Chuyên đề ước Và Bội
Có thể bạn quan tâm
CHUYÊN ĐỀ ƯỚC VÀ BỘI
I. Tóm tắt lý thuyết:
- Định nghĩa ước và bội
- Nếu có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b, còn b là ước của a.
Ví dụ : \(18\; \vdots \;6\; \Rightarrow \;18\) là bội của 6. Còn 6 được gọi là ước của 18.
- Cách tìm ước và bội
- Ta có thể tìm các bội của một số bằng cách nhân số đó lần lượt với 0, 1, 2, 3,...
Ví dụ : B(6) = {0 ; 6 ; 12 ; 18 ; ...}
- Ta có thể tìm các ước của a bằng cách lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 đến a để xét xem a chia hết cho những số nào, khi đó các số ấy là ước của a
Ví dụ : Ư(16) = {16 ; 8 ; 4 ; 2 ; 1}
II. Bài tập
Dạng 1: Tìm ước và bội của các số tự nhiên đã biết
Ví dụ 1:
a, Viết tập hợp các bội nhỏ hơn 40 của 9.
b, Viết dạng tổng quát các số là bội của 9.
Giải:
a, Nhân 9 lần lựot với các số: 0; 1; 2; ...ta được các bội của 9. Khi đó ta có tập hợp các bội nhỏ hơn 40 của 9 là: {0; 9; 18; 27; 36}.
b, Do trong tập hợp các bội của 9, mỗi phần tử là tích của 9 với một số tự nhiên. Nên dạng tổng quát các số là bội của 9 là: 9.k với \(k \in N.\)
Cách khác
Do các bội của 9 có dạng \(9.k{\rm{ }}(k \in N)\), các bội của 9 cần tìm là những số nhỏ hơn 40 nên ta có: \(\begin{array}{l}9.k{\rm{ }} < {\rm{ }}40\;\;\;(k \in N)\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\\ \Rightarrow k{\rm{ }} < {\rm{ }}40:9\;\;(k \in N)\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\\ \Rightarrow k \in \{ {\rm{ }}0;{\rm{ }}1;{\rm{ }}2;{\rm{ }}3;{\rm{ }}4\} \end{array}\)
Vậy tập hợp các bội nhỏ hơn 40 của 9 là: {0; 9; 18; 27; 36}.
Ví dụ 2:
a, Tìm tập hợp các ước của 30.
b, Tính tổng các ước thực sự của 30.
Giải:
a, Xét tính chia hết của 30 cho các số tự nhiên lần lượt từ 1 đến 30. Ta được tập hợp các ước của 30 là: {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30.}
b, Do 30 có các ước thực sự là: 1; 2; 3; 5; 6; 10; 15.
Vậy tổng cá ước thực sự của 30 là: 1+2+3+5+6+10+15 = 42
Dạng 2: Xác định các số tự nhiên theo hệ thức cho trước.
Ví dụ 1: Tìm số tự nhiên n để 5 chia hết cho n-1
Giải:
Để 5 chia hết cho n-1 \((n \in N)\) thì \(n - 1 \in U\left( 5 \right)\;\)
Ta có: Ư(5)={1; 5}
- Với n-1=1\( \Rightarrow \) n= 2
- Với n-1=5\( \Rightarrow \) n= 6
Vậy với n= 2 và n= 6 thì 5 chia hết cho n-1.
Ví dụ 2: Tìm n để n+10 chia hết cho n+5.
Giải: Ta có:
\(\begin{array}{l}n + 10\; \vdots n + 5\;\;\;\;\;\;\;\\ = > \left( {n + 10} \right) - \left( {n + 5} \right)\;\; \vdots n + 5\;\;\;\;\;\;\;\\ = > \;5\; \vdots n + 5\;\;\;\;\\ = > \;n + 5 \in U\left( 5 \right).\end{array}\)
Do Ư(5)={1; 5}
- Với n+5=1 (điều này không xảy ra)
- Với n+5=5\( \Rightarrow \) n= 0
Vậy với n= 0 thì n+10 chia hết cho n+5.
Ví dụ 3 : Tìm n để biểu thức \(\frac{{2n + 10}}{{n + 3}}\) có giá trị là một số tự nhiên.
