Chuyên đề Văn Học địa Phương Ngữ Văn 9 Bài: Cây Trứng Gà Bất Tử
Có thể bạn quan tâm
Ngày soạn : 02/11/2016 KẾ HOẠCH DẠY HỌC VĂN BẢN
Ngày gửi : 02/11 /2016
CÂY TRỨNG GÀ BẤT TỬ ( 2 tiết)
(Hồ Thuỷ Giang)
I. Kế hoạch chung
Thời gian | Tiến trình dạy học | HĐ của học sinh | Hỗ trợ của GV | Kết quả sản phẩm dự kiến |
Tiết 1 | Hs tìm hiểu tác giả, tác phẩm, - Đọc văn bản - Phân tích phần nội dung 1 của văn bản | - Tìm trong Văn bản - Phân tích văn bản | Hướng dẫn hs tìm, phát hiện, , tóm tắt, liên hệ . | Phiếu học tập |
Tiết 2 | - Phân tích nội dung 2 - Luyện tập - Vận dụng - Tìm tòi mở rộng | - Phân tích văn bản - Vận dụng viết đoạn văn Liên hệ, mở rộng thực tế. | Hướng dẫn học sinh thực hiện ( cá nhân, nhóm) | Phiếu học tập |
II. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh
1. Giáo viên.
- Kế hoạch dạy học
- Phiếu học tập
- Chia nhóm học sinh
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Chuẩn bị bài theo yêu cầu của cô giáo.
- Phân công nhiệm vụ trong nhóm.
- Kê bàn ghế theo nhóm để hoạt động.
- Giấy, bút ghi chép thảo luận
3. Kế hoạch cụ thể.
a,Mục tiêu bài học :
a.1, Kiến thức :
- Qua việc xây dựng tình huống truyện, xây dựng nhân vật,xây dựng hình tượng cây trứng gà,lối kế truyện gần với cổ tích tác giả muốn nói lên tinh thần vị tha luôn bất tử trường tồn trong tâm hồn người Việt, tình người sự cảm thông chia sẻ mới là ý nghĩa đích thực của cuộc sống.
a.2 Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc ,tóm tắt , cảm thụ ,phân tích tác phẩm văn học hiện đại.
a.3, Thái độ :Bồi dưỡng tình cảm yêu thương chia sẻ ,biết trân trọng những giá trị đích thực của cuộc sống.
a.4. Năng lực tự học, Năng lực sử dụng ngôn ngữ, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực hợp tác, Năng lực giải quyết vấn đề.
b,Chuẩn bị của giaos viên – học sinh :
- GV:chuẩn bị kĩ giáo án
- HS: Đọc kĩ tác phẩm, soạn bài, chuẩn bị sách văn học Thái Nguyên
c,Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
c.1. Ổn định lớp Ts: Vắng: ( Lí do: )
c.2 .Kiểm tra bài cũ:
H: Ở lớp 6,7,8 em đã được học những văn bản nào trong chương trình Văn học địa phương? Hãy kể tên những văn bản đó?
(- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh)
c.3 Vào bài mới.
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, tái hiện trả lời.
- Thời gian: phút.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
GV chiếu một đoạn vi deo về ý nghĩa của sự “ cho và nhận ” trong cuộc sống HS: Nêu cảm nhận về đoạn vi deo GV :Gợi dẫn vào bài
|
|
*Điều chỉnh, bổ sung:
|
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu : Giúp học sinh hiểu phép tính chia mà tác giả đã nêu trong tác phẩm. Hình tượng cây trứng gà là phép chia đầu tiên mẹ dạy cho các con, cây trứng gà trở thành phép cộng của kẻ xấu.
Phương pháp : Nêu vấn đề, phân tích, thảo luận theo cặp đôi
Thời gian:
Hoạt động của GV, HS | Nội dung cần đạt |
Nêu những nét chính trong tiểu sử tác giả ? - Hồ Thuỷ Giang : 1947 -Tên thật : ĐàoViệtHải - Quê : Hải Phòng - Dạy học nhiều năm ở Đại Từ - TN - Viết nhiều thể loại : Truyện ngắn, tiểu thuyết, lý luận phê bình, thơ, kịch bản phim truyện. - Đã xuất bản nhiều tập sách riêng và nhận được nhiều giải thưởng văn học ở trung ương Nêu xuất xứ của TN Cây trứng gà bất tử?
