[Chuyện Gạo Kể] CÂY LÚA CẠN VS CÂY LÚA NƯỚC - Gạo Vinh Hiển
Có thể bạn quan tâm
Mến chào các bạn, Gạo Tròn Đầy nhà Gạo Vinh Hiển hôm nay lại mang đến một câu chuyện mới cho tất cả mọi người đây.
Tròn đây tuy “sống theo trường phái ngày Chủ Nhật” nhưng vẫn bị “chết mòn trong cái deadline” kể chuyện mỗi tuần. Và câu chuyện ngày hôm nay chắc bạn sẽ thu thập về rất nhiều kiến thức thức đấy.
Trên đời này chắc ai cũng biết có 2 thứ, một là gạo và hai là rất nhiều gạo. Nhưng bạn có biết cũng có 2 loại cây lúa, một là cây lúa nước hai là cây lúa cạn không?!
Chuyện Gạo Kể: Cây lúa cạn và cây lúa nước
Phân loại cây lúa theo điều kiện môi trường canh tác
Dựa vào điều kiện sống, cây lúa chúng mình được phân thành các nhóm:
Lúa cạn (lúa rẫy, lúa nương): là loại lúa được trồng trên triền dốc đồi núi, không có bờ ngăn giữ nước, không có nước chân, mực thủy cấu sâu, cây lúa sử dụng độ ẩm của nước mưa tự nhiên và một phần lượng nước mưa ngấm vào trong đất.
Lúa cạn không hoàn toàn hay lúa nước trời: là loại lúa được trồng ở triền thấp hoặc các vùng đồng bằng, không có hệ thống tưới tiêu chủ động, cây sống hoàn toàn bằng lượng nước mưa tại chỗ và mức thủy cấp khá cao có thể cung cấp bổ sung nước cho cây lúa ở vào một số thời điểm nào đó.
Lúa nước tưới: Là loại lúa trồng trên đất có điều kiện tưới tiêu chủ động. Người ta điều khiển nước phù hợp với nhu cầu từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa.
Lúa nổi: Là loại lúa cao cây và vươn theo mực nước. Toàn bộ các phần cây bên trên mặt nước nằm dài trên mặt nước. Ở mỗi đốt thân trên mặt nước có chùm rễ phụ và có điểm sinh trưởng sẽ mọc thành chồi khi có điều kiện thích hợp, nước xuống tới đâu thì thân ngả dài tới đó, thậm chí nếu cạn sát mặt ruộng thì các rễ phụ ở các đốt bám vào đất để các mầm ở các đốt phát triển thành cây lúa cho bông bình thường.
Lúa chống chịu với điều kiện môi trường như: Lúa chịu phèn, chịu mặn, ...là loại lúa tuy trồng trên đất phèn, mặn nhưng vẫn cho năng suất tốt, trong khi các giống lúa khác bị ảnh hưởng, thậm chí không cho thu hoạch do phèn mặn.
Lúa cạn và lúa nước thích hợp với vùng nào?
Cây lúa cạn (Nguồn: Internet)
Lúa cạn (hay lúa rẫy hoặc lúa nương) là một loại lúa sống trên cạn, được trồng trên các vùng không có điều kiện làm ruộng. Việt Nam thường được trồng ở Tây Nguyên, nơi khí hậu chỉ có hai mùa rõ rệt mùa mưa và mùa nắng. Lúa chỉ được trồng vào mùa mưa trên đất đỏ Bazan, lượng nước cung cấp cho cây chỉ dựa vào những trận mưa. Thời gian từ gieo hạt cho đến thu hoạch khoảng 6 tháng, cách thức thu hoạch như lúa ruộng bình thường.
Khu vực canh tác lúa nước phải có độ bằng phẳng rất cần thiết để duy trì mực nước từ 100mm đến 150 mm để giúp cho cây lúa tăng trưởng và kết hạt tốt. Chính vì vậy, những khu vực đồng bằng và các lưu vực các con sông chảy qua các miền nhiệt đới nhiều mưa sẽ là môi trường thận lợi cho cây lúa nước phát triển. Ví dụ như đồng bằng sông Hồng, ĐBSCL, lưu vực sông Dương Tử... thích hợp cho cây lúa nước.
Giống lúa cũng là một yếu tố tăng năng suất và phẩm chất cho cây lúa nước mà các cư dân trồng lúa nước đặc biệt coi trọng.
Cùng Tròn tâm sự mỗi tuần bằng cách truy cập vào 2 kênh Fan Page Gạo Vinh Hiển và Blog Gạo Kể Bạn Nghe nhé. Nếu có chủ đề nào hay thích mình tâm sự về vấn đề nào, cũng hãy để lại bình luận cho mình biết nhé.
Từ khóa » Cây Lúa Nước Là Gì
-
Văn Minh Lúa Nước – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lúa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nghề Trồng Lúa Nước - Trang Chủ
-
Nền Văn Minh Lúa Nước Việt Nam - Làng Tre Việt
-
Trồng Lúa Nước Sinh Thái – Nhà Nông Phá Bỏ Lệ Thuộc
-
Đất Trồng Lúa Là Gì? Có được Chuyển Nhượng? Lên Thổ Cư Không?
-
Đất Trồng Lúa Nước Còn Lại Là Gì? Trách Nhiệm Sử Dụng đất Trồng Lúa?
-
Đất Trồng Lúa Là Gì? Đất Trồng Lúa Có được Chuyển Nhượng Không?
-
Cái Nôi Của Nền Văn Minh Lúa Nư - Hànộimới
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Lúa. Những Biện Pháp Giúp Tăng ...
-
Đặc Trưng Văn Hóa Lúa Nước Việt Nam
-
Nghề Trồng Lúa Nước Của Dân Tộc Kinh - VOV World
-
Đất Trồng Lúa Là Gì? Cách Làm Và Cải Tạo đúng Kỹ Thuật - My Garden
-
MS147 – Thuyết Minh Về Cây Lúa Việt Nam