Chuyên Gia Giải đáp: Trẻ Bị Nôn đi Ngoài Có Nguy Hiểm Hay Không?
Có thể bạn quan tâm
Bên cạnh những căn bệnh về đường hô hấp, trẻ cũng dễ mắc phải bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Nguyên nhân chủ yếu là bởi hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện. Bên cạnh đó, do trẻ ăn thức ăn không hợp với lứa tuổi, thức ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài,… Một trong số những bệnh tiêu hóa hay gặp ở trẻ em là đi ngoài. Đặc biệt, đi ngoài còn có thể kèm theo những biểu hiện khác, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của bé. Vậy trẻ bị nôn đi ngoài thì phải làm gì?
Menu xem nhanh:
- 1. Vì sao trẻ bị nôn đi ngoài?
- 2. Nôn trớ kèm đi ngoài ở trẻ em có nguy hiểm hay không?
- 3. Những cách xử trí hiệu quả khi trẻ bị nôn trớ đi ngoài
- 3.1. Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bị nôn trớ đi ngoài
- 3.2. Bù nước và chất điện giải cho trẻ em
- 3.3. Thiết kế chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ bị nôn đi ngoài
- 3.4. Đưa trẻ bị nôn trớ đi ngoài đi khám bác sĩ
1. Vì sao trẻ bị nôn đi ngoài?
Nôn trớ có thể là một dấu hiệu của hiện tượng tiêu chảy với trẻ em. Tình trạng này thường xuất hiện sớm trước khi có biểu hiện đi ngoài lỏng khoảng vài giờ tới chục giờ.
Trẻ có thể chỉ nôn một vài lần hoặc liên tục trong ngày. Tuy nhiên, bố mẹ cần phải lưu ý một điều rằng, tình trạng này khác với nôn trớ thông thường ở các bé. Bởi vì dịch nôn lúc này chủ yếu là nước, chất điện giải và một lượng nhỏ thức ăn.
Trong những trường hợp này, nguyên nhân gây ra tình trạng nôn và đi ngoài ở trẻ em thường là do vi khuẩn tụ cầu hoặc Rotavirus. Do đó, bố mẹ cần phải xác định xem con nôn bao nhiêu lần, tính chất, thành phần chất nôn để có giải pháp bù nước và chất điện giải phù hợp cho con.
2. Nôn trớ kèm đi ngoài ở trẻ em có nguy hiểm hay không?
Mất nước và chất điện giải là điều đáng lo ngại nhất khi trẻ bị nôn trớ đi ngoài. Nếu đi ngoài nhẹ thường không gây mất nước đáng kể. Tuy nhiên, nếu ở mức độ trung bình hoặc nặng kèm theo tình trạng nôn trớ có thể gây ra điều này.
Mất chất điện giải và nước nghiêm trọng rất nguy hiểm. Nó có thể gây tổn thương não, co giật. Vì vậy, khi thấy trẻ có những dấu hiệu mất nước sau đây, bố mẹ cần phải đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất:
– Uể oải, chóng mặt, mệt mỏi, choáng váng.
– Khô miệng và khát nước.
– Nước tiểu màu vàng đậm và rất ít nước tiểu.
– Không có hoặc có rất ít nước mắt khi khóc.
– Da mát và khô bất thường.
3. Những cách xử trí hiệu quả khi trẻ bị nôn trớ đi ngoài
3.1. Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bị nôn trớ đi ngoài
Khi trẻ bị đi ngoài kèm theo nôn trớ, việc đầu tiên bố mẹ cần phải làm là vệ sinh sạch sẽ cho con. Lúc này, phụ huynh hãy nghiêng đầu bé sang một bên. Tuy nhiên, tuyệt đối không được bế xốc trẻ lên để tránh dịch nôn tràn vào khí quản con, gây sặc.
Sau đó, bố mẹ hãy làm sạch dịch nôn trong mũi, miệng trẻ. Hãy sử dụng bằng khăn mềm và vỗ nhẹ lưng để giúp con bình tĩnh hơn. Tiếp theo, bố mẹ hãy lau sạch lưỡi, cổ cho trẻ bằng nước ấm và thay quần áo mới cho con.
Hơn nữa, việc trẻ bị nôn trớ và đi ngoài cũng giúp đẩy vi khuẩn, chất độc hoặc virus có hại ra khỏi cơ thể của con. Do đó, bố mẹ hãy vệ sinh thân thể và chỗ trẻ nôn trớ để hiện tượng các loại vi khuẩn, virus xâm nhập trở lại cơ thể bé.
3.2. Bù nước và chất điện giải cho trẻ em
Đây là bước vô cùng quan trọng. Nó giúp trẻ bù lại lượng nước và chất điện giải sau khi con bị nôn trớ, đi phân lỏng. Dung dịch bù nước thông dụng nhất là Oresol. Pha dung dịch này sẽ giúp con mau phục hồi và giảm thiểu tình trạng sụt cân, mất nước:
– Cho trẻ dưới 2 tuổi uống 50 – 100ml dung dịch Oresol sau mỗi lần đi ngoài.
– Cho trẻ từ 2 – 10 tuổi uống 100 – 200ml dung dịch Oresol sau mỗi lần đi ngoài.
Nếu con không thích uống dung dịch bù nước Oresol mà số lần đi ngoài của trẻ chỉ khoảng 2 – 3 lần/ ngày, bố mẹ có thể thay bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước trái cây. Tuy nhiên, phụ huynh chỉ nên cho con uống từng ít một:
– Với những trẻ dưới 2 tuổi, hãy cho con uống dung dịch bù nước ít một bằng thìa.
– Với những trẻ lớn hơn, bố mẹ có thể cho bé uống từng ngụm nhỏ.
Trong trường hợp con nôn trớ ngay sau khi vừa uống dung dịch bù nước, phụ huynh nên đợi 10 phút sau rồi mới tiếp tục cho bé uống. Tuy nhiên, hãy cho trẻ uống chậm hơn và từng thìa một, cách nhau khoảng 2 – 3 phút.
Khi bé được bù đủ nước và chất điện giải sẽ đi tiểu nhiều, da và môi tươi tắn hơn. Hơn nữa, bố mẹ cần phải cho trẻ uống bù nước đến khi con đi đại tiện phân sệt và dưới 3 lần/ ngày.
3.3. Thiết kế chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ bị nôn đi ngoài
Bên cạnh việc bù nước và chất điện giải, các bậc phụ huynh cũng cần phải thiết kế chế độ dinh dưỡng phù hợp cho con. Để bé duy trì sức khỏe và có đủ năng lượng cho cơ thể, bố mẹ phải cho con ăn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng là chất béo, tinh bột, rau củ, chất đạm.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần phải lựa chọn những loại thực phẩm và món ăn phù hợp với tình trạng bệnh của trẻ.
– Với những trẻ nhỏ còn đang bú sữa, mẹ phải tiếp tục cho con bú để đảm bảo cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bé.
– Với những trẻ lớn hơn, đã ăn dặm, bố mẹ không nên ép con ăn quá nhiều cùng một lúc. Thay vào đó, hãy chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ thành nhiều bữa. Lưu ý, cho con ăn từ từ từng ít một. Hơn nữa, đồ ăn của bé nên nấu chín kỹ và mềm để con dễ tiêu hóa hơn.
3.4. Đưa trẻ bị nôn trớ đi ngoài đi khám bác sĩ
Nếu trẻ bị nôn trớ đi ngoài kèm theo những triệu chứng sau đây, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa con đến bệnh viện gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất:
– Quá yếu để đủ sức đứng lên.
– Choáng váng hoặc chóng mặt.
– Tình trạng nôn trớ và đi ngoài trở nên nặng hơn.
– Nôn trớ ra dịch màu vàng lẫn máu hoặc xanh lá cây.
– Đã nôn ra hơn hai lần hoặc không thể giữ chất lỏng.
– Bị sốt hơn 38 độ C với trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi.
– Có triệu chứng mất nước, đi phân ra máu.
– Trẻ dưới 1 tháng tuổi và bị đi ngoài nhiều lần trong ngày.
– Bị phát ban, đau dạ dày.
– Không đi tiểu trong vòng 6 giờ nếu là trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi hoặc 12 giờ nếu là trẻ lớn hơn.
Như vậy, bài viết này đã giúp bố mẹ hiểu thêm những thông tin cần thiết về tình trạng trẻ bị nôn đi ngoài. Để đảm bảo sức khỏe cho con, bố mẹ hãy đưa bé đến Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc khám với bác sĩ ngay khi trẻ có dấu hiệu nôn trớ và đi ngoài.
Từ khóa » Nôn đi Ngoài ở Trẻ
-
Cách Xử Trí Khi Trẻ Nôn Và Tiêu Chảy
-
Trẻ Bị Nôn Sốt đi Ngoài: Cảnh Giác Bệnh Tiêu Chảy | Vinmec
-
CHA MẸ CHÚ Ý BÙNG PHÁT DỊCH NÔN, TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM
-
Dấu Hiệu Và Triệu Chứng Tiêu Chảy & Nôn Mửa ở Trẻ - Panadol
-
Dấu Hiệu Ngộ độc Thực Phẩm ở Trẻ Em & Cách Xử Lý - Tin Nổi Bật
-
Trước Thông Tin "bệnh Lạ" Trẻ Nôn, Tiêu Chảy Chưa Rõ Nguyên Nhân
-
Phương Pháp điều Trị Khi Bé Bị Tiêu Chảy Và Nôn Nhiều Cha Mẹ Cần Biết
-
Bé Bị Tiêu Chảy: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Mẹ Nên Nắm Rõ
-
Buồn Nôn Và Nôn Mửa ở Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Em: - Khoa Nhi
-
7 Nguyên Nhân Tiêu Chảy ở Trẻ Em Thường Gặp Nhất - Bio-acimin
-
Trẻ Bị Tiêu Chảy Và Nôn Trớ Phải Làm Sao? - Imiale
-
Trẻ Tiêu Chảy, Nôn, Sốt Tăng, Nhiều Phụ Huynh Lo Lắng - Báo Tuổi Trẻ
-
Trẻ Bị Sốt đi Ngoài Nôn Trớ Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - Hapacol
-
Trẻ Sốt, Nôn, Tiêu Chảy - Phụ Huynh Lo Ngại Liên Quan đến Bệnh Viêm ...