Chuyên Gia Chia Sẻ Kỹ Thuật Trồng Nấm Bào Ngư Xám Cho Năng ...
Có thể bạn quan tâm
Mùa vụ trồng nấm bào ngư xám lý tưởng nhất
Kinh nghiệm trồng nấm bào ngư xám của các chuyên gia chỉ ra rằng điểm thích hợp nhất để ủ phôi nấm bào ngư xám đó là vào mùa mưa. Khi đó, độ ẩm cao và là điều kiện lý tưởng để các phôi nấm có thể sinh trưởng một cách mạnh mẽ.
Điều kiện để trồng nấm bào ngư xám
Đặc tính của nấm bào ngư xám đó chính là tính ưa ẩm của nó. Do đó, nếu mọi người muốn trồng nấm bào ngư hiệu quả và phát triển nhanh thì nên đặt nó ở nơi có độ ẩm từ 60% - 65%, độ ẩm không khí từ 80% - 85%. Đây là những nơi thoáng mát và được che chắn gió một cách kỹ càng. Đồng thời, tránh sự tiếp xúc của ánh nắng mặt trời làm ảnh hưởng tới hiệu quả trong kỹ thuật trồng nấm bào ngư xám.
Ngoài ra, những túi phôi nấm nên được treo thành giàn hoặc xếp trên kệ để đảm bảo vệ sinh. Mỗi túi phôi nên có khoảng cách lý tưởng từ 20- 25% và chỉ nên treo từ 6 đến 10 túi mỗi hàng. Việc trồng nấm với mật độ quá dày và gần nhau sẽ làm giảm tỉ lệ nấm sống, do đó bà con nên lưu ý nhé!
Chia sẻ kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm bào ngư xám
Trồng nấm bào ngư xám thực ra không khó, nhưng để có một mùa bội thu người trồng nấm cần phải chú ý trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật. Hiện nay, nhờ ứng dụng của khoa học kỹ thuật, nhiều loại máy móc hiện đại được phát minh giúp bà con đỡ vất vả hơn việc trồng, chăm sóc cũng như xử lý phụ phẩm trồng nấm.
Mời bà con tham khảo bài viết: Tư vấn máy móc thiết bị trồng nấm hiệu quả nhất, giúp tăng năng suất gấp nhiều lần
1. Xử lý nguyên liệu trước khi trồng nấm
Theo quy trình trồng nấm bào ngư xám, trước hết là công đoạn xử lý nguyên liệu, mọi người sẽ chuẩn bị các phế phẩm nông nghiệp như: rơm rạ, mùn cưa, vỏ trấu,... Sau đó, tiến hành ngâm nguyên liệu với nước vôi loãng trong khoảng 20 phút, rồi vớt ra rồi để ráo nước trước khi ủ đống. Nguyên liệu được ủ thành 2 đợt.
-Đợt 1: Ở đợt đầu tiên, chúng ta sẽ tiến hành ủ trong khoảng 3 đến 4 ngày. Thời gian này mọi người sẽ tưới nước, cấp ẩm và xới đều hỗn hợp thường xuyên.
-Đợt 2: Mọi người sẽ ủ phôi tiếp trong khoảng 2 đến 3 ngày rồi mang đi khử trùng lần cuối cùng với nước sôi. Sau đó thì mọi người đã có thể sử dụng nó như một phôi nấm bào ngư xám bình thường.
2. Cách làm phôi nấm bào ngư xám
Làm phôi là một công đoạn cực kỳ quan trọng, nấm có mọc lên được hay không phụ thuộc không ít vào bước này. Sau khi xử lý nguyên liệu rơm rạ, mùn cưa, bà con nên phối trộn thêm các thành phần như phân chuồng, đạm, tro, cám bắp, bột nhẹ,... để tăng chất dinh dưỡng cho giá thể trồng nấm.
Tiến hành đóng giá thể trồng nấm vào túi nilon PE có kích thước 19x34(cm). Không nên nén túi quá chặt, sẽ ảnh hưởng đến quá trình nấm kéo sợi, trọng lượng túi phôi khoảng 1-1,5kg. Dùng que cấy meo nấm chuyên dụng nhét vào giữa túi phôi, sử dụng nắp và bông bịt miệng túi lại.
Hấp tiệt trùng túi phôi nấm bằng lò hấp hơi nước, phổ biến nhất ở các trang trại nhỏ là hấp bằng thùng phuy, nhiệt độ hấp từ 90 – 100 độ, thời gian hấp mỗi mẻ khoảng 10 – 12 tiếng. Hiện nay, một số trang trại đang ứng dụng phương pháp hấp bằng nồi áp suất, nhiệt độ khoảng 100-150 độ, thời gian hấp được rút ngắn chỉ khoảng 3-5 tiếng/mẻ. Tác dụng của việc hấp tiệt trùng là loại bỏ các nấm mốc có hại, chuyển hóa và kích thích sự hoạt động của các loại vi sinh có lợi giúp cho tơ nấm phát triển.
Bịch phôi nấm hấp xong được cấy meo giống sau khi đã nguội. Lưu ý: phải đợi phôi nấm nguội hẳn mới tiến hành cấy giống vì nếu nhiệt độ cao có thể làm chết meo. Cấy meo ngày sau khi phôi nguội, không được để quá lâu (2 – 3 ngày trở đi) vì sẽ làm ảnh hưởng quá trình kéo tơ. Sau khi cấy giống xong, chuyển phôi nấm vào phòng tối, tránh ánh sáng để phôi nấm ươm sợi.
3. Hướng dẫn chăm sóc nấm và thu hái nấm
3.1. Giai đoạn đầu khi chăm sóc nấm
Trong khoảng thời gian ươm sợi nấm thì cần phải liên tục kiểm tra độ ẩm ở nơi làm nấm. Nếu nơi đó có độ ẩm thấp thì mọi người cần phải tưới nước xuống nền đất để cấp ẩm cho môi trường xung quanh. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phôi nấm phát triển cách toàn vẹn.
