Chuyển Hóa Khổ đau - Chùa Hoằng Pháp
Có thể bạn quan tâm
Trên đời này, mọi thứ đều đủ duyên thì hợp, hết duyên thì tan. “Duyên còn thì ở, duyên lỡ thì đi”. Chuyện tình cảm cũng vậy. Thế nhưng trong thời gian gần đây, chúng ta hay được nghe thông tin về những vụ đi bắt ngoại tình, đi tạt axit, thậm chí còn thuê mướn người khác đi đánh ghen hộ. Hành động như vậy không chỉ gây thiệt hại cho người bị đánh ghen, mà còn làm chính bản thân người đi đánh ghen đau khổ.
Thật ra, vợ chồng sống được với nhau đều do nhân duyên, nếu một ngày hết tình nghĩa với nhau, đó là lúc duyên đã hết; mà hết duyên thì cũng hết nợ. Liệu có đôi vợ chồng nào sống với nhau mà chỉ có hạnh phúc, không có đau khổ? Nếu chỉ có hạnh phúc thì làm sao có chỗ cho người thứ ba được. Khi người khác mang đến đau khổ cho mình, đó cũng là do duyên nợ. Có thể là đời trước mình đã từng nợ người ta, làm cho người ta đau khổ. Bây giờ, họ phản bội hoặc bỏ mình mà đi, mình cũng sẽ đau khổ, nhưng nghĩ lại, đó cũng là một sự giải thoát.
Người ta nói rằng: “Gái có chồng như gông đeo cổ. Trai có vợ như rợ buộc chân”. Con chim bị nhốt trong lồng, dù có ăn gạo trắng, uống nước trong cũng không được sung sướng. Chúng ta bị nhốt trong ràng buộc gia đình, nay được cởi trói, được tự do, như vậy phải mừng chứ sao lại khổ? Nếu thích, mình có thể lấy người khác; còn không thì mình ở vậy, thảnh thơi tu tập, tìm niềm vui trong Phật pháp. Quán được như vậy, tự nhiên chúng ta sẽ chuyển hóa được khổ đau thành an vui. Nếu không, chúng ta sẽ sống trong đau khổ, từ đó gây ra biết bao tội lỗi.
Có một anh bị bệnh ung thư gan, không chữa được nữa. Hằng ngày anh cứ nằm chờ chết và than thở đầy đau khổ. Tôi đến thăm và hỏi:
- Bệnh tình của chú giờ thế nào?
Anh nói:
- Bệnh của con bây giờ hết chữa rồi, chỉ còn có một con đường là chết thôi.
- Dù vậy, cứ than thở và đau khổ như thế thì không có lợi ích gì, mà cũng không hết bệnh hay thoát chết được, tốt hơn hết là từ nay trở đi, chú để tâm vào niệm Phật, cầu cho mình sau khi bỏ thân này sẽ được một thân khác tốt đẹp hơn. Việc này giống như bỏ một cái áo rách, đổi lấy cái áo mới.
Khi nghe tôi giải thích như vậy, anh hiểu ra và từ đó cố gắng để hết tâm trí vào việc niệm Phật. Đến lúc lâm chung, anh ra đi rất nhẹ nhàng.
Chúng ta đến thế gian này là do nhân duyên, còn duyên thì ở, hết duyên thì đi. Cũng vậy, thân của chúng ta do tứ đại hòa hợp mà thành, tứ đại phân ly chúng ta sẽ chết. Con người sinh ra không ai mà không bệnh tật, đó là quy luật tự nhiên. Phải hiểu được như vậy chúng ta mới có những suy nghĩ tích cực để chuyển hóa khổ đau thành an vui.
Ngay như ở trong chùa, nếu không biết tu cũng không thể có được an lạc. Bản thân tôi trước đây vẫn thấy khổ đau khi có sự việc bất như ý xảy ra. Bình thường, các chú xuất gia ở chùa Hoằng Pháp, nếu muốn đi học thì đều được tôi lo cho đầy đủ từ ăn uống, quần áo, đến học phí, thậm chí còn cho mua cả xe để làm phương tiện di chuyển; nhưng đến khi tốt nghiệp phổ thông xong, nhiều chú đã bỏ đi, chú thì hoàn tục, chú thì sang chùa khác.
Hồi trước, gặp trường hợp này, tôi đau khổ lắm, tiếc công sức, tiền của mình bỏ ra, mà rồi cũng không giữ được mấy chú ở lại tu tập. Tôi nhớ, hồi học cấp 2, tôi được học một bài thơ nói về một cô gái cùng người yêu vượt qua khó khăn, rồi sau đó bị phụ bạc. Bài thơ đó như thế này:
Khi xưa anh bủng, anh beo,
Tay bưng chén thuốc, tay đèo múi chanh.
Bây giờ anh khỏi, anh lành,
Anh theo duyên mới, anh đành phụ tôi.
Hồi đó tôi nghĩ trường hợp của mình cũng vậy nên buồn lắm! Hết lòng thương yêu, lo lắng cho mấy chú, đến khi ăn học thành tài rồi thì mấy chú bỏ đi. Thế nhưng, sau này tôi không buồn nữa, do tôi nghĩ được ba điều: Thứ nhất, nhân duyên giữa tôi và mấy chú đã hết nên mấy chú mới đi. Thứ hai, tôi nuôi mấy chú ăn học, bây giờ mấy chú có ra đời thì cũng giúp ích được cho đời; còn nếu sang chùa khác tu, sau này cũng giúp ích được cho đạo. Như vậy, thời gian mấy chú ở với tôi không hề vô ích. Thứ ba, tôi không cần phải bận tâm về vấn đề tiền bạc cho mấy chú nữa, thế là bớt đi nhiều nỗi lo. Khi nghĩ như vậy, tự nhiên tôi không còn thấy buồn nữa.
Đó chính là phương pháp quán nhân duyên để chuyển hóa khổ đau.
Từ khóa » đau Khổ Bây Giờ
-
Bao Giờ Anh đau Khổ, Hãy Tìm đến Với Cẩm Tiên | Hãy đến Với Em
-
Bao Giờ Anh Đau Khổ Hãy Tìm Đến [ Cẩm Tiên ] Bài Hát Guộc Ai ...
-
Bao Giờ Anh Đau Khổ Hảy Tìm Đến Với Em - Tân Cổ Việt - YouTube
-
Bài Ruột Của NSƯT Cẩm Tiên | Bao Giờ Anh đau Khổ (Hãy đến Với Em)
-
Tân Cổ Bao Giờ Anh Đau Khổ - Diệu Thắm [Official Audio] - YouTube
-
Bao Giờ Anh Đau Khổ - Album Tân Cổ Cải Lương Đặc Biệt - YouTube
-
Bao Giờ Anh đau Khổ - Kho Tàng Vọng Cổ Việt Nam
-
Bây Giờ Tôi Mới đau Khổ Nhận Ra Một Sự Thật Là Có Những Người Chỉ ...
-
Tuần Thánh: Tìm Lại ý Nghĩa Của đau Khổ Trong Nhãn Quan Tân Ước
-
Tân Ước Online - Dong Hanh
-
Con đường đau Khổ, Bây Giờ… - Tiền Phong
-
1td_hd_018_chapnhan - Dong Hanh
-
Gióp 6 NVB - Gióp Bày Tỏ Nỗi Đau Khổ Của - Bible Gateway
-
Yêu Là Đau Khổ - SimonHoaDalat
-
Một Tấm Lòng Đau Khổ Và Một Tâm Hồn Thống Hối
-
Chuyển Hóa Khổ Đau - Phật Học Ứng Dụng