Chuyện Người Con Gái Nam Xương - Nguyễn Dữ - Ngữ Văn 9

YOMEDIA NONE Trang chủ Ngữ Văn 9 Bài 4 Ngữ Văn 9 Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ - Ngữ văn 9 ADMICRO Lý thuyếtSoạn bài 300 FAQ

Qua bài Chuyện người con gái Nam Xương giúp các em cảm nhận đượcvẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương. Thấy được số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.

ATNETWORK YOMEDIA

1. Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Nguyễn Dữ

b. Tác phẩm Chuyện ngừi con gái Nam Xương

c. Thể loại

d. Bố cục

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Nhân vật Vũ Nương

b. Nhân vật Trương Sinh và nỗi oan khuất của Vũ Nương

c. Yếu tố kì ảo

2. Bài tập minh họa

3. Bài soạn Chuyện người con gái Nam Xương

4. Hỏi đáp Bài Chuyện người con gái Nam Xương Ngữ Văn 9

5. Một số bài văn mẫu về văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

  • Nguyễn Dữ chưa rõ năm sinh năm mất.
  • Quê quán: huyện Trường Tân - Thanh Niệm - Hải Dương.
  • Cuộc đời
    • Ông sống vào nửa đầu thể kỷ XVI, từng là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm.
    • Thời kỳ này, chế độ phong kiến nhà Hậu Lê đã lâm vào khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực, loạn lạc liên miên.
    • Ông học rộng, tài cao, làm quan một năm rồi xin về, ông ẩn dật ở vùng núi rừng Thanh Hóa.

b. Tác phẩm

  • Trích từ tác phẩm "Truyền kỳ mạn lục".

c. Thể loại

  • Văn suôi tự sự, có nguồn gốc từ văn học Trung Quốc, thịnh hành từ thời Đường.
  • Tác phẩm gồn 20 truyện với nhiều đề tài.

d. Bố cục: 3 phần

  • Phần 1: Từ đầu đến cha mẹ đẻ mình: Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh, phẩm hạnh của Vũ Nương trong thời gian xa cách.
  • Phần 2: Qua năm sau… trót đã qua rồi: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
  • Phần 3: Còn lại: Vũ Nương được giải oan.

1.2. Đọc hiểu văn bản

a. Nhân vật Vũ Nương

  • Tính cách của Vũ Nương khi sống và khi tiễn chồng đi lính.
    • Người phụ nữ đẹp, thùy mị, nết na và giữ gìn khuôn phép.

    • Khi tiễn chồng đi lính không mong vinh hiển, áo gấm phong hầu. Luôn mong trở về bình an.

    • Là người vợ luôn biết cảm thông trước những nỗi vất vả, gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng.

    • Cảm thông những vất vả, gian lao của chồng.

    • Cảm thông cho cả nỗi niềm của người mẹ xa con.

  • Khi xa chồng
    • Đảm đang: Là người mẹ hiền, dâu thảo.
    • Một mình chăm con nhỏ, chăm sóc mẹ già tận tình, chu đáo. "Nàng hết sức thuốc thang ... lấy lời khôn khéo khuyên lơn". Khi mẹ chồng mất nàng hết lời thương xót, ma chay, tế lễ như đối với cha mẹ đẻ.
    • Là người vợ thủy chung yêu chồng tha thiết.
    • Tận tình, chu đáo rất mực yêu thương con.
    • Bao dung, vị tha, nặng lòng với gia đình.

Là người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu người phụ nữ Việt Nam.

  • Khi bị chồng nghi oan
    • Nàng đã phân trần với chồng.
    • Lời thoại 1: Tìm mọi cách để hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ đổ vỡ. "Thiếp vốn con kẻ khó ... cho thiếp". Nàng cầu xin chồng đừng nghi oan.
    • Lời thoại 2: Đau đớn thất vọng, đành phải cam chịu số phận, hoàn cảnh. "Thiếp sở dĩ ...Vọng Phu kia nữa".
    • Lời thoại 3: Thất vọng tột cùng, hành động quyết liệt bảo toàn danh dự."Kẻ bạc mệnh ... phỉ nhổ".

→ Đó là hành động quyết liệt để bảo toàn danh dự. Lời thề ai oán và phẫn uất, quyết lấy cái chết để chứng minh cho sự oan khuất và sự trong sạch của mình.

