Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Và Thực Trạng

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực trạng

Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân loại của chuyển dịch cơ cấu và thực trạng của nó như thế nào? Mời các bạn cùng với bacdau.vn chúng tôi đi giải đáp những thắc mắc này nhé!

 

Khái niệm của chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là khái niệm ám chỉ quá trình chuyển dịch kinh tế từ trạng thái này qua trạng thái khác, mục đích chủ yếu là làm sao để phù hợp với người dân lao động cũng như là trình độ phát triển của các tầng lớp lao động, giúp tạo điều kiện tốt nhất để phát triển kinh tế và xã hội theo từng giai đoạn nhất định. Mục đích chính của phương pháp này là thay đổi cơ cấu kinh tế đã bị lạc hậu và lỗi thời, để có thể xây dựng lại, phát triển nền kinh tế mới hoàn thiện hơn nhiều.

Tóm lại chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm mang lại mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, tạo công ăn việc làm, giúp tăng chất lượng cuộc sống và xoá đói giảm nghèo cho người dân của mình. Giúp đất nước phát triển hơn, tăng như nhập GDP bình quân trên đầu người.

Phân loại chuyển dịch cơ cấu kinh tế

+ Theo ngành

Thực trạng chuyển dịch cơ cấu theo nghành được thể hiện qua sự chuyển dịch vô cùng rõ rệt đó chính là giảm tỷ trọng ở khu vực I, đồng nghĩa sẽ tăng tỷ trọng ở khu vực II và III. Khu vực I chủ yếu à các nghề nông nghiệp như trồng trọt và chăn nuôi. Khu vực II, III tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp khai thác, các lĩnh vực liên quan đến hạ tầng và phát triển đô thị.

Nguyên nhân chủ yếu là do nhà nước bước đầu chuyển sang thực hiện chế độ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước toàn diện nhất. Quá trình này sẽ áp dụng vào các đường lối phát triển khoa học và công nghệ, đặc biệt nhất là tác động vào các cuộc cách mạng, khoa học trên thế giới để làm cho cơ cấu kinh tế của đất nước có sự chuyển dịch tốt nhất.

+ Theo vùng

Thực trạng chuyển dịch cơ cấu theo vùng là do nhà nuóc đang giảm các tỷ trọng nhưng lại vẫn còn giữ nguyên vai trò chủ đạo của nó, khi đó các thành phần kinh tế tư nhân sẽ chiếm tỷ trọng cao, và các thành phần kinh tế có vốn đầu tư tư nước ngoài sẽ tăng nhanh với con số chóng mặt, đặc biệt nhất là khi việt nam bắt đầu tham gia vao WTO.

Nguyên nhân chủ yếu là do các chính sách và chủ trương mở cửa để hội nhập với nền kinh tế của thế giới, cũng như là các chủ trương, đường lối của nhà nước nhằm páht triển kinh tế và áp dụng cơ chế của thị trường.

+ Theo lãnh thổ kinh tế

Thực trạng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ là do sự hình thành lên 3 vùng kinh tế trọng điểm từ miền nam, miền trung và miền bắc. Khi đó, nông nghiệp sẽ hình thành nên các vùng chuyên canh nông nghiệp và thực phẩm, còn công nghiệp sẽ hình thành nên các vùng, khu công nghiệp trọng điểm, dịch vụ sẽ hình thành lên các trung tâm và mạng lưới dịch vụ lớn để phủ rộng toàn cả nước.

Nguyên nhân chủ yếu là do các vùng kinh tế trọng điểm có những điều kiện tự nhiên khác nhau, kèm theo đó là sự đầu tư của các công ty nước ngoài và nhà nước tạo điều kiện cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ.

Hi vọng với những chia sẻ trên về đặc điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực trạng. Hi vọng bạn sẽ giúp bạn bổ sung thêm được ít kiến thức và có những thời gian vui vẻ bên BacDau.Vn nhé

Từ khóa » Sự Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Theo Lãnh Thổ