Chuyên đề Số 2 Toán 2: Đổi đơn Vị đo độ Dài - (ôn Tập Trong đợt Nghỉ ...
Có thể bạn quan tâm
CHUYÊN ĐỀ TOÁN 2
GIẢI PHÁP DẠY HỌC SINH ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
GV: Phạm Thị Chiên
Các giải pháp giúp các em đổi đơn vị đo độ dài:
Qua những vấn đề mà học sinh gặp phải khi đổi đơn vị đo độ dài thì chúng ta cần phải có giải pháp giúp các em.
1. Truyền thụ kiến thức
– Khi dạy bài về đơn vị đo nào thì sau khi giới thiệu tên gọi, cách viết tắt đơn vị đo đó thì phải cho học sinh thực hành nhìn vào cách viết tắt đọc tên đơn vị đo và viết tên đơn vị đo (cách viết tắt), các số đo độ dài mang tên đơn vị đo đó ra giấy nháp, ra bảng con. Ví dụ: Bài Đê-xi-met, giáo viên chỉ vào cách viết tắt ở trên bảng (dm) gọi học sinh đọc tên đơn vị đo là đê-xi-met, sau đó cho học sinh viết tên đơn vị đo đó (cách viết tắt) ra bảng con (dm) và viết các số đo độ dài: 5 dm, 13 dm, 28 dm,…
– Sau khi học sinh nắm được tên gọi, cách viết tắt đơn vị đo đó, giáo viên cần cho học sinh tìm độ dài của số đo cụ thể ở trên thước đo. Ví dụ: Bài đê-xi-met: Yêu cầu học sinh tìm độ dài của 1dm, 2 dm,… Học sinh có thể dùng thước đo một vật cụ thể và nêu kết quả đã đo được để khắc sâu kiến thức đã học.
Ví dụ: Bài Đê-xi-met: Cho học sinh đo chiều dài của quyển sách, quyển vở…
– Hướng dẫn học sinh nắm chắc và thuộc mối quan hệ giữa các đơn vị đo. Ví dụ dạy bài: Mét. học sinh phải nắm chắc và thuộc:
1 m = 10 dm
1 m = 100 cm
Học sinh phải tự rút ra 1 m = 10 dm = 100 cm. Hai đơn vị liền kề nhau hơn kém nhau 10 lần.
Sau đó giáo viên đặt câu hỏi:
+Trong 3 đơn vị đo độ dài: Đề-xi-mét, Mét, Xăng-ti-mét thì đơn vị đo nào lớn nhất, đơn vị đo nào bé nhất?
+ Hãy sắp xếp 3 đơn vị đo đó theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại:
Sau đó, giáo viên cho học sinh thực hành theo nhóm bàn: mỗi bàn (đã chuẩn bị một cái thước dây) tự đo độ dài, rộng chiếc bàn của mình theo hai đơn vị đo m và dm, sau đó tự đọc và viết kết quả. Như vậy các em sẽ nắm được mối quan hệ giữa hai đơn vị đo một cách chắc chắn.
Cụ thể chiều dài bàn là: 1m1dm = 11 dm
Khi dạy bài khác cũng làm tương tự như vậy (Khi dạy bài đề-xi-mét cho học sinh đo kích thước gạch lát nền lớp học. Chẳng hạn kích thước viên gạch mỗi chiều là 2 dm = 20 cm)
Khi các em đã thạo về đo độ dài của một vật cụ thể, giáo viên có thể cho học sinh tập ước lượng bằng mắt độ dài một số vật thể xung quanh như độ dài bảng, lớp học, bút chì…. Có như vậy các em làm bài mới dễ dàng.
2. Hướng dẫn làm bài về đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán có văn khi có các số đo độ dài
Đã nắm chắc kiến thức như vậy nhưng khi đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán có văn khi có các đơn vị đo độ dài, nhiều em cũng mắc lỗi, hay đổi sai. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cụ thể:
Ví dụ: Điền vào chỗ chấm:
1 dm = ……………………cm (1)
1 m = …………………….dm (2)
3dm5cm = ………………..cm (3)
Mở rộng cho học sinh khá giỏi:
2 m = …………………….cm (4)
1 m2cm = ………………..cm (5)
Trước khi làm bài, giáo viên hướng dẫn học sinh viết các đơn vị đo độ dài đã học ra giấy nháp và tiến hành như sau:
Cách thực hiện
Nháp:
* (1) 1 dm = ……………………cm Viết số 1 vào cột dm. Đơn vị cần đổi là cm, ta viết số 0 vào cột cm. Nhìn vào nháp ta thấy: 1 dm = 10 cm * (2) 1 m = …………………….dm Như trên, điền số 1 vào cột m, điền số 0 vào cột dm. Nhìn vào nháp ta thấy: 1m = 10 dm. * (3) 3dm5cm = ………………..cm Ta viết số 3 vào hàng dm, số 5 vào hàng cm. Như vậy: 3dm5cm = 35 cm | m dm cm (1) đ 1 0 (2) đ 1 0 (3) đ 3 5 (4) đ 2 0 0 (5) đ 1 0 2 |
Với học sinh khá, giỏi mở rộng cho các em đổi theo cách viết nháp trên.