Giải:
Ta có: \(\frac{{2n + 10}}{{n + 3}} = \frac{{2n + 6 + 4}}{{n + 3}} = \frac{{2(n + 3) + 4}}{{n + 3}} = 2 + \frac{4}{{n + 3}}\)
Biểu thức \(\frac{{2n + 10}}{{n + 3}}\) có giá trị là một số tự nhiên khi \(\frac{4}{{n + 3}}\) là một số tự nhiên, điều này chỉ xảy ra khi: 4 \( \vdots \) n+3
\( \Rightarrow \) n+3\( \in \)Ư(4).
Do Ư(4)= {1; 2; 4}
Vì \(n + 3{\rm{ }} \ge {\rm{ }}3\) nên chỉ xảy ra trường hợp: n+3= 4
\( \Rightarrow \) n=1
Vậy với n=1 thì Tìm n để biểu thức \(\frac{{2n + 10}}{{n + 3}}\) có giá trị là một số tự nhiên.
Dạng 3: Xác định yếu tố chưa biết trong một biểu thức để biểu thức đã cho có giá trị là một số tự nhiên.
Ví dụ 1: Tìm các số tự nhiên x, y biết: (x-7)(y+3)=13
Giải:
Do x, y là những số tự nhiên, và có (x-7)(y+3)=13.
Nên hai thừa số x-7 và y+3 là hai ước của 13.
Ta có: Ư(13)={1; 13}
Nên xảy ra một trường hợp sau:
\(\left\{ \begin{array}{l}x - 7 = 1\\y + 3 = 13\end{array} \right. = > \left\{ \begin{array}{l}x = 8\\y = 10\end{array} \right.\)
(Không xảy ra trương hợp x-7= 13 vì \(y + 3 \ge {\rm{ }}3\))
Ví dụ 2: Tìm các số tự nhiên x, y biết: (xy-2)(y+5)=6
Giải: Cách 1
\(\left\{ \begin{array}{l}y + 5 = 6\\xy - 2 = 1\end{array} \right. = > \left\{ \begin{array}{l}y = 1\\x = 3\end{array} \right.\) (Chỉ xảy ra trường hợp này vì \(y + 5 \ge 5\))
Cách 2:
Do x, y là những số tự nhiên, và có: (xy-2)(y+5)=6
Nên hai thừa số (xy-2) và (y+5) là hai ước của 6.
Mà Ư(6)={1; 2; 3; 6}
Nên ta có bảng sau:
y+5 | xy-2 | y | x |
1 | 6 | Loại | Loại |
2 | 3 | Loại | Loại |
3 | 2 | Loại | Loại |
6 | 1 | 1 | 3 |
Vậy chỉ có một cặp số (x, y) thảo mãn đề bài:(3; 1)
Ví dụ 3: Tìm các số tự nhiên x, y biết: \(x.y = {\rm{ }}x - {\rm{ }}y + {\rm{ }}7\)
Giải:
\(\begin{array}{l}x.y = {\rm{ }}x - {\rm{ }}y + {\rm{ }}7\;\;\;\;\;\;\;\;\;\\ = > x.y - {\rm{ }}x + y = {\rm{ }}7\;\;\;\;\\ = > x.y - {\rm{ }}x + y + {\rm{ }}1 = {\rm{ }}7 + {\rm{ }}1\;\;\;\\ = > \;\left( {x.y - {\rm{ }}x} \right) + \left( {y + {\rm{ }}1} \right) = 8\;\;\;\;\\ = > x\left( {y + {\rm{ }}1} \right) + \left( {y + {\rm{ }}1} \right) = {\rm{ }}8\;\;\;\;\\ = > \left( {y + {\rm{ }}1} \right)\left( {x + {\rm{ }}1} \right)\; = 8\end{array}\)
\( \Rightarrow \) y+1 và x+ 1 là hai ước của 8. Ta có bảng sau:
x+1 | y+1 | x | y |
1 | 8 | 0 | 7 |
2 | 4 | 1 | 3 |
4 | 2 | 3 | 1 |
8 | 1 | 7 | 0 |
Vậy có 4 cặp số tự nhiên (x,y) thoả mãn điều kiện bài toán:
(0; 7), (1; 3), (3; 1), (7; 0)
Bài tập bổ sung
Bài 1: Tìm tất cả các số có hai chữ số là:
a) Bội của 32 b) Bội của 41
Bài 2: Tìm tất cả các số có hai chữ số là ước của :
a) 50 b) 45
Bài 3: Tìm tất cả các số tự nhiên x sao cho
a) x \( \vdots \) 15 và 45 < x < 136 b) 18 \( \vdots \) x và x > 7
Bài 4: Tìm tất cả các số tự nhiên x sao cho
a) 6 \( \vdots \) (x-1) b) 14 \( \vdots \) (2x+3)
Bài 5: Cho n là số tự nhiên . Chứng tỏ :
a) (n + 10 ) ( n + 15) là bội của 2.
