Chuyên đề: Tâm Và Bán Kính Của Mặt Cầu Nội Tiếp, Ngoại Tiếp đa Diện.

Chuyên đề: Tâm và bán kính mặt cầu ngoại tiếp, nội tiếp của đa diện

A. Lý thuyết

I. Cạnh bên vuông góc với đáy

  • Nếu cạnh bên SA vuông góc với đáy nội tiếp thì bán kính ngoại tiếp chóp là: \[{{R}^{2}}=R_{D}^{2}+\frac{S{{A}^{2}}}{4}\].
  • Trong đó: \[{{R}_{D}}\] là bán kính của đường tròn ngoại tiếp đa giác đáy và R là bán kính của hình cầu ngoại tiếp chóp.
  • Đặc biệt:
  • Nếu SA vuông góc với đáy và \[\widehat{ABC}={{90}^{0}}\] thì \[R=\frac{SC}{2}\] và tâm là trung điểm SC.
  • Nếu chóp SABC là tam diện vuông tại A thì bán kính ngoại tiếp là \[{{R}^{2}}=\frac{1}{4}\left( S{{A}^{2}}+A{{B}^{2}}+A{{C}^{2}} \right)\].

II. Chóp có các cạnh bên bằng nhau

  • Bán kính mặt cầu ngoại tiếp là \[R=\frac{S{{A}^{2}}}{2\text{S}O}\]. Trong đó: O là tâm đường tròn ngoại tiếp đáy.

Đặc biệt:

  • ABCD là hình vuông, hình chữ nhật thì O là giao của hai đường chéo.
  • \[\Delta ABC\] vuông thì O là trung điểm cạnh huyền.
  • \[\Delta ABC\] đều thì O là trực tâm, trọng tâm
  • ABCD là nửa lục giác đều, khi đó O là trung điểm của đáy lớn hình thang.

III. Mặt bên vuông góc với đáy

  • Cho hai mặt phẳng (SAB) và (ABC) vuông góc với nhau và có giao tuyến AB. \[{{R}_{1}},{{R}_{2}}\] là bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác SAB và ABC thì bán kính đường tròn mặt cầu ngoại tiếp là \[{{R}^{2}}=R_{1}^{2}+R_{2}^{2}-\frac{A{{B}^{2}}}{4}\].

 

 

IV. Mặt cầu tổng quát

  • Chóp SABCD có đường cao SH, tâm đường tròn ngoại tiếp đáy là O. Khi đó ta có phương trình:
  • \[{{\left( SH-x \right)}^{2}}+O{{H}^{2}}={{x}^{2}}+R_{D}^{2}\]. Với giá trị x tìm được ta có: \[{{R}^{2}}={{x}^{2}}+R_{D}^{2}\].

V. Mặt cầu nội tiếp

  • Ta có công thức: \[r=\frac{3V}{S}\]. Trong dó S là tổng diện tích các mặt của đa diện.

B. Bài tập

I. Bài tập minh họa

Câu 1: Chóp S.ABCD có các mặt bên (SAB), (SAD) cùng vuông góc với đáy. ABCD là hình vuông cạnh a, góc giữa SC và (ABCD) bằng \[{{45}^{0}}\]. Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp S.ABCD.

A. R=a

B. \[R=a\sqrt{2}\]

C. \[R=a\sqrt{3}\]

D. R= 2a

Lời giải: Chọn A.

Đây là bài thuộc dạng 1. ABCD là hình chữ nhật. \[AC=a\sqrt{2}\Rightarrow SA=a\sqrt{2}\]. \[{{R}_{D}}=\frac{a\sqrt{2}}{2}\]. Nên \[{{R}^{2}}=R_{D}^{2}+\frac{S{{A}^{2}}}{4}={{\left( \frac{a\sqrt{2}}{2} \right)}^{2}}+\frac{{{\left( a\sqrt{2} \right)}^{2}}}{4}={{a}^{2}}\Rightarrow R=a\].

 

 

 

Câu 2: Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp khối chóp S.ABC biết \[SA=SB=SC=a\sqrt{3}\], tam giác ABC vuông tại B có AC=2a.

A. \[R=\frac{3\text{a}\sqrt{3}}{5}\]

B. R=a

C. \[R=\frac{3\text{a}\sqrt{2}}{4}\]

D. \[R=a\sqrt{2}\]

Lời giải: Chọn C.

Ta thấy bài trên thuộc dạng 2. Gọi O là trung điểm của BC.

Khi đó O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

Nên \[R=\frac{S{{A}^{2}}}{2\text{S}O}=\frac{{{\left( a\sqrt{3} \right)}^{2}}}{2\sqrt{S{{A}^{2}}-O{{C}^{2}}}}=\frac{3{{\text{a}}^{2}}}{2\sqrt{3{{\text{a}}^{2}}-{{a}^{2}}}}=\frac{3\text{a}\sqrt{2}}{4}\].

 

 

 

Câu 3: Chóp S.ABCD có mặt bên SAB là tam giác đều nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Đáy là hình chữ nhật có AB=a, AD=2a. Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp chóp S.ABCD.

