Trẻ Sơ Sinh Bị Hăm ở Cổ Phải Làm Sao? Có Nên Bôi Phấn Rôm?

Unilever Việt Nam
  • Bảo quản quần áo
  • Gia đình
  • Giặt Là
  • Ngoài nhà
  • Sự bền vững
  • Trong nhà
  • Vệ sinh nhà bếp
  • Vệ sinh phòng tắm
  • Vệ sinh sàn nhà & bề mặt

Vì sao bé dễ bị hăm?

Các vết hăm xuất hiện là do tình trạng ứ đọng mồ hôi. Vết hăm thường bằng phẳng, có màu đỏ, thi thoảng xuất hiện tình trạng nổi mụn nước li ti trên bề mặt da.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hăm ở cổ bé cũng có thể là do nước, sữa hay thức ăn bị rơi vãi gây ra khi bé không được vệ sinh kỹ càng. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, các loại nấm cũng có thể phát triển ở vùng cổ, ngấn cổ hay việc cọ xát giữa làn da ở cổ với vải áo cứng, chật chội … cũng sẽ gây ra tình trạng tổn thương da và trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ.

Tóm lại, làn da bé sơ sinh rất mỏng và nhạy cảm, chỉ cần một tác nhân hay điều kiện không thuận lợi nào cũng có thể phát sinh tình trạng hăm da, dị ứng da hay viêm loét da. Khi gặp tình trạng bé bị hăm cổ, cha mẹ phải nhanh chóng tìm ra cách trị hăm cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả, tránh làn da bé bị tổn thương nặng hơn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bé.

Người lớn đang thay tã cho em bé.

Cách trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh

Hăm ở trẻ là hiện tượng thường xuyên xảy ra. Vì vậy, cha mẹ cần bình tĩnh và kiểm tra da bé thường xuyên để nắm bắt được tình trạng làn da của bé. Trước khi sử dụng đến bất kỳ loại sản phẩm chống hăm chuyên dụng, cha mẹ nên sử dụng nước ấm để làm sạch vùng cổ cho bé. Dưới đây là các bước vệ sinh đơn giản mà cha mẹ có thể áp dụng hàng ngày đối với vết hăm ở trẻ của bé.

  • Bước 1: Nguyên tắc đầu tiên trong cách trị hăm cho trẻ sơ sinh là cha mẹ cần làm sạch kỹ càng vùng da cổ của bé 2 lần mỗi ngày với nước ấm. Nên sử dụng một chiếc khăn cotton để nhẹ nhàng thấm khô. Tuyệt đối không cọ mạnh vì sẽ khiến bé bị đau, gây kích ứng, khiến tình trạng hăm sẽ càng nặng hơn.

  • Bước 2: Cha mẹ bôi một lớp mỏng kem chống hăm chuyên dụng lên cổ cho bé. Lưu ý chỉ bôi một lớp mỏng để làn da thẩm thấu tốt nhất. Sử dụng kem chống hăm là cách trị hăm cho trẻ sơ sinh khá đơn giản và hiệu quả. Loại kem này sẽ tạo thành một lớp bảo vệ vùng da nhạy cảm của bé.

  • Bước 3: Các bậc phụ huynh lưu ý, khi tắm cho bé cần sử dụng loại sữa tắm dịu nhẹ. Sữa tắm cho bé nên là loại không có hương thơm và có độ pH 5.5.

  • Bước 4: Khi giặt quần áo cho bé, tránh chọn loại nước giặt có chất tẩy hay hương liệu mạnh vì có thể gây hại cho làn da mỏng manh của bé.

  • Bước 5: Mồ hôi là nguyên nhân chủ yếu gây ra hăm cổ ở bé. Vì vậy, cha mẹ cần giúp cơ thể bé luôn được mát mẻ. Sử dụng quần áo có chất liệu vải thoáng mát, tránh quấn tã quá nhiều và quá chật,... là những cách cha mẹ nên sử dụng. Khi bé bú mẹ hoặc ăn dặm, bạn nên chú ý không để rơi vãi thức ăn lên cổ bé. Nếu bị dính đồ ăn, bạn nên lau sạch chúng ngay sau bữa ăn. Bên cạnh đó, cha mè chú ý thay áo ngay cho bé khi áo bị ướt vì mặc áo ướt cũng có thể gây kích thích dẫn đến hăm da.

Hình ảnh một em bé nằm sấp với vùng da bị hăm tã.

Sai lầm khi dùng phấn rôm trị hăm cổ cho bé

Hiện nay, không ít gia đình chuẩn bị đồ đi sinh vẫn liệt kê phấn rôm vào danh sách vật dụng nên mua để chăm sóc da cho bé mỗi khi bị hăm. Tuy nhiên, Cleanipedia xin khẳng định rằng dùng phấn rôm trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh là điều không đúng.

