Chuyển Hóa Sắt - Thiếu Máu Thiếu Sắt | BvNTP
Có thể bạn quan tâm
SƠ BỘ VỂ VAI TRÒ CỦA SẮT TRONG CƠ THỂ NGƯỜI
Sắt có vai trò quan trọng trong tổng hợp hemoglobin (huyết sắc tố) - là chất vận chuyển oxy cho các tế bào trong cơ thể. Hem - một trong hai thành phần chính của hemoglobin (hem và globin) được cấu tạo từ protoporphyrin và ion sắt hoá trị hai (Fe2+).
Ngoài ra sắt còn tham gia vào thành phần một số men oxy hoá khử trong các tê bào và có trong myoglobin (là sắc tố hô hấp của cơ).
Do vậy thiếu hụt sắt trong cơ thể sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tổng hợp hemoglobin và gây thiếu máu do thiếu sắt. Ngoài ra thiếu sắt cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hoá của tế bào do thiếu hụt các men có chứa sắt.
Ngược lại sự quá tải sát trong cơ thể cũng gây những hậu quả nghiêm trọng do ứ đọng sắt ở các mô gáy rối loạn chức năng cốc mô và cơ quan đó.
PHÂN BỐ SẮT TRONG CƠ THỂ
Khoảng hai phần ba lượng sắt trong cơ thể chứa trong hemoglobin. Khoảng 30% sắt được dự trữ ở trong ferritin và hemosiderin trong hệ liên võng nội mô tại gan, lách, tuỷ xương. Còn lại một lượng sắt nhỏ có trong thành phần các men có chứa sắt (cytochrom, catalase, peroxydase), trong myoglobin của cơ và gắn với protein vận chuyển sắt là transíerrin. Do tỷ lệ khác nhau này mà khi cơ thể thiếu sắt trước tiên sẽ ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp hemoglobin và lượng sắt dự trữ còn sắt có trong các men của tê bào thường chỉ giảm trong cốc trường hợp thiếu sắt nặng.
HẤP THU SẮT
Trong thức ăn sắt ở dưới dạng ferric (Ke3+), sắt có thể ở dưới dạng vô cơ hoặc hữu cơ. Sắt có thể nằm dưới dạng hydroxyd hoặc liên hợp với protein. Hàm lượng sắt khốc nhau trong từng thức ăn nhưng nhìn chung các thức ăn từ thịt chứa nhiều sắt hơn cốc thức ăn thực vật, trứng hay sữa. Khẩu phần ăn hàng ngày trung bình có chứa khoảng 10- 15 mg sắt.
Chỉ có khoảng 5-10% sắt trong lượng sắt nói trên được cơ thể hấp thu (tỷ lệ này có thế tăng lên đến 20-30% trong trường hợp thiếu sắt hoặc tăng nhu cầu sử dụng sắt như ở phụ nữ có thai). Tỷ lệ này dao động từ khoảng dưới 5% với thức ăn thực vật đến 16-22% đối với thịt.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt. cụ thể như sau:
Quá trình hấp thu sắt bắt đầu tại dạ dày nhưng chủ yếu diễn ra tại hành tá tràng và ở mức độ ít hơn tại đoạn đầu ruột non. Để có thể hấp thu được sắt phải chuyển từ dạng ferric (Fe3+) sang dạng ferrous (Fe2*). Pepsin tách sắt khỏi cốc hợp chất hữu cơ và chuyển thành dạng gắn với các acid amin hoặc đường. Acid chlohydric khử Fe3+ thành Fe2+ để dễ hấp thu. Vitamin C cũng có vai trò tương tự trong quá trình này. Sự kiểm soát quá trình hấp thu sắt và lượng sắt được hấp thu vào máu tĩnh mạch cửa phụ thuộc vào nhu cầu sắt của cơ thể và kho dự trữ sắt của cơ thể. Trong trường hợp thiếu sắt một lượng sắt lớn hơn được hấp thu qua riềm bàn chải vào tê bào niêm mạc ruột và vào máu đi về tĩnh mạch cửa. Ngược lại trong trường hợp cơ thể quá tải sắt lượng sắt được hấp thu vào tế bào niêm mạc ruột sẽ giảm đi. Một yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt là sự điều hoà hấp thu sắt ngay tại riềm bàn chải của ruột non. Lượng sắt được hấp thu thừa sẽ kết hợp với apoíerritin để hình thành ferritin nằm trong bào tương tế bào niêm mạc ruột. Ferritin này sẽ được thải vào lòng ruột khi tế bào biểu mô ruột bị bong ra.
