Chuyện Thạch Sanh - Phạm Hoài Nhân
Có thể bạn quan tâm
Nhãn
- Văn hóa - Du lịch
- Thư giãn
- Suy tư
- Chuyện đời
- Công nghệ thông tin
- Thơ - Văn - Nhạc
- Lan man
- Theo dòng
26 thg 1, 2012
Chuyện Thạch Sanh
Thạch Sanh là truyện thơ Nôm Việt Nam, viết theo thể lục bát, của một tác giả khuyết danh, ra đời khoảng cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19. Cốt truyện Thạch Sanh ai cũng biết, tóm tắt vầy: Thạch Sanh trong truyện tranh Thạch Sanh mồ côi, làm nghề đốn củi, sống một mình trong một túp lều dưới gốc đa. Có thằng cha nấu rượu tên Lý Thông tới kết nghĩa anh em. Trong vùng có một con Chằn tinh, hàng năm phải nộp cho nó một mạng người mới được yên thân.Năm đó tới lượt Lý Thông phải nộp mạng. Cha này bèn lập mưu để Thạch Sanh đi thế mạng. Dè đâu Thạch Sanh đã uýnh và giết Chằn tinh chết queo. Lý Thông xí gạt Thạch Sanh để đoạt công, và y được nhà vua phong làm đô đốc.Bấy giờ có công chúa Quỳnh Nga xinh đẹp, một hôm bị Đại bàng tinh sà xuống lượm đi mất. Nhà vua biểu đô đốc Lý Thông đi kiếm, và hứa khi kiếm được sẽ gả công chúa và truyền ngôi cho.Lúc công chúa lâm nạn, Thạch Sanh đang ở bên gốc đa, bỗng nhìn thấy Đại bàng cắp người bay qua, liền giương cung bắn một phát, trúng chóc một bên cánh. Lần theo vết máu, Thạch Sanh biết được cái hang ẩn náu của Đại bàng.Lý Thông gà mờ, đâu biết làm sao cứu công chúa, bèn tìm đến Thạch Sanh. Nghe Thạch Sanh kể chuyện, Lý Thông liền nhờ Thạch Sanh tìm cách giải cứu. Nhưng đến khi Thạch Sanh xuống tìm rồi dùng dây đưa được công chúa lên khỏi hang, thì Lý Thông liền cho quân lính lấy đá lấp kín cửa hang cho Thạch Sanh... chết mẹ nó luôn. Còn Lý Thông tí tởn về nhà, đòi vua cho làm phò mã.Trong hang, Thạch Sanh đã uýnh nhau một trận dữ dội với Đại bàng, giết ác thú chết ngỏm. Chàng còn cứu được thái tử con vua Thủy Tề. Để đền ơn, vua Thủy Tề mời Thạch Sanh xuống thủy cung chơi, và còn tặng chàng một cây đàn thần. Thạch Sanh trên phim Vì oán Thạch Sanh, hồn Chằn tinh và Đại bàng lấy trộm châu báu trong cung rồi vu cho chàng. Thạch Sanh bị tống giam. Trong ngục, chàng lấy cây đàn thần ra gảy để bày tỏ nỗi lòng.Nói về công chúa Quỳnh Nga, vì thấy Lý Thông sai lính lấp hang, mưu hại Thạch Sanh, nên tức quá câm luôn. Nay nghe được tiếng đàn của Thạch Sanh, công chúa tự nhiên nói được và kể với vua mọi chuyện. Nhà vua truyền lệnh bắt giam mẹ con Lý Thông, nhưng được Thạch Sanh xin tha cho. Trên đường trở về làng, mẹ con Lý Thông bị sét đánh chết, hóa thành loài bọ hung.Thạch Sanh được vua cho cưới công chúa Quỳnh Nga. Tức giận vì trước đây bị công chúa từ chối lời cầu hôn, thái tử 18 nước chư hầu cùng kéo quân sang đánh. Thạch Sanh đem cây đàn thần ra đánh từng tứng tưng. Tiếng đàn làm quân đối phương rã rời vì nhớ quê, nhớ vợ con...nên không đánh cũng tan. Trước khi rút về nước, đội quân đông đảo ấy còn được Thạch Sanh cho ăn một bữa cơm. Niêu cơm tuy nhỏ nhưng ăn bao nhiêu cũng không hết.Đất nước thái bình. Sau, Thạch Sanh được nối ngôi vua.