Chuyện Nọ Xọ Chuyện Kia - Tuổi Trẻ Online
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />
Phóng to |
Này nhé! Trong xã hội xưa, nghề thằng mõ là thấp kém nhất, chỉ dành cho hạng ngụ cư, hạng khố rách áo ôm. Khi trong làng có việc gì từ ma chay đến cưới xin... thì thằng mõ phải gõ mõ đi rao khắp nơi để đưa thông tin đến thiên hạ. Dụng cụ hành nghề là thanh bằng tre hoặc bằng gỗ trong rỗng để khi đánh vào kêu “cốc cốc” hoặc “đốp đốp” (tùy dùi đánh vào) - phổ biến nhất là mõ bằng gộc tre được uốn khoăm khoăm hai đầu.
Khi gõ mõ phải rao lên: “Tôi trình làng nước...”. Công việc này nặng nhọc, bất kể đàn anh nào trong làng sai bảo cũng được, bất kể thời gian, mưa, nắng... Nếu là thông báo chuyện hiếu hỉ, khao vọng... thì sau khi xong việc, người ta dọn cho một cỗ ngồi một mình mà ăn, cỗ này gọi là “cỗ tiến dư” - sống bằng của dư thừa trong thiên hạ. “Lương” hằng năm là một số thóc, hoặc một số công điền do dân làng góp lại trả.
Thế nhưng, thằng mõ cũng có cách “chảnh” rất tinh quái. Trong chèo “Quan Âm Thị Kính”, có nhân vật Mẹ Đốp. Mụ vênh mặt: “Một mình tôi cả xã ngóng trông/ Điều phải trái tôi nay trước bảo”. Nghe thế, Xã Trưởng quát: “Láo! Mày trước bảo dân thì chẳng hóa ra mày là bà tiên chỉ của làng này à?”. Mẹ Đốp: “Dạ, nó thế này ạ: Có công việc gì thầy sai con đi rao mõ thì dân làng mới biết, thế chẳng phải trước bảo là gì ạ?”. Xã Trưởng: “Nhưng phải nói rõ là đi rao mõ!”. Mẹ Đốp: “Từ việc hỉ cho chí việc hảo - Giấy quan về là báo đến tôi - Tôi chưa ra, là làng chửa được ngồi”. Xã Trưởng: “A, con mẹ này, nhật nhật đa hỉ, lộng giả thành chân, ngày càng láo!”. Mẹ Đốp: “Ấy, thưa thầy, để con nói đã. Con chửa ra giải chiếu thì các cụ ngồi vào đâu ạ?”.
Kiểu chơi chữ này, ta còn thấy ở nhân vật Đồ Điếc. Trong chèo xử lý rất khéo khi Đồ Điếc hỏi: “Dâm phong là nó làm sao?”. Xã Trưởng đáp: “Là nó chửa ra”. Đồ Điếc: “Nó chửa ra thì tôi hãy về cái đã...”. Xã Trưởng: “Nó chửa ra là nó hoang thai kia mà. Là trong bụng nó có con lúc nhúc như hang cá trê ấy”. Đồ Điếc: “Thế thì cho mẹ mõ đi lấy mấy cái dọc mùng về nấu”. Xã Trưởng: “Nấu cái gì?”. Đồ Điếc: “Sao bảo là cá trê? Tôi tính thầy Lý đã cho mời dân ra đây thì đập mõ gõ thớt, hãy cho con mẹ mõ cầm tiền đi mua vài chai rượu về uống suông đã rồi sẽ bàn”. Đúng là chuyện nọ xọ chuyện kia!
Phóng to |
Thủ pháp này, ta còn thấy ở chèo “Trương Viên” cũng “duyên dáng” không kém. Trương Viên bảo lính hầu tìm ca kỹ về hát giải buồn, y bảo: “Thưa thầy, ở ngoài chợ có hai mẹ con bà lão xẩm. Bẩm, cô con mù nhưng vẫn còn trông được ạ!”. Có tiếng đế vọng lên: “Sao mù mà lại trông được?”. Lính hầu: “Trông được là trông ưa nhìn ấy chứ!”. Cách giải thích xem ra... trớt quớt, nhưng có lý!
Đúng là “chuyện nọ xọ chuyện kia”, nhưng nghĩ về “quan chi phụ mẫu” như thế thì... đểu thật! Tuy nhiên, ngẫm lại mà xem...
LÊ MINH QUỐC
Tuổi Trẻ Cười Xuân Canh Dần 2010 hiện đã có mặt tại các sạp báo. Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này. Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái! |
Từ khóa » Cái Nọ Xọ Cái Kia
-
Chuyện Nọ Xọ Chuyện Kia Là Gì? - Từ điển Thành Ngữ Tiếng Việt
-
Chuyện Nọ Xọ Chuyện Kia… - Báo An Ninh Thế Giới - Báo Mới
-
Lan Man Từ Chuyện Nọ Xọ Chuyện Kia… - day
-
Chuyện Nọ Xọ Chuyện Kia… - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
-
Nghĩa Của Từ Xọ - Từ điển Việt - Tra Từ
-
Cái Này Cái Nọ Xọ Cái Kia - Imagine
-
Chuyện Nọ Xọ Chuyện Kia. - PN-Hiệp
-
Chuyện Nọ Xọ Chuyện Kia - Tạp Chí Kinh Tế Sài Gòn - Saigon Times
-
Từ Chuyện Nọ Xọ Chuyện Kia Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt
-
Từ Điển - Từ Chuyện Nọ Xọ Chuyện Kia Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Từ Điển - Từ Xọ Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Chú Chó Bị Bệnh Không Có Mũi, Răng Cái Nọ Xọ Cái Kia - Kenh14
-
Tìm Tiếng Chứa Yê Hoặc Ya điền Vào Chỗ Trống - Olm