Ngoại trừ một số ít trường hợp quá tải sắt nặng, sắt tự do không có trong huyết tương do sắt được gắn với transferrin ở máu tĩnh mạch cửa.
VẬN CHUYỂN SẮT
Sắt được vận chuyển bởi transferrin. Transferrin là một protein có trọng lượng phân tử 80000. Transferrin được tổng hợp tại gan và có nửa đời sống khoảng 8-10 ngày. 1 phân tử transferrin có thể gắn với 2 phân tử sắt. Sau khi sắt tách ra transíerrin tiếp tục gắn với những nguyên tử sắt mới. Bình thường có khoảng 1/3 transíerrin bão hoà sắt. Tỷ lệ này có thê thay đổi trong các bệnh lý thiếu hoặc quá tải sắt.
Transferrin chủ yếu lấy sắt từ các đại thực bào của hệ liên võng nội mô. Chỉ có một lượng nhỏ sắt được lấy từ sắt hấp thu qua đường tiêu hoá hàng ngày. Người ta thấy rằng các đại thực bào giải phóng sắt theo chu kỳ trong ngày với lượng sắt giải phóng cao nhất vào buổi sáng và thấp nhất vào buổi chiều. Do đó nồng độ sắt trong huyết tương cũng được thấy cao nhất vào buổi sống và thấp nhất vào buổi chiều.
Các nguyên hồng cầu lấy sắt cần thiết cho quá trình tổng hợp hemoglobin từ transferrin. Các nguyên hồng cầu rất giàu các receptor với transferrin. Ngoài ra một lượng nhỏ sắt cũng được chuyển đến các tê bào không phải hồng cầu (ví dụ để tổng hợp các men chứa sắt). Trong trường hợp quá tải sắt, lượng sắt trong huyết tương tăng lên và transíerrin bị bão hoà hết. Khi đó sắt được chuyển đến cốc tế bào ở nhu mô các cơ quan khác nhau như gan, tim, các tuyến nội tiết gây các biểu hiện bệnh lý do ứ đọng sắt.
DỰ TRỮ SẮT VÀ CHU TRÌNH CHUYỂN HOÁ SẮT HÀNG NGÀY
Dự trữ sắt
Bình thường các hồng cầu chết bị thực bào tại các tế bào đại thực bào của hệ liên võng nội mô. Một phần nhỏ sắt giải phóng ra từ sự phân huỷ hemoglobin sẽ đi vào huyết tương và phần lớn được dự trữ trong các đại thực bào dưới dạng ferritin và hemosiderin. Lượng dự trữ này nhiều hay ít tuỳ thuộc vào tình trạng và lượng sắt có trong cơ thể và nhu cầu của cơ thể.
Ferritin là một protein tan trong nước có trọng lượng phân tử 465000. vỏ protein khi chưa liên kết với sắt gọi là apoferritin. Sau khi apoferritin liên kết vối sắt tạo thành ferritin. Lượng sắt chứa trong ferritin chiếm khoảng 20% trọng lượng protein này. Mỗi phân tử apoferritin có thể liên kết với 4000-5000 nguyên tử sắt. Hemosiderin là một tổ hợp có chứa sắt không hoà tan trong nước. Lượng sắt trong thành phần hemosiderin có thể lên đến 37% trọng lượng của nó. sắt chứa trong ferritin và hemosiderin là sắt ở dạng hoá trị ba (dạng ferric). Muốn sử dụng được trong quá trình tổng hợp hemoglobin sắt cần được khử thành dạng hoá trị hai (dạng ferous). Quá trình khử này có sự tham gia của vitamin C.
