COHCH2CH2OHCH2OHCH2H2CCH2OHCH2CH2OHCH2CH2 2. Cao sua) Cao su bunanCH2=CH−CH=CH2 0Na,t→ (2CH CH CH=)2nCHbuta-1,3-đien (butađien) polibutađien (cao su buna)b) Cao su isoprennCH2 C CH CH2CH3CH3CH2 C CH CH2nxt, to, ppoliisopren (cao su isopren)2-metylbuta-1,3-dien (isopren)c) Cao su buna – S nCH2 CH CH CH2 + nCH CH2C6H5to, p, xtCH2 CH CH CH2 CH CH2C6H5nd) Cao su buna – N nCH2 CH CH CH2 + nCH CH2CNto, p, xtCH2 CH CH CH2 CH CH2CNne) Cao su clopren 10Ôn thi CĐ - ĐH Chuyên đề: POLIME GV: Nguyễn Văn Giang - THPT Nguyễn DuCH2 CH C CH2nto, p, xtCH2 CH C CH2ClClnf) Cao su floprennCH2 C CH CH2FFCH2 C CH CH2nxt, to, p3. Tơa) Tơ capron (nilon – 6)nH2N[CH2]5COOH NH[CH2]5COn+ nH2Oxt, to, pNH[CH2]5COnCH2 CH2 CH2CH2 CH2 NHC = Onxt, to, pb) Tơ enang (nilon – 7)nH2N[CH2]6COOHxt, to, pHN[CH2]6CO + nH2Onc) Tơ nilon – 6,6)nNH2[CH2]6NH2 + nHOOC[CH2]4COOH NH[CH2]6NHCO[CH2]4CO + 2nH2Oxt, to, pnd) Tơ clorinCH2 CH CH2 CHCH2 CH CH CHClClCl ClCl+ Cl22+ HClxt, to, pn2n2n2ne) Tơ dacron (lapsan)nHOOC C6H4 COOH + nHO CH2 CH2 OH CO C6H4 CO O CH2 CH2 O + 2nH2Onaxit terephtalicetylen glicolpoli(etylen terephtalat) (lapsan)xt, to, pC. CÁC DẠNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆMI. BÀI TẬP LÍ TUYẾTCâu 1 Hợp chất đầu và các hợp chất trung gian trong quá trình điều chế ra cao su buna (1) là: etilen (2), metan (3),rượu etylic (4), đivinyl (5), axetilen (6). Hãy sắp xếp các chất theo đúng thứ tự xảy ra trong quá trình điều chếA. 3 → 6 → 2 → 4 → 5 → 1. B. 6 → 4 → 2 → 5 → 3 → 1. C. 2 → 6 → 3 → 4 → 5 → 1. D. 4 → 6 → 3 → 2 → 5 → 1.Câu 2 Tơ nilon – 6,6 có công thức làNH[CH2]5COn NH[CH2]6NHCO[CH2]4COnNH[CH2]6COnNHCH(CH3)COnA.B.C.D.....Câu 3 Không nên ủi (là) quá nóng quần áo bằng nilon; len; tơ tằm, vì:A. Len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt.B. Len, tơ tằm, tơ nilon có các nhóm (- CO - NH -) trong phân tử kém bền với nhiệt.C. Len, tơ tằm, tơ nilon mềm mại.D. Len, tơ tằm, tơ nilon dễ cháy.Câu 4 Những phân tử nào sau đây có thể tham gia phản ứng trùng hợp ?CH2=CH2(1); CH≡CH(2); CH2=CH–Cl(3); CH3–CH3(4)A. (1), (3). B. (3), (2). 11Ôn thi CĐ - ĐH Chuyên đề: POLIME GV: Nguyễn Văn Giang - THPT Nguyễn DuC. (1), (2), (3), (4). D. (1), (2), (3). Câu 5 Khi H2SO4 đậm đặc rơi vào quần áo bằng vải sợi bông, chỗ vải đó bị đen lại do có sản phẩm tạo thành làA. cacbon. B. S. C. PbS. D. H2S.Câu 6 Cho sơ đồ sau: CH4 → X → Y → Z → cao su buna. Tên gọi của X , Y , Z trong sơ đồ trên lần lượt là A. Axetilen, etanol, butađien. B. Anđehit axetic, etanol, butađien. C. Axetilen, vinylaxetilen, butađien. D. Etilen, vinylaxetilen, butađien.Câu 7 Cao su buna – S có công thức lànCH2 CH CH CH2A.CH2 C(COOCH3)CH3nB.CH2 CH CH CH2CH CH2C6H5nC.CH CH2C6H5nD.....Câu 8 Cao su buna - S được điều chế bằng :A. Phản ứng trùng hợp. B. Phản ứng đồng trùng hợp.C. Phản ứng trùng ngưng. D. Phản ứng đồng trùng ngưng. Câu 9 Thuỷ tinh plexiglas là polime nào sau đây?A. Polimetyl metacrylat (PMM).B. Polivinyl axetat (PVA).C. Polimetyl acrylat (PMA). D. Tất cả đều sai.Câu 10 Tên của polime có công thức sau làOHCH2n A. nhựa phenol-fomanđehit. B. nhựa bakelít.C. nhựa dẻo. D. polistiren.Câu 11 Tơ enang thuộc loại A. tơ axetat. B. tơ poliamit. C. tơ polieste. D. tơ tằm.Câu 12 Phản ứng nào sau đây tạo ra sản phẩm là cao su buna – S?nCH2 CH CH CH2 + mCH CH2C6H5to, p, xtCH2 CH CH CH2 CH CH2C6H5n m.CH2 CH CH CH2nto, p, xtnCH2 CH CH CH2A.CH2 CH C CH2nto, p, xtCH2 CH C CH2B.ClClnCH2 CH C CH2nto, p, xtCH2 CH C CH2C.CH3CH3nD....Câu 13 Phản ứng nào sau đây tạo ra sản phẩm là cao su isopren?nCH2 CH CH CH2 + mCH CH2C6H5to, p, xtCH2 CH CH CH2 CH CH2C6H5n m.CH2 CH CH CH2nto, p, xtnCH2 CH CH CH2A.CH2 CH C CH2nto, p, xtCH2 CH C CH2B.ClClnCH2 CH C CH2nto, p, xtCH2 CH C CH2C.CH3CH3nD....Câu 14 Phản ứng nào sau đây tạo ra sản phẩm là cao su cloropren?12Ôn thi CĐ - ĐH Chuyên đề: POLIME GV: Nguyễn Văn Giang - THPT Nguyễn DunCH2 CH CH CH2 + mCH CH2C6H5to, p, xtCH2 CH CH CH2 CH CH2C6H5n m.CH2 CH CH CH2nto, p, xtnCH2 CH CH CH2A.CH2 CH C CH2nto, p, xtCH2 CH C CH2B.ClClnCH2 CH C CH2nto, p, xtCH2 CH C CH2C.CH3CH3nD....Câu 15 Hiđro hoá hợp chất hữu cơ X được isopentan. X tham gia phản ứng trùng hợp được một loại cao su. Công thức cấu tạo thu gọn của X là CH3 CH2 C CHCH2 C CH CH2CH2 CH CH CH2CH3A.C.D... .CH3 C C CH2CH3B..Câu 16 Để điều chế nilon - 6,6 người ta dùng axit nào để trùng ngưng với hexametylen điamin ?A. axit axetic. B. axit oxalic.C. axit stearic. D. axit ađipic.Câu 17 Phản ứng nào sau đây tạo ra sản phẩm là cao su buna – N? nCH2 