Dùng phấn rôm trị hăm cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ không nên dùng phấn rôm vì phấn này được làm từ bột talc và các khoáng chất được tạo thành từ các nguyên tố Magie, Silicon, Oxy. Cleanipedia phải thừa nhận rằng, khả năng hút ẩm và tạo sự khô thoáng trên bề mặt của phấn rôm quả là “siêu việt”. Tuy nhiên, việc sử dụng phấn rôm để trị hăm cho em bé được các bác sĩ đánh giá là không an toàn bởi những nhược điểm như sau:

1. Trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ dùng phấn rôm sẽ khiến vùng da bị hăm lâu lành:

Khi vừa thoa phấn rôm lên vùng da bị hăm, mẹ sẽ nhìn thấy da bé ngay lập tức khô thoáng. Tuy nhiên, nếu không tiếp tục để hở thoáng khí thì vùng da bị hăm sẽ tiếp tục chảy mồ hôi khiến phấn rôm bị vón cục lại.

Những hạt phấn rôm sẽ bám chặt vào các nếp da và vết hăm của bé khiến vùng da bị hăm lâu khỏi hơn.

2. Trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ dùng phấn rôm sẽ ảnh hưởng hệ hô hấp:

Phấn rôm được làm từ bột talc có kết cấu siêu mịn và dễ bay lan trong không khí chỉ với tác động nhẹ. Khi mẹ dùng phấn rôm để trị hăm cổ, nách sẽ khiến trẻ vô tình hít phải bụi phấn và gây nguy hại đến hệ hô hấp. Theo kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Kristie Leong, nếu một em bé mà hít bụi phấn rôm sẽ có hiện tượng: 

  • Khó thở

  • Ho

  • Thở nhanh và nông

  • Bị phù phổi

  • Da chuyển sang xanh

  • Tiêu chảy, ói mửa

  • Co giật

  • Cử động cánh tay không tự nguyện

Dùng phấn rôm trị hăm cho trẻ sơ sinh

3. Ung thư phổi:

Như bạn đã biết, hít phải bụi phấn rôm sẽ gây ra các triệu chứng ho, khó thở cho hệ hô hấp. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ hít phải lượng phấn rôm thời gian lâu dài? Khi hít phấn lâu dài hoặc làm việc trong môi trường có nhiều bụi phấn sẽ khiến hệ hô hấp cơ thể suy yếu và dẫn đến bệnh ung thư phổi. Đồng thời, biểu hiện sẽ nặng dần từ khó thở sẽ trở thành bệnh viêm phổi, phế quản, tràn khí màng phổi, tắc nghẽn tiểu phế quản.

4. Ung thư buồng trứng và nội mạc tử cung:

Theo các chuyên gia, nếu sử dụng bột phấn rôm trị hăm vùng kín có thể gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản. Những hạt phấn sẽ thâm nhập vào hệ thống cơ quan sinh sản qua vùng kín và nằm trong lớp lót buồng trứng gây ung thư. 

Theo phát biểu của bác sĩ Lê Đức Thọ - Trưởng khoa Da Liễu - Bệnh viện Fortis Hoàn Mỹ Sài Gòn, nếu tiếp xúc lâu với phấn rôm sẽ khiến các khối u to thêm ở nghiên cứu thử nghiệm trên động vật. Đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bột talc sẽ tạo ra các khối u ác tính trong cơ thể người. Vì vậy, với những chị em vẫn đang dùng phấn rôm để làm khô thoáng quần lót thì hãy ngưng ngay để bảo vệ sức khỏe.

Liệu có phương pháp điều trị nào khi bị bệnh bụi phổi?

Theo bác sĩ Thọ, các biện pháp loại thải độc thông thường không hiệu quả với ngộ độc do hít phấn rôm. Đến nay, chỉ có thể thực hiện các biện pháp điều trị triệu chứng và không có thuốc giải đặc hiệu. Với những ai bị ngộ độc phấn rôm, sẽ điều trị theo hướng theo dõi lâu dài các di chứng tắc nghẽn về sau.

Những lưu ý khi bé bị hăm da, trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ

Nếu được điều trị đúng cách, các trường hợp bé mắc phải hăm da vùng cổ sẽ khỏi ngay sau 3-5 ngày. Tuy vậy, nếu không được phát triển và điều trị đúng đắn, tình trạng hăm da trở nặng cũng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, nếu xuất hiện các biểu hiện sau đây thì các bậc phụ huynh hãy đưa trẻ tới bệnh viện hoặc bác sĩ ngay lập tức:

  • Bề mặt vết hăm bị rạn nứt, chảy nước hay khiến cho bé bị đau.