Chu trình chuyển hoá sắt hàng ngày của cơ thể
Sau khi hồng cầu chết đi, sắt được chuyển từ hemoglobin sang đại thực bào (khoảng 20 mg/ngày). Sau đó transíerrin lấy sắt từ đại thực bào chuyển đến tuỷ xương cung cấp cho các nguyên hồng cầu tổng hợp hemoglobin mới (cũng khoảng 20mg/ngày). Lượng sắt mất đi hàng ngày là không đáng kể (vào khoảng 1mg/ngày) và được bù lại bằng lượng sắt hấp thu được trong thức ăn (khoảng 1mg/ngày được hấp thu). Sắt hấp thu từ thức ăn cũng được chuyển đến cốc nguyên hồng cầu bằng protein vận chuyển transferrin.
Sơ đồ 2.13. Chu trình chuyển hoá sắt
NHU CẦU SẮT CỦA CƠ THỂ
Hàng ngày có khoảng 6 g hemoglobin được tổng hợp trong cơ thể và cần đến một lượng sắt xấp xỉ 20 mg chưa kể đến một lượng nhỏ sắt cần cho các tế bào không phải hồng cầu. Tuy nhiên đa số lượng sắt cần cho cơ thể được cung cấp từ sắt của lemoglobin các tế bào hồng cầu chết. Các hồng cầu sau khi già và chết đi bị thực bào bởi các đại thực bào và sắt phân hủy từ hemoglobin được tích trữ lại trong các đại thực bào. Lượng sắt mất đi hàng ngày do đó trung bình chỉ là 1 mg. sắt mất đi không qua phân, nước tiểu, mồ hôi, tế bào biểu mô bị bong ra. Lượng sắt này được cung cấp đủ để bù lại trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Tuy nhiên lượng sắt mất đi có thể tăng lên trong nhiều trường hợp như qua số lượng máu mất qua kinh nguyệt ở phụ nữ, trong trường hợp chấn thương gây mất máu...
Lượng sắt được cung cấp hàng ngày trong khẩu phần ăn cũng có thể không đủ để đáp ứng với nhu cầu của cơ thể khi nhu cầu này tăng lên ví dụ phụ nữ có thai cần thêm sắt để cung cấp cho thai nhi, trẻ nhỏ 5-12 tháng hay các thiếu niên tuổi dậy thì cần sắt cho nhu cầu tăng lên của cơ thể.
THIẾU SẮT: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ CÁC XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THIẾU SẮT
Nguyên nhân thiếu sắt:
- Thức ăn không cung cấp đủ sắt (thiếu thức ăn nguồn gốc động vật, thiếu sữa mẹ...)
- Giảm hấp thu sắt (cắt dạ dày, hội chứng kém hấp thu, bệnh ỉa chảy hoặc coliac...)
- Mất máu (giun móc, kinh nguyệt kéo dài, xuất huyết tiêu hoá, trĩ, u xơ tử cung...)
Tăng dự trữ sát trong đại thực bào và tế bào viêm trong các bệnh viêm nhiễm mạn tính
Tăng nhu cầu về sắt ở:
- Phụ nữ có thai hoặc cho con bú,
- Trẻ em đẻ non, trẻ em 5-12 tháng
- Trẻ đang lớn (nhất là trẻ em gái ở tuổi dậy thì)
Biểu hiện của thiếu sắt:
Thiếu sắt có thể biểu hiện ở các mức độ khác nhau như:
Thiếu sắt và giảm lượng sắt dự trữ trong cơ thể
Thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ do thiếu sắt
Rối loạn một số chức năng tế bào do thiếu các men chứa sắt (như chức năng chống nhiễm khuẩn bị ảnh hưởng do thiếu men myelopeoxydase trong bạch cầu, viêm niêm mạc thực quản, lưỡi do thiếu một số men oxy hoá khử trong tế bào...).
