Vì Sao Không Nên Test Nhanh Liên Tục?
Có thể bạn quan tâm
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho rằng test thường xuyên gây tốn kém không cần thiết, ảnh hưởng tâm lý. Bác sĩ khuyến cáo người không có triệu chứng thì không cần xét nghiệm.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người có triệu chứng như ho, sốt, đau họng, chảy nước mũi, nên test. Nếu dương tính, tự cách ly điều trị tại nhà, liên hệ y tế để được bác sĩ tư vấn. Ai đã tiêm đủ vaccine, 5 hoặc 7 ngày sau phát hiện dương tính thì test lại, kết quả âm tính là có thể đi học, đi làm. Trường hợp vẫn còn dương tính thì đợi đủ 10 ngày, không cần xét nghiệm lại, có thể hoàn thành cách ly vì không còn khả năng lây nhiễm. Người chưa tiêm đủ vaccine, đến ngày thứ 10 kể từ khi dương tính cần test lại, nếu kết quả âm tính thì hoàn thành cách ly, nếu vẫn dương tính thì đợi đủ 14 ngày, không cần xét nghiệm, có thể hòa nhập cộng đồng.
Với trẻ em, virus thường đào thải nhanh hơn, đa số trẻ ba ngày có thể âm tính nên có thể thực hiện test nhanh kiểm tra vào ngày thứ ba hoặc thứ 5. Nếu ngày ba hoặc 5 vẫn dương tính, đến ngày thứ 7 có thể hoàn thành cách ly không cần xét nghiệm với trẻ đã chích ngừa; test nhanh lại nếu trẻ chưa tiêm vaccine.
"Người có triệu chứng (nếu test âm tính) thì cũng không nên xét nghiệm lại thường xuyên", bác sĩ Tiến nói. Trong trường hợp này, âm tính có thể là do những bệnh khác như sốt siêu vi, cảm cúm, không phải Covid-19.
Để loại trừ nguy cơ mắc bệnh rồi lây lan, người bệnh có thể tự điều trị các triệu chứng, theo dõi sức khỏe, cách ly ở nhà hoặc đi làm thì giữ khoảng cách với mọi người xung quanh, tuân thủ 5K. Điều trị triệu chứng bằng cách hạ sốt, thuốc ho thảo dược, vitamin, rửa mũi, súc họng bằng nước muối sinh lý, ăn uống, nghỉ ngơi tăng cường sức đề kháng để chống chọi bệnh.
Riêng người cao tuổi, có bệnh nền, nếu có triệu chứng, có tiếp xúc dịch tễ mà test nhanh âm tính thì có thể thực hiện xét nghiệm PCR để xác định bệnh, kịp thời dùng thuốc kháng virus molnupiravir dưới sự tư vấn của bác sĩ (nếu có chỉ định). Một số trường hợp test nhanh âm tính nhưng PCR dương tính do phụ thuộc độ nhạy, độ đặc hiệu của kit test nhanh, thao tác tự lấy mẫu, thời gian đọc mẫu.
Cùng quan điểm không nên lạm dụng test nhanh hay PCR gây tốn kém, bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn khối Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho rằng "test tới test lui" coi một vạch hay hai vạch không quan trọng bằng theo dõi triệu chứng khi đối diện với chủng Omicron. "Khi có triệu chứng nghi ngờ, dù một vạch hay hai vạch cũng chữa như nhau và phòng ngừa lây nhiễm cho người khác, nếu đi đâu thì thực hiện 5K", bác sĩ nói. Nếu sốt cao hơn 48 giờ, cần đi khám vì có khả năng bị sốt xuất huyết. Nếu triệu chứng diễn tiến nặng, nên đi khám bệnh.
Bên cạnh đó, theo bác sĩ Khanh, khi đã dương tính, mọi người không lăn tăn vạch mờ, vạch đậm bởi chúng không có giá trị tiên lượng bệnh nặng bệnh nhẹ, chỉ thể hiện khả năng lây ít hay nhiều, đôi khi độ đậm nhạt của vạch còn do nơi quẹt lấy mẫu. Ngoài ra, không cần lo lắng khi triệu chứng rất nhanh hết nhưng hai vạch nhiều ngày, bởi quan trọng là mau hết triệu chứng.
Ngoài ra, không nên vội vã dựa vào test nhanh hay PCR để chắc chắn mình sạch virus hoàn toàn sau 5-7 ngày. "10 ngày không test, luôn mang khẩu trang, không tụ tập để ít lây cho người khác có khi còn an toàn hơn người vừa đúng 7 ngày thấy một vạch vội vã ra đường mà không mang khẩu trang. Nếu cẩn thận, nhất là trong nhà có người lớn tuổi, có bệnh nền, hoặc môi trường làm việc tiếp xúc nhiều người thì sau khi hết 7 ngày cách ly, 5K thêm vài ngày nữa", ông Khanh nhấn mạnh. ( Theo SKĐS)
Từ khóa » Người Bị Sốt Test Có Dương Tính Không
-
Cách Phân Biệt 'dương Tính Giả' Khi Tự Làm Test Nhanh COVID-19 Tại ...
-
Chuyên Gia Chỉ Rõ Sai Lầm Nghiêm Trọng Khi Sử Dụng Test Nhanh ...
-
Test Nhanh Dương Tính Cần Làm Gì? | Vinmec
-
Làm Thế Nào Hạn Chế “dương Tính Giả” Khi Test Nhanh Covid-19?
-
Sai Lầm Nghiêm Trọng Khi Sử Dụng Test Nhanh, Thuốc điều Trị COVID-19
-
TRIỆU CHỨNG RÕ RÀNG NHƯNG TEST NHANH VẪN ÂM TÍNH
-
Sự Khác Nhau Giữa Mắc COVID-19, Cảm Lạnh, Dị ứng Và Cảm Cúm Là ...
-
Khi Nào Test Nhanh 2 Vạch Không đồng Nghĩa Dương Tính NCoV?
-
Cách Phát Hiện Dương Tính Giả Khi Test Covid Nhanh - VnExpress
-
Âm Tính Giả Trong Xét Nghiệm COVID-19
-
Sai Lầm Nghiêm Trọng Khi Sử Dụng Test Nhanh COVID-19 Và Thuốc ...
-
Giải đáp: Test Nhanh Covid Dương Tính Phải Làm Gì?
-
Đọc Kết Quả Xét Nghiệm Nhanh COVID-19 Bao Lâu Là Chính Xác?
-
11 SAI LẦM PHẢI TRÁNH Khi TEST NHANH COVID-19 TẠI NHÀ