  • Vết hăm không hết sau 1 tuần chăm sóc tại nhà.

  • Vết hăm nặng hơn và lan rộng hơn ban đầu.

Hăm cổ là hiện tượng thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên chúng lại dễ tái đi tái lại nhiều lần nếu cha mẹ không tìm cách trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Cha mẹ hãy quan tâm đặc biệt tới chế độ sinh hoạt và vệ sinh da cho bé đúng cách để trẻ sơ sinh không bị hăm ở cổ nhé! Trên đây là cách trị hăm cho trẻ sơ sinh cơ bản mà các bậc phụ huynh cần biết. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh!

>>> Xem thêm:

  • Cách trị hăm trẻ sơ sinh

  • Trị hăm da người lớn

  • Cách chăm sóc trẻ bị hăm da

  • Trẻ bị hăm vùng kín

  • Sai lầm trị hăm gây nguy hiểm cho bé

Tác giả: Team Cleanipedia 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Chào mừng bạn đến với #CleanTok

Ngôi nhà của những mẹo vệ sinh trên TikTok. Mang đến bạn bởi Cleanipedia.

Khám Phá Cleanipedia VN

Tự hào hỗ trợ #CleanTok

Hình ảnh cho thấy một đôi tay đang đeo găng tay màu vàng và chùi rửa một vật dụng trong video trên màn hình điện thoại di động, xung quanh có bong bóng xà phòng.

Những câu hỏi thường gặp về trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ:

  • Bé bị hăm cổ tắm lá gì cho mau hết hăm?

    Lá trầu không, trà xanh, quả khổ qua và lá ổi… là lựa chọn được nhiều cha mẹ tin tưởng và nấu tắm cho con bị hăm. Các loại lá này chứa chất kháng khuẩn tự nhiên, có tác dụng làm da mát và dịu.
  • Vì sao trẻ sơ sinh bị hăm da ở cổ?

    1. Mồ hôi ở trẻ tiết ra nhiều. 2. Cha mẹ vệ sinh bé chưa kỹ. 3. Quần áo của trẻ không phù hợp. 4. Ngoài ra, cũng có một số trường hợp vùng da ở cổ trẻ bị nhiễm nẫm, gây ra những tổn thương trên da.
  • Trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ có thật sự nguy hiểm không?

    Trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ tuy không nguy hiểm nhưng sẽ khiến các bé cảm thấy khó chịu và quấy khóc, ngủ không ngon giấc và nếu không được xử ký kịp thời sẽ có nguy dẫn đến viêm loét da gây đau ở vùng hăm.

Bài viết này hữu ích không?

LikeDislike Các cuộc thăm dò

Bạn có khả năng mua một sản phẩm làm sạch hoặc giặt đồ nào đó có mã QR rõ ràng trên bao bì hơn là một sản phẩm không có mã QR không?

Có, khả năng mua sản phẩm có mã QR cao hơn

0%

Không, tôi thích mua sản phẩm không có mã QR hơn

0%

Không quan tâm

0%

0 phiếu bầu

Đọc Tiếp

  • Bàn tay người đang giơ lên với ba hình ảnh ớt đỏ có mắt và miệng, đang "thở lửa".

    Mách bạn 9 cách chữa bỏng ớt an toàn và nhanh chóng tại nhà

  • Lọ hoa sứ xanh lá cây nứt men với nắp trang trí hoa văn phức tạp, đặt trên đế gỗ, trên bàn phủ vải họa tiết.

    Bỏ túi 10 cách xông nhà xả xui, rước may mắn, tài lộc cho gia đình

  • Bánh cuốn thịt nướng và rau sống trên lá chuối.

    Mách bạn cách bảo quản nem chua đúng chuẩn giữ trọn vị ngon

  • Người phụ nữ và em bé đang tắm trong bồn tắm.

    5 loại lá tắm cho trẻ giúp mát da, phòng ngừa rôm sảy, mụn nhọt

  • Người phụ nữ cười nắm chai nước trên phố.

    10 chất bảo quản thực phẩm mẹ đảm cần bỏ túi, an toàn và hiệu quả

  • Bình trà thuỷ tinh, cốc trà, và hoa atiso vàng trên khay gỗ.

    Mách bạn bí quyết sử dụng trà hoa vàng hiệu quả, tốt cho sức khỏe

  • Đĩa phở cuốn kèm rau sống và ớt, được cầm bằng tay.

    Lòng se điếu là gì? Cách làm sạch và luộc lòng se điếu đúng cách

  • Hai chiếc bánh dẻo trắng và vàng trên đĩa đen với lá xanh.

    Cách làm bánh dẻo chay ngon “hết sảy” mùa Trung Thu

Từ khóa » Hăm Tã Bôi Phấn Rôm