Chuyên Gia Chỉ Rõ Sai Lầm Nghiêm Trọng Khi Sử Dụng Test Nhanh ...
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay số ca mắc COVID-19 liên tục tăng cao, quá lo lắng, một số người dân ngày nào cũng mua kit test nhanh COVID-19 để xét nghiệm hoặc không tin kết quả test nhanh lại làm xét nghiệm RT-PCR.
Liên quan đến vấn đề xét nghiệm COVID-19, PGS.TS. Hồ Thị Kim Thanh - Giám đốc Trung tâm Y Học gia đình & Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết: "Khi xét nghiệm test nhanh dương tính hay âm tính cũng không nhất thiết phải làm RT-PCR".
1. Những sai lầm xung quanh test COVID-19
1.1 Lạm dụng test nhanh gây lãng phí
Có người quá lo lắng, sốt ruột, mua cùng lúc nhiều kit xét nghiệm nhanh về để ngày nào cũng tự test.
Các chuyên gia khẳng định việc này không cần thiết và gây lãng phí bởi, sau khi tiếp xúc với F0 phải có thời gian nhất định để virus nhân lên, xét nghiệm ngay không có giá trị, ít nhất phải 3-4 ngày sau hãy test.
Nếu vừa tiếp xúc với nguồn lây hoặc ở giai đoạn ủ bệnh, bạn có thể đã nhiễm bệnh song tải lượng virus thấp… nếu test cũng không chính xác vì khả năng âm tính cao bởi virus chưa nhân lên đủ số lượng để phát hiện bằng test nhanh. Nếu bạn không có triệu chứng thì có thể test vào ngày thứ 5 và ngày thứ 7 sau tiếp xúc F0.
Trong trường hợp gia đình có người mang thai, người mắc bệnh lý nền, nếu lo lắng quá thì trước hết cần tuân thủ biện pháp 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế và đợi đến ngày thứ 4 mới nên test, nếu âm tính thì ngày thứ 7 test lại để hoàn toàn yên tâm.
Còn các trường hợp khác chỉ cần nên test khi có các biểu hiện nghi ngờ như: chảy nước mũi, ho, sốt, đau nhức mình mẩy…
1.2 Vạch đậm chứng tỏ bệnh nặng
Trên kết quả test, vạch mờ hay đậm không nói lên được bệnh nặng, nhẹ, nhiều hay ít virus như nhiều người suy diễn. Ngoài ra, khi có xét nghiệm test nhanh dương tính, bạn cũng không nhất thiết phải làm xét nghiệm RT-PCR khẳng định.
Những trường hợp sau sẽ được dỡ bỏ cách ly, điều trị tại nhà khi:
- Thời gian cách ly, điều trị đủ 7 ngày và kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính virus SARS-CoV-2 do nhân viên y tế thực hiện hoặc người bệnh tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.
- Trong trường hợp sau 7 ngày kết quả xét nghiệm còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vaccine theo quy định và 14 ngày đối với người chưa tiêm đủ liều vaccine theo quy định.
- Trạm Y tế nơi quản lý người bệnh chịu trách nhiệm xác nhận khỏi bệnh cho người bệnh.
Theo quy định cũ, bệnh nhân COVID-19 tại nhà được dỡ bỏ cách ly khi đủ 10 ngày điều trị và xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.
1.3 Kết quả test nhanh âm tính là khỏi bệnh
Nhiều bạn đọc thắc mắc vậy test nhanh âm tính là khỏi bệnh đúng không? Các chuyên gia cho rằng điều này không chính xác.
Test nhanh âm tính chỉ có nghĩa là nguy cơ lây thấp vì còn ít hoặc không còn virus ở đường hô hấp trên. Do đó vẫn phải tiếp tục theo dõi. Ví dụ ngày thứ 5 test nhanh âm tính thì không được chủ quan mà vẫn phải theo dõi SpO2 đủ 10 ngày.
2. F0 điều trị tại nhà: Có thuốc đúng và uống đúng thời điểm
Theo các chuyên gia, với F0 điều trị tại nhà "có thuốc đúng và uống đúng thời điểm" mới là tốt chứ không phải thuốc gì cũng uống, cứ uống thuốc là tốt, là yên tâm.
Đối với thuốc chữa triệu chứng như paracetamol để hạ sốt, oresol bù điện giải cũng cần đọc hướng dẫn để dùng đúng liều lượng phù hợp với cân nặng, số tuổi của người bệnh. Oresol bù điện giải dùng cho bệnh nhân sốt cần pha đúng liều lượng.
Các thuốc có thể dùng ở cộng đồng, cần theo đúng khuyến cáo hoặc có ý kiến của nhân viên y tế. Ví dụ:
- Thuốc Corticoid được dùng khi bắt đầu có dấu hiệu tụt SpO2. Lý do cần đúng thời điểm:
- Nếu dùng sớm quá lúc virus đang nhân chia nguy cơ gây bùng phát nặng hơn;
- Dùng muộn quá (do chủ quan không theo dõi SpO2) thì lỡ thời cơ ngăn chặn tổn thương phổi tiến triển. Sau khi dùng 01 liều, người bệnh cần vào viện để được các bác sĩ theo dõi và điều trị tiếp.
- Đối với thuốc molnupiravir có nguồn gốc tin cậy:
- Thời điểm đúng là trước ngày thứ 5 của triệu chứng. Lưu ý là sau khi dùng thuốc nếu test nhanh âm tính với SARS-CoV-2 rồi vẫn phải theo dõi đủ 10 ngày.
- Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai, một số ý kiến khuyên nếu người bệnh là nam nữ trẻ tuổi cũng không nên dùng molnupiravir.
Các chuyên gia cho biết, nhiều thuốc đã được chứng minh không có tác dụng với COVID-19 và thậm chí có hại, trong đó phải kể đến là thuốc aspirin, hydroxychloroquine, ivermectin, azithromycin, "thuốc xanh đỏ" được cho là hàng xách tay từ Nga,...
Hiện tại nhiều người bệnh COVID-19 rất quan tâm đến thuốc bổ để giúp người bệnh nhanh khỏi, tăng sức đề kháng tại thời kỳ dịch bệnh. Theo PGS. TS. Hồ Thị Kim Thanh, việc dùng bổ sung các vitamin, thuốc bổ trong đó có cả vitamin C để nâng cao sức khỏe là dùng hàng ngày để giúp cơ thể có sức đề kháng chống chọi với bệnh truyền nhiễm. Điều này không có nghĩa là khi mắc mới dùng cấp tập các loại thuốc bổ và vitamin. Còn nếu khi đã mắc COVID-19 thì cần uống bổ sung vitamin D và kẽm theo chỉ định.3. Lời khuyên của thầy thuốc
Các bác sĩ khuyến cáo, trong bối cảnh dịch diễn biến như hiện nay, việc trang bị kiến thức cho cá nhân để tự quản lý và điều trị COVID-19 tại nhà là điều cần thiết.
Bênh cạnh việc uống thuốc đầy đủ và tập một số bài tập để cơ thể khỏe mạnh hơn thì việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh là rất quan trọng. F0 điều trị tại nhà có thể tự điều trị nâng đỡ bằng cách nghỉ ngơi tại giường, phòng bệnh thông thoáng, vệ sinh mũi họng, giữ ấm, uống đủ nước, đảm bảo dinh dưỡng, bổ sung vitamin, hạ sốt bằng paracetamol, tập thở, tư thế nằm sấp, theo dõi sát lâm sàng để xem bệnh có trở nặng hay không để được tư vấn bởi nhân viên y tế và cấp cứu kịp thời.
Liên quan đến việc điều trị cho F0 tại nhà, các phương tiện cần có khi cách ly gồm: Nhiệt kế, máy đo độ bão hòa oxy đầu ngón tay (SpO2), máy đo huyết áp.
Đặc biệt, F0 khi cách ly, điều trị tại nhà phải thực hiện tốt các các bước như:
- Khai báo y tế, thực hiện nghiêm 5K;
- Chấp hành nghiêm các quy định về thời gian cách ly y tế tại nhà;
- Không dùng chung đồ dùng, vật dụng cá nhân;
- Tự khử khuẩn nơi ở;
- Để riêng rác vào thùng có nắp đậy, loại bỏ rác thải riêng.
F0 cần chủ động theo dõi sức khoẻ, triệu chứng sinh tồn (mạch, huyết áp (nếu có máy đo), nhịp thở, nhiệt độ, SpO2); các triệu chứng (mệt mỏi, ớn lạnh, ho, mất mùi, đỏ mắt, tiêu chảy)…
Khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây, người bệnh cần phải báo cáo ngay với cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu…
1. Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.
2. Nhịp thở
+ Người lớn: nhịp thở ≥ 21 lần/phút.
+ Trẻ từ một đến dưới 5 tuổi: nhịp thở: ≥ 40 lần/phút.
+ Trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: nhịp thở: ≥ 30 lần/phút.
Lưu ý ở trẻ em: đếm đủ nhịp thở trong một phút khi trẻ nằm yên không khóc.
3. SpO2 ≤ 95% (nếu có thể đo), khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến một phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo.
4. Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút.
5. Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo)
6. Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.
7. Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.
8. Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.
9. Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở trẻ em). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban...
10. Mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng...
11. Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người nhiễm COVID-19 mà thấy cần báo cơ sở y tế.
Nguồn: SKĐS
Từ khóa » Người Bị Sốt Test Có Dương Tính Không
-
Cách Phân Biệt 'dương Tính Giả' Khi Tự Làm Test Nhanh COVID-19 Tại ...
-
Test Nhanh Dương Tính Cần Làm Gì? | Vinmec
-
Làm Thế Nào Hạn Chế “dương Tính Giả” Khi Test Nhanh Covid-19?
-
Sai Lầm Nghiêm Trọng Khi Sử Dụng Test Nhanh, Thuốc điều Trị COVID-19
-
TRIỆU CHỨNG RÕ RÀNG NHƯNG TEST NHANH VẪN ÂM TÍNH
-
Sự Khác Nhau Giữa Mắc COVID-19, Cảm Lạnh, Dị ứng Và Cảm Cúm Là ...
-
Khi Nào Test Nhanh 2 Vạch Không đồng Nghĩa Dương Tính NCoV?
-
Vì Sao Không Nên Test Nhanh Liên Tục?
-
Cách Phát Hiện Dương Tính Giả Khi Test Covid Nhanh - VnExpress
-
Âm Tính Giả Trong Xét Nghiệm COVID-19
-
Sai Lầm Nghiêm Trọng Khi Sử Dụng Test Nhanh COVID-19 Và Thuốc ...
-
Giải đáp: Test Nhanh Covid Dương Tính Phải Làm Gì?
-
Đọc Kết Quả Xét Nghiệm Nhanh COVID-19 Bao Lâu Là Chính Xác?
-
11 SAI LẦM PHẢI TRÁNH Khi TEST NHANH COVID-19 TẠI NHÀ