Chuyên Gia Giải Thích 3 Lý Do Hăm Tã KHÔNG Nên Dùng Phấn Rôm
Có thể bạn quan tâm
Theo Bác sĩ da liễu chuyên khoa II Trần Thị Thanh Nho, hăm tã không nên dùng phấn rôm bởi một số thành phần trong phấn rôm có thể gây kích ứng với da bé. Đồng thời, việc sử dụng phấn rôm không đúng cách có thể khiến bé gặp thêm những vấn đề khác về da.
Vậy phải làm gì để mông con khô thoáng, nhanh khỏi hăm? Bài viết dưới đây sẽ trả lời tường tận cho mẹ!
Mục lục
- 1. 3 lý do bé bị hăm tã không nên dùng phấn rôm
- 1.1. Gây bít tắc lỗ chân lông
- 1.2. Ảnh hưởng tới bộ phận sinh dục của bé
- 1.3. Ảnh hưởng tới hô hấp
- 2. Sản phẩm giúp chăm sóc vùng da bị hăm của bé
- 2.1. Dùng xịt xử lý các vấn đề về da skin expert
- 2.2. Kem hăm tã Bepanthen
- 2.3. Kem hăm tã Bubchen
- 2.4. Kem hăm tã Sudocrem
- 2.5. Kem hăm tã Weleda
- 3. Lưu ý khác giúp bé bị hăm nhanh khỏi
1. 3 lý do bé bị hăm tã không nên dùng phấn rôm
Phấn rôm có chứa thành phần chính là bột talc – loại bột có khả năng hút ẩm cao, giúp vùng da được bôi khô thoáng nhanh chóng. Đây cũng là lý do nhiều mẹ sử dụng phấn rôm để bôi vào vùng da bị hăm của con.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, không nên sử dụng phấn rôm cho bé đã bị hăm do 3 lý do dưới đây.
1.1. Gây bít tắc lỗ chân lông
Phấn rôm là những hạt có kích thước nhỏ, khi bôi vào da sẽ làm bít lỗ chân lông, ngăn bài tiết mồ hôi và bã nhờn. Mồ hôi và bã nhờn không thoát ra ngoài làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, kích ứng da khiến bé bị hăm nặng hơn.
1.2. Ảnh hưởng tới bộ phận sinh dục của bé
Không chỉ gây bít tắc lỗ chân lông, phấn rôm còn làm tăng nguy cơ ung thư cơ quan sinh dục của bé gái
Ths – Bs. Trần Thu Nguyệt – Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã đăng tải trên “Báo sức khỏe đời sống” cảnh báo về tác dụng phụ gây ung thư cơ quan sinh dục bé gái khi sử dụng phấn rôm có chứa bột talc:
“Một nghiên cứu của Tạp chí của Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ đã tìm thấy thêm mối liên quan giữa ung thư buồng trứng không xâm lấn và việc sử dụng bột talc. Trong nghiên cứu này, bột talc có thể sẽ di chuyển vào cơ thể, đến buồng trứng thông qua âm, đạo đặc biệt là khi sử dụng hàng ngày với mức độ rất nhiều”
Ngoài ra, cũng đã có rất nhiều cảnh báo khác về tác hại này của phấn rôm có chứa bột talc. Để an toàn nhất cho con, mẹ tuyệt đối không sử dụng phấn rôm nhé!
1.3. Ảnh hưởng tới hô hấp
Phấn rôm được cấu tạo bởi những hạt nhỏ li ti, trọng lượng rất nhẹ như hạt bụi vậy. Chỉ cần một cử động nhỏ thôi, nhưng hạt này dễ bị khuếch tán trong không khí. Khi bé hít phải lượng lớn hạt phấn rôm, đường hô hấp của bé có thể bị tắc khí gây thiếu oxy, khó thở,…
Làm thế nào để nhận biết mẹ nhỉ? Mẹ để ý biểu hiện của bé: Ho, khó thở, hắt hơi, sổ mũi, trớ mửa, tím tái và bị phù phổi… Các biểu hiện này kéo dài có thể gây viêm phế quản, tràn khí màng phổi và tắc nghẽn tiểu phế quản, thậm chí tử vong.
Bên cạnh đó, việc hít phải phấn rôm nhiều ngày còn có nguy cơ gây “bệnh bụi phổi” do thành phần bột talc, silica và amian tích tụ nhiều ngày trong phổi, gây xơ và tạo các u hạt nguy hiểm cho bé đó ạ!
Phấn rôm luôn tiềm ẩn tác dụng phụ không tốt cho bé: Gây bít tắc lỗ chân lông, ảnh hưởng tới bộ phận sinh dục và hô hấp của bé. Vì vậy, mẹ tuyệt đối không sử dụng phấn rôm cho bé, đặc biệt là khi bé bị hăm mẹ nhé!