CH CH CH2 + mCH CH2C6H5to, p, xtCH2 CH CH CH2 CH CH2C6H5n m.CH2 CH C CH2nto, p, xtCH2 CH C CH2B.ClClnCH2 CH C CH2nto, p, xtCH2 CH C CH2A.CH3CH3nD...nCH2 CH CH CH2 + nCH CH2CNto, p, xtCH2 CH CH CH2 CH CH2C.CNn.Câu 18 Tên của monome tạo ra polime có công thức C CH2CH3COOHnlà A. axit acrylic. B. metyl acrylat. C. axit metacrylic. D. metyl metacrylat.Câu 19 Sản phẩm của phản ứng trùng hợp metyl metacrylat được gọi làA. nhựa bakelít. B. nhựa PVC.C. chất dẻo. D. thuỷ tinh hữu cơ.Câu 20 Tơ capron được điều chế từ monome nào sau đây ?A. axit metacrylic. B. caprolactam.C. phenol. D. axit caproic. Câu 21 Tơ enang được điều chế bằng cách A. trùng hợp axit acrylic. B. trùng ngưng alanin.C. trùng ngưng H2N-(CH2)6-COOH. D. trùng ngưng HOOC-(CH2)4-COOH.Câu 22 Nhựa PS được điều chế từ monome nào sau đây?A. axit metacrylic. B. caprolactam.C. phenol. D. stiren.Câu 23 Chất có khả năng trùng hợp thành cao su là 13Ôn thi CĐ - ĐH Chuyên đề: POLIME GV: Nguyễn Văn Giang - THPT Nguyễn DuCH2 C CH CH2.CH3A.CH3 CH2 C CH.C.CH3 C C CH2.CH3CH2 CH CH2 CH2 CH3.B.D.Câu 24 Từ monome nào sau đây có thể điều chế được poli(vinyl ancol) ?CH2 CH COOCH3.CH2 CH OCOCH3.CH2 CH COOC2H5.CH2 CH CH2 OH.A.C.B.D.Câu 25 Tơ poliamit là những polime tổng hợp có chứa nhiều nhómA. –CO–NH– trong phân tử. B. –CO– trong phân tử.C. –NH– trong phân tử. D. –CH(CN)– trong phân tử.Câu 26 Một polime Y có cấu tạo mạch như sau:… −CH2−CH2−CH2−CH2−CH2−CH2−CH2−CH2− …Công thức một mắt xích của polime Y làA. −CH2−CH2−CH2−. B. −CH2−CH2−CH2−CH2−.C. −CH2−. D. −CH2−CH2−.Câu 27 Tơ capron (nilon – 6) có công thức làNH[CH2]5COn NH[CH2]6NHCO[CH2]4COnNH[CH2]6COnNHCH(CH3)COnA.B.C.D.....Câu 28 Chọn câu phát biểu sai:A. Các vật liệu polime thường là chất rắn không bay hơi. B. Hầu hết các polime không tan trong nước và các dung môi thông thường. C. Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau.D. Polietilen và poli(vinyl clorua) là loại polime thiên nhiên, còn tinh bột và xenlulozơ là loại polime tổnghợp.Câu 29 Cho sơ đồ phản ứng sau: X 2−→H O Y , ,→oxt t p polime. X có công thức phân tử C8H10O không tác dụng với NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của X, Y lần lượt là: A. C6H5CH(CH3)OH, C6H5COCH3. B. C6H5CH2CH2OH, C6H5CH2CHO. C. C6H5CH2CH2OH, C6H5CH=CH2. D. CH3-C6H4CH2OH , C6H5CH=CH2.Câu 30 Điều chế nhựa phenol-fomanđehit (1), các chất đầu và chất trung gian trong quá trình điều chế là: metan (2),benzen (3), anđehit fomic (4), phenol (5), benzyl clorua (6), natri phenolat (7), axetilen (8), etilen (9), phenyl clorua(10). Chọn các chất thích hợp cho sơ đồ đó làA. (1), (2), (8), (9), (3), (5), (6). B. (1), (2), (8), (4), (3), (10), (7), (5).C. (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7). D. (1), (3), (5), (7), (9), (6), (2), (4).Câu 31. Đun nóng poli (vinyl axetat) với kiềm ở điều kiện thích hợp ta thu được sản phẩm trong đó cóA. ancol vinylic. B. ancol etylic. C. poli(vinyl ancol). D. axeton.Câu 32. Cho các polime : PE, PVC, cao su buna, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ, cao su lưu hoá. Polime có dạng cấutrúc mạch không phân nhánh là A. PE, PVC, cao su lưu hoá, amilozơ, xenlulozơ.B. PE, PVC, cao su buna, amilopectin, xenlulozơ.C. PE, PVC, cao su buna , amilozơ , amilopectin.D. PE, PVC,cao su buna, amilozơ, xenlulozơ.Câu 33. Cho các chất sau: butan (1), etin (2), metan (3), etilen (4), vinyl clorua (5), nhựa PVC (6). Hãy cho biết sơ đồ14Ôn thi CĐ - ĐH Chuyên đề: POLIME GV: Nguyễn Văn Giang - THPT Nguyễn Duchuyển hoá nào sau đây có thể dùng để điều chế poli(vinyl clorua) ?A. (1) → (4) → (5) → (6). B. (1) → (3) → (2) → (5) → (6).C. (1) → (2) → (4) → (5) → (6). D. cả A và B.Câu 34. Khi cho hai chất X và Y trùng ngưng tạo ra polime Z có công thứcO CH2 CH2 O C C6H4 CO On.Công thức của X, Y lần lượt làA. HO-CH2-CH2-OH; HOOC-C6H4-COOH.B. HO-CH2-COOH; HO-C6H4-COOH.C. HOOC-CH2CH2-COOH; HO-C6H4-OH. D. cả A, B, C đều đúng.Câu 35. Có thể phân biệt các đồ dùng làm bằng da thật và da nhân tạo (PVC) bằng cách nào sau đây?A. So sánh khả năng thấm nước của chúng, da thật dễ thấm nước hơn.B. So sánh độ mềm mại của chúng, da thật mềm mại hơn da nhân tạo.C. Đốt hai mẫu da, mẫu da thật cho mùi khét, còn da nhân tạo không cho mùi khét.D. Dùng dao cắt ngang hai mẫu da, da thật ở vết cắt bị xơ, còn da nhân tạo thì nhẵn bóng.Câu 36. Đun nóng vinyl axetat với kiềm ở điều kiện thích hợp, ta thu được sản phẩm trong đó có:A. ancol vinylic. B. ancol etylic. C. anđehit axetic. D. axeton.Câu 37. Xét