Mùa gió heo may là một truyện ngắn đoạt giải thưởng viết về thanh niên và học sinh do hội nhà văn VN và Nhà xuất bản giáo dục đồng tổ chức. Dung dị, nhẹ nhàng giàu xúc cảm, gợi mở những triết lý nhân sinh là một trong những đặc điểm chính của truyện ngắn Hồ Thuỷ Giang. Cây trứng gà bất tử chính là một tác phẩm in đấu ấn như vậy. Hướng dẫn đọc, đọc mẫu, gọi HS đọc Nếu dựa vào ý lớn thì có thể chia TN này ra làm mấy phần ? Bố cục 4 phần : - Phần 1 : từ đầu đến nhỏ bé này - Giới thiệu gia đình và cây trứng gà - Phần 2 : tiếp đến phép tính chia đầu tiên – Triết lý về phép chia - Phần 3 : Tiếp theo đến mới có được - Phép chia của mẹ dìu dắt con trong cuộc sống - Phần 4 : Còn lại – cây trứng gà bất tử Gọi HS đọc phần 1 nhắc lại nội dung chính
Người kể trong câu chuyện này là ai ? Tác giả chọn ngôi kẻ thứ mấy ? Người kể là Thanh nhân vật tôi. Tác giả chọn ngôi kể thứ nhất. Nhân vật tôi đã giới thiệu các thành viên nào của gia đình mình ? Nhân vật tôi gới thiệu gia đình mình gồm 3 người : mẹ và 2 con Thanh, Bình ( Bình là con trai của mẹ còn Thanh chỉ là con gái nuôi, bố đã mất từ hồi em Bình còn nằm trong nôi ) Thanh còn giới thiệu về ngôi nhà và vườn của gia đình mình như thế nào ? Ngôi nhà cũ kĩ của chúng tôi nằm ở một góc phố nhỏ. Phía sau nhà có một m.vườn hẹp. Khi lớn lên tôi đã thấy trong vườn có cây t.gà xanh tốt. Cây t.gà được Thanh m.tả bằng từ ngữ h.ảnh nào? Hằng năm cứ vào cuối đông, hoa trứng gà lại nở và sau đó trĩu trịt những chùm quả vàng rộm. Cây ra hoa kêt trái vào mùa đông nhưng sác màu lại tươi như nắng hạ. TG dùng biện pháp n.thuật nào để m.tả ? Tác dụng? Tác giả sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với biện pháp tu từ liệt kê, so sánh cho ta thấy cây trứng gà đẹp một vẻ tươi trẻ, tràn đầy nhựa sống Cây trứng gà có ý nghĩa như thế nào đối với Thanh và gia đình ? ( Thảo luận theo cặp đôi) Thanh đả tâm sự : Trong cái rét căm căm của tiết đông, t.hồn ba mẹ con tôi luôn được sưởi ấm. Đối với tôi cây t.gà còn giống như một chứng nhân của gia đình và của cái khối phố nhỏ bé này. Trong những câu văn này tác giả sử dùng biện pháp nghệ thuật gì ? Từ đó em có cảm nhận như thế nào về cây trứng gà ? Tác gỉ sử dng b.pháp tu từ chuyển đổi cảm giác, biện pháp so sánh liên tưởng kết hợp với nhân hoá khiến ta cảm thấy cây trứng gà giống như là một thành viên của g.đình Thanh và của cả khối phố. Hình ảnh cây trứng gà là cảm hứng để tác giả viết lên câu truyện. Vậy vì sao cây trứng gà lại trở thành bất tử chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp trong những phần sau của truyện. Một em đọc cho cô phần 2 và nhắc lại nội dung chính. Từ cây trứng gà mẹ dã dạy cho các con phép chia như thế nào ? Mỗi khi trứng gà chín mẹ thường bảo các con hái xuống nhặt những quả to nhất mang xuống biếu bác Toàn (người chủ cũ của ngôi nhà đã trồng cây trứng gà, chọn chục quả đặt lên bàn thờ bố, còn lại đem chia đều cho cả xóm) Mẹ thường nói rằng trong 4 phép tính, phép chia là khó nhất. Phép chia của mẹ khác p.chia thông thường như thế nào? Tại sao pchia lại khó như vậy? Phép chia của mẹ không phải là 1 trong 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong toán học mà chính là sự chia sẻ những vui buồn và cả vật chất dù đơn sơ với mọi người xung quanh. Mẹ nói rằng đây là phép tính khó