Một Tấm Lòng Đau Khổ Và Một Tâm Hồn Thống Hối
Có thể bạn quan tâm
Tháng Mười Một năm 2007
Mục Lục
Liahona
Phần Tán Trợ Các Chức Sắc của Giáo Hội
Những Kẻ Yếu Kém và Những Kẻ Tầm Thường của Giáo Hội
Cùng Nhau Chịu Đựng
Củng Cố Mái Ấm Gia Đình
Tại Sao Chúng Ta Là Tín Hữu của Giáo Hội Chân Chính Duy Nhất?
Có Quyền Nhận Những Lời Hứa Rất Quý Rất Lớn
Chúng Ta Không Có Lý Do để Hoan Hỷ Sao?
Bà Patton— Chuyện Tiếp Theo
Đức Tin, Gia Đình, Những Dữ Kiện, và Kết Quả
Giáo Lệnh Lớn
Một Tấm Lòng Đau Khổ và một Tâm Hồn Thống Hối
Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta—Phương Tiện Đoàn Kết Giữa Các Tín Hữu và Những Người Truyền Giáo
Từ Những Việc Nhỏ
Chớ Dập Tắt Thánh Linh Sống Động trong Lòng.
Đức Chúa Trời Có Một và Thật, cùng Giê Su Ky Tô, là Đấng Cha đã Sai Đến
Các Chứng Thư
Nâng Cao Tiêu Chuẩn
Hãy Làm Bây Giờ
Phước Thay cho Những Kẻ Có Tấm Lòng Thanh Khiết
Hôm Nay Là Lúc
Thượng Đế Giúp Đỡ Người Nắm Giữ Chức Tư Tế Trung Tín
Chức Thầy Tế Lễ Nhà Vua
Chậm Nóng Giận
Hãy Ghi Nhớ, Hãy Ghi Nhớ
Sống Bằng Đức Tin Chứ Không Phải Trong Sợ Hãi
Đừng Hoãn Lại Cho Đến Ngày Mai Việc Mình Có Thể Làm Hôm Nay
Những Người Mẹ Hiểu Biết
Những Chuyện Nhỏ Nhặt Tầm Thường
Tay Trong Sạch và Lòng Thanh Khiết
Hòn Đá Đã Bị Đục Ra Từ Núi
Sự Mặc Khải Cá Nhân: Những Lời Giảng Dạy và Các Tấm Gương của Các Vị Tiên Tri
Lẽ Thật: Nền Tảng của Các Quyết Định Đúng
Được Nuôi Dưỡng bằng Lời Nói Tốt Lành của Thượng Đế
Quyền Năng của Sự Tin Kính Được Biểu Hiện trong các Đền Thờ của Thượng Đế
Sau Khi Chúng Ta Đã Làm Tất Cả Những Gì Chúng Ta Có Thể Làm
Có Sự Hiểu Biết về Điều Chúng Ta Biết
Sự Phục Vụ
Tốt, Tốt Hơn, Tốt Nhất
Lời Nhận Xét Bế Mạc
Điều Mà Người Phụ Nữ Thánh Hữu Ngày Sau Làm Giỏi Nhất: Đứng Vững Vàng và Không Lay Chuyển
“Hãy Chăn Chiên Ta”
Ta Sẽ Bổ Sức cho Ngươi; Ta Sẽ Giúp Đỡ Ngươi
Ba Mục Tiêu để Hướng Dẫn Các Chị Em
Quyền Năng để Thay Đổi
TIN TỨC CỦA GIÁO HỘI
Chủ Tịch Henry B. Eyring Đệ Nhị Cố Vấn trong Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn
Anh Cả Quentin L. Cook Thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ
Anh Cả Walter F. González Thuộc Chủ Tịch Đoàn Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi
Chủ Tịch Đoàn Các Tổ Chức Bổ Trợ Trung Ương
Tôi yêu mến Anh Cả Joseph B. Wirthlin biết bao! Thi sĩ Rudyard Kipling viết những lời sau đây vào năm 1899, một lời cảnh cáo Đế Quốc Anh về sự kiêu ngạo:
Tiếng ồn ào và la hét đã ngừng;
Những người chỉ huy và các vua đã chết.
Chỉ còn lại của lễ hy sinh xưa của Ngài,
Một tấm lòng khiêm nhường và thống hối.
(“God of Our Fathers, Known of Old,” Hymns, số. 80).
Khi Kipling nói đến một tấm lòng thống hối như là một “của lễ hy sinh xưa,” thì có lẽ ông đã nghĩ đến những lời của Vua Đa Vít trong Thi Thiên 51: “Của lễ đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là tâm thần đau thương” (câu 17). Những lời của Đa Vít cho thấy rằng ngay cả trong thời Cựu Ước, dân của Chúa cũng hiểu rằng tấm lòng của họ cần phải được dâng lên Thượng Đế, chỉ của lễ thiêu không thì chưa đủ.