các phản ứng sau đây, phản ứng nào thuộc loại phản ứng trùng ngưng ?nNH2[CH2]6NH2 + nHOOC[CH2]4COOH NH[CH2]6NHCO[CH2]4CO + 2nH2Oxt, to, pnnH2N[CH2]6COOHxt, to, pHN[CH2]6CO + nH2OnCH2 CH CH2 CHCH2 CH CH CHClClCl ClCln2n2n2+ Cl2n2+ HClxt, to, p(1)(2)(3)...A. chỉ phản ứng (1). B. chỉ phản ứng (3).C. hai phản ứng (1) và (2). D. hai phản ứng (2) và (3).Câu 38. Để phân biệt lụa sản xuất từ tơ nhân tạo (tơ visco, tơ xenlulozơ axetat) và tơ thiên nhiên (tơ tằm, len) người tadùng cách nào sau đây?A. So sánh độ bóng của lụa, lụa sản xuất từ tơ thiên nhiên có độ bóng cao hơn lụa sản xuất từ tơ nhân tạo.B. So sánh độ mềm mại của chúng, tơ thiên nhiên (tơ tằm, len), mềm mại hơn tơ nhân tạo.C. Đốt hai mẫu lụa, mẫu lụa sản xuất từ tơ thiên nhiên cho mùi khét, còn mẫu lụa sản xuất từ tơ nhân tạo không chomùi khét.D. Dùng kim may (máy may) may thử vài đường chỉ trên lụa, lụa sản xuất từ tơ thiên nhiên dễ may hơn lụa sản xuấttừ tơ nhân tạo.Câu 39. Polime (2CHnCH(OH) ) là sản phẩm của phản ứng trùng hợp sau đó thuỷ phân trong môi trường kiềmcủa monome nào sau đây ?A. CH2 = CH – COOCH3. B. CH3COOCH = CH2.C. C2H5COOCH2CH = CH2. D. CH2 = CHCOOCH2CH = CH2.Câu 40. Cho các polime sau đây: (1) tơ tằm; (2) sợi bông; (3) sợi đay; (4) tơ enang; (5) tơ visco; (6) nilon – 6,6; (7) tơaxetat. Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là A. (1), (2), (6). B. (2), (3), (5), (7).C. (2), (3), (6). D. (5), (6), (7).Câu 41. Sự kết hợp các phân tử nhỏ( monome) thành các phan tử lớn (polime) đòng thời loại ra các phân tử nhỏ nhưH2O , NH3 , HCl…được gọi làA. sự tổng hợp B. sự polime hóa C. sự trùng hợp D. sự trùng ngưng15Ôn thi CĐ - ĐH Chuyên đề: POLIME GV: Nguyễn Văn Giang - THPT Nguyễn DuCâu 42. Phân tử polime bao gồm sự lặp đi lặp lại của rất nhiều cácA. monome B. đọan mạch C. nguyên tố D. mắt xích cấu trúcCâu 43. Số mắt xích cấu trúc lặp lại trong phân tử polime được gọi làA. số monome B. hệ số polime hóa C. bản chất polime D. hệ số trùng hợpCâu 44. Qúa trình polime hóa có kèm theo sự tạo thành các phân tử đơn giản gọi làA. đime hóa B. đề polime hóa C. trùng ngưng D. đồng trùng hợp Câu 45. Chất nào sau đây có khả năng trùng hợp thành cao su . Biết rằng khi hiđrô hóa chất đó thu được isopentan?A. CH3-C(CH3)=CH=CH2C. CH3-CH2-C≡CHB. CH2=C(CH3)-CH=CH2D. Tất cả đều saiCâu 46. Nhựa polivinylclorua (P.V.C) được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, để tổng hợp ta dùng phản ứng ?A. trùng ngưng B. trùng hợp C. polime hóa D. thủy phânCâu 47. Phân tử Protit có thể xem là một polime tự nhiên nhờ sự ……từ các monome là các α-aminoaxit .A. trùng ngưng B. trùng hợp C. polime hóa D. thủy phânCâu 48. Tơ được tổng hợp từ xenlulozơ có tên làA. tơ axetat. B. tơ poliamit. C. polieste. D. tơ visco.Câu 49. Điều nào sau đây không đúng ?A. tơ tằm , bông , len là polime thiên nhiên B. tơ visco, tơ axetat là tơ tổng hợpC. Nilon-6,6 và tơ capron là poliamit D. Chất dẻo không có nhiệt độ nóng chảy cố địnhCâu 50. Chất nào trong phân tử không có nitơ ?A. tơ tằm B. tơ capron C. protit D. tơ viscoCâu 51. Công thức nào sai với tên gọi?A. teflon (-CF2-CF2-)nB. nitron (-CH2-CHCN-)nC. thủy tinh hữu cơ [-CH2-CH(COOCH3)-]nD. tơ enăng [-NH-(CH2)6-CO-]nCâu 52. Nilon-6,6 có công thức cấu tạo làA. [-NH-(CH2)5-CO-]nB. [-NH-(CH2)6-CO-]n C. [-NH-(CH2)6-NH-CO-(CH2)4-CO-]nD. Tất cả đều saiCâu 53. Polime nào có cấu trúc mạch phân nhánh ?A. poli isopren B. PVC C. Amilopectin của tinh bột D. PECâu 54. Polime nào có khả năng lưu hóa ?A. cao su buna B. cao su buna - S C. poli isopren D. Tất cả đều đúngCâu 55. Điều nào sau đây không đúng về tơ capron ?A. thuộc loại tơ tổng hợp B. là sản phẩm của sư trùng hợp C. tạo thành từ monome caprolactam D. là sản phẩm của sự trùng ngưngCâu 56. Polivinyl ancol là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp từ monome sau đây ?A. CH2=CH-COOCH3B. CH2=CH-OCOCH3C. CH2=CH-COOC2H5D. CH3OCO-CH=CH2Câu 57. Từ aminoaxit có công thức phân tử C3H7O2N có thể tạo thành bao nhiêu loại poliamit khác nhau?A. 2 B. 3 C. 4 D. 5Câu 58. Có thể tạo thành bao nhiêu loại polime từ chất có công thức phân C3H5O2N ?A. 1 B. 2 C. 3 D. 4Câu 59. Nilon-6,6 là A. hexa cloxiclo hexan B. poliamit của axit α-aminocaproic C. poliamit của axit adipic và hexa metylendiamin D. polieste của axit adipic và etilen glicol Câu 60. Nilon–6,6 là một loạiA. tơ axetat. B. tơ poliamit. C. polieste. D. tơ visco.Câu 61. Cho etanol(1) ; vinylaxetat (2) ; isopren (3) ; 2-phenyletanol-1 (3) . Tập hợp nào có thể điều chế cao subuna-S bằng 3 phản ứng ?A. 1 và 3 B. 1 và 4 C. 2 và 3 D. 3 và 4Câu 62. Polime là các phân tử rất lớn hình thành do sự trùng hợp các monome. Nếu propilen CH2=CH-CH3 là monomethì công thức nào dưới đây biểu diễn polime thu được ? A. (-CH2-CH2-)nB. [-CH2-CH(CH3)-]n C. (-CH2-CH2-CH2-)n D. [-CH=C(CH3)-]nCâu 63. Phát biểu nào không hòan toàn đúng ?A. phản ứng trùng hợp khác với phản ứng trùng ngưng.B. trùng hợp 1,3-butadien ta được cao su buna là sản phẩm duy nhất .C. phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch.D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường bazơ là phản ứng một chiều. 