Chuyên Ngành Bác Sĩ Thú Y

  • TRANG CHỦ
    • Trang tuyển sinh
    • Trang chủ ĐHNL
  • NGÀNH ĐÀO TẠO
    • Đại học chính quy
    • Liên thông đại học
    • Vừa làm vừa học
    • Tuyển sinh tại Phân hiệu Gia Lai và Phân hiệu Ninh Thuận
  • MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP
    • Tại sao chọn ĐHNL
    • Cơ sở vật chất
    • Chất lượng đào tạo
    • Hoạt động sinh viên
    • Cơ hội việc làm
    • CLB - Đoàn - Hội
    • Quan hệ doanh nghiệp
  • THÔNG BÁO TUYỂN SINH
    • Tiến sĩ - Thạc sĩ
    • Đại học chính quy
    • Phân hiệu Gia Lai- Ninh Thuận
    • Liên thông ĐH-Vừa làm vừa học
    • Tuyển sinh tại Phân hiệu
    • Chương trình tiên tiến
    • Chương trình nâng cao
    • Chương trình liên kết quốc tế
    • Học cùng lúc hai chương trình
  • ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN
    • Tiến sĩ - Thạc sĩ
    • Đại học chính quy
    • Liên thông đại học
    • Vừa làm vừa học
  • TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP
    • Tư vấn trực tuyến
    • Hướng nghiệp chuyên sâu
    • Hồ sơ tuyển sinh
    • Hướng dẫn ghi hồ sơ
  • LIÊN KẾT ĐÀO TẠO