- dụ: (4) 2 m = …………………………….cm
Viết số 2 ở cột m, số 0 ở cột cm, cột dm ở giữa m và cm chưa có số nào thì ta điền số 0. Nhìn vào nháp: 2 m = 200 cm
* (5) Sau này với các bài mà yêu cầu phức tạp hơn, nếu các em có gặp trong thực tế hãy làm nháp theo cách trên.
1m2cm = ………………..cm
Viết số 1 vào cột m, số 2 vào cột cm, cột dm chưa có, điền số 0, ta có
1m2cm = 102 cm
Cách này áp dụng cho học sinh có lực học trung bình, yếu, còn đối với học sinh học khá, giỏi, học sinh dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo để làm bài tập đổi đơn vị đo độ dài.
Ví dụ: 2 m = ………cm
Hướng dẫn học sinh: 1m = 100cm. Vậy 2 m = 200 cm
Hay: 1 m 2 cm = ……….cm.
Hướng dẫn học sinh: 1 m = 100 cm. Lấy 100 cm + 2 cm = 102 cm
– Hướng dẫn học sinh cách trình bày bài giải toán có lời văn khi có các số đo độ dài.
Thường khi giải bài toán có lời văn với các số đo độ dài, học sinh thường viết cả tên đơn vị đo cùng với số đo hoặc viết tắt tên đơn vị đo ở câu lời giải.
Ví dụ: Bài 3 trang 150: Cây dừa cao 8 m, cây thông cao hơn cây dừa 5 m. Hỏi cây thông cao bao nhiêu mét?
Một số học sinh trình bày bài giải như sau:
Số m cây thông cao là:
8 + 5 = 13 (m)
Đáp số: 13 m
Hoặc:
Số mét cây thông cao là:
8 m + 5 m = 13 (m)
Đáp số: 13 m
Hoặc có học sinh trình bày:
Số m cây thông cao là:
8 m + 5 m = 13 (m)
Đáp số: 13 m
Giáo viên phải đưa các bài học sinh trình bày sai lên bảng, chỉ ra từng chỗ sai cụ thể cho học sinh và cho học sinh so sánh đối chiếu giữa hai bài: bài trình bày sai và bài trình bày đúng để học sinh thấy đượcc chỗ sai của mình. Nhắc học sinh: Đối với câu trả lời thì phải viết tên đơn vị do không được viết tắt (Số mét cây thông cao là:), hoặc chỉ cần trả lời: (Cây thông cao là:). Còn với phép tính chỉ viết tên đơn vị theo cách viết tắt ở kết quả của phép tính và cho vào trong ngoặc đơn:
8 + 5 = 13 (m)
Bài giải được trình bày như sau:
Số mét cây thông cao là:
8 + 5 = 13 (m)
Đáp số: 13 m
Hoặc:
Cây thông cao là:
8 + 5 = 13 (m)
Đáp số: 13 m
Nếu thực hiện các cách làm trên trong quá trình giảng dạy các đơn vị đo độ dài, đổi các đơn vị đo độ dài thì chắc chắn học sinh sẽ tiến bộ một cách rõ rệt so với cách dạy thông thường.
Bài tập thực hành
I. ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
Bài 1. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
8dm = … cm 50cm = … dm 2m = … dm | 3dm 7cm = … cm 94cm = … dm … cm 250cm = … m … cm |
Bài 2. Điền vào chỗ chấm cho thích hợp:
- 64m + 28m + 5m =………………….b) 73dm – 49dm + 16dm = ………………….c) 25kg + 214kg – 13kg = ………………….d) 14 phút + 36 phút – 27 phút = ………………….
Bài 3. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 5m 2cm = …………cmb) 200cm = …………mc) 50dm + 5m =………… md) 2dm + 5mm = …………mm
Bài 4. Điền dấu >, <, = thích hợp vào chỗ chấm:
a) 2dm … 9cm.b) 1dm + 2cm … 10cm + 2cm.c) 4dm … 5dm – 1dm.d) 99cm … 9dm.