Vậy bé hăm tã dùng gì an toàn, hiệu quả? Mẹ kéo xuống để đọc tiếp nhé!
2. Sản phẩm giúp chăm sóc vùng da bị hăm của bé
Với sản phẩm dùng cho bé, đặc biệt là da hăm nhạy cảm, mẹ cần chọn loại có chất lượng đã được kiểm định, an toàn 100% cho bé. Hiện nay, 2 dòng sản phẩm thông dụng nhất là các dạng xịt xử lý hăm và kem bôi hăm.
2.1. Dùng xịt xử lý các vấn đề về da skin expert
Xịt Skin Expert được sản xuất tại Mỹ với thành phần hoàn toàn tự nhiên, ứng dụng công nghệ tế bào gốc kết hợp với dạng xịt giúp “xử đẹp” vùng da bị hăm của bé. Đặc biệt, xịt rất “thần thánh” bởi ngoài công dụng xử lý hăm, xịt còn xử lý mọi vấn đề khác về da: Muỗi đốt, mẩn đỏ, làm lành vết thương hở,… Vì thế, sau khi bé khỏi hăm, mẹ vẫn sử dụng xịt hàng ngày cho con để ngừa hăm, dưỡng ẩm bảo vệ da bé!
Mẹ có thắc mắc tại sao lại là dạng xịt không? Bình thường, mẹ thấy dạng kem bôi hăm rất phổ biến đúng không ạ? Tuy nhiên, sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy dạng kem bôi làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn chéo từ tay mẹ sang vùng da bị hăm của con, dễ gây viêm nhiễm, kích ứng da. Đó là lý do chính khiến dạng xịt ra đời đó ạ!
Xịt Skin Expert xử lý hăm tã rất hiệu quả, giúp phục hồi nhanh chóng vùng da bị hăm, dưỡng ẩm giúp da con luôn mềm mịn, khỏe mạnh để ngừa hăm tối đa. Cụ thể:
- Chiết xuất lạnh hoạt chất từ hoa kim ngân, tinh dầu hoắc hương có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm.
- Dipotassium glycyrrhizate có khả nuôi dưỡng, kháng viêm và làm dịu da.
- Glycerin và vitamin có trong các loại hoa giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, giảm khô và kích ứng gây hăm.
Đặc biệt, xịt Skin Expert ứng dụng công nghệ nuôi tế bào con từ TẾ BÀO GỐC, giúp tận dụng triệt để các tính năng kháng viêm, kháng khuẩn vượt trội từ Hoắc Hương và hoa Kim Ngân. Các tế bào gốc sẽ không ngừng sản sinh ra tế bào mới giúp chống lại vi khuẩn và phục hồi vết thương nhanh chóng.
Nếu bé bị hăm cấp độ 1, 2, 3, sử dụng xịt skin expert đều đặn 4 – 5 lần/ngày, bé nhà mình sẽ khỏi hăm sau khoảng 3 – 7 ngày tùy cấp độ. Nếu bé bị nặng hơn, mẹ kết hợp sử dụng thuốc theo tư vấn của bác sĩ và xịt Skin Expert để khỏi nhanh.
Cách sử dụng đơn giản lắm ạ!
- Bước 1 – Trước khi xịt: Làm sạch vùng da tã lót cho bé bằng khăn ướt sạch, ưu tiên loại khăn chứa thành phần kháng khuẩn, dưỡng ẩm cao cấp.
- Bước 2 – Xịt: Mẹ để đầu xịt đối diện và cách vùng da hăm khoảng 10cm, ngón tay trỏ của mẹ đặt lên vị trí ấn. Dùng lực tay ấn để các tia nước nhỏ bám kín vùng da bị hăm của con.
- Bước 3 – Sau khi xịt: Chờ khoảng 30s để cho da bé khô, sau đó mặc tã lót, quần áo cho bé
Giá tham khảo: 319.000 đ/chai xịt 50ml. Sản phẩm đang được ưu đãi với giá thấp hơn từ 50.000đ – 150.000đ khi mẹ đặt hàng TẠI ĐÂY
Đánh giá xịt xử lý hăm Skin expert:
Ưu điểm:
- Xịt “thần thánh” Thành phần lành tính với mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh.
- Dạng xịt không nhiễm khuẩn chéo, không gây đau khi sử dụng cho bé
- An toàn, hiệu quả ngay cả khi bé bị hăm tã nặng có vết thương hở
Nhược điểm: Giá thành cao hơn so với các loại kem bôi
2.2. Kem hăm tã Bepanthen
Kem hăm tã Bepanthen là sản phẩm xử lý hăm của Đức, đã được chứng minh lâm sàng có tác dụng xử lý hăm tã cho bé và an toàn khi sử dụng cho trẻ sơ sinh.