Những của lễ được truyền lệnh phải hiến dâng trong gian kỳ của Môi Se đều biểu tượng cho sự hy sinh chuộc tội của Đấng Mê Si, là Đấng duy nhất có thể giải hòa con người tội lỗi với Thượng Đế. Như A Mu Léc đã dạy: “này, đây là tất cả ý nghĩa của luật pháp, và mỗi điểm một đều hướng về sự hy sinh vĩ đại và cuối cùng ấy … Vị Nam Tử của Thượng Đế” (An Ma 34:14).
Sau khi Ngài phục sinh, Chúa Giê Su Ky Tô đã phán cùng những người dân ở Tân Thế Giới:
“Các của lễ hy sinh và các của lễ thiêu sẽ được hủy bỏ, vì ta sẽ không nhận một của lễ hy sinh hay một của lễ thiêu nào …
“Và các ngươi chỉ phải hiến dâng cho ta một tấm lòng đau khổ và một tâm hồn thống hối làm của lễ hy sinh. Và bất cứ kẻ nào đến cùng ta với một tấm lòng đau khổ … thì sẽ được ta báp têm bằng lửa và bằng Đức Thánh Linh” (3 Nê Phi 9:19–20).
Một tấm lòng đau khổ và một tâm hồn thống hối là gì? Và tại sao nó lại được xem như là một của lễ hy sinh?
Như trong tất cả mọi việc, cuộc sống của Đấng Cứu Rỗi nêu lên chúng ta tấm gương toàn hảo: mặc dù Chúa Giê Su ở Na Xa Rét hoàn toàn vô tội, nhưng Ngài đã trải qua cuộc sống với một tấm lòng đau khổ và một tâm hồn thống hối, mà đã đuợc chứng minh bằng sự tuân phục của Ngài theo ý muốn của Đức Chúa Cha. “Vì ta từ trên trời xuống, chẳng phải để làm theo ý ta, nhưng làm theo ý của Đấng đã sai ta đến” (Giăng 6:38). Ngài phán cùng các môn đồ của Ngài rằng: “Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy … học theo ta” (Ma Thi Ơ 11:29). Và khi đến lúc để thực hiện sự hy sinh tột bực được đòi hỏi trong Sự Chuộc Tội, thì Đấng Ky Tô đã không lùi bước trong việc uống cạn chén đắng, nhưng đã hoàn toàn tuân phục theo ý muốn của Cha Ngài.
Sự tuân phục trọn vẹn của Đấng Cứu Rỗi theo Đức Cha Vĩnh Cửu là tấm gương toàn hảo về một tấm lòng đau khổ và một tâm hồn thống hối. Tấm gương của Đấng Ky Tô dạy chúng ta rằng một tấm lòng đau khổ là một thuộc tính vĩnh cửu của sự tin kính. Khi lòng chúng ta đau khổ thì chúng ta sẽ hoàn toàn mở rộng lòng cho Thánh Linh của Thượng Đế và thừa nhận sự tùy thuộc của chúng ta vào Ngài về tất cả những gì chúng ta có và tất cả con người mình. Sự hy sinh được đòi hỏi như vậy là một sự hy sinh để từ bỏ tính kiêu hãnh trong mọi hình thức của nó. Giống như đất sét rất dễ uốn nắn trong tay của một người thợ gốm lành nghề, những người có tấm lòng đau khổ có thể được uốn nắn trong tay của Đức Thầy.
Một tấm lòng đau khổ và một tâm hồn thống hối cũng là điều kiện tiên quyết để hối cải. Lê Hi đã dạy:
“Vậy nên, sự cứu chuộc sẽ đến trong và qua Đấng Mê Si Thánh…
“Này, để đáp ứng các mục đích của luật pháp, Ngài tự hiến thân mình làm vật hy sinh để chuộc tội cho tất cả những ai có một tấm lòng đau khổ và một tâm hồn thống hối; ngoài ra, chẳng một ai khác có thể được các mục đích của luật pháp đáp ứng cả” (2 Nê Phi 2:6–7).
Khi chúng ta phạm tội và mong muốn được tha thứ, thì một tấm lòng đau khổ và một tâm hồn thống hối có nghĩa là trải qua sự “buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời [mà] sinh ra sự hối cải” (2 Cô Rinh Tô 7:10). Điều này xảy đến khi ước muốn của chúng ta được tẩy sạch khỏi tội lỗi và chúng ta mong muốn cảm thấy được sự bình an với Cha Thiên Thượng của mình. Những người có một tấm lòng đau khổ và một tâm hồn thống hối đều sẵn lòng làm bất cứ điều gì và mọi điều mà Thượng Đế phán bảo họ phải làm mà không chống đối hoặc oán giận. Chúng ta ngừng làm những điều theo cách của mình và thay vì thế học làm theo cách của Thượng Đế. Trong điều kiện tuân phục như thế, Sự Chuộc Tội có thể có hiệu quả và sự hối cải chân thành có thể xảy ra. Rồi người hối cải sẽ cảm thấy được quyền năng thánh hóa của Đức Thánh Linh, là Đấng sẽ làm cho lương tâm họ tràn đầy sự bình an và lòng họ chan hòa niềm vui hòa giải với Thượng Đế. Trong sự phối hợp kỳ diệu của các thuộc tính thiêng liêng, cũng một Thượng Đế là Đấng dạy cho chúng ta phải sống với một tấm lòng đau khổ và một tâm hồn thống hối, mời gọi chúng ta nên vui vẻ, và nức lòng mừng rỡ.
