Chuyển đổi Lương Gross Sang Net - Net Sang Gross Chuẩn Nhất 2022
Có thể bạn quan tâm
Lương Net là gì? Lương Gross là gì? Quy đổi lương Gross sang Net như thế nào và ngược lại. Người lao động nên chọn nhận lương nào thì tốt hơn
Với bất kỳ người lao động nào thì tiền lương luôn là điều quan trọng nhất khi đi làm. Thế nhưng bạn có biết lương có những hình thức nào không?
Hiện nay, có hai hình thức trả lương cho người lao động phổ biến nhất đó là lương Gross và lương Net. Đối với những người mới đi làm và thậm chí là có những người đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm thì thuật ngữ lương Gross và lương Net cũng như cách tính lương Gross sang Net hay quy đổi lương Net sang Gross vẫn còn là khái niệm khá mới mẻ.
Vậy thuật ngữ lương Gross và lương Net là gì? Người lao động nên chọn Lương Net hay Lương Gross để đảm bảo quyền lợi của mình? Và công thức quy đổi lương Gross sang Net và quy đổi lương Net sang Gross là gì?
Lương Gross là gì?
Lương gross là gì? Lương gross được hiểu là tổng thu nhập mà mỗi tháng người lao động sẽ được nhận. Nghĩa là lương gross sẽ bao gồm lương cơ bản, các khoản trợ cấp và các khoản phụ cấp bao gồm cả khoản đóng bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân. Thông thường thì mức lương người lao động nhận được sẽ thấp hơn lương gross vì phải trích ra một phần để đóng bảo hiểm và nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định.
Ví dụ lương gross là gì: Trong buổi phỏng vấn, mức lương mà ứng viên chốt với công ty là 10 triệu/tháng thì sau đó, người lao động phải trích 10,5% của mức lương này để đóng các loại bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của nhà nước (8% BHXH, 1,5% BHYT và 1% BHTN). Số tiền thực lĩnh mỗi tháng của người lao động sẽ là 8.950.000 VNĐ.
Lương Net là gì?
Lương Net là gì? Lương Net được hiểu là lương mà người lao động được công ty chi trả sau khi đã trừ hết các chi phí bao gồm bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân, ... Cụ thể lương Net chính là khoản tiền mà người lao động được nhận mà không mất thêm bất kỳ khoản phí khác.
Ví dụ lương net là gì: tại buổi phỏng vấn hoặc khi nhà tuyển gửi thư mời nhận việc cho ứng viên thông báo công ty trả lương net là 10 triệu thì có nghĩa mỗi cuối tháng người lao động sẽ được nhận chính xác 10 triệu và không phải đóng các khoản phí như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội hay thuế thu nhập cá nhân. Các khoản phí này đã được công ty đóng cho người lao động theo quy định của nhà nước.
Như vậy, có thể hiểu ngắn gọn lương gross là gì, lương net là gì như sau: Lương Gross là tổng thu nhập của người lao động khi chưa trừ các khoản phí như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,... còn lương Net chính là mức lương nhận được sau khi đã trừ các khoản thuế phí.
Vậy lương Gross và lương Net thì người lao động nên chọn cái nào cũng như khi tính lương Gross và Net cần lưu ý những gì, cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo.
Lương gross và net: Người lao động nên chọn cái nào để đảm bảo quyền lợi
Sau khi đã nắm rõ được lương Net và lương Gross là gì thì câu hỏi đặt ra nhiều nhất là: Người lao động nên chọn lương Gross hay lương Net để đảm bảo quyền lợi?
Đối với người lao động, trong buổi phỏng vấn, nếu đàm phán được mức lương khi trừ các khoản bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,... mà bằng hoặc lớn hơn lương Net kỳ vọng thì đây được xem là mức lương có lợi nhất.
Ví dụ: Mức lương thực nhận mà người lao động mong muốn được nhận là 10.000.000 VNĐ thì khi phỏng vấn nên chuyển lương Net sang Gross theo công thức: lương Gross = lương Net + 10,5 % lương Net = 11.050.000 VND
Nhận lương Gross cũng có một lợi ích nữa đó là trong hợp đồng lao động là Gross thì đã quy định cụ thể theo luật trách nhiệm của mỗi bên trong việc đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cá nhân, ... Và trong các trường hợp có vấn đề như tai nạn lao động, thất nghiệp, nghỉ thai sản thì người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi trên số tiền lương Gross mà công ty và người lao động đã chi trả.
