De đọc Hiểu Chuyện Người Con Gái Nam Xương - Cùng Hỏi Đáp

Đề đọc – hiểu trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về đoạn trích, hình tượng nhân vật, vị trí tác phẩm trong nền văn học trung đại…

Dưới đây, cô chia sẻ với các em một số đề đọc – hiểu trọng tâm liên quan đến tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.

Một số đề Đọc – hiểu tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

Đề bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“ - Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.”

(SGK Ngữ văn 9, tập I, trang 48) a. Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? b. Đây là lời của ai nói với ai? c. Ý nghĩa của lời thoại trên là gì?

Gợi ý:

a.

Đoạn văn trích trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”- Nguyễn Dữ.

b. Đây là lời thoại của nhân vật Vũ Nương nói với Trương Sinh trong cảnh trở về ở phần kết “Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ

c. Ý nghĩa của lời thoại:

+ Khẳng định và hoàn thiện vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương: trọng ơn nghĩa, bao dung độ lượng và khao khát được phục hồi danh dự. (1,0 điểm) + Góp phần tạo nên một kết thúc vừa có hậu vừa mang tính bi kịch: mặc dù Vũ Nương được giải oan nhưng sự mất mát của nàng thì không thể bù đắp được. (0,5 điểm) + Góp phần tố cáo xã hội phong kiến bất công, không cho con người có quyền được sống hạnh phúc nơi trần thế.

Đề 2: Đọc đoạn văn sau:

“Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cát én lìa đàn, nước thấm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.”

(Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN, 2015, trang 45) a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giá? (0,5 điển) b. Chỉ ra cặp đại tự xưng hô trong đoạn văn trên. (0,5 điểm)

c. Cụm từ nghi gia nghi thất có nghĩa là gì? (0,5 điểm)

d. Nêu hàm ý của câu văn: Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cát én lìa đàn, nước thấm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa. (0,5 điểm)

Gợi ý: a. Đoạn trích trên thuộc tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. b. Đại từ xưng hô: thiếp, chàng c. Cụm từ nghi gia nghi thất: nên cửa nên nhà, ý nói thành vợ thành chồng, cùng xây dựng hạnh phúc gia đình. d. Nàng đã nói lên nỗi đau đớn thất vọng khi không hiểu sao mình bị nghi oan, bị đối xử bất công. Đồng thời đó còn là sự tuyệt vọng đến cùng cực khi khao khát của cả đời nàng vun đắp đã tan vỡ. Tình yêu không còn. Cả nỗi đau khỏ chờ chồng đến hoá đá như trước đây cũng không còn có thể làm được nữa.

Đề 3: Sau đây là một phần của cuộc trò chuyện giữa Phan Lang và Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Du):

“Phan nói: - Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử có gai rợp mắt, nương tử dù không nghĩ đến nhưng tiên nhân của nương tử còn mong đợi thì sao?” Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc rồi quả quyết đổi giọng mà rằng: - Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi để mang tiếng xấu xa. Và chăng ngựa hồ

Gươm gió bấc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày”.

(Trích Ngữ văn 9 tập 1) a. Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương trong hoàn cảnh nào? Từ “tiên nhân” được nhắc tới trong lời của Phan Lang để chỉ những ai? b. Vì sao khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương “ứa nước mắt khóc” và quả quyết “tôi tất phải tìm về có ngày”. Gợi ý: a. - Phan Lang nói chuyện với Vũ Nương trong hoàn cảnh: - Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa sau đó gặp nạn rồi được Linh Phi cứu giúp, gặp Vũ Nương dưới thủy cung. - “tiên nhân” chỉ Trương Sinh – Chồng Vũ Nương. b. Khi nghe Phan Lang nói Vũ Nương “ứa nước mắt khóc “và” quả quyết tìm về có ngày”: + Vũ Nương còn nặng tình nặng nghĩa với chồng con + Hoàn chỉnh thêm về nét đẹp của người con gái thủy chung, nhân hậu qua nhân vật Vũ Nương

+ Vũ Nương dù chết vẫn muốn rửa oan, bảo toàn danh dự và nhân phẩm.

Từ khóa » đọc Hiểu Văn Bản Chuyện Người Con Gái Nam Xương