Khi chúng ta đã nhận được một sự tha thứ tội lỗi, thì một tấm lòng đau khổ sẽ là một vật bảo vệ thiêng liêng chống lại sự cám dỗ. Nê Phi đã cầu nguyện: “Mong sao những cánh cổng của ngục giới sẽ mãi mãi đóng chặt trước mặt con vì tấm lòng con đau khổ và tâm hồn con thống hối!” (2 Nê Phi 4:32). Vua Bên Gia Min đã dạy dân Ngài rằng nếu họ chịu bước đi tận đáy sâu của sự khiêm nhường, thì họ có thể luôn luôn được vui sướng, và được “tràn đầy tình thương yêu của Thượng Đế , và luôn luôn được xá miễn các tội lỗi” (Mô Si A 4:12). Khi chúng ta dâng lòng mình lên Chúa thì những sự lôi cuốn của thế gian sẽ mất đi sức thu hút của nó và chúng ta hân hoan trong sự ngay chính.
Còn có một đặc điểm khác của tấm lòng đau khổ—ấy là lòng biết ơn sâu xa của chúng ta về nỗi đau khổ của Đấng Ky Tô thay cho chúng ta. Trong Vườn Ghết Sê Ma Nê, Đấng Cứu Rỗi “đã hạ mình xuống thấp hơn tất cả mọi vật” (GLGƯ 88:6) khi Ngài mang gánh nặng tội lỗi cho mỗi người. Trên Đồi Sọ, Ngài “đã đổ mạng sống mình cho đến chết” (Ê Sai 53:12), và trái tim nhân từ của Ngài đã thật sự tan vỡ với một tình yêu thương trọn vẹn đối với các con cái của Thượng Đế. Khi chúng ta nhớ đến Đấng Cứu Rỗi và nỗi đau khổ của Ngài, thì trái tim của chúng ta cũng sẽ tan vỡ trong sự biết ơn Đấng Được Xức Dầu.
Khi chúng ta hy sinh cho Ngài tất cả những gì chúng ta có và tất cả con người mình, kể cả ý muốn của chúng ta, thì Chúa sẽ làm cho lòng chúng ta tràn đầy bình an. Ngài sẽ “đặng rịt những kẻ vỡ lòng” (Ê Sai 61:1) và ban phước cho cuộc sống của chúng ta với tình yêu thương của Thượng Đế, là “trái ngon ngọt hơn hết thảy những trái ngon ngọt khác … và tinh khiết hơn tất cả những gì tinh khiết” (An Ma 32:42). Tôi làm chứng điều này, trong tôn danh của Chúa Giê Su Ky Tô, A Men.
Từ khóa » đau Khổ Bây Giờ
-
Bao Giờ Anh đau Khổ, Hãy Tìm đến Với Cẩm Tiên | Hãy đến Với Em
-
Bao Giờ Anh Đau Khổ Hãy Tìm Đến [ Cẩm Tiên ] Bài Hát Guộc Ai ...
-
Bao Giờ Anh Đau Khổ Hảy Tìm Đến Với Em - Tân Cổ Việt - YouTube
-
Bài Ruột Của NSƯT Cẩm Tiên | Bao Giờ Anh đau Khổ (Hãy đến Với Em)
-
Tân Cổ Bao Giờ Anh Đau Khổ - Diệu Thắm [Official Audio] - YouTube
-
Bao Giờ Anh Đau Khổ - Album Tân Cổ Cải Lương Đặc Biệt - YouTube
-
Bao Giờ Anh đau Khổ - Kho Tàng Vọng Cổ Việt Nam
-
Bây Giờ Tôi Mới đau Khổ Nhận Ra Một Sự Thật Là Có Những Người Chỉ ...
-
Tuần Thánh: Tìm Lại ý Nghĩa Của đau Khổ Trong Nhãn Quan Tân Ước
-
Tân Ước Online - Dong Hanh
-
Con đường đau Khổ, Bây Giờ… - Tiền Phong
-
1td_hd_018_chapnhan - Dong Hanh
-
Chuyển Hóa Khổ đau - Chùa Hoằng Pháp
-
Gióp 6 NVB - Gióp Bày Tỏ Nỗi Đau Khổ Của - Bible Gateway
-
Yêu Là Đau Khổ - SimonHoaDalat
-
Chuyển Hóa Khổ Đau - Phật Học Ứng Dụng