16Ôn thi CĐ - ĐH Chuyên đề: POLIME GV: Nguyễn Văn Giang - THPT Nguyễn DuCâu 64. Hợp chất A có công thức phân tử là C11H22O4 . Biết A tác dụng đựơc với NaOH tạo ra muối của axit hữu cơ Bmạch thẳng và 2 rượu là etanol và 2-propanol. Tìm câu sai.A. A là dieste B. từ B có thể điều chế được tơ nilon-6,6C. B là HCOO-(CH2)4-COOH (axit glutamic) D. tên gọi của A là etyl isopropyl adipatCâu 65. Trong số các dẫn xuất của benzen có công thức phân tử C8H10O. Có bao nhiêu đồng phân X thỏa mãn? (X)+ NaOH → không phản ứng. X  →−OH 2 Y →XT polimeA. 1 B. 2 C. 3 D. 4Câu 66. Giải trùng hợp polime [-CH2-CH(CH3)-CH2-CH(C6H5)-]n sẽ thu được chất có tên gọi làA. 2-metyl-3-phenyl B. 2-metyl-3-phenylbutan-2C. propilen và stiren D. isopren và toluenCâu 67. Polime [-CH2-CH(CH3)-CH2-C(CH3)=CH-CH2-]nđược điều chế bằng phản ứng trùng hợp monomeA. CH2=CH-CH3B. CH2=C(CH3)-CH=CH2C. CH2=C(C2H5)-CH2-CH=CH2 D. Cả A và BCâu 68. Chọn phát biểu đúngA. Hệ số trùng hợp là số lượng đơn vị mắt xích monome trong phân tử monome, có thể xác định một cáchchính xác.B. Do phân tử lớn hoặc rất lớn nên nhiều polime không tan hoặc khó tan trong dung môi thông thường.C. Polime có dạng mạng lưới không gian là dạng polime chịu nhiệt kém nhất. D. Thủy tinh hữu cơ là polime có dạng mạch phân nhánh.E. Tất cả đều đúng.Câu 69. Cho: Tinh bột (C6H10O5)n (1) ; Cao su (C5H8)n (2) ; Tơ tằm (-NH-R-CO-)n (3). Polime thiên nhiên nào là sản phẩm trùng ngưng ?A. 1 B. 2 C. 3Câu 70. Cho sơ đồ phản ứng sau: A B + H2 ; B + D E ; E + O2 F F + B G ; nG polivinyl axetatA là chất nào ?A. rượu etylic B. metan C. andehit axetic D. tất cả đúng Câu 71. Để giặc áo bằng len lông cừu cần dùng loại xà phòng có tính chất nào dưới đây ?A. tính bazơ B. tính axit C. tính trung tính D. đều đượcCâu 72. Trong số các loại tơ sau: (1) [-NH–(CH2)6 – NH –OC – (CH2)4 –CO-]n (2) [-NH-(CH2)5-CO-]n (3) [C6H7O2(OOC-CH3)3]n Tơ thuộc loại sợi poliamit là:A. (1), (3) B. (1), (2) C. (1),(2),(3) D. (2), (3)Câu 73. Protêin có thể mô tả nhưA. chất polime B. chất polieste C. polime đồng trùng hợp D. polime trùng ngưngCâu 74. Polivinyl clorua (PVC) được điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứngA. axit - bazơ. B. trao đổi. C. trùng hợp. D. trùng ngưng.Câu 75. Tơ được sản xuất từ xenlulozơ làA. tơ tằm. B. tơ capron. C. tơ nilon-6,6. D. tơ visco.Câu 76. Tơ được sản xuất từ xenlulozơ làA. tơ capron. B. tơ nilon-6,6. C. tơ visco. D. tơ tằm.Câu 77. Chất tham gia phản ứng trùng hợp làA. vinyl clorua. B. propan. C. toluen. D. etan.Câu 78. Công thức cấu tạo của polietilen làA. (-CF2-CF2-)n. B. (-CH2-CHCl-)n.C. (-CH2-CH=CH-CH2-)n. D.(-CH2-CH2-)n.Câu 79. Nilon–6,6 là một loạiA. tơ axetat. B. tơ poliamit. C. polieste. D. tơ visco.Câu 80. Polivinyl axetat (hoặc poli(vinyl axetat)) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợpA. CH2=CH-COO-CH3. B. CH2=CH-COO-C2H5.C. CH3COO-CH=CH2. D. C2H5COO-CH=CH2.Câu 81. Cho các polime sau: (-CH2- CH2-)n, (- CH2- CH=CH- CH2-)n, (- NH-CH2-CO-)n. Công thức của cácmonome để khi trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo ra các polime trên lần lượt làA. CH2=CH2, CH2=CH- CH= CH2, H2N- CH2- COOH.17Ôn thi CĐ - ĐH Chuyên đề: POLIME GV: Nguyễn Văn Giang - THPT Nguyễn DuB. CH2=CH2, CH3- CH=CH-CH3, H2N- CH2- CH2- COOH.C. CH2=CH2, CH3- CH=C=CH2, H2N- CH2- COOH.D. CH2=CHCl, CH3- CH=CH- CH3, CH3- CH(NH2)- COOH.Câu 82. Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộcloại tơ nhân tạo?A. Tơ tằm và tơ enan. B. Tơ visco và tơ nilon-6,6.C. Tơ nilon-6,6 và tơ capron. D. Tơ visco và tơ axetat.Câu 83. Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp làA. stiren. B. isopren. C. toluen. D. propen.Câu 84. Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2. B. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.C. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh. D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.Câu 85. Polime nào có dạng mạng lưới không gianA. Nhựa bakelit B. Xenlulozơ C. Cao su lưu hoá D.CảA,C đều đúngCâu 86. Chọn phát biểu sai:A: Bản chất cấu tạo hoá học của sợi bông là xenlulozơ.B: Bản chất cấu tạo hoá học của tơ tằm và len là protit.C: Bản chất cấu tạo hoá học của tơ nilon-6 là poliamit.D: Quần áo nilon, len, tơ tằm nên giặt với xà phòng có độ kiềm cao.Câu 87. Những chất nào sau đây có thể dùng để điều chế polimeA. Metylclorua B. Vinyl clorua C. Ancol etylic D. Axit axeticCâu 88. Thuỷ tinh hữu cơ được điều chế bằng phản ứng trùng hợp từ monome nào sau đây?A. Axit meta acrylic B. Metyl meta acrylat C. Metyl acrylat D. Etyl acrylatCâu 89. Cho polime [NH-(CH2)5-CO-]n tác dụng với dung dịch NaOH trong điều kiện thích hợp. Sản phẩm sau p.ứnglà:A. NH3B. NH3 và C5H11COONa C. C5H11COONa D.NH2-CH2-COONaCâu 90. Nilon–6,6 là một loạiA. Tơ axetat. B. Tơ poliamit. C. Polieste. D. Tơ visco.Câu 91. Điều kiện để phản ứng trùng hợp xảy ra là trong phân tử của các monome phải có:A. Liên kết đôi B. Liên kết ba C. Liên kết đơn D.cả A,B đều đúngCâu 92. Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) làA. PE. B. amilopectin. C. PVC. D. nhựa bakelit.Câu 93. Cho: PE(I) ; PS(II) ; Cao su(III) ; Bakelit(IV). Chất và vật liệu nào là chất dẻoA. (I), (II), (III) B. (II), (III), (IV) C. (I), (II), (IV) D. (II), (III), (IV)Câu 94. Tại sao tơ poliamit lại kém bền về mặt hoá học :A: Có chứa nhóm –NH2.B: Có chứa liên kết -NH-CO-C: Có chứa nhóm peptit. D: Có chứa nhóm –COOH.Câu 95. Poli(vinyl ancol) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau đây?A. CH2=C =COOCH3; B. CH2=CH -COO H ; C. CH2=CH-COOC2H5; D. CH2=CH -OCOCH3;Câu 96(ĐHB-2009). Phát biểu nào sau đây là đúng?A. Trùng hợp stiren thu được poli (phenol-fomanđehit).B. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N.C. Poli (etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng.D. Tơ visco là tơ tổng hợp.Câu 97(ĐHA-2009). Poli (metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng làA. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH.B. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.C. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH.D. CH2=CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.Câu 98(ĐHB-2010). Các chất đều không bị thuỷ phân trong dung dịch H2SO4 loãng, nóng làA. tơ capron; nilon-6,6, polietylenB. poli (vinyl axetat); polietilen, cao su bunaC. nilon-6,6; poli(etylen-terephtalat); polistirenD. polietylen; cao su buna; polistirenCâu 99(ĐHB-2010). Cho sơ đồ chuyển hoá sau 18Ôn thi CĐ - ĐH Chuyên đề: POLIME GV: Nguyễn Văn Giang - THPT Nguyễn Du00203H ,txt,t Z2 2Pd,PbCOt ,xt,pC H X Y Caosu buna N++→ → → −Các chất X, Y, Z lần lượt là :A. benzen; xiclohexan; amoniac B. axetanđehit; ancol etylic; buta-1,3-đienC. vinylaxetilen; buta-1,3-đien; stiren D. vinylaxetilen; buta-1,3-đien; acrilonitrinCâu 100(ĐHA-2010). Cho các loại tơ: Bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, tơ nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là:A. 2 B. 3 C. 4 D. 5Câu 101(ĐHA-2010). Cho các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren ; (3) nilon-7; (4) poli(etylen-terephtalat); (5) nilon-6,6; (6) poli(vinyl axetat). Các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là:A. (1), (3), (6) B. (3), (4), (5) C. (1), (2), (3) D. (1), (3), (5)Câu 102.Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon–6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộcloại tơ nhân tạo?A. Tơ tằm và tơ enang. B. Tơ visco và tơ nilon–6,6. C. Tơ nilon–6,6 và tơ capron. D. Tơ visco và tơ axetat.Câu 103. Chọn phát biểu không đúng: polime A. đều có phân tử khối lớn, do nhiều mắc xích liên kết với nhau. B.có thể được điều chế từ phản ứng trùng hợp hay trùng ngưng.C. được chia thành nhiều loại: thiên nhiên, tổng hợp, nhân tạo. D.đều khá bền với nhiệt hoặc dung dịch axit hay bazơ.Câu 104. Chọn polime tổng hợp hoặc nhân tạo:1) Xenlulozơ. 2) tơ xenlulozơ axetat. 3)Thủy tinh hữu cơ. 4) Poli (vinyl clorua). 5) Cao su cloropren. 