⇒ Vũ Nương là một người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục, lại đảm đang, tháo vác, thờ kính mẹ chồng, rất mực hiếu thảo, một lòng thủy chung với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình, song lại phải chết một cách oan trái, đau đớn.

b. Nhân vật Trương Sinh và nỗi oan khuất của Vũ Nương

  • Nhân vật Trương Sinh
    • Là con nhà giàu, thất học.
    • Là con người đa nghi, ghen tuông.
    • Vì mất mẹ nên tâm trạng nặng nề, không vui.
  • Nguyên nhân
    • Cuộc hôn nhân không bình đẳng và thế đứng của người chồng trong chế độ gia trưởng phong kiến.
    • Do chiến tranh phong kiến cũng chính là nguyên nhân gián tiếp.
    • Do lời nói ngây thơ của con trẻ đây là nguyên nhân trực tiếp.
    • Do Trương Sinh hồ đồ, độc đoán dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương.

⇒ Cái chết của Vũ Nương tố cáo xã hội phong kiến bất công đối với phụ nữ. Đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với người phụ nữ đức hạnh. Câu chuyện sinh động, hấp dẫn, khắc họa được tâm lý và tính cách nhân vật.

c. Yếu tố kì ảo

  • Là những yếu tố hoang đường nhưng vẫn rất thực và gần gũi.
  • Đó là các yếu tố về địa danh, thời điểm lịch sử, nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử và những chi tiết về trang phục của mỹ nhân.
  • Tình cảnh nhà Vũ Nương không người chăm sóc sau khi nàng mất.

⇒ Cách thực này làm cho thế giới kỳ ảo, lung linh, mơ hồ, trở nên gần với cuộc đời thực.

Bài tập minh họa

Đề: Phân tích nhân vật Vũ Nương qua đoạn trích "Chuyện người con gái Nam Xương".

Gợi ý làm bài

1. Mở bài

  • Người phụ nữ bình dân có truyền thống tốt đẹp về đạo đức, phẩm chất nhưng trong xã hội phong kiến nhưng chịu đau khổ.
  • Đọc “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ ta thương nàng Vũ Thị Thiết đã chịu đựng nỗi đau oan khuất.

2. Thân bài

  • Vũ Nương, người phụ nữ đẹp người, đẹp nết
    • Có tư tưởng tốt đẹp.
    • Người vợ dịu hiền, khuôn phép: chồng đi xa vẫn một lòng chung thủy, thương nhớ chồng khôn nguôi, mong chồng trở về bình yên vô sự, ngày qua tháng lại một mình vò võ nuôi con.
    • Người con dâu hiếu thảo: chăm nuôi mẹ chồng lúc đau yếu, lo việc ma chay, tế lễ chu toàn khi mẹ chồng mất.
  • Nỗi đau, oan khuất của nàng:
    • Người chồng đa nghi vì nghe lời con trẻ ngây thơ nên nghi oan, cho rằng nàng đã thất tiết.
    • Nàng đau khổ, khóc lóc bày tỏ nỗi oan với chồng nhưng chồng vẫn không nghe còn mắng nhiếc, đánh và đuổi nàng đi.
    • Không thể thanh minh được, nàng tìm đến cái chết để tỏ bày nỗi oan ức của mình.
    • Khi chết rồi Vũ Nương vẫn thiết tha với gia đình, muốn trở về quê cũ.
    • Ở thuỷ cung, nàng vẫn nhớ quê hương, có ngày tất phải tìm về.
    • Tìm về là để giải bày nỗi oan với chồng, với mọi người.
    • Nhưng nàng không thể trở về với nhân gian được nữa.

3. Kết bài

  • Vũ Nương tiêu biểu cho số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội cũ.
  • Nhân vật Vũ Nương để lại trong lòng người đọc nỗi cảm thương sâu sắc.

​3. Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương

“Truyền kỳ mạn lục” là một tác phẩm có giá trị của văn học cổ nước ta ở thế kỷ XVI, một tập truyện văn xuôi bằng chữ Hán đầu tiên ở Việt Nam. Truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” là một truyện hay trong tác phẩm đó được trích trong “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ. Để nắm được chi tiết văn bản, mời các em cùng tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Chuyện người con gái Nam Xương.

4. Hỏi đáp Bài Chuyện người con gái Nam Xương Ngữ Văn 9

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

5. Một số bài văn mẫu về văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ 16 trong 20 truyện trong sách Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Truyện được viết bằng chữ Hán, tên trong nguyên tác là “Nam Xương nữ tử thoại” và được dịch sang tiếng Việt là “Chuyện người con gái Nam Xương”. Chuyện được coi là một áng “thiên cổ kì bút”, viết về phẩm chất và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Để cảm nhận sâu sắc hơn về văn bản cũng như số phận của nhân vật Vũ Nương, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

- Cây lau chứng kiến việc Vũ Nương ngồi bên bờ Hoàng Giang than thở một mình rồi tự vẫn. Viết lại câu chuyện đó theo ngôi kể thứ nhất hoặc ngôi kể thứ ba

- Thuyết minh tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

- Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương

- Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương

- Suy nghĩ về kết thúc của Chuyện người con gái Nam Xương

- Phân tích giá trị nhân đạo trong Chuyện người con gái Nam Xương

- Cảm nhận về bi kịch của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương

- Suy nghĩ về kết thúc của Chuyện người con gái Nam Xương

- Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Vũ Nương

- Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương

- Đóng vai Vũ Nương kể lại Chuyện người con gái Nam Xương

- Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

- Yếu tố kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương

- Ý nghĩa cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương

- Kể lại câu chuyện Chuyện người con gái Nam Xương theo cách kể của em

- Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương

- Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

- Giá trị nhân đạo trong Chuyện người con gái Nam Xương

- Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương

-- Mod Ngữ văn 9 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp - Ngữ văn 9 Sự phát triển của từ vựng Sự phát triển của từ vựng - Ngữ văn 9 Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự - Ngữ văn 9 ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 9

Toán 9

Lý thuyết Toán 9

Giải bài tập SGK Toán 9

Trắc nghiệm Toán 9

Đại số 9 Chương 3

Hình học 9 Chương 2

Đề thi giữa HK1 môn Toán 9

Ngữ văn 9

Lý thuyết Ngữ Văn 9

Soạn văn 9

Soạn văn 9 (ngắn gọn)

Văn mẫu 9

Soạn bài Làng

Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 9

Tiếng Anh 9

Giải bài Tiếng Anh 9

Giải bài tập Tiếng Anh 9 (Mới)

Trắc nghiệm Tiếng Anh 9

Unit 4 Lớp 9

Tiếng Anh 9 mới Unit 5

Đề thi giữa HK1 môn Tiếng Anh 9

Vật lý 9

Lý thuyết Vật lý 9

Giải bài tập SGK Vật Lý 9

Trắc nghiệm Vật lý 9

Vật Lý 9 Chương 2

Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 9

Hoá học 9

Lý thuyết Hóa 9

Giải bài tập SGK Hóa học 9

Trắc nghiệm Hóa 9

Ôn tập Hóa học 9 Chương 2

Đề thi giữa HK1 môn Hóa 9

Sinh học 9

Lý thuyết Sinh 9

Giải bài tập SGK Sinh 9

Trắc nghiệm Sinh 9

Ôn tập Sinh 9 Chương 4

Đề thi giữa HK1 môn Sinh 9

Lịch sử 9

Lý thuyết Lịch sử 9

Giải bài tập SGK Lịch sử 9

Trắc nghiệm Lịch sử 9

Lịch sử 9 Chương 5 Lịch Sử Thế Giới

Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 9

Địa lý 9

Lý thuyết Địa lý 9

Giải bài tập SGK Địa lý 9

Trắc nghiệm Địa lý 9

Địa Lý 9 Địa Lý Kinh tế

Đề thi giữa HK1 môn Địa lý 9

GDCD 9

Lý thuyết GDCD 9

Giải bài tập SGK GDCD 9

Trắc nghiệm GDCD 9

GDCD 9 Học kì 1

Đề thi giữa HK1 môn GDCD 9

Công nghệ 9

Lý thuyết Công nghệ 9

Giải bài tập SGK Công nghệ 9

Trắc nghiệm Công nghệ 9

Công nghệ 9 Quyển 3

Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 9

Tin học 9

Lý thuyết Tin học 9

Giải bài tập SGK Tin học 9

Trắc nghiệm Tin học 9

Tin học 9 Chương 2

Đề thi giữa HK1 môn Tin học 9

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 9

Tư liệu lớp 9

Xem nhiều nhất tuần

Đề thi giữa HK1 lớp 9

Đề thi giữa HK2 lớp 9

Đề thi HK1 lớp 9

Đề thi HK2 lớp 9

Công nghệ 9 Bài 5: Thực hành nối dây dẫn điện

5 bài văn mẫu về Kiều ở lầu Ngưng Bích

Văn mẫu Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

6 bài văn mẫu về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

5 bài văn mẫu bài thơ Bếp lửa

5 bài văn mẫu chọn lọc về văn bản Chiếc lược ngà

8 bài văn mẫu Chuyện người con gái Nam Xương

6 bài văn mẫu truyện ngắn Làng hay

Lặng lẽ Sa Pa

Tiếng Anh Lớp 9 Unit 4

Ánh trăng

Làng

Tiếng Anh Lớp 9 Unit 3

Bếp lửa

Video Toán NC lớp 9- Luyện thi vào lớp 10 Chuyên Toán

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » đọc Hiểu Văn Bản Chuyện Người Con Gái Nam Xương