Bài 5. Một sợi dây dài 9dm, đã cắt đi 35cm. Hỏi phần còn lại của sợi dây đó dài bao nhiêu xăng-ti-mét?
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Bài 6. Một sợi dây thép dài 2dm 4cm. Người ta đã cắt đi 1dm. Hỏi sợi dây thép còn lại dài bao nhiêu xăng-ti-mét?
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Bài 7. Một con thuyền đậu nổi trên sông, mũi thuyền cao hơn mặt nước 1m 5dm. Hỏi khi nước sông dâng lên 2dm thì mũi thuyền cao hơn mặt nước bao nhiêu đề-xi-mét?
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
II. ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN
Bài 1. Một ngày có bao nhiêu giờ và chia làm mấy buổi, đó là những buổi nào?
Bài 2. Chủ nhật là ngày 14 của một tháng. Hỏi các ngày thứ năm của tháng đó là những ngày nào?
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Bài 3. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:Khoảng thời gian dài nhất trong các khoảng thời gian sau là:
A. 1 tháng. | B. 2 tuần. |
C. 12 ngày. | D. 1 giờ. |
Bài 4. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:Nếu ngày 15 tháng 1 là thứ ba thì thứ ba tuần tiếp theo là ngày:
A. 21 tháng 1. |
B. 22 tháng 1. |
C. 23 tháng 1. |
D. 15 tháng 2. |
Bài 5. Một trạm bơm phải bơm nước trong 6 giờ và bắt đầu bơm lúc 9 giờ sáng. Hỏi đến mấy giờ thì bơm xong?
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Bài 6. Buổi sáng thứ bảy An học 1 giờ, chơi 40 phút, xem ti vi 1 giờ, giúp mẹ nấu cơm 30 phút. Hỏi tổng thời gian học, chơi, xem ti vi, giúp mẹ nấu cơm của An là bao nhiêu phút?
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Bài 7. Bốn con voi ăn hết 4 bó mía trong 4 phút. Hỏi một con voi ăn 4 bó mía trong bao nhiêu phút? Biết thời gian ăn hết một bó mía của mỗi con voi là như nhau.
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Bài 8. Thứ năm tuần này là ngày 8 tháng 7. Hỏi thứ năm tuần trước là ngày nào? Thứ năm tuần sau là ngày nào?
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Bài 9. Thứ sáu tuần này là ngày 16 tháng 9. Hỏi thứ bảy tuần sau là ngày nào?
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Bài 10. Đố bạn biết sinh nhật của Hồng ngày 15 tháng 6 là ngày thứ mấy? Biết ngày 5 tháng 6 là thứ hai.
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Bài 11. Thứ hai tuần này là ngày 4. Hỏi thứ bảy tuần sau là ngày mấy? Từ thứ hai tuần này đến thứ bảy tuần sau có bao nhiêu ngày chẵn? Có bao nhiêu ngày lẻ?
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Từ khóa » Cách Tính đơn Vị đo độ Dài Lớp 2
-
Bảng đơn Vị đo Độ Dài. Cách đổi, Cách Thuộc, ứng Dụng?
-
Bảng đơn Vị đo độ Dài Toán Lớp 2, Lớp 3, Lớp 4, Lớp 5 đầy đủ Kèm Bài ...
-
Toán Lớp 2: Phương Pháp đổi đơn Vị đo độ Dài (dễ Hiểu) | Bibon 1217
-
Bảng Đơn Vị Đo Độ Dài Lớp 2
-
Giải Pháp Dạy Học Sinh: Đổi đơn Vị đo độ Dài Toán Lớp 2
-
Bài Tập Về đơn Vị đo độ Dài - Mét - Bài Tập Toán Lớp 2 Cơ Bản
-
Toán Lớp 2 đơn Vị đo độ Dài? - Tạo Website
-
Bảng đơn Vị đo độ Dài Và Cách Thức Quy đổi Nhanh Chóng, Chính Xác
-
Toán Lớp 2: Phương Pháp đổi đơn Vị đo độ Dài (dễ Hiểu) | Bibon 1217
-
Hướng Dẫn Học Sinh đổi độ Dài - Tài Liệu Text - 123doc
-
Bảng đơn Vị đo độ Dài Toán Lớp 2, Lớp 3, Lớp 4, Lớp 5 đầy đủ Kèm Bài ...
-
Bài Tập đổi đơn Vị đo độ Dài Lớp 2 Nâng Cao
-
Bảng đơn Vị đo độ Dài Và Cách đổi đơn Vị đo độ Dài Chính Xác 100%
-
Bảng đơn Vị đo độ Dài Lớp 2 - Welcome