Nếu người lao động chọn lương Net thì sẽ có hai trường hợp có thể xảy ra như sau:
- Trường hợp 1: Các công ty uy tín sẽ dựa vào lương Net đã ký hợp đồng với bạn và quy đổi lương Net sang lương Gross, đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội mức lương đã quy đổi này và trả cho người lao động. Ví dụ: Nếu số tiền lương cuối tháng người lao động nhận được là 17.010.000 VNĐ thì doanh nghiệp sẽ chuyển lương Net sang lương Gross là 20.000.000 VNĐ và đóng bảo hiểm theo mức này. Với trường hợp nhận lương Net này thì người lao động không có gì để phàn nàn.
- Trường hợp 2: Công ty sẽ trả cho người lao động lương Net mỗi tháng. Tuy nhiên họ sẽ đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội mức lương thấp nhất. Các khoản thuế phí khác như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và thuế thu nhập cá nhân sẽ được đóng rất thấp. Nếu như người lao động gặp các vấn đề liên quan đến tai nạn, thai sản hay thất nghiệp thì lúc này mới nhận ra.
Ví dụ: Mức lương Net người lao động nhận được hàng tháng là 17.010.000 VNĐ, tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ đối phó với cơ quan bảo hiểm, thuế bằng việc xem số tiền này là lương Gross mà không hề chuyển lương Net sang Gross và đóng các chi phí khác cho người lao động bằng số tiền này.
Trong trường hợp này, việc này sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm bớt nhiều chi phí, nhất là với các tình huống công ty đang cần tiền. Tuy nhiên đây sẽ là thiệt thòi rất lớn với người lao động vì thực tế đây vẫn là lương người lao động đóng vào các khoản bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. Khi có trường hợp phát sinh thì người lao động sẽ không được hưởng hoặc hưởng không đầy đủ quyền lợi mà bảo hiểm chi trả.
Nhìn chung, lương Net và lương Gross đều có những lợi ích riêng của mình. Dù người lao động nhận lương Gross hay nhận lương Net thì đều cần phải nắm vững các quy định của luật để có thể đảm bảo các quyền lợi thiết thực của bản thân. Khi đã nắm vững luật về lương Gross và Net, cách quy đổi lương Net sang Gross hoặc Gross sang Net thì người lao động đều có thể xác định được tổng thu nhập và các quyền lợi lâu dài của mình.
Tùy vào quy mô công ty và tùy vào cách quản trị nhân sự ở các doanh nghiệp mà người lao động nên chấp nhận hình thức trả lương Gross hoặc lương Net. Mục đích cuối cùng vẫn là người lao động đạt được thỏa thuận mong muốn và nhận được con số hài lòng từ doanh nghiệp.
Các chỉ số khi quy đổi lương gross sang net
Việc nắm rõ khái niệm lương Gross và Net, cách quy đổi lương giữa lương net và lương gross sẽ giúp người lao động có thể kiểm soát tốt được các quyền lợi vốn có của mình khi đi làm. Và một lưu ý quan trọng khi muốn thực hiện quy đổi lương giữa lương net và lương gross chính là nắm rõ các chỉ số sau đây:
Bảo hiểm xã hội là gì
Khái niệm bảo hiểm xã hội khi thực hiện chuyển lương Net sang Gross (Net to Gross) và khi đổi lương Gross sang Net (Gross to Net) là "sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội, có sự bảo hộ của nhà nước nhằm đảm bảo an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội" theo khoản 1 điều 3 luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Bảo hiểm xã hội được xem là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội tại tất cả các nước trên thế giới.
Các loại bảo hiểm xã hội ở Việt Nam bao gồm:
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc với các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất - Bảo hiểm xã hội tự nguyện với các chế độ: Hưu trí và tử tuất - Bảo hiểm hưu trí bổ sung: là một hình thức bảo hiểm xã hội với tính chất tự nguyện nhằm bổ sung cho chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bảo hiểm hưu trí bổ sung có cơ chế tạo lập quỹ từ người lao động và người sử dụng lao động với hình thức là tài khoản tiết kiệm cá nhân. Loại bảo hiểm này được bảo toàn và được tích lũy thông qua các hoạt động đầu tư theo các quy định của pháp luật.
Khi tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động được hưởng những lợi ích là:
Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc – Hưởng thời gian và chế độ khi bản thân hoặc con ốm đau. – Hưởng thời gian và chế độ khi thai sản, sinh con. – Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi. – Hưởng chế độ tai nạn lao động, chế độ bệnh nghề nghiệp. – Hưởng chế độ lương hưu. – Hưởng chế độ trợ cấp mai táng, hưởng tiền tuất.
Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện – Hưởng chế độ hưu trí, lương hưu. – Hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần nếu đủ điều kiện. – Hưởng chế độ tử tuất như trợ cấp mai táng, tiền tuất.
Bảo hiểm y tế là gì
Theo khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 thì "bảo hiểm y tế khi thực hiện quy đổi lương Net sang Gross (Net to Gross) và khi tính lương Gross sang Net (Gross to Net) là một hình thức bảo hiểm bắt buộc áp dụng với tất cả các đối tượng theo quy định nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe do nhà nước tổ chức thực hiện".
Bảo hiểm y tế thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Người mua bảo hiểm nếu không may xảy ra tai nạn hoặc ốm đau sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe.
Đối tượng được tham gia bảo hiểm y tế là:
– Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng – Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng – Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng – Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng – Nhóm tham gia Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình – Nhóm do người sử dụng lao động đóng
Bảo hiểm thất nghiệp là gì
Theo khoản 4 điều 3 Luật việc làm thì bảo hiểm thất nghiệp trong công thức quy đổi lương Gross sang Net (Gross to Net) và quy đổi lương Net sang Gross (Net to Gross) được hiểu là loại hình bảo hiểm nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc. Chi phí này sẽ hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì cuộc sống và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Đây là loại hình bảo hiểm nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động tham gia bảo hiểm được hưởng khi thất nghiệp.
Đối tượng có thể tham gia bảo hiểm thất nghiệp là:
- Người lao động là công dân nước Việt Nam đã có sự giao kết các loại hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động.
- Thời hạn phải là hợp đồng lao động từ đủ 12 tháng - 36 tháng hoặc là hợp đồng lao động không có sự xác định về thời hạn.
- Trường hợp những người đang hưởng lương hưu hàng tháng hoặc đang nhận trợ cấp mất sức lao động hàng tháng nhưng có sự giao kết với hợp đồng lao động của chủ doanh nghiệp không thuộc đối tượng những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
- Công chức được quy định tại Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/1/2010 của Chính phủ, nghị định này quy định những người là công chức không thuộc đối tượng có tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Với người sử dụng lao động đang sử dụng từ 10 người lao động trở lên tại doanh nghiệp, cơ quan hoặc tổ chức như sau:
- Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp thuộc Nhà nước hoặc lực lượng vũ trang nhân dân.
- Các tổ chức chính trị hay tổ chức chính trị xã hội… đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức xã hội khác.
- Các doanh nghiệp được thành lập đang hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp và luật Đầu tư, cùng một số tổ chức khác.
Giảm trừ gia cảnh bản thân là gì
Giảm trừ gia cảnh bản thân khi thực hiện chuyển lương Net sang Gross (Net to Gross) và khi đổi lương Gross sang Net (Gross to Net) là khái niệm chỉ số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân trước khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, từ kinh doanh và từ tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư cư trú.
Mức giảm trừ gia cảnh bản thân được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cụ thể như sau: – Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm. – Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
Đối với trường hợp cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì tính giảm trừ gia cảnh một lần vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công.
Thu nhập chịu thuế là gì
Thu nhập chịu thuế khi thực hiện chuyển lương Net sang Gross (Net to Gross) và khi đổi lương Gross sang Net (Gross to Net) được hiểu là tổng số các khoản thu nhập được tính từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập từ kinh doanh (tiền lương, tiền công, thù lao, tiền thưởng, trợ cấp,..). Các khoản tiền công, tiền lương hay các khoản mà cá nhân nhận được cũng được quy về thu nhập cá nhân và vẫn phải chịu đánh thuế từ phía nhà nước.
Các khoản thu nhập chịu thuế bao gồm: - Thu nhập từ kinh doanh - Thu nhập từ tiền công, tiền lương - Thu nhập từ nhận quà tặng - Thu nhập từ nhận thừa kế - Thu nhập từ đầu tư vốn - Thu nhập từ chuyển nhượng vốn - Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản - Thu nhập từ trúng thưởng - Thu nhập từ bản quyền - Thu nhập từ nhượng quyền thương mại
Thuế thu nhập cá nhân là gì
Thuế thu nhập cá nhân khi thực hiện chuyển lương Net sang Gross (Net to Gross) và khi đổi lương Gross sang Net (Gross to Net) là khoản thuế tính trên thu nhập ổn định hàng tháng của các cá nhân nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh.
Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi bổ sung 2012 thì đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là: Các cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, thỏa mãn các điều kiện: – Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam – Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn. Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam
Phân tích cách tính lương Gross sang Net
Khi đã nắm rõ khái niệm lương Net là gì, lương Gross là gì và các chỉ số khi thực hiện quy đổi lương giữa lương giữa lương net và lương gross thì đã có thể tìm hiểu công thức quy đổi lương Gross sang Net.
Công thức tính lương Gross sang net (Gross to Net) được tính như sau:
LƯƠNG NET = LƯƠNG GROSS - (BHXH + BHYT + BHTN + THUẾ TNCN)Trong đó:
a. BHXH = Lương đóng bảo hiểm * 8%
Trong trường hợp lương đóng bảo hiểm lớn hơn 20 lần so với lương cơ sở: BHXH = (20 * lương cơ sở) * 8%
Ví dụ: - Lương đóng bảo hiểm là 20.000.000 thì mức đóng BHXH là 1.600.000 - Lương đóng bảo hiểm là 50.000.000 thì mức đóng BHXH là 2.224.000
b. BHYT = lương đóng bảo hiểm * 1.5%
Trong trường hợp lương đóng bảo hiểm lớn hơn 20 lần so với lương cơ sở: BHYT = (20 * lương cơ sở) * 1.5%
Ví dụ: - Lương đóng bảo hiểm là 20.000.000 thì mức đóng BHYT là 300.000 - Lương đóng bảo hiểm là 50.000.000 thì mức đóng BHXH là 417.000
c. BHTN = lương đóng bảo hiểm * 1%
Trong trường hợp lương đóng bảo hiểm lớn hơn 20 lần so với lương tối thiểu vùng: BHTN = (20 * lương tối thiểu vùng) * 1%
Ví dụ: - Lương đóng bảo hiểm là 20.000.000 thì mức đóng BHTN là 200.000 - Lương đóng bảo hiểm là 100.000.000 thì mức đóng BHTN là 796.000 (vùng I)
d. Thuế TNCN = (Lương Gross - Phí bảo hiểm - Các khoản giảm trừ) * Thuế suất - Khấu trừ
Trường hợp (Lương Gross - Phí bảo hiểm - Các khoản giảm trừ) < 0 thù không phải đóng thuế
Ví dụ: Lương gross là 20.000.000 giảm trừ bản thân 9.000.000, phụ thuộc 0 người
Thu nhập tính thuế (TNTT) = (20.000.000 - (1.600.000 + 300.000 + 200.000) - 9.000.000) Thuế TNCN = TNTT * 10% - 250.000 Thuế TNCN = 640.000 Người lao động chịu 5% tiền thuế trong mức 5.000.000 và 10% thuế trong mức 5.000.000 -10.000.000
Với công thức tính lương Gross sang Net (Gross to Net) trên:
Ví dụ: 1. Lương Gross là 20.000.000, giảm trừ bản thân 9.000.000, phụ thuộc 0 người - Lương Net = 20.000.000 = (1.600.000 + 300.000 + 200.000) - 640.000 - 139.000 = 17.260.000
2. Lương Gross là 50.000.000, giảm trừ bản thân 9.000.000, phục thuộc 2 người - Lương Net = 50.000.000 - (2.224.000 + 417.000 + 500.000) - 4.481.800 = 42.377.200
Phân tích cách tính lương Net sang Gross
Ở trên, ta đã xác định được đổi lương Gross sang Net, vậy còn công thức quy đổi lương Net sang Gross (Net to Gross) là gì?
Trong trường hợp này cần sử dụng một lương Gross giả định (GRGĐ) Bước đầu tiên phải tính thu nhập quy đổi (TNQĐ) và thu nhập tính thuế (TNTT)
TNQĐ = Lương Net - các khoản giảm trừ GRGĐ = TNTT + Giảm trừ gia cảnh + Phí bảo hiểm
Sau khi tính được các phí bảo hiểm bằng lương Gross giả định bao gồm cả khấu trừ nếu vượt mốc thì sẽ có được các khoản phí bảo hiểm (PBH)
Lương Gross = TNTT + PBH
Thu nhập tính thuế (TNTT) tính theo bảng dưới đây (chèn bảng vào), nếu TNTT < 0 thì: Lương Gross = Lương Net + PBH
Ví dụ: Lương Net là 20.000.000 giảm trừ bản thân 9.000.000, phụ thuộc 0 người
TNQĐ = 20.000.000 - 9.000.000 TNTT = (11.000.000 - 750.000)/0.85 = 12.058.824 Thuế TNCN = 12.058.823,53 * 15% - 750.000 = 1.058.824 GRGĐ = 12.058.824 + 9.000.000 + (1.882.353 + 352.941 + 235.294) Lương Gross = 12.058.824 + (1.882.353 + 352.941 + 235.294) + 9.000.000 = 23.529.412
Những lưu ý khi quy đổi lương net sang gross và ngược lại
Việc quy đổi lương Gross sang Net (Gross to Net) hay chuyển lương Net sang Gross (Net to Gross) không quá khó khăn. Tuy nhiên cần phải lưu ý những trường hợp là người có yếu tố nước ngoài khi nhận lương Gross hoặc nhận lương Net.