Xét nghiệm đánh giá mức độ thiếu sắt:
Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi nhằm đánh giá số lượng hồng cầu, các chỉ sô hồng cầu (TTTBHC, TLHSTTBHC, NĐHSTTBHC) và mức độ nhược sắc của hồng cầu.
Định lượng nồng độ sắt huyết thanh và khả năng gắn sắt toàn thể.
Định lượng nồng độ ferritin huyết thanh.
Ngoài ra tuỳ theo nguyên nhân thiếu sắt được nghi ngờ mà người ta có thể làm nhiều xét nghiệm khác nhau để tìm nguyên nhân gây thiếu sắt (ví dụ xét nghiệm soi dạ dày, tìm máu trong phân...)
QUÁ TẢI SẮT: NGUYÊN NHâN, BIỂU HIỆN VÀ CÁC XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ SỰ QUÁ TẢI SẮT
Nguyên nhân quá tải sắt
Quá tải sắt thường là do truyền máu kéo dài nhiều lần dẫn đến một lượng sắt lớn được đưa vào cơ thể không thải ra kịp gây ứ đọng sắt ở nhu mô cốc cơ quan khác nhau. Trung bình trong mỗi đơn vị máu truyền vào (450 ml khối hồng cầu) chứa khoảng 250 mg sắt.
Biểu hiện quá tải sắt
Sắt ứ đọng có thể làm tổn hại đến chức năng gan, các tuyến nội tiết (gây chậm lớn, đái tháo đường, suy giáp), tổn thương cơ tim gây suy tim hoặc loạn nhịp. Thường thì sau khoảng 50 đơn vị máu truyền vào mà không có điều trị thải sắt sẽ có biểu hiện lâm sàng do ứ sắt tại các cơ quan nhưng tổn thương thực thể tại các cơ quan này còn xây ra sớm hơn.
Các xét nghiệm đánh giá mức độ ứ sắt
Định lượng nồng độ sắt huyết thanh và khả năng gắn sắt toàn thể
Định lượng nồng độ ferritin huyết thanh
Nhuộm Perls tiêu bản sinh thiết tuỷ xương để đánh giá tình trạng dự trữ sắt trong tuỷ xương
Sinh thiết gan nhằm đánh giá tình trạng kho dự trữ sắt ở gan
Các xét nghiệm đánh giá mức độ tổn thương tại các mô bị nhiễm sắt do ứ sắt
Tim: khám lâm sàng, chụp X quang tim, điện tâm đồ, siêu âm tim...
Gan: sinh thiết gan, xét nghiệm chức năng gan
Tuyến nội tiết: khám lâm sàng, các xét nghiệm nội tiết tuỳ theo tuyến nội tiết bị tổn thương do ứ sắt.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Hemoglobin Khử
-
Xanh Tím: Nguyên Lý Nội Khoa
-
Xanh Tím Và Xanh Tím Trung ương: Dấu Hiệu Triệu Chứng Và Nguyên ...
-
Sự Khác Biệt Giữa Hemoglobin Có Oxy Và Khử Oxy - Sawakinome
-
Triệu Chứng Nội Cơ Sở Da Xanh Tím - Health Guru
-
Triệu Chứng LS + Thường Chỉ Phát Hiện được Tím Khi SaO2 Giảm ...
-
Sắt Chuyển Hóa Thế Nào Trong Cơ Thể? | Vinmec
-
KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH - SlideShare
-
SINH LÝ BỆNH TIM BẨM SINH CÓ TÍM - Anhvanyds
-
Độ Bão Hòa Oxy (y Học) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hemoglobin (Huyết Sắc Tố) | Vietnam Journal Of Science
-
Methemoglobine , HEMOGLOBIN KHỬ, ĐH Y DƯỢC TP HCM
-
Bệnh Hemoglobin C - Huyết Học Và Ung Thư Học - Cẩm Nang MSD
-
Tổng Quan Về Thiếu Máu Tan Máu - Huyết Học Và Ung Thư Học