nhất, không phải ai cũng làm được kể cả những học trò học giỏi môn toán vì muốn làm được thì người ta phải rũ bỏ cái tôi ích kỉ, biết sống vì người khác,nghĩ cho người khác, lấy niềm vui của người khác làm niềm vui của mình. Như vậy chính là chia sẻ cùng người khác cả vật chất lẫn tinh thần. Phép chia mẹ dạy cho các con mẹ đã học từ đâu? Mẹ đã học từ thầy giáo cũ từ khi mẹ còn học lớp ba trường làng.Chiếc áo ấm mẹ nhận được từ thầy là kết quả của phép chia trong sự nghèo khó để rồi mẹ làm hành trang vào đời và truyền lại cho con. Trong đời mẹ mẹ đã thực hiện p.chia như thế nào ? Mẹ không quên mang hoa đến tặng thầy giáo cũ trong 1 ngày đặc biệt đẻ thầy có niềm vui trong tuổi già. Mẹ đã đón nhận Thanh một đứa trẻ mới sinh bị bỏ rơi trong nhà hộ sinh và chia cho em tình yêu thương và cả áo cơm nghèo khó. Mẹ đã phải tính toán chia phần lương nhở bẻ để chi tiêu phù hợp trong 1 tháng. Mẹ dạy con từ việc chia từng quả trứng gà trong mùa quả chin. Việc mẹ dạy con chia t.gà có ý nghĩa như thế nào ?( Thảo luận theo cặp đôi) Việc mang biếu trứng gà cho bác Toàn nhắc nhở con : Ăn quả nhớ nhớ kẻ trồng cây. Việc mang quả thắp hương cho bố gợi cho con nhớ về cội nguồn. Việc chia quả cho mọi ngưòi trong xóm dạy cho con biết chia ngọt sẻ bùi cùng người khác. Như vậy p.chia thể hiện sự nhân ái của con người Có phải khi chia cho người khác thứ gì đó thì người chia sẽ bị mất đi thứ đó hay không ? Ngươi Việt nam ta có câu : Bánh ít trao đi, bánh di trao lại. Khi ta san sẻ với người khác thứ gì đó ta sẽ có thêm niềm vui và sự yêu quí từ mọi người. Thanh đã kể rằng : chỉ là những quả trứng gà nhỏ bé bình thường vậy thôi mà cái ngõ nhỏ nhà chúng tôi gắn bó với nhau hơn, đặc biệt là lũ trẻ suốt ngày í ới gọi : “ Chị Thanh, anh Bình ơi” Gọi HS đọc phần 3 - Nhắc lại nội dung chính ? Mẹ mất đi chị em Thanh, Bình rơi vào hoàn cảnh như thế nào ? Khi mẹ mất thanh đang học năm đầu tiên trường ĐHSP còn Bình học lớp 11.Vì khó khăn nên trong ngày giỗ đầu của mẹ, Thanh đã khấn mẹ cho hai chị em bán ngôi nhà để lo việc sinh sống và học hành. Phép chia của mẹ biến thành phép cộng ích kỉ như thế nào? Người chủ mới của ngôi nhà là người buôn bán nên cho cô bé người ở mang bán hết quả trứng gà chin. Nếu như không bán được thì sẽ trừ vào lương. Đau lòng trước cảnh đó, Thanh đã làm gì để duy trì phép chia của mẹ ? Thanh quyết định hằng năm cứ vào mùa quả chin lại mua hết quả của cây trứng gà đó và lại thực hiện phép chia như ngày mẹ vẫn còn sống Theo em phép chia của mẹ đã ảnh hưởng và có ý nghĩa như thé nào đối với Thanh ? ( Thảo luận theo cặp đôi) Phép chia của mẹ đã in sâu vào tiềm thức và trở thành lẽ sống của Thanh. Thanh đã dặn dò em Bình: Dù sau này em có trở thành tiến sĩ toán học đi chăng nữa thì em cũng không bao giờ được quên p.chia của mẹ, Phép chia đơn giản vậy thôi nhưng mẹ đã suy ngẫm cả cuộc đời mới có được. Gọi HS đọc phần 4 - Nhắc lại nội dung chính Vì sao cây trứng gà lại chết ? Cô bé người ở nói rằng cô đã chăm sóc cây trứng gà rất cẩn thận nhưng không hiểu vì sao cây lại chết. Nhưng Thanh đã khẳng định : Tôi hiểu rằng nó chết không phải do thiếu sự chăm bón mà chết vì buồn và ngột ngạt. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ? Qua đó TG lại một lần nữa khẳng định điều gì ? Tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hoá để một lần nữa khẳng định rằng cây trứng gà cũng giống như một con người cũng biết vui buồn hờn giận. Cây trứng gà mất đi chị em Thanh và mọi người ở khối phố cũng luyến nhớ nó như một con người. Vậy vì sao Thanh lại khẳng định là cây TG bất tử ? Trong thư viết cho em Bình, Thanh nhắn nhủ em rằng : Bình ơi, cây trứng gà của gia đình mình không c òn nữa. Nhưng không phải nó chết đâu mà nó đã về trời đấy em ạ…Trong tâm linh của mỗi chúng ta vẫn vĩnh viễn sinh tồn một cây trứng gà tươi tốt, cứ tới mùa đông lại vượt lên giá rét để ra hoa kết trái. Nó là cây trứng gà bất tử Nêu nét nghệ thuật đặc sắc của văn bản ? - Kể chuyện gần giống truyện cổ tích - Tình huống chuyện bất ngờ nhưng hợp lý - Sử dụng một số BPTT Nêu nội dung chủ yếu của v ăn bản ? - Từ hình tượng cây trứng gà bất tử, tác giả triết lý về phép chia của lòng nhân ái | I. Tìm hiểu chung văn bản 1. Tác giả
2. Tác phẩm - Rút từ tập : Mùa gió heo may
- Bố cục : 4 phần
II. Đọc hiểu văn bản 1.Giới thiệu gia đình và cây trứng gà
- Gia đình gồm 3 người : mẹ và 2 con Thanh, Bình
- Cây tgà đẹp một vẻ tươi trẻ, tràn đầy nhựa sống
- Cây trứng gà cũng là một thành viên của gia đình Thanh và khối phố
2. Triết lý về phép chia
- Phép chia của mẹ : chia sẻ cùng người khác vật chất và tinh thần
- Phép chia thể hiện sự nhân ái
3. Phép chia của mẹ dìu dắt con trong cuộc sống
- Phép chia của mẹ đã trở thành lẽ sống của con
4. Cây trứng gà BT
- Cây trứng gà chết vì buồn và ngột ngạt
- Trong tâm linh của chị em thanh vĩnh viễn tồn tại hình ảnh cây TG =>Nó là cây TG bất tử
II.Tổng kết 1. Nghệ thuật
2. Nội dung |
Hoạt động 3 : Hoạt động luyện tập
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số chi tiết tiêu biểu trong bài học.
Phương pháp: Nêu – gqvđ, thảo luận nhóm
Thời gian:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
Hãy bàn luận về p.chia tác giả nêu trong tác phẩm ? (Thảo luận nhóm) Ý nghĩa của hình tượng cây trứng gà trong tác phẩm ? |
|
*Điều chỉnh, bổ sung:
|
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
- Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức vào thực tiễn, qua bài học biết cách viết đoạn văn, bài văn.
- Phương pháp: Tự bộc lộ, tự nhận thức, viết sáng tạo
- Thời gian: phút.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
GV: Hướng dẫn HS về nhà Thử viết một truyện về tình cảm gia đình ? |
|
4 .Củng cố :
5. Hướng dẫn về nhà:
- Làm bài tập phần luyện tập
- Soạn bài học tiếp theo
Tác giả: admin
Từ khóa » Cây Trứng Gà Bất Tử
-
Cây Trứng Gà Bất Tử - Tài Liệu Text - 123doc
-
Cây Trứng Gà Bất Tử - Báo Lâm Đồng điện Tử
-
Văn Học địa Phương - Cây Trứng Gà Bất Tử - Nslide
-
Cây Trứng Gà Bất Tử - Dolatrees Chia Sẻ Kiến Thức Về Về Các Loại Cây
-
Soạn Văn Bài: Cây Trứng Gà Bất Tử.. Mọi Người Giúp Em Với!!!!
-
Cây Trứng Gà Bất Tử, Hướng Dẫn đọc Thêm: Mía Vùng Cao, Ngữ Văn 9
-
Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 39: Chương Trình địa Phương Cây Trứng Gà ...
-
Tóm Tắt Ngắn Gọn Lại Câu Chuyện Cây Trứng Gà Bất Tử
-
Soạn Văn Bài Cây Trứng Gà Bất Tử Mọi Người Giúp Em Với!!!!
-
Hãy Tóm Tắt ý Chính Trong Phần Tiểu Dẫn Của Bài Cây Trứng Gà Bất Tử
-
Nhớ Lắm Cây Trứng Gà! - Báo Hà Tĩnh
-
Nguồn Gốc, đặc điểm Và ý Nghĩa Của Cây Trứng Gà
-
Tổng Hợp Hoa Cây Trứng Gà Giá Rẻ, Bán Chạy Tháng 8/2022 - BeeCost