- Trường hợp cá nhân người nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam nhận lương do doanh nghiệp tại Việt Nam cấp và có một phần thu nhập tại nước ngoài thì doanh nghiệp trả lương hoặc cá nhân người nước ngoài đó phải có trách nhiệm kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập nhận lần lượt tại Việt Nam và nước ngoài.
- Trường hợp cá nhân người nước ngoài nhận tiền lương không bao gồm thuế hay bảo hiểm thì cần phải quy đổi lương Net sang lương gross theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.
Giải đáp thắc mắc về lương gross, lương net và thuế thu nhập cá nhân
1. Lương bao nhiêu thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
Trả lời: Thuế thu nhập cá nhân áp dụng với những cá nhân có thu nhập tối thiểu trên 9 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, không phải người nào có thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng cũng đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân, có phải nộp thuế hay không còn phụ thuộc vào các khoản giảm trừ, miễn thuế thu nhập cá nhân của người lao động.
2. Yếu tố nào quan trọng trong việc quy đổi lương gross sang Net
Trả lời: Hai yếu tố quan trọng cần lưu ý khi chuyển lương Gross sang Net là: - Thuế thu nhập cá nhân: đây là khoản thuế dành cho người có thu nhập 9 triệu trở lên phải nộp cho Nhà nước - Bảo hiểm: Bảo hiểm sẽ được đóng nhiều hoặc ít phụ thuộc vào mức lương của người lao động. Mỗi mức lương sẽ tương ứng với một số tiền nhất định để đóng cho bảo hiểm.
Tổng kết
Qua bài viết trên đây, 123job đã cung cấp đầy đủ thông tin về Lương Gross là gì, lương Net là gì, cách quy đổi lương Gross sang Net và chuyển lương Net sang Gross, các chỉ số khi quy đổi giữa lương Gross và Net cũng như giúp người lao động có thể phân tích chọn lương Net hay lương Gross để đảm bảo quyền lợi của mình.
Một cách khác, để tiết kiệm thời gian và để tất cả các đối tượng lao động đều có thể xác định được lương Net hoặc lương Gross của mình là bao nhiêu thì công cụ quy đổi lương Gross và Net của 123job là giải pháp hữu hiệu nhất giúp bạn chuyển lương Net sang Gross và tính lương Gross sang Net nhanh chóng, chính xác nhất. Chúc bạn thành công.
Từ khóa » Công Thức Quy đổi Lương Net Sang Gross 2019
-
Cách Quy đổi Lương Net Sang Gross, Gross Sang Net Chuẩn - Fastdo
-
Thuế TNCN: Cách Quy đổi Lương Net Sang Gross - Gonnapass
-
Công Cụ Tính Lương Gross Sang Net / Net Sang Gross Chuẩn 2022
-
Hướng Dẫn Cách Quy đổi Lương Net Sang Gross Và Ngược Lại
-
Hướng Dẫn Cách Quy đổi Lương NET Sang Lương GROSS
-
Cách Tính Thuế TNCN Lương NET 2021 (Quy đổi Lương Net Sang ...
-
File Excel Tính Quy đổi Lương Từ Net Sang Gross 2019 | Bài Viết Hay
-
Cách Quy đổi Lương Net Sang Gross? Nên Quan Tâm Tới Loại Lương ...
-
Công Cụ Tính Lương Gross Sang Net - TopDev
-
Công Cụ Tính Lương Gross/Net - JobsGO
-
Phụ Lục 2 Hướng Dẫn Cách Quy đổi Thu Nhập Chưa Bao Gồm Thuế (net ...
-
Cách Tính Lương Net Sang Gross 2019
-
Cách Tính Lương Gross Sang Net / Net Sang Gross Cực Chuẩn
-
CÔNG CỤ TÍNH THUẾ VÀ QUY ĐỔI LƯƠNG - INTERTAX