6) Polistiren.A. 1, 3, 4. B. 1, 3, 4, 5. C. 1, 3, 4, 5, 6. D. 2, 3, 4, 5, 6.Câu 105. Cấu tạo của monome tham gia được phản ứng trùng ngưng làA. trong phân tử phải có liên kết chưa no hoặc vòng không bền. B. thỏa điều kiện về nhiệt độ, áp suất, xúc tác thích hợp.C. có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng tham gia phản ứng. D. các nhóm chức trong phân tử đều có chứa liên kết đôi.Câu 106. Nhóm hợp chất không thể tạo thành polime làA. glyxin, axit ađipic. B. phenol, cloropren. C. benzen, xiclohexan. D. stiren, etylen glicol.Câu 107. Poli(vinyl clorua) (PVC) được điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứngA. trùng hợp. B. đồng trùng ngưng. C. trùng ngưng. D. đồng trùng hợp.Câu 108. Chất có thể tham gia phản ứng trùng ngưng làA. H2N – CH2 – COOH.B. C2H5 – OH, C6H5 – OH. C. CH3 – COOH, HOOC – COOH. D. CH2=CH – COOH.Câu 109. Tơ được sản xuất từ xenlulozơ làA. tơ nilon–6,6. B. tơ visco. C. tơ tằm, tơ axetat. D. tơ capron, tơ enang.Câu 110. Axit ađipic và hexametylen điamin tham gia phản ứng trùng ngưng với nhau, tạo thành polime để sản xuất tơA. lapsan. B. nilon–6,6. C. nitron. D. nilon–6.Câu 111. Polime nào sau đây có tên gọi “tơ nitron” hay “olon” được dùng dệt may quần áo ấm?A. Poli (metyl acrylat) B. Poli acrilonitrin C. Poli (vinylclorua) D. Poli (phenol fomanđehit)Câu 112. Cho các chất sau : phenylamoniclorua, natri phenolat, vinyl clorua, ancol benzylic, phenylbenzoat và tơnilon–6,6. Tổng số chất tác dụng được với NaOH đun nóng là : A. 6 B. 5 C. 4 D. 3Câu 113. Tơ lapsan thuộc loạiA. tơ axetat. B. tơ visco. C. tơ polieste. D. tơ poliamit.Câu 114(ĐHA-2011). Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp?A. Trùng hợp vinyl xianua. B. Trùng ngưng axit ε-aminocaproic.C. Trùng hợp metyl metacrylat. D. Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic.Câu 115(ĐHA-2011). Cho sơ đồ phản ứng:CH≡CH X; X polime Y; X + CH2=CH-CH=CH2 polime Z19+HCNtrùng hợpđồng trùng hợpÔn thi CĐ - ĐH Chuyên đề: POLIME GV: Nguyễn Văn Giang - THPT Nguyễn DuY và Z lần lượt dùng để chế tạo vật liệu polime nào sau đây?A.Tơ capron và cao su buna. B. Tơ nilon-6,6 và cao su cloropren.C. Tơ olon và cao su buna-N. D. Tơ nitron và cao su buna-S.Câu 116(ĐHB-2011). Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6. Cóbao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit?A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.II. BÀI TẬP TOÁNDẠNG 1: BÀI TẬP VỀ PHẢN ỨNG THẾCâu 1. Clo hoá PVC thu được một polime chứa 63,96% clo về khối lượng, trung bình 1 phân tử clo phản ứng với kmắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là A. 3 B. 6 C. 4 D. 5Câu 2. Khi clo hoá PVC thu được một loại tơ clorin chứa 66,6% clo về khối lượng, trung bình 1 phân tử clo phản ứngvới k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là A. 1,5 B. 2 C. 3 D. 3,5Câu 3. Khi clo hoá PVC ta thu được một loại tơ clorin chứa 66,77 % clo về khối lượng. Hỏi trung bình một phân tử clotác dụng với bao nhiêu mắt xích PVCA.1,5 B. 2 C. 2,5 D. 3DẠNG 2: BÀI TẬP VỀ PHẢN ỨNG CỘNG VÀO LIÊN KẾT ĐÔI CỦA MẠCH POLIMECâu 1. Tiến hành phản ứng đồng trùng hợp giữa stiren và buta – 1,3 – đien (butađien), thu được polime X. Cứ 2,834gam X phản ứng vừa hết với 1,731 gam Br2. Tỉ lệ số mắt xích (butađien : stiren) trong loại polime trên là A. 1 : 1. B. 1 : 2. C. 2 : 3. D. 1 : 3.Câu 2. Cứ 5,668g cao su buna-S phản ứng vừa hết với 3,462g Br2 trong CCl4 . Hỏi tỉ lệ mắt xích butađien và stiren trong cao su buna-S là bao nhiêu ? A. 2/3 B. 1/2 C. 1/3 D. 3/5Câu 3. Tiến hành trùng hợp 5,2 g stiren . Hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng 100 ml dung dịch brom 0,15M cho tiếp dung dịch KI dư vào thì được 0,635g iot. Khối lượng polime tạo thành là A. 4,8 g B. 3,9 g C. 9,3 g D. 2,5 gCâu 4. X là 1 loại cao su khi tác dụng với dung dịch HCl dư thu được sản phẩm chứa 56,8% clo. X là :A. cao su buna B. cao su Isopren C. cao su clopren D. cao suCâu 5. Cứ 2,62g cao su buna-S phản ứng vừa hết với 1,6g Br2 trong CCl4 . Hỏi tỉ lệ mắt xích butađien và stiren trong cao su buna-S là bao nhiêu ? A. 2/3 B. 1/2 C. 1/3 D. 3/5Câu 6. Trùng hợp 65gam stiren bằng cách đun nóng chất này với một lượng nhỏ chất xúc tác benzoyl peoxit. Cho toànbộ hỗn hợp sau phản ứng (đã loại hết xúc tác) vào 1 lít dd brom 0,5M, sau đó thêm KI dư thấy sinh ra 6,35 gam iot.Hiệu suất của phản ứng trùng hợp stiren là: A. 80% B. 70% C. 75% D. 60%Câu 7. Đem trùng hợp 10,8 gam buta-1,3-đien thu được sản phẩm gồm caosu buna và buta-1,3-đien dư. Lấy 1/2 sảnphẩm tác dụng hoàn toàn với dung dịch brom dư thấy 10,2 gam Br2 phản ứng. Vậy hiệu suất phản ứng là: A. 40% B. 80% C. 60% D. 79%Câu 8. Cho 1 loại cao su buna–S tác dụng với dung dịch HCl dư thu được sản phẩm chứa 8,82% khối lượng clo. Tỉ lệ số mắt xích buta–1,3–đien: Stiren là :A. 1/2 B. 1/3 C. 1/4 D. 2/3Câu 9. Cho 1 loại cao su buna–S tác dụng với dung dịch Br2 dư thu được sản phẩm