Sau khoảng 25 cho đến 30 ngày ươm phôi nấm thì bà con sẽ tiến hành kiểm tra mức độ sinh trưởng của cây nấm bằng việc quan sát đáy túi nấm. Nếu mọi người thấy đấy túi nấm có màu trắng lan tỏa thì tức là nấm bào ngư xám chúng ta đã sinh trưởng rất tốt. Khi đó, hãy tiến hành bỏ nút bông gòn ở miệng túi ra và dùng tay để loại bỏ bớt không khí trong túi. Sau khi đã đẩy không khí thoát ra ngoài, hãy buộc chặt miệng túi lại và đặt lại chỗ cũ.
3. 2. Giai đoạn kích thích nấm phát triển
Để có thể kích thích những cây nấm phát triển, mọi người hãy dùng dao khắc kéo nhỏ để tiến hành làm. Rạch so le khoảng 8 vết lên thân túi phôi nấm, mỗi vết sẽ cách nhau khoảng 3-4cm.
Lưu ý, không nên rạch sát đáy hoặc sát miệng của túi phôi. Nếu thực hiện theo đúng kỹ thuật trồng nấm bào ngư xám này thì sau khoảng 4 đến 6 ngày mọi người sẽ thấy những cây nấm bắt đầu mọc lên từ các vết rạch. Mọi người cũng đi thường xuyên kiểm tra độ ẩm và tưới nước phun sương 4-6 lần mỗi ngày để cho cây nấm nhanh phát triển. Không tưới trực tiếp vào những cá thể nấm để phát triển, vì lúc này thân nấm đang rất mềm và dễ rụng.
Ngoài ra, khi nhiệt độ cao mọi người cũng có thể tăng số lần tưới nước cho chúng. Đồng thời, tối nền đất mỗi ngày để giữ được độ ẩm cân bằng trong suốt quá trình nuôi trồng nấm. Giúp cây nấm có một môi trường phát triển và sinh trưởng tốt hơn với kỹ thuật trồng nấm bào ngư xám này.
3.3. Thu hoạch nấm bào ngư xám
Với đặc tính của nấm bào ngư xám là mọc tập trung thành các cụm. Do đó cách thu hoạch nấm bào ngư xám hiệu quả đó chính là chúng ta có thể hái cả cụm nấm. Sau khi đã thu hái nấm, mọi người sẽ tiến hành vệ sinh hết những phần chân nấm còn sót lại. Bởi vì nếu để lại phần đó thì số nấm bào ngư xám của chúng ta sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh. Đồng thời, bà con cũng không nên tưới nước ngay sau khi thu hoạch vì sẽ làm thối và hỏng phần phôi nấm bào ngư xám còn sót lại trong túi nấm.
Xử lý phụ phẩm trồng nấm đúng cách
Thay vì vứt bỏ các túi phôi gây lãng phí, bà con hoàn toàn có thể tận dụng lại phần giá thể để trộn thêm thành phần dinh dưỡng để trồng lứa nấm mới hoặc làm giá thể, phân bón trồng cây. Ngoài ra, bà con cũng có thể bán cho các cơ sở nuôi giun quế để làm thức ăn cho giun.
Kỹ thuật trồng nấm bào ngư xám đúng cách và kinh nghiệm trồng nấm bào ngư xám từ chia sẻ của các chuyên gia. Mong rằng, qua đó mọi người sẽ áp dụng nó một cách hiệu quá vào cách nuôi trồng của mình. Để cho ra những cây nấm bào ngư có năng suất vượt trội gấp hai lần. Cám ơn mọi người đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi, hẹn gặp lại mọi người ở những bài chia sẻ sau!
Công ty CPĐT Tuấn Tú - Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội - Hotline : 02422050505 – 0945796556 - 0984930099 - Email: khomay3a@gmail.com - Website: https://khomay3a.com - Fanpage: https://web.facebook.com/CongtycpdaututuantuTừ khóa » Cách Trồng Phôi Nấm Bào Ngư Xám
-
Cách Trồng Nấm Bào Ngư Tại Nhà Hiệu Quả - 2lua
-
Cách Trồng Nấm Bào Ngư Cho Hiệu Quả Cao | VTC16 - YouTube
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Nấm Tại Nhà đơn Giản đạt Hiệu Quả Cao
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Nấm Bào Ngư Tại Nhà
-
Hướng Dẫn Cách Tự Trồng Nấm Bào Ngư Tại Nhà HIỆU QUẢ Nhất.
-
Kỹ Thuật Nuôi Trồng, Chăm Sóc Và Thu Hái Nấm Bào Ngư Hiệu Quả
-
Niềm Vui Nhỏ Khi Trồng Nấm Bào Ngư Xám Tại Nhà - CNV
-
Cách Trồng Nấm Bào Ngư Xám Tại Nhà Trong Thùng Xốp Cho Năng Suất ...
-
NẤM BÀO NGƯ XÁM TRỒNG TẠI NHÀ SIÊU ĐƠN GIẢN
-
Kỹ Thuật Trồng Nấm Bào Ngư đúng Chuẩn - Cho Năng Suất Cao
-
Kỹ Thuật Trồng Nấm Bào Ngư Xám Trong Nhà Bằng Mùn Cưa
-
Cách Trồng Nấm Bào Ngư Xám Tại Nhà đơn Giản Và Hiệu Quả - Blog Soft
-
Cách Chăm Sóc Phôi Nấm Bào Ngư
-
Cách Trồng Nấm Bào Ngư Xám Tại Nhà - Vườn Rau Sài Gòn