Công dụng chính: Bepanthen là dạng thuốc mỡ có thành phần chính là Dexpanthenol, sáp ong, mỡ cừu có tác dụng xử lý hăm hiệu quả, an toàn cho bé:
- Dexpanthenol: Sát khuẩn, ngừa viêm đồng thời cung cấp dưỡng ẩm, nuôi dưỡng và tái tạo da hăm nhanh lành.
- Sáp ong, mỡ cừu: Dưỡng ẩm, sát khuẩn và tạo lớp màng bảo vệ da bé, tránh vi khuẩn xâm nhập và làm hăm nặng hơn. Đồng thời, đây là những chất có tác dụng làm tăng khả năng thẩm thấu của kem vào da, giúp kem nhanh phát huy tác dụng.
Giá tham khảo: Khoảng 70.000 đồng/tuýp 50mg
Đánh giá ưu nhược điểm:
Ưu điểm |
|
Nhược điểm |
|
2.3. Kem hăm tã Bubchen
Kem hăm tã Bubchen xuất xứ từ Đức, đã được kiểm nghiệm y khoa bởi Hiệp hội “Da và dị ứng của CHLB Đức”. Vì vậy, khi bé đã bị hăm tã, mẹ sử dụng Bubchen Spezial Wundschutz Creme (dạng tuýp) để có tác dụng nhanh hơn.
Công dụng: Kem hăm tã Bubchen có thành phần trị hăm chính gồm chiết xuất hoa cúc, Panthenol, sáp ong, tinh dầu quả Karite, hoa hướng dương:
- Chiết xuất hoa cúc: Ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm kích ứng và làm dịu vết thương do hăm tã.
- Panthenol: Kháng khuẩn, ngừa hăm và làm dịu đau rát do hăm tã.
- Kẽm oxyd và mỡ cừu: Cân bằng độ ẩm cho da
- Tinh dầu quả Karite, hoa Hướng Dương: Giúp da mềm mại hơn, giữ ẩm cho da bé, tránh bị khô và gây kích ứng, tổn thương nặng hơn.
Giá tham khảo: 130.000đ/ tuýp 75ml.
Đánh giá kem bôi hăm tã Bubchen
Ưu điểm |
|
Nhược điểm |
|
2.4. Kem hăm tã Sudocrem
Kem hăm tã Sudocrem có nguồn gốc xuất xứ tại Anh, nhận được sự tin dùng của nhiều mẹ bỉm sữa Anh, Úc, Mỹ, Nhật, Việt Nam,…
Công dụng: Sudocrem với thành phần chính là Kẽm oxyd, mỡ cừu Lanolin,… Đó là những thành phần trị hăm tã cho bé có tác dụng:
- Kẽm oxyd: Sát khuẩn, giảm viêm ngứa và tái tạo da, nhanh lành vết thương do hăm
- Mỡ cừu Lanolin: làm dịu cảm giác đau rát, khó chịu đồng thời tăng cường dưỡng ẩm, tạo lớp màng bảo vệ da bé.
Giá tham khảo: 100.000đ/ hũ 60 gram.
Đánh giá kem bôi hăm tã Sudocrem
Ưu điểm |
|
Nhược điểm |
|
2.5. Kem hăm tã Weleda
Kem hăm tã Weleda có nguồn gốc từ Đức, thành phần 100% thảo dược tự nhiên hữu cơ, an toàn cho cả trẻ sơ sinh.
Công dụng: Weleda chứa các thành phần trị hăm như: Calendula, hoạt chất kẽm oxyd, sáp ong cùng với dầu hạnh nhân và dầu mè,…
- Hoa Cúc kim tiền thảo Calendula: Sát khuẩn, làm dịu cảm giác đau khó chịu do hăm
- Kẽm oxyd: Kháng khuẩn, sát trùng, giảm viêm ngứa do hăm
- Sáp ong: Dưỡng ẩm, nuôi dưỡng và nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa khô da hoặc vi khuẩn, vi nấm gây hăm.
- Dầu hạnh nhân organic và dầu mè hữu cơ: Dưỡng ẩm, tái tạo nhanh vùng da tổn thương do hăm
Giá tham khảo khoảng: 210.000đ/ tuýp 75ml.
Đánh giá kem hăm tã Weleda
Ưu điểm |
|
Nhược điểm |
|
Gần đây, mẹ bỉm sữa có xu hướng lựa chọn sản phẩm xịt thay vì kem bôi dù hiệu quả giữa 2 loại là gần như bằng nhau. Vậy nguyên nhân vì sao sản phẩm dành cho bé bị hăm dạng xịt lại được mẹ săn đón hơn, mẹ xem ở bảng sau nhé!