b) n ( n + 1) (n + 2) là bội của 2 và 3
c) n( n+1 )( 2n + 1) là bội của 2 là 3
Bài 6: Tìm các số tự nhiên a biết :
a) (a + 11) \( \vdots \) ( a + 3 ) d) ( a – 3 ) \( \vdots \) ( a – 14)
b) ( 2a + 27 ) \( \vdots \) ( 2a + 1) e) ( 5a + 28) \( \vdots \) ( a + 2)
c) ( 3a + 15 ) \( \vdots \) ( 3a – 1)
Bài 7: Viết các tập hợp sau.
a) Ư(6); Ư(9); Ư(12) d) B(23); B(10); B(8)
b) Ư(7); Ư(18); Ư(10) e) B(3); B(12); B(9)
c) Ư(15); Ư(16); Ư(250 g) B(18); B(20); B(14)
Bài 8: Lúc đầu, ngựa đặt ở ô số 1, đích ở ô số 18
Ngựa Đích
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 |
Hai bạn A và B lần lượt đưa ngựa về phía đích, mỗi lần đến lượt phải đi ít nhất 1 ô, nhiều nhất 3 ô. Người nào đưa ngựa về đích trước là người thắng cuộc.Các em hãy cùng chơi và tìm cách chơi để thắng cuộc.
Bài 9: Tìm các số tự nhiên có ba chữ số chia hết cho cả 5 và 9 , biết rằng chữ số hàng chục bẳng trung bình cộng của hai chữ số còn lại.
Bài 10: Tìm các số tự nhiên có ba chữ số chia hết cho cả 5 và 9 biết rằng hiệu số đó với số viết theo thứ tự ngược lại bằng 297.
Bài 11: Chứng tỏ rằng một số có ba chữ số mà chữ số hàng chục , hàng đơn vị bằng nhau và tổng ba chữ số của số đó chia hết cho 7 thì số đó chia hết cho 7.
Từ khóa » Bội Và ước Bài Tập
-
Dạng Bài Tập TOÁN 6 Về TÌM ƯỚC VÀ BỘI - Pphoc
-
Bài Tập Về ước Và Bội Lớp 6 Có Lời Giải
-
Bài Tập Ước Và Bội - Bài Tập Toán Lớp 6 Tập 1
-
Bài Tập Về ước Và Bội Lớp 6 Hay Nhất - Toploigiai
-
Bài Tập Ước Và Bội Chọn Lọc, Có đáp án - Lớp 6
-
Chuyên Đề Lớp 6: Ước Và Bội
-
Ôn Tập Toán 6 - Ước Và Bội Của Số Nguyên, Bài Tập áp Dụng
-
Ước Và Bội - Học & Luyện Tập Nâng Cao Và SGK (Toppy)
-
Giải Toán 6 Bài 13. Ước Và Bội
-
Toán Lớp 6 | Ước Và Bội | Ôn Bài Lý Thuyết - Học Thật Tốt
-
Giải Bài Tập Toán Lớp 6: Bài 13. Ước Và Bội
-
Ước Và Bội - Toán 6
-
[SGK Scan] Ước Và Bội - Sách Giáo Khoa
-
Giải Sách Bài Tập Toán 6 Bài 13: Bội Và Ước Của Một Số Nguyên
-
Tìm Bội Và ước Của Một Số | [Cánh Diều] Toán 6 Tập 1
-
Lý Thuyết Bài 13: Bội Và Ước Của Một Số Nguyên - HocTapHay
-
[Sách Giải] Bài 13: Bội Và ước Của Một Số Nguyên