chứa 37,91% khối lượng brom. Tỉ lệ số mắt xích buta–1,3–đien: Stiren là :A. 1/2 B. 1/3 C. 1/4 D. 2/3Câu 10. Cho sản phẩm khi trùng hợp 1 mol etilen ở điều kiện thích hợp tác dụng vừa đủ với 16 gam Br2. Hiệu suất phản ứng trùng hợp và khối lượng PE thu được là: A. 80% và 22,4 g B. 90% và 25,2 g C. 20% và 25,2 g D. 10% và 28 gDẠNG 3: TÍNH KHỐI LƯỢNG MONOME THAM GIA VÀ KHỐI LƯỢNG POLIME TẠO THÀNH TRONG QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP THEO HIỆU SUẤT PHẢN ỨNGCâu 1.Từ 4 tấn C2H4 có chứa 30% tạp chất có thể điều chế bao nhiêu tấn PE ? (Biết hiệu suất phản ứng là 90%) A. 2,55 B. 2,8 C. 2,52 D.3,6Câu 2. Sau khi trùng hợp 1 mol etilen thì thu được sản phẩm có phản ứng vừa đủ với 16 gam brom. Hiệu suất 20Ôn thi CĐ - ĐH Chuyên đề: POLIME GV: Nguyễn Văn Giang - THPT Nguyễn Duphản ứng và khối lượng polime thu được làA. 80% ; 22,4 gam. B. 90% ; 25,2 gam. C. 20% ; 25,2 gam. D. 10%; 28 gam.Câu 3(ĐHA-2008). Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4 → C2H2 → C2H3Cl → PVC. Để tổng hợp 250 kg PVC theo sơ đồ trên thì cần V m3 khí thiên nhiên (đktc). Giá trị của V là (biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên, hiệu suất của cả quá trình là 50%)A. 224,0. B. 448,0. C. 286,7. D. 358,4.Câu 4. Chất dẻo PVC được điều chế theo sơ đồ sau: CH4  →= %15H A  →= %95H B  →= %90H PVC. Biết CH4chiếm 95% thể tích khí thiên nhiên, vậy để điều chế 1 tấn PVC thì số m3 khí thiên nhiên (đktc) cần là A. 5883 m3. B. 4576 m3. C. 6235 m3. D. 7225 m3. Câu 5. Muốn tổng hợp 120kg poli(metyl metacrylat) thì khối lượng của axit và ancol tương ứng cần dùng là baonhiêu ? Biết hiệu suất quá trình este hoá và trùng hợp lần lượt là 60% và 80%. A. 215kg và 80kg. B. 171kg và 82kg. C. 65kg và 40kg. D. 175kg và 70kg.Câu 6. PVC được điều chế từ khí thiên nhiên theo sơ đồ: CH4 C2H2 CH2=CHCl PVCNếu hiệu suất tòan bộ quá trình điều chế là 20% thì thể tích khí thiên nhiên (đktc) cần lấy điều chế ra 1 tấn PVC là(xem khí thiên nhiên chiếm 100% metan) A. 12846 cm3 B. 3584 cm3 C. 8635 cm3 D. 6426 cm3Câu 7. Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Tính thể tích axit nitric99,67% ( có khối lượng riêng 1,52g/ml) cần để sản xuất 59,4 kg xenlulozơ trinitrat . Hiệu suất đạt 90%. A. 11,28 lít B. 7,86 lít C. 36,5 lít D. 27,72 lítCâu 8. Từ 100 lít dung dịch rượu etylic 400 ( d = 0,8 g/ml) có thể điều chế được bao nhiêu kg cao su buna ( Biết H = 75% ) ? A. 14,087 kg B. 18,783 kg C. 28,174 kg D. kết quả khácCâu 9. Khi trùng ngưng 7,5g axit amino axetic với hiệu suất là 80%, ngoài amino axit dư người ta còn thu được m gampolime và 1,44g nước. Gía trị của m là A. 4,25 gam. B. 5,25 gam. C. 5,56 gam. D. 4,56 gam.Câu 10. Trùng hợp 5,6lít C2H4 (đktc), nếu hiệu suất phản ứng là 90% thì khối lượng polime thu được là A. 4,3 gam. B. 7,3 gam. C. 5,3 gam. D. 6,3 gam.Câu 11. Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của m là A. 42 kg. B. 10 kg. C. 30 kg. D. 21 kg.Câu 12. Từ 100 lít ancol etylic 400 (khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là d = 0,8g/ml) điều chế được baonhiêu kg cao su buna (hiệu suất quá trình là 75%) A. 14,087 kg B. 18,783 kg C. 28,174 kg D. 18,087 kg Câu 13 Thuỷ phân hoàn toàn 200 gam hỗn hợp gồm tơ tằm và lông cừu thì thu được 31,7 gam glyxin. Phần trăm củaglyxin trong tơ tằm và lông cừu là 43,6% và 6,6%. Thành phần % khối lượng của hỗn hợp ban đầu là: A. 25% ; 75% B. 43,67%; 6,33% C. 50% ; 50% D. 30% ; 70% Câu 14. Trùng ngưng axit ε–aminocaproic thu được m kg polime và 12,6 kg H2O với hiệu suất phản ứng 90%. Giá trịcủa m là A. 71,19. B. 79,1. C. 91,7. D. 90,4.Câu 15. Khi tiến hành đồng trùng hợp buta-1,3-đien và acrilonitrin thu được một loại caosu buna-N chứa 8,69% nito.Tính tỉ lệ số mắt xích buta-1,3-đien và acrilonitrin trong cao su: A. 1:2 B. 1:1 C. 2:1 D. 3:1DẠNG 4: BÀI TẬP LIÊN QUAN ĐẾN HỆ SỐ POLIME HÓA HAY SỐ MẮT XÍCH CỦA POLIME Câu 1. Phân tử khối trung bình của PVC là 750000. Hệ số polime hoá của PVC làA. 12.000 B. 15.000 C. 24.000 D. 25.000 Câu 2. Phân tử khối trung bình của polietilen X là 420000. Hệ số polime hoá của PE là A. 12.000 B. 13.000 C. 15.000 D. 17.000 Câu 3(ĐHA-2008). Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và của một đoạn mạch tơ capron là17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt làA. 113 và 152. B. 113 và 114. C. 121 và 152. D. 113 và 114.Câu 4. Một loại polietylen có phân tử khối là 50000. Hệ số trùng hợp của loại polietylen đó xấp xỉA. 1230 B. 1529 C. 920 D. 1786Câu 5. Polime X có phân tử khối là 336000 và hệ số trùng hợp là 12000. Vậy X là21Ôn thi CĐ - ĐH Chuyên đề: POLIME GV: Nguyễn Văn Giang - THPT Nguyễn DuA. PE. B. PP. C. PVC D. Teflon.Câu 6. Hệ số trùng hợp (số mắt xích) của tơ nilon – 6,6 có phân tử khối (M = 2500) là A. 10. B. 11. C. 12. D. 13.Câu 7. Polime X (chứa C, H, Cl) có hệ số trùng hợp là 560 và phân tử khối là 35.000. Công thức một mắt xích của X là A. – CH2 – CHCl – . B. – CH = CCl – . C. – CCl = CCl – . D. – CHCl – CHCl – .Câu 8. Hệ số polime hóa trong mẫu cao su buna (M ≈ 40.000) bằng A. 400 B. 550 C. 740 D. 800Câu 9. Polime X có phân tử khối M=280.000 đvC và hệ số trùng hợp n=10.000. X là A. PE B. PVC C. (-CF2-CF2-)n D. polipropilenCâu 10. Trùng hợp etilen được polietilen. Nếu đốt cháy toàn bộ lượng polime đó sẽ thu được 8800g CO2 . Hệ số trùnghợp của quá trình là A. 100 B. 150 C. 200 D. 300Câu 11. Khối lượng phân tử của tơ capron là 15000 đvC . Tính số mắt xích trong công thức phân tử của lọai tơ này A. 113 B. 133 C. 118 D. 150Câu 12. Trùng hợp hòan tòan 6,25gam vinylclorua được m gam PVC. Số mắt xích -CH2-CHCl- có trong m gam PVCtrên là A. 6,02.1021. B. 6,02.1022. C. 6,02.1020. D. 6,02.1023.Câu 13. Số mắt xích có trong 10,2 gam poliisopren là A. 9,03 x 1022. B. 9,03 x 1020. C. 9,03 x 1021. D. 6,02 x 1023.Câu 14. Khối lượng mol phân tử trung bình của PVC là 250.000 g/mol, hệ số polime hóa của PVC là A. 3500. B. 4000. C. 2500. D. 3500.Câu 15. Polime X trong phân tử chỉ có C, H và có thể có O. Hệ số trùng hợp của phân tử X là 1800, phân tử khối là122400. X là : A. cao su isopren B. PE C. PVA D. PVCCâu 16.Polime X (chứa C,H,O) có hệ số trùng hợp là 560 và phân tử khối là 48160. Công thức một mắt xích của X là :A. –CH2–C(CH3)(COOCH3)– B. –CH2–CH(OOCCH3)– C. –CH2–CH(COOCH3)– D. –CH2–CH(OH)–Câu 17. Polime X (chứa C,H,N,O) có hệ số trùng ngưng là 560 và phân tử khối là 55440 Công thức một mắt xích củaX là : A. –HN–CH2–CO– B. –HN–CH(C6H5)–CO– C. –HN–CH(CH(CH3)2)–CO– D. –HN–CH(CH2–CH2–COOH)–CO–DẠNG 5: BÀI TẬP LIÊN QUAN ĐẾN PHẢN ỨNG ĐỐT CHÁY, THÀNH PHẦN NGUYÊN TỐCâu 1. Đồng trùng hợp đimetyl buta–1,3–đien với acrilonitrin(CH2=CH–CN) theo tỉ lệ tương ứng x : y, thu được mộtloại polime. Đốt cháy hoàn toàn một lượng polime này, thu được hỗn hợp khí và hơi (CO2, H2O, N2) trong đó có57,69% CO2 về thể tích. Tỉ lệ x : y khi tham gia trùng hợp là bao nhiêu ? A. 13xy=. B. 23xy=. C. 32xy=. D. 35xy=.Câu 2. Khi đốt cháy một loại polime chỉ thu được khí CO2 và hơi H2O với tỉ lệ 2 2CO H On : n 1:1=. Vậy, polime trênthuộc loại nào trong số các polime sau ? A. poli(vinyl clorua). B. polietilen. C. tinh bột. D. protein.Câu 3. Dạng tơ nilon phổ biến nhất hiện nay là tơ nilon-6 có 63,68% C ; 12,38%N ; 9,80%H ; 14,4%O. Công thứcthực nghiệm của nilon-6 là A. C5NH9O B. C6NH11O C. C6N2H10O D. C6NH11O2Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn một lượng polietilen, sản phẩm cháy cho đi qua bình đựng dd Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện 10gam kết tủa. Khối lượng bình thay đổi như thế nào? A. Tăng 4,4g B. Tăng 6,2g C. Giảm 3,8g D. Giảm 5,6g22Ôn thi CĐ - ĐH Chuyên đề: POLIME GV: Nguyễn Văn Giang - THPT Nguyễn Du23

Tài liệu liên quan

  • Chuyen de ve Dich vu moi BDS.ppt Chuyen de ve Dich vu moi BDS.ppt
    • 46
    • 825
    • 3
  • DANH SÁCH CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN CHO SINH VIÊN K62 HỌC KỲ 1 - NĂM HỌC 2011-2012 DANH SÁCH CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN CHO SINH VIÊN K62 HỌC KỲ 1 - NĂM HỌC 2011-2012
    • 13
    • 717
    • 0
  • chuyên đề polime chuyên đề polime
    • 3
    • 550
    • 1
  • Bai tap chuyen de POLIME Bai tap chuyen de POLIME
    • 2
    • 696
    • 12
  • chuyên đề polime và vật liệu polime chuyên đề polime và vật liệu polime
    • 11
    • 795
    • 10
  • Chuyên đề Polime và vật liệu polime pptx Chuyên đề Polime và vật liệu polime pptx
    • 14
    • 705
    • 7
  • chuyen de ve polime chuyen de ve polime
    • 5
    • 551
    • 3
  • Chuyên đề CT5: Este-Lipit-Gluxit-Polime Chuyên đề CT5: Este-Lipit-Gluxit-Polime
    • 11
    • 360
    • 0
  • chuyên đề ôn thi đại học phần polime chuyên đề ôn thi đại học phần polime
    • 3
    • 381
    • 5
  • chuyên đề về polime trong ôn thi đại học chuyên đề về polime trong ôn thi đại học
    • 12
    • 815
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(2.27 MB - 23 trang) - chuyên đề POLIME Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » điều Chế Cao Su Isopren Từ Natri Axetat