--- Thạch Động Hà Tiên, nơi gắn với truyền thuyết Thạch Sanh Đó là chuyện Thạch Sanh, còn đây là buổi đàm đạo của cha con Hai Ẩu và Bùm: HA: Tóm tắt lại, Lý Thông là cà chớn, là lưu manh, là mất dạy. Còn Thạch Sanh, tuy có hơi khờ khạo chút, nhưng tài giỏi, đức độ. Bùm: Dạ phải, Lý Thông đáng ghét. Thạch Sanh đáng yêu! HA: Người đời sau, tức là bi giờ nè, có câu thơ sau: Bác ơi ngó xuống mà trôngThạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều hoặc là Loài người càng lúc càng đôngThạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều. Bùm: Là sao ba? HA: Là chung quanh ta lắm người xấu như Lý Thông, ít người tốt như Thạch Sanh. Bùm: Vậy sao? Vậy ba là Thạch Sanh hay Lý Thông? HA: Hừ hừ, hỏi vậy sao trả lời được? Còn 1 chi tiết này mọi người không để ý đến nè, nay ba công bố cho con được biết. Bùm: Chi tiết gì? Ba nói đi! HA: Con đã từng đến thăm Thạch động Hà Tiên rồi, tương truyền rằng nơi ấy chính là hang sâu nơi Thạch Sanh chui xuống giết đại bàng, còn cả một giếng ngầm thông ra biển, được cho là đường xuống thủy cung. Bùm: Con nhớ rồi! HA: Như vậy, xuất xứ của câu chuyện là ở miệt Hà Tiên, nơi biên giới Việt - Miên. Theo con họ Thạch là họ của người Khmer hay người Việt? Họ Lý là người Việt hay người Khmer? Bùm: Ơ, họ Thạch là người Khmer, họ Lý là người Việt. HA: Chính xác! Vậy tác giả câu chuyện ngầm nói: người Khmer thật thà, chất phác nhưng tài giỏi; còn người Việt bất tài nhưng láo cá, nham hiểm. Bùm: Trời đất! Ba xuyên tạc chuyện cổ tích quá. HA: Ai biết được? Ba nghĩ vậy đó. Vậy theo con, con là Lý Thông hay Thạch Sanh? Hai Ẩu Nhãn: Chuyện đời, Thư giãnKhông có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)Cảm nhận Việt Nam
Đất nước, con người Đồng Nai
Amazing Vietnam
Đang tải...Những bài được đọc nhiều trong tuần
- Chuyện về Măng Đen và Đức Mẹ Măng Đen Thời chiến tranh, chiến trường vô cùng khốc liệt ở Tây nguyên, nhất là vùng đất mà nay là Pleiku, Kon Tum. Những địa danh Plei Me, Đắk Tô - ...
- Nhà thờ Song Vĩnh Song Vĩnh là một khu phố nhỏ thuộc phường Tân Phước, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đó là nói theo địa danh hành chánh hiện nay, ch...
- Nhớ nhớ xưa kia, non nước an lạc thái bình Nhớ nhớ xưa kia, non nước an lạc thái bình, thái thái bình Muôn hoa xinh tươi Có cô Mỵ Nương, tuổi xuân vừa lên đôi tám Xinh tươi như hoa, đ...
- Nhất Dương Chỉ - Nhị Thiên Đường - Tam Tông Miếu Ai ở miền Nam ngày trước chắc đều biết hoặc nghe mấy câu: Nhất Dương Chỉ - Nhị Thiên Đường - Tam Tông Miếu. .. Tiếp theo là Tứ đổ tường - N...
- Thánh đường Hồi giáo xưa nhất Sài Gòn Ngôi thánh đường Hồi giáo được ghi nhận xưa nhất Sài Gòn là Thánh đường Rahim, tọa lạc tại 45 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Nguyễn Thái Bình, qu...
- Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền Anh có thương em thì cho bạc, cho tiền Đừng cho lúa gạo kẻo xóm giềng cười chê... Dân Cần Thơ chắc a...
- Trường Dục Thanh Đa số các tour du lịch đến Phan Thiết đều có ghé thăm trường Dục Thanh, với lời giới thiệu: đây là nơi thầy giáo Nguyễn Tất Thành - tức chủ ...
Phân loại theo nội dung
Bài báo (231) Chuyện đời (232) Công nghệ thông tin (191) Kinh doanh (48) Ký ức (30) Lan man (137) Lịch sử (18) Social Media (61) Suy tư (266) Theo dòng (78) Thơ - Văn - Nhạc (174) Thư giãn (393) Văn hóa - Du lịch (881)Tôi là ai, là ai, mà yêu quá đời này?
Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôiBài đã lưu
- ► 2024 (55)
- ► tháng 12 (3)
- ► tháng 11 (5)
- ► tháng 10 (4)
- ► tháng 9 (7)
- ► tháng 8 (5)
- ► tháng 7 (5)
- ► tháng 6 (3)
- ► tháng 5 (11)
- ► tháng 4 (2)
- ► tháng 3 (4)
- ► tháng 2 (3)
- ► tháng 1 (3)
- ► 2023 (63)
- ► tháng 12 (8)
- ► tháng 11 (6)
- ► tháng 10 (8)
- ► tháng 9 (6)
- ► tháng 8 (6)
- ► tháng 7 (4)
- ► tháng 5 (6)
- ► tháng 4 (6)
- ► tháng 3 (4)
- ► tháng 2 (7)
- ► tháng 1 (2)
- ► 2022 (90)
- ► tháng 12 (2)
- ► tháng 11 (5)
- ► tháng 10 (16)
- ► tháng 9 (12)
- ► tháng 8 (8)
- ► tháng 7 (7)
- ► tháng 6 (7)
- ► tháng 5 (10)
- ► tháng 4 (9)
- ► tháng 3 (8)
- ► tháng 2 (2)
- ► tháng 1 (4)
- ► 2021 (104)
- ► tháng 12 (7)
- ► tháng 11 (16)
- ► tháng 10 (19)
- ► tháng 9 (6)
- ► tháng 8 (5)
- ► tháng 7 (12)
- ► tháng 6 (4)
- ► tháng 5 (10)
- ► tháng 4 (7)
- ► tháng 3 (7)
- ► tháng 2 (9)
- ► tháng 1 (2)
- ► 2020 (79)
- ► tháng 12 (3)
- ► tháng 11 (2)
- ► tháng 10 (8)
- ► tháng 9 (12)
- ► tháng 8 (12)
- ► tháng 7 (5)
- ► tháng 6 (4)
- ► tháng 5 (4)
- ► tháng 4 (17)
- ► tháng 3 (8)
- ► tháng 2 (2)
- ► tháng 1 (2)
- ► 2019 (63)
- ► tháng 12 (4)
- ► tháng 11 (6)
- ► tháng 10 (5)
- ► tháng 9 (8)
- ► tháng 7 (5)
- ► tháng 6 (4)
- ► tháng 5 (8)
- ► tháng 4 (7)
- ► tháng 3 (7)
- ► tháng 2 (2)
- ► tháng 1 (7)
- ► 2018 (97)
- ► tháng 12 (7)
- ► tháng 11 (8)
- ► tháng 10 (10)
- ► tháng 9 (8)
- ► tháng 8 (9)
- ► tháng 7 (6)
- ► tháng 6 (8)
- ► tháng 5 (8)
- ► tháng 4 (9)
- ► tháng 3 (8)
- ► tháng 2 (7)
- ► tháng 1 (9)
- ► 2017 (110)
- ► tháng 12 (2)
- ► tháng 11 (12)
- ► tháng 10 (16)
- ► tháng 9 (7)
- ► tháng 8 (7)
- ► tháng 7 (7)
- ► tháng 6 (16)
- ► tháng 5 (6)
- ► tháng 4 (3)
- ► tháng 3 (14)
- ► tháng 2 (10)
- ► tháng 1 (10)
- ► 2016 (102)
- ► tháng 12 (4)
- ► tháng 11 (6)
- ► tháng 10 (7)
- ► tháng 9 (9)
- ► tháng 8 (7)
- ► tháng 7 (6)
- ► tháng 6 (8)
- ► tháng 5 (10)
- ► tháng 4 (13)
- ► tháng 3 (13)
- ► tháng 2 (7)
- ► tháng 1 (12)
- ► 2015 (156)
- ► tháng 12 (9)
- ► tháng 11 (12)
- ► tháng 10 (14)
- ► tháng 9 (13)
- ► tháng 8 (10)
- ► tháng 7 (12)
- ► tháng 6 (14)
- ► tháng 5 (14)
- ► tháng 4 (17)
- ► tháng 3 (19)
- ► tháng 2 (9)
- ► tháng 1 (13)
- ► 2014 (189)
- ► tháng 12 (12)
- ► tháng 11 (15)
- ► tháng 10 (17)
- ► tháng 9 (16)
- ► tháng 8 (20)
- ► tháng 7 (22)
- ► tháng 6 (15)
- ► tháng 5 (13)
- ► tháng 4 (15)
- ► tháng 3 (15)
- ► tháng 2 (22)
- ► tháng 1 (7)
- ► 2013 (270)
- ► tháng 12 (13)
- ► tháng 11 (16)
- ► tháng 10 (29)
- ► tháng 9 (30)
- ► tháng 8 (30)
- ► tháng 7 (30)
- ► tháng 6 (16)
- ► tháng 5 (26)
- ► tháng 4 (24)
- ► tháng 3 (16)
- ► tháng 2 (11)
- ► tháng 1 (29)
- ► 2011 (150)
- ► tháng 12 (22)
- ► tháng 11 (15)
- ► tháng 10 (15)
- ► tháng 9 (18)
- ► tháng 8 (9)
- ► tháng 7 (13)
- ► tháng 6 (13)
- ► tháng 5 (12)
- ► tháng 4 (7)
- ► tháng 3 (9)
- ► tháng 2 (6)
- ► tháng 1 (11)
- ► 2010 (56)
- ► tháng 12 (14)
- ► tháng 11 (18)
- ► tháng 10 (21)
- ► tháng 9 (1)
- ► tháng 1 (2)
- ► 2009 (3)
- ► tháng 5 (1)
- ► tháng 2 (2)
Thống kê lượt đọc
Từ khóa » Tác Giả Truyện Thạch Sanh Lý Thông Là Ai
-
Thạch Sanh - Tác Giả, Nội Dung, Bố Cục, