Chuyên Gia Giải đáp: Vì Sao Bị đau Nửa đầu Bên Trái? - Tâm Bình
Có thể bạn quan tâm
Đau nửa đầu bên trái là triệu chứng nhiều người gặp phải và gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Nhận biết rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp người bệnh biết cách phòng tránh và điều trị kịp thời.
5/5 - (29 bình chọn)- 1. Tổng quan về đau nửa đầu bên trái
- 2. Nguyên nhân gây đau nửa đầu bên trái
- 2.1. Mạch máu não co giãn bất thường
- 2.2. Chất truyền dẫn thần kinh bị phóng thích đột ngột
- 2.3. Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ
- 2.4. Thiếu máu não
- 2.5. Stress
- 2.6. Di truyền
- 2.7. Cảm cúm và sốt cao
- 2.8. Chấn thương
- 2.9. Thực phẩm gây hại
- 2.10. Tác dụng phụ của thuốc
- 3. Đối tượng có nguy cơ mắc đau nửa đầu bên trái
- 4. Đau nửa đầu bên trái khi nào cần gặp bác sỹ?
- 5. Thuốc trị đau nửa đầu bên trái
- 5.1. Các loại thuốc
- 5.2. Lưu ý khi dùng thuốc
- 6. Cách phòng tránh đau nửa đầu bên trái
- 6.1. Thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh
- 6.2. Tránh các tác nhân là ánh sáng, âm thanh mạnh, mùi lạ
- 6.3. Duy trì chế độ ăn uống khoa học
- 6.4. Rèn luyện thể dục thể thao
1. Tổng quan về đau nửa đầu bên trái
Người bị đau nửa đầu bên trái sẽ xuất hiện những cơn đau vùng đầu phía bên trái có tính chất chu kỳ, có thể là vài lần trong một năm, vài lần một tháng hoặc một tuần.
Các biểu hiện thường gặp là đau bên trái đầu, chủ yếu ở hốc mắt, quanh thái dương, đau theo kiểu đập tương ứng với nhịp đập của mạch máu, đau tăng khi vận động. Đi kèm là các triệu chứng buồn nôn, nôn, sợ âm thanh và ánh sáng.
Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm giảm trí nhớ, khó tập trung, trầm cảm ở các mức độ từ nhẹ đến nặng, nhồi máu não, co giật, thậm chí đột quỵ. Một số trường hợp bị suy thoái võng mạc, mất thị lực và mù vĩnh viễn.
2. Nguyên nhân gây đau nửa đầu bên trái
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, có thể là xuất phát từ bên trong cơ thể hoặc do tác nhân bên ngoài. Việc xác định rõ nguyên nhân sẽ giúp quyết định chính xác cách điều trị cũng như phòng tránh bệnh.
2.1. Mạch máu não co giãn bất thường
Não bộ có một hệ thống dây thần kinh phức tạp. Khi hệ thống này bị rối loạn, mạch máu não ở nửa đầu bên trái bị co giãn một cách bất thường gây ra các cơn đau đột ngột hoặc âm ỉ.
2.2. Chất truyền dẫn thần kinh bị phóng thích đột ngột
Cơn đau dữ dội nửa đầu bên trái có thể xuất hiện khi các chất truyền dẫn thần kinh serotonin bị phóng thích đột ngột.
2.3. Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ
Theo thống kê của chuyên gia, tỷ lệ phụ nữ bị đau nửa đầu cao hơn nam giới. Những biến động của nội tiết tố ở phụ nữ do mang thai, trước kỳ kinh nguyệt, thời kỳ tiền mãn kinh cũng là yếu tố gây ra đau nửa đầu bên trái.
2.4. Thiếu máu não
Nếu oxy theo máu không đủ lên não sẽ làm cho các cơ quan thần kinh không đủ khỏe và gây ra hiện tượng đau nửa đầu bên trái.
2.5. Stress
Đau đầu do stress chiếm tới 42% trường hợp đau đầu trên toàn thế giới.
Trong xã hội hiện đại, con người phải đối mặt với nhiều áp lực khiến thần kinh suy nhược, căng thẳng. Bên cạnh đó, stress cũng là “thủ phạm” gây ra tình trạng mất ngủ, khiến bệnh đau nửa đầu thêm trầm trọng.
2.6. Di truyền
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có trên 60% bệnh nhân đau nửa đầu có bố mẹ cũng mắc phải chứng bệnh này.
2.7. Cảm cúm và sốt cao
Thường xuyên bị cảm cúm và sốt cao sẽ khiến người bệnh bị đau nửa đầu bên trái.
Bên cạnh đó, các bệnh liên quan đến viêm nhiễm cũng có khả năng gây đau nửa đầu.
2.8. Chấn thương
Những chấn thương bị gây ra do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
2.9. Thực phẩm gây hại
Một số loại thực phẩm, đồ uống được cho là có khả năng thúc đẩy tình trạng đau nửa đầu có thể kể đến là: sôcôla, xúc xích, bột ngọt, cà phê, hành tây, phô mai, rượu, bia,…
2.10. Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như thuốc tránh thai cũng có thể làm nặng thêm chứng đau nửa đầu.
3. Đối tượng có nguy cơ mắc đau nửa đầu bên trái
– Người có bố mẹ mắc hội chứng đau nửa đầu Migraine
– Người thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng.
– Sử dụng nhiều bia, rượu, đồ uống có cồn.
– Sùng nhiều chất tạo ngọt và bột ngọt.
– Phụ nữ mãn kinh, đang mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai.
4. Đau nửa đầu bên trái khi nào cần gặp bác sỹ?
Chuyên gia lưu ý, bạn cần đến gặp bác sỹ để được chẩn đoán, điều trị kịp thời khi xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh như:
– Đau dữ dội.
– Mờ mắt, sốt, đổ mồ hôi.
– Thay đổi chức năng tâm thần.
– Đau sau chấn thương.
– Có cơn đau nửa đầu bên trái lần đầu khi trên 50 tuổi.
5. Thuốc trị đau nửa đầu bên trái
5.1. Các loại thuốc
Mục tiêu điều trị là giảm nhẹ triệu chứng đau và giảm tái phát. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sỹ sẽ chỉ định loại thuốc và liều lượng cụ thể.
Các loại thuốc giảm đau cơ bản bao gồm: ibuprofen, aspirin và paracetamol. Bác sỹ cũng có thể kê toa thuốc giảm đau mạnh hơn, thuốc giãn cơ, hoặc chỉ định liệu trình điều trị hít oxy nguyên chất.
5.2. Lưu ý khi dùng thuốc
– Có thể ưu tiên sử dụng thuốc dạng lỏng do dễ hấp thu hơn dạng viên nén
– Dùng thuốc giảm đau ngay khi cơn đau phát tác sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng cảm nhận được hiệu quả giảm đau.
– Các loại thuốc trên nếu sử dụng lâu dài có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng không tốt tới gan và thận, gây phụ thuộc vào thuốc. Do đó, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ, không tự ý sử dụng, lạm dụng thuốc.
6. Cách phòng tránh đau nửa đầu bên trái
Để không bị các cơn đau hành hạ và tránh phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm, chuyên gia gợi ý các biện pháp phòng tránh sau:
6.1. Thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh
Bạn cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc 7 – 8 giờ mỗi ngày (không nên ngủ nhiều hơn), giữ tinh thần thoải mái.
6.2. Tránh các tác nhân là ánh sáng, âm thanh mạnh, mùi lạ
– Kéo rèm để chặn bớt ánh sáng ban ngày
– Đeo kính râm khi ra nắng.
– Sử dụng màn hình chống chói cho máy tính.
– Dùng bóng đèn huỳnh quang toàn phổ trong phòng
– Không để mức âm lượng lớn khi nghe nhạc, xem phim.
6.3. Duy trì chế độ ăn uống khoa học
– Ăn đủ bữa, đúng giờ, uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.
– Hạn chế các loại thực phẩm: sôcôla, xúc xích, bột ngọt, cà phê, hành tây, phô mai, rượu, bia,…
– Tích cực ăn các loại thức ăn giàu magie như: cây họ đậu, rau màu xanh sậm vì magie sẽ giúp giảm tần suất và triệu chứng đau.
6.4. Rèn luyện thể dục thể thao
Với mục tiêu tạo dựng thể trạng tốt, bạn nên rèn luyện thể dục thường xuyên, tập các môn thể thao nhẹ nhàng như yoga, đi bộ,…
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cơ bản về bệnh đau nửa đầu bên trái. Gọi ngay vào hotline 0865 344 349 để được chuyên gia tư vấn và tìm ra giải pháp xử lý bệnh hiệu quả nhất nhé!
XEM THÊM:
- Đau vai gáy: Nguyên nhân -Triệu chứng – Điều trị
- Thuốc chữa đau vai gáy cổ: Lựa chọn sao cho hiệu quả?
- Viêm quanh khớp vai, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Từ khóa » đau Nửa Bán Cầu Phải
-
Đau Nửa đầu Bên Phải: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
Đau Nửa đầu Bên Phải Là Bệnh Gì? Làm Sao để Khắc Phục? | ACC
-
Những Cơn đau Nửa đầu Bên Phải Cảnh Báo điều Gì? | TCI Hospital
-
Đau Nửa đầu Bên Phải Và Cách điều Trị - Hapacol
-
Hay đau Nửa đầu Bên Phải, Nên đi Khám Chuyên Khoa Nào? - Vinmec
-
Đau Nửa đầu Thường Xuyên, Kéo Dài Nguy Hiểm Thế Nào? | Vinmec
-
Đau Nửa đầu Bên Phải: Dấu Hiệu Nguy Hiểm Cần đi Khám Ngay
-
Đau Nửa đầu - Rối Loạn Thần Kinh - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
ĐAU NỬA ĐẦU Bên Phải Có Nguy Hiểm Không? - Câu Trả Lời Có TẠI ...
-
Đau Nửa đầu Bên Trái Có Thể Liên Quan đến Vấn đề Gì? • Hello Bacsi
-
Đau Nửa đầu Bên Phải: Những Thông Tin Quan Trọng Cần Biết - AiHealth
-
Đau Nửa đầu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đau Nửa đầu Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chẩn ...
-
Làm Gì Khi Bị đau Nửa đầu Bên Trái? - Thầy Thuốc Việt Nam
-
Chứng đau Nửa đầu Và Cách Xử Trí - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến Kiến ...
-
Đau Nửa đầu Sau Gáy Bên Phải Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
-
Đau Nửa đầu Migraine