Chuyển “Mắt Biếc” Thành Phim điện ảnh, Có Cần Xin Phép Tác Giả?
Có thể bạn quan tâm
Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau: Sắp tới bộ phim “Mắt biếc” được chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sẽ được khởi chiếu và đang được rất nhiều khán giả mong đợi. Tôi muốn hỏi khi làm bộ phim này thì nhà sản xuất phim có cần phải xin phép tác giả hay không?Xin chân thành cảm ơn!
Xem thêm: >> Cơ chế bảo hộ bản quyền logo và nhãn hiệu có gì khác nhau? >> Có phải mọi tác phẩm có tính nguyên gốc và thể hiện dưới dạng vật chất đều được bảo hộ? >> Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện ở Việt Nam có được bảo hộ?
Trả lời:
Phan Law gửi lời chào đến bạn, cảm ơn bạn đã có sự quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với nội dung thắc mắc của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Quyền tác giả là quyền tự động phát sinh ngay khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Ngay khi nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sáng tạo và định hình tác phẩm Mắt biếc thì nhà văn sẽ có quyền tác giả đối với tác phẩm trên.
Theo đó, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sẽ có các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm của mình. Tác phẩm Mắt biếc là tác phẩm văn học, thời hạn bảo hộ quyền nhân thân là vô thời hạn, đối với quyền công bố và các quyền tài sản là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết. Mọi tổ chức, cá nhân muốn sử dụng tác phẩm truyện ngắn Mắt biếc phải xin phép tác giả Nguyễn Nhật Ánh và trả tiền nhuận bút cho nhà văn theo thỏa thuận.
Pháp luật cũng quy định các trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép và trả thù lao hoặc không xin phép nhưng trả thù lao (quy định tại Điều 25, Điều 26 Luật SHTT). Nhưng trong những trường hợp ngoại lệ trên không có ghi nhận trường hợp làm phim chuyển thể từ truyện.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp làm phim chuyển thể từ truyện mà không phải xin phép tác giả, đó là trường hợp làm phim chuyển thể từ truyện thuộc loại hình tác phẩm dân gian và trường hợp làm phim chuyển thể từ truyện là tác phẩm thuộc về công chúng thì tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm không cần phải xin phép tác giả nhưng phải đảm bảo các quyền nhân thân của tác giả và có trích dẫn rõ ràng (xem thêm tại Điều 23 và Điều 43 Luật Sở hữu trí tuệ).
Tác phẩm Mắt biếc của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh không thuộc các trường hợp trên nên nhà sản xuất phim Mắt biếc chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên sẽ phải xin phép tác giả Nguyễn Nhật Ánh, cùng với đó là trả tiền nhuận bút theo thỏa thuận.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi, để được hỗ trợ tư vấn đăng ký quyền tác giả hay có thắc mắc thêm cần giải đáp, Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law qua thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn
Chia sẻ:Từ khóa » Phim Mắt Biếc Thuộc Thể Loại Gì
-
Mắt Biếc (tiểu Thuyết) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Mắt Biếc: Kết Thúc Buồn Cho Những Mối Tình đơn Phương - Revelogue
-
'Mắt Biếc' - Câu Chuyện Tình Day Dứt đẹp Và Nhiều Nước Mắt - Zing
-
Mắt Biếc: Phim Sẽ Khác Gì So Với Tiểu Thuyết? - Galaxy Cinema
-
Xem Mắt Biếc: Yêu Hà Lan Nhưng Thương Nhớ Trà Long
-
Tác Phẩm Mắt Biếc Của Nguyễn Nhật Ánh Thuộc Thể Loại Nào?
-
Review Sách Mắt Biếc – Nguyễn Nhật Ánh
-
“Mắt Biếc” Từ Nhìn Sách Sang Phim
-
“Mắt Biếc” đến Oscar để Làm Gì
-
“Mắt Biếc” đến Oscar để Làm Gì? - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
-
Mắt Biếc - Chi Tiết Về Nội Dung, Nhân Vật Và Các Diễn Viên Tham Gia
-
6 Bài Học Marketing Rút Ra Từ Bộ Phim "bom Tấn" - Mắt Biếc Của Victor ...