Phương Pháp điều Trị Khi Bé Bị Tiêu Chảy Và Nôn Nhiều Cha Mẹ Cần Biết

Bé bị tiêu chảy và nôn nhiều là triệu chứng của nhiều bệnh lý vô cùng nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu thật kỹ và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh những hậu quả khó lường xảy ra cho trẻ.

Bé bị tiêu chảy và nôn nhiều
Bé bị tiêu chảy và nôn nhiều

1. Nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy và nôn nhiều

Theo các chuyên gia, nguyên nhân bé bị tiêu chảy và nôn nhiều có thể do :

1.1. Rối loạn tiêu hóa

Trong những năm tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, do đó, việc ăn những thức ăn lạ khiến cơ thể bé “đình công”. Điều này dẫn tới việc hệ vi khuẩn trong đường ruột bị rối loạn, thức ăn không được tiêu hóa hết nên gây hiện tượng tiêu chảy.

1.2. Viêm dạ dày cấp tính hoặc uống nhiều thuốc kháng sinh

Trẻ em bị tiêu chảy và nôn cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày cấp tính. Khi đó, trẻ đi ngoài phân sẽ lỏng, toàn nước, có thể lẫn nhầy nhưng không có máu. Còn nếu bé bị tiêu chảy và nôn nhiều do việc sử dụng thuốc kháng sinh gây ra tác dụng ngoài ý muốn thì triệu chứng rõ nhất đó là phân sống, có mủ và có máu.

1.3. Thực phẩm không hợp vệ sinh

Những thức ăn để lâu, quá hạn sử dụng, đồ ăn nấm mốc, thức ăn không rửa sạch… dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, trẻ cũng rất dễ bị nôn mửa do nhiễm vi khuẩn từ thói quen mút tay, bú bình bẩn, đồ chơi không hợp vệ sinh,…

1.4. Tiêu chảy cấp đơn thuần

Việc nôn nhiều lần trong ngày liên quan mật thiết đến việc trẻ bị tiêu chảy cấp. Tiêu chảy cấp có thể do việc ăn uống không hợp vệ sinh, do uống nhiều thuốc kháng sinh hay việc bé bị viêm hô hấp nuốt đờm xuống dạ dày mang theo vi khuẩn.

2. Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ có nguy hiểm không?

Đây là một câu hỏi khá phổ biến ở nhiều bậc cha mẹ có bé bị tiêu chảy và nôn nhiều. Theo các chuyên gia, tình trạng tiêu chảy và nôn trớ nếu để lâu ngày sẽ gây biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí là gây ra tử vong cho trẻ.

Đầu tiên phải kể đến việc tiêu chảy kéo dài sẽ gây mất nước nghiêm trọng ở trẻ. Đồng thời, các chất điện giải như Kali và Natri cũng bị thiếu hụt trầm trọng. Điều này rất dễ khiến trẻ rơi vào trạng thái lừ đừ, hôn mê.

>> Xem thêm: Bé bị tiêu chảy kéo dài phải làm sao?

Thứ hai, việc tiêu chảy và nôn mửa sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ, khiến trẻ hấp thu chất dinh dưỡng kém và dẫn tới hậu quả là bé bị chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng, sức khỏe yếu.

Trẻ bị tiêu chảy và nôn nhiều
Trẻ bị tiêu chảy và nôn nhiều

3. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ vừa bị nôn trớ và tiêu chảy nhiều lần?

Các bậc phụ huynh đừng quá lo lắng khi nhận thấy các dấu hiệu trẻ bị nôn trớ hay tiêu chảy trong thời gian dài. Để không xảy ra những biến chứng nguy hiểm cho bé, các ông bố, bà mẹ cần chăm sóc bé thật kỹ càng theo những lưu ý dưới đây.

3.1. Giúp trẻ được nghỉ ngơi đúng cách

Tính hiếu động và ham chơi của trẻ có cả ở lúc khỏe và ốm. Nhưng khi bị tiêu chảy, nôn trớ, cơ thể của trẻ sẽ gặp những dấu hiệu như mệt mỏi, chán ăn. Chính vì vậy, việc vui chơi hoạt động nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.

Lúc này, cha mẹ cần kiểm soát bé và không nên dung túng bé vừa ăn, vừa chơi, nô đùa. Việc chạy nhảy trong và sau bữa ăn có thể khiến cho cơn buồn nôn của trẻ tăng nhanh, lượng thức ăn ở trong dạ dày rất dễ bị trào ngược và sẽ khiến cho trẻ không hấp thu hết chất dinh dưỡng.

Thay vào đó, bậc phụ huynh nên dỗ con ngồi nghỉ hoặc cho con đi ngủ sớm để cơ thể được nghỉ ngơi và hệ tiêu hóa hoạt động được một cách tốt nhất.

3.2. Tăng cường bổ sung nước cho trẻ

Bệnh tiêu chảy khiến cơ thể bé mất nước nhanh chóng, do đó, cha mẹ cần bổ sung nước kịp thời cho con. Có thể sử dụng nước lọc, nước cơm, nước canh hoặc các loại nước ép trái cây. Tuyệt đối không cho bé uống nước ngọt, nước có gas hoặc sữa chứa đường lactose.

Nên cho trẻ uống từng ít một, không ép bé uống quá nhiều trong một lần. Điều này khiến cho tình trạng nôn mửa nặng hơn. Cha mẹ chỉ nên cho trẻ uống 1-2 thìa cà phê chất lỏng hoặc một muỗng canh. Mỗi lần chỉ nên đưa vào cơ thể trẻ khoảng 15ml nước, cứ cách khoảng 5-10 phút thì cho trẻ uống 1 lần.

Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn về sử dụng các biện pháp bù nước và chất khoáng, chất điện giải phù hợp nhất.

>> Xem thêm: Cách bù nước cho bé bị tiêu chảy đúng chuẩn

3.3. Thuốc trị tiêu chảy cho trẻ

Nếu tình trạng tiêu chảy của bé ngày càng nghiêm trọng hoặc kéo dài vài ngày thì phải sử dụng thuốc kháng sinh để cầm tiêu chảy.

Tuy nhiên, việc dùng thuốc kháng sinh được coi là “con dao hai lưỡi” bởi trong quá trình tiêu diệt vi khuẩn có hại, chúng vô tình diệt luôn cả lợi khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và khiến bệnh tái đi tái lại. Chính vì vậy, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để trị tiêu chảy cho bé, phụ huynh cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Tránh dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn.

Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ
Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ

3.4. Cho trẻ ăn đúng cách

Ở thời điểm này hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu và cần được nghỉ ngơi. Tuy nhiên nhiều bà mẹ hiểu sai và không cho bé ăn hoặc ăn rất ít lúc này. Điều này hoàn toàn phản khoa học. Theo các bác sĩ, bé cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể hồi phục và tăng cường sức khỏe.

Với những trẻ bị tiêu chảy và nôn mửa ở mức độ nhẹ, các bà mẹ hoàn toàn có thể chăm sóc con bằng cách bổ sung chất dinh dưỡng tại nhà. Trong thời gian này, mẹ cần chú ý một số điểm sau đây:

  • Đối với trẻ sơ sinh thì tiếp tục cho con bú, đồng thời tăng cường số lần bú trong ngày để bổ sung chất đủ chất dinh dưỡng cần thiết mà trẻ bị thiếu sau khi nôn mửa, tiêu chảy.
  • Các loại sữa bột vẫn có thể sử dụng, tuy nhiên cần lựa chọn loại sữa không chứa đường lactose.
  • Đối với trẻ đã ăn dặm, trong ngày đầu tiên khi bé bị tiêu chảy và nôn nhiều, cha mẹ không nên vội vàng cho bé ăn quá nhiều món. Lúc này bé cần được ăn đồ thanh đạm, hạn chế dầu mỡ, gia vị cay nóng. Thức ăn cần được chế biến kỹ, lỏng để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
  • Bổ sung lợi khuẩn từ sữa chua, men uống để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ổn định hệ tiêu hóa và giảm tiêu chảy hiệu quả.

3.5. Bổ sung lợi khuẩn từ men vi sinh

Bổ sung men vi sinh là một trong những cách giúp khôi phục lại sự cân bằng hệ vi sinh cho đường ruột rất hiệu quả. Tuy vậy trên thị trường hiện nay có rất nhiều các sản phẩm men vi sinh được bày bán. Mẹ cần biết cách lựa chọn một loại sản phẩm đạt chuẩn để mang lại hiệu quả cao cho trẻ trong quá trình sử dụng.

Một sản phẩm men vi sinh tốt là sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, an toàn và đạt chất lượng cao. Để hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt nhất, mẹ nên lựa chọn sản phẩm có đầy đủ cả hai thành phần là Probiotics Prebiotics. Trong đó, các lợi khuẩn Probiotics đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng chống và điều trị tiêu chảy ở trẻ nhỏ và cả người lớn. Prebiotics là các chất xơ không tan có vai trò giúp các lợi khuẩn Probiotics đi thẳng đến đường ruột mang lại hiệu quả vượt trội hơn hẳn. Hơn nữa, sản phẩm này khi được bào chế bằng công nghệ bao kép Lab2Pro sẽ đảm bảo các chất tối ưu và giúp hấp thu vào ruột một cách hiệu quả nhất. Các mẹ cũng nên nhớ sản phẩm sử dụng cho bé phải được Bộ Y tế cấp phép lưu hành và sử dụng. Chi tiết xem thêm sản phẩm tại đây.

3.6. Đưa trẻ đi khám bác sĩ

Trường hợp trẻ bị tiêu chảy và nôn nhiều không dứt, kéo dài, các biểu hiện ngày càng nặng mà điều trị ở nhà không thuyên giảm thì cha mẹ nên đưa bé tới cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và có biện pháp chữa trị kịp thời.

  • Trẻ dưới 1 tuổi: đi đại tiện gấp đôi số lần trong ngày bình thường. Quan sát phân thấy sệt, lỏng, vàng xanh hoặc nâu.
  • Trẻ trên 1 tuổi: đi ngoài phân lỏng như nước trên 3 lần 1 ngày. Phân có nhiều nước, hôi, tanh, có mủ nhầy hoặc máu.
  • Trẻ dễ bị nôn, nôn trớ, nhiều lần trong ngày, ăn vào nôn ra.
  • Trẻ mệt mỏi, đau bụng, quấy khóc.
  • Trẻ bị sốt cao, người lờ đờ, mắt trũng do mất nước.

Hy vọng qua bài viết này, các bậc phụ huynh đã có thêm kinh nghiệm khi chăm con cũng như có những biện pháp xử lý kịp thời khi trẻ mắc tiêu chảy hoặc nôn mửa. Tuy đây là hiện tượng mà hầu như bé nào cũng sẽ gặp phải, thế nhưng các ông bố, bà mẹ không nên chủ quan mà phải thật “tỉnh táo” để giúp con thoát khỏi nguy hiểm. 

Từ khóa » Nôn đi Ngoài ở Trẻ