Sản phẩm dạng bôi | Sản phẩm dạng xịt | |
An toàn | Mẹ dùng tay bôi trực tiếp có thể gây đau, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn ngược từ tay lên vùng hăm. | Gần như tuyệt đối vì tay mẹ không tiếp xúc trực tiếp với da bé, không đau, không bị nhiễm khuẩn ngược trong quá trình bôi |
Tính tiện lợi | Có thể dính kem bẩn quần áo, phải chờ 5 – 10 phút để kem thẩm thấu | Thẩm thấu nhanh, không cần chờ đợi |
Đối tượng sử dụng | Tùy theo từng loại kem | Dùng được với mọi loại hăm và độ tuổi của bé |
Như vậy, dạng xịt vừa tiện lợi, vừa hạn chế tối đa tác dụng phụ cho vùng da bị hăm của con. Mẹ ưu tiên sử dụng sản phẩm dạng xịt cho bé nhé.
Lưu ý: Nếu bé bị hăm tã nặng với các biểu hiện như xuất hiện mụn mủ, lở loét, gãi ngứa hoặc sốt… có thể vùng da hăm tã bị nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm. Mẹ đưa bé đi khám bác sĩ để được chỉ định thuốc phù hợp, không tự dùng vì thuốc có tác dụng phụ nguy hiểm cho bé
3. Lưu ý khác giúp bé bị hăm nhanh khỏi
Lưu ý nho nhỏ mà “có võ”, giúp bé khỏi nhanh hơn đây ạ!
- Không dùng tinh bột ngô, tinh bột yến mạch vì chúng có thể gây bít tắc lỗ chân lông và ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé như phấn rôm.
- Không chà mạnh gây kích ứng da bé vì khi hăm tã, da bé rất nhạy cảm và dễ tổn thương, bé sẽ đau khi mẹ chà vào vết thương của bé.
- Giảm thời gian đóng bỉm: Bé mặc tã bỉm trong thời gian kéo dài vừa bí bách, khó chịu, vừa tạo điều kiện cho vi khuẩn có trong nước tiểu gây viêm, hăm nặng hơn. Với bé hăm tã cấp độ 1, 2, 3, mẹ cho mông bé “nude” khoảng 10 – 15 phút trước khi mặc tã mới. Với bé hăm tã cấp độ 4, 5, mẹ chỉ đóng bỉm vào buổi đêm, hạn chế tối đa việc mặc bỉm cho bé vào ban ngày nhé!
KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!
Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách. |
Như vậy, hăm tã có nên dùng phấn rôm thì câu trả lời là không vì khiến vùng da bị hăm bị kích ứng, nặng hơn, thậm chí là ung thư bộ phận sinh dục của bé gái. Thay vào đó, mẹ ưu tiên sử dụng sản phẩm xử lý hăm đã được kiểm định chất lượng, an toàn cho bé để hiệu quả tốt nhất nhé!
Từ khóa » Hăm Tã Bôi Phấn Rôm
-
Bé Bị Hăm Có Nên Bôi Phấn Rôm?
-
Liệu Có Nên Dùng Phấn Rôm Khi Trẻ Bị Hăm? - Fonscare Baby
-
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Khi Trẻ Bị Hăm Tã | Vinmec
-
Trẻ Bị Hăm Tuyệt đối Không Bôi Phấn Rôm - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Kem Hăm Phấn Rôm Chống Hăm Tốt Nhất Cho Bé - An Toàn Uy Tín
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Hăm ở Cổ Phải Làm Sao? Có Nên Bôi Phấn Rôm?
-
Sai Lầm Khi Dùng Phấn Rôm Trị Hăm Cho Bé - Sức Khỏe - Zing News
-
Top 7 Loại Phấn Rôm Trị Hăm Cho Trẻ - Diệp An Nhi
-
Trẻ Bị Hăm Tã Bôi Phấn Rôm?| BS Đỗ Thị Linh Phương, BV Vinmec ...
-
Thoa Kem Chống Hăm Rồi Có Nên Bôi Thêm Phấn Rôm Cho Bé Không?
-
Hăm Tã Và Rôm Sảy: Chi Tiết 9+ Cách Phân Biệt CHÍNH XÁC
-
9+ Cách Trị Hăm Tã Cho Bé AN TOÀN áp Dụng Ngay Tại Nhà - Dr.Papie
-
Lời Khuyên Khi Sử Dụng Phấn Rôm Trị Hăm Cho Trẻ Sơ Sinh
-
Bé Bị Hăm Có Nên Bôi Phấn Rôm Không? - LinkedIn