NGÀNH THÚ Y Chuyên ngành Dược thú y

NgÀnh THÚ y Gồm hai chuyên ngành: Chuyên ngành Bác sĩ thú y (VETERINARY MEDICINE) Chuyên ngành DưỢc thú y (PHARMACOLOGY VETERINARY MEDICINE) Mục tiêu chung của ngành Thú y: Đào tạo bác sĩ thú y có năng lực chuyên môn về thú y, bao gồm thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm; chẩn đoán bệnh thông thường; biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vaccin phòng trị bệnh cho chăn nuôi; xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi; có hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi; kiến thức về tiếp thị, giao tiếp;có kiến thức về một số ngành liên quan gần như chăn nuôi gia súc, chăn nuôi thú cảnh, nuôi thủy sản, trồng trọt;có thể đọc tài liệu chuyên ngành tiếng Anh hoặc tiếng Pháp; có trình độ tiếng Anh tương đương với trình độ B theo chuẩn quốc gia. Bác sĩ thú y có các kỹ năng như nắm vững kỹ thuật phòng thí nghiệm liên quan chăn nuôi hoặc thú y; tự thiết kế, thực hiện thí nghiệm chuyên ngành;nắm vững và thực hiện pháp lệnh thú y, chỉ đạo thực hiện các quy trình phòng, chống bệnh, kiểm soát động vật và sản phẩm có nguồn gốc động vật, kiểm soát sát sinh, kiểm tra theo quy định luật pháp về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng; biết vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến thú y vào lĩnh vực sản xuất động vật, sản xuất vắc-xin và dược phẩm thú y; sử dụng máy vi tính với các phần mềm văn phòng và phần mềm phân tích thống kê cho các công việc lưu trữ dữ liệu, phân tích thống kê, lập báo cáo, trình bày báo cáo;tổ chức, điều hành hoạt động phòng khám thú y. Học kỳ cuối năm học thứ tư sinh viên sẽ học theo chuyên ngành. Với chuyên ngành Bác sĩ thú y, sinh viên sẽ học chuyên sâu về bệnh học (căn bệnh, dịch tễ học, biểu hiện lâm sàng, kỹ thuật chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh chuyên biệt), về ngoại khoa & giải phẩu bệnh và pháp luật liên quan đến phòng chống dịch bệnh, kiểm tra các sản phẩm nguồn gốc từ động vật, kiểm tra các cơ sở giết mổ chế biến thức ăn gia súc, chế biến súc sản…v.v. . Với chuyên ngành Dược thú y, ngoài kiến thức căn bản liên quan đến bệnh học đại cương hoặc chuyên biệt, sinh viên sẽ chuyên sâu học tập và nghiên cứu về hóa dược, dược lý học, dược lực học, dược liệu học, dược lâm sàng, bào chế dược phẩm, ngộ độc dược phẩm, kiểm nghiệm dược phẩm, độc chất học, pháp chế về dược thú y,... Các sinh viên học tiếng Pháp sẽ được tham gia vào chương trình song ngữ Việt-Pháp về thú y và được tổ chức AUPELF-UREF xét cấp học bổng trong quá trình học đại học. Nếu bảo vệ luận văn tốt nghiệp bằng tiếng Pháp đạt xuất sắc, sinh viên sẽ được xét cấp học bổng du học sau đại học tại cộng đồng các trường đại học có nói tiếng Pháp (Pháp, Canada, Bỉ,..) hoặc ưu tiên tuyển chọn vào làm việc tại các Công ty hay doanh nghiệp có sử dụng tiếng Pháp. Sau khi tốt nghiệp sinh viên còn có thể tham gia học các bậc học cao hơn (Thạc sĩ, Tiến sĩ) hoặc theo học cao học về Thú y trong chương trình hợp tác với các trường quốc gia thú y hoặc lớp cao học nghề (DESS) về “Chăn nuôi-Vệ sinh-Môi trường&Chất lượng” của Cộng Hòa Pháp (tuyển chọn qua Hội đồng) giảng bằng tiếng Pháp và tiếng Anh, học trong hai năm để nhận bằng MSc Châu Âu hoặc tham gia chương trình MSc “Chăn nuôi bền vững” do tổ chức SAREC (Thụy Điển) tài trợ (tuyển chọn qua phỏng vấn của Hội đồng) giảng bằng tiếng Anh, học trong hai năm. Thời gian đào tạo: 5 năm Việc làm sau khi tốt nghiệp: Bác sĩ thú y có thể làm việc tại cơ quan thú y (Cục, Viện nghiên cứu, Chi cục thú y Tỉnh, Trạm thú y quận huyện), tại các phòng mạch hoặc bệnh xá (hay bệnh viện) thú y, phòng xét nghiệm thú y khoa, các hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc thú y, khu bảo tồn động vật hoang dã hay thảo cầm viên, cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y, cơ sở chăn nuôi, cơ sở chế biến thực phẩm, chế biến thủy hải sản, các cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái. Ngoài ra có thể tham gia giảng dạy, nghiên cứu ở các Trường, Viện chuyên ngành. Bác sĩ thú y chuyên ngành Dược, ngoài công tác tại cơ quan thú y từ trung ương đến địa phương, còn có thể cộng tác hay phối hợp nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm thuốc với các viện (hãng, cơ sở) bào chế các hóa chất, thuốc, biệt dược, vắcxin phòng chống bệnh đặc hiệu hay công tác tại các bệnh viện (bệnh xá) thú y hoặc các cửa hàng chuyên doanh dược thú y.

Số lần xem trang: 4352Điều chỉnh lần cuối: 16-02-2012

Thông báo

  • Quyết định miễn học phần Tiếng Anh không chuyên đầu vào khóa tuyển sinh 2024
  • Quyết định và Đề án mở 06 ngành đào tạo chương tình nâng cao năm 2024
  • Đề án tuyển sinh đại học chính quy năm 2024
  • Hướng dẫn thủ tục nhập học năm 2023
  • Quy chế tuyển sinh ĐHNL TP.HCM 2023
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN TUYỂN SINH PHÂN HIỆU CHƯƠNG TRÌNH TIÊN TIẾN CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT QUỐC TẾ LIÊN THÔNG - VĂN BẰNG 2 TUYỂN SINH VỪA LÀM VỪA HỌC Hội đồng Tuyển Sinh Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM - ĐT: 028-38963350 (028-38974716) Website: http://ts.hcmuaf.edu.vn Email: pdaotao@hcmuaf.edu.vn

Số lần truy cập:775.988 | Đang xem :78 | Đang xem toàn hệ thống: 1.133

Từ khóa » Ngành Thú Y Nông Lâm