A. \[R=\frac{2\text{a}\sqrt{3}}{3}\]

B. \[R=\frac{\text{a}\sqrt{39}}{6}\]

C. \[R=\frac{\text{a}\sqrt{57}}{6}\]

D. \[R=\frac{\text{3a}}{34}\]

Lời giải: Chọn A.

Ta thấy bài toán trên thuộc dạng 3. Tam giác đều ABC cạnh a có bán kính đường tròn ngoại tiếp là \[{{R}_{1}}=\frac{a\sqrt{3}}{3}\] và đáy ABCD có bán kính đường tòn ngoại tiếp là \[{{R}_{2}}=\frac{a\sqrt{5}}{2}\]. Nên bán kính mặt cầu ngoại tiếp chóp là \[R=\sqrt{R_{1}^{2}+R_{2}^{2}-\frac{A{{B}^{2}}}{4}}=\sqrt{{{\left( \frac{a\sqrt{3}}{3} \right)}^{2}}+{{\left( \frac{a\sqrt{5}}{2} \right)}^{2}}-\frac{{{a}^{2}}}{4}}=\frac{2\text{a}\sqrt{3}}{3}\].

 

Câu 4: Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, đồng thời tam giác SAB vuông cân và tam giác SCD đều.

A. \[R=\frac{a\sqrt{21}}{3}\]

B. \[R=\frac{a\sqrt{21}}{6}\]

C. \[R=\frac{a\sqrt{2}}{6}\]

D. \[R=\frac{3a}{8}\]

Lời giải: Chọn B.

Gọi E, F là trung điểm AB, CD. Khi đó \[\left( SEF \right)\bot \left( ABCD \right)\]. Kẻ \[SH\bot EF\Rightarrow SH\bot \left( ABCD \right)\]. Nên SH là đường cao của chóp. Ta có \[SE=\frac{a}{2}\] và \[SF=\frac{a\sqrt{3}}{2}\]. Xét tam giác SEF có độ dài ba cạnh nên theo công thức Hê – rông ta tính được \[S=\sqrt{p\left( p-a \right)\left( p-b \right)\left( p-c \right)}=\frac{1}{2}EF.SH\Rightarrow SH=\frac{a\sqrt{3}}{4}\].

Nên \[OH=OE-EH=\frac{a}{2}-\sqrt{{{\left( \frac{a}{2} \right)}^{2}}-{{\left( \frac{a\sqrt{3}}{4} \right)}^{2}}}=\frac{a}{4}\].

Ta có phương trình: \[{{\left( SH-x \right)}^{2}}+O{{H}^{2}}={{x}^{2}}+R_{D}^{2}\Leftrightarrow {{\left( \frac{a\sqrt{3}}{4}-x \right)}^{2}}+{{\left( \frac{a}{4} \right)}^{2}}={{x}^{2}}+{{\left( \frac{a\sqrt{2}}{2} \right)}^{2}}\]\[\Leftrightarrow x=\frac{a\sqrt{3}}{6}\Rightarrow R=\sqrt{{{\left( \frac{a\sqrt{3}}{6} \right)}^{2}}+{{\left( \frac{a\sqrt{2}}{2} \right)}^{2}}}=\frac{a\sqrt{21}}{6}\].

Câu 5: Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có cạnh đáy bằng a, góc giữa cạnh bên và mặt đáy bằng \[{{60}^{0}}\]. Tính bán kính mặt cầu nội tiếp khối chóp S.ABC

A. \[r=\frac{-1+\sqrt{13}}{12}a\]

B. \[r=\frac{-1+2\sqrt{13}}{51}a\]

C. \[r=\frac{-1+\sqrt{13}}{51}a\]

D. \[r=\frac{-1+2\sqrt{13}}{12}a\]

Lời giải: Chọn A.

Ta thấy bài toán thuộc dạng 5. Ta có: \[HA=\frac{a\sqrt{3}}{3}\Rightarrow SH=HA.\tan {{60}^{0}}=\frac{a\sqrt{3}}{3}.\sqrt{3}=a\].

\[SK=\sqrt{H{{K}^{2}}+S{{H}^{2}}}=\sqrt{{{\left( \frac{a\sqrt{3}}{6} \right)}^{2}}+{{a}^{2}}}=\frac{a\sqrt{39}}{6}\]. Nên tổng diện tích 4 mặt của tứ diện là: \[S={{S}_{ABC}}+{{S}_{SAB}}+{{S}_{SBC}}+{{S}_{SAC}}={{S}_{ABC}}+3{{\text{S}}_{SBC}}\]\[=\frac{{{a}^{2}}\sqrt{3}}{4}+3.\frac{1}{2}.BC.SK=\frac{{{a}^{2}}\sqrt{3}}{4}+3.\left( \frac{1}{2}.a.\frac{a\sqrt{39}}{6} \right)=\frac{\sqrt{39}+\sqrt{3}}{4}{{a}^{2}}\].

Mà \[V=\frac{1}{3}.{{S}_{ABC}}.SH=\frac{1}{3}.\frac{{{a}^{2}}\sqrt{3}}{4}.a=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{12}\]. Nên \[r=\frac{3V}{S}=\frac{3.\frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{12}}{\frac{\sqrt{39}+\sqrt{3}}{4}{{a}^{2}}}=\frac{-1+\sqrt{13}}{12}a\].

II. Bài tập tự luyện

Câu 1: Cho chóp S.ABC biết \[SA\bot \left( ABC \right)\], tam giác ABC vuông cân tại B có diện tích bằng \[2{{\text{a}}^{2}}\], góc giữa SB và (ABC) bằng \[{{45}^{0}}\]. Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp chóp S.ABC.

A. \[R=a\sqrt{2}\]

B. \[R=2a\sqrt{2}\]

C. \[R=a\sqrt{3}\]

D. R=2a

Câu 2: Chóp S.ABCD có SA vuông góc đáy, ABCD là nửa lục giác đều có AD=6>BC và AD song song BC. Góc giữa SD và (SAB) là \[{{45}^{0}}\]. Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp S.ABCD.

A. \[R=\frac{3\sqrt{7}}{2}\]

B. \[R=\frac{3\sqrt{6}}{2}\]

C. \[R=\frac{3\sqrt{5}}{2}\]

D. \[R=3\sqrt{2}\]

Câu 3: Cho tứ diện ABCD có AB=4a, CD=6a, các cạnh còn lại đều bằng \[a\sqrt{22}\]. Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp tứ diện ABCD.

A. R=3a

B. \[R=\frac{a\sqrt{85}}{3}\]

C. \[R=\frac{a\sqrt{79}}{3}\]

D. \[R=\frac{5a}{2}\]

Câu 4: Cho hình chóp S.ABC có AB=AC=SA=SB=a, \[SC=\frac{a}{\sqrt{3}}\], \[\left( SBC \right)\bot \left( ABC \right)\]. Tính bán kính R của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABC.

A. \[\frac{a\sqrt{6}}{4}\]

B. \[\frac{a\sqrt{3}}{6}\]

C. \[\frac{a\sqrt{6}}{2}\]

D. \[\frac{a\sqrt{6}}{3}\]

Câu 5: Cho tứ diện OABC là tam diện vuông tại O và OA=OB=OC=1. Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp tứ diện OABC.

A. 1

B. \[\frac{1}{2}\]

C. \[\frac{\sqrt{3}}{2}\]

D. \[\frac{\sqrt{2}}{2}\]

Câu 6: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ có AB=a, AD=2a, AA’=2a. Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp tứ diện ABB’C’.

A. 3a

B. \[\frac{3\text{a}}{4}\]

C. \[\frac{3\text{a}}{2}\]

D. 2a

Câu 7: Cho hình lập phương cạnh a. Gọi \[{{R}_{1}},{{R}_{2}},{{R}_{3}}\] lần lượt là bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình lập phương, bán kính mặt cầu nội tiếp hình lập phương và bán kính mặt cầu tiếp xúc với tất cả các cạnh của hình lập phương. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. \[R_{2}^{2}={{R}_{1}}.{{R}_{3}}\]

B. \[R_{2}^{2}=R_{1}^{2}+R_{3}^{2}\]

C. \[R_{1}^{2}=R_{2}^{2}+R_{3}^{2}\]

D. \[R_{3}^{2}=R_{1}^{{}}.R_{2}^{{}}\]

Câu 8: Cho chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh đáy bằng 1, chiều cao h=2. Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABCD.

A. \[\frac{9}{8}\]

B. \[\frac{9}{4}\]

C. \[\frac{3}{4}\]

D. \[\frac{3}{2}\]

Câu 9: Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh đáy bằng 1, chiều cao \[h=\frac{\sqrt{3}}{2}\]. Tính bán kính mặt cầu nội tiếp hình chóp.

A. \[\sqrt{3}\]

B. \[\frac{\sqrt{3}}{2}\]

C. \[\frac{\sqrt{3}}{4}\]

D. \[\frac{\sqrt{3}}{6}\]

Câu 10: Cho hình chóp tứ giác đều S. ABCD có cạnh đáy bằng 1, chiều cao h=2. Tính bán kính mặt cầu nội tiếp hình chóp S. ABCD.

A. \[\frac{\sqrt{17}}{8}\]

B. \[\frac{\sqrt{17}-1}{8}\]

C. \[\frac{\sqrt{17}-1}{4}\]

D. \[\frac{\sqrt{17}-2}{4}\]

Đáp án bài tập tự luyện

Bài viết gợi ý:

1. Chuyên đề: Tích phân hàm ẩn.

2. các dạng công thức tính nhanh thể tích khối chóp

3. Chuyên đề: Ứng dụng đạo hàm, GTLN – GTNN của hàm số

4. Thể tích khối đa diện

5. Chuyên đề ứng dụng phương pháp tọa độ trong những bài toán về hình không gian

6. 100 Đề Thi Thử Toán Có Giải Chi Tiết 2018

7. MẶT TRỤ - HÌNH TRỤ - KHỐI TRỤ

Từ khóa » Công Thức Tính Bán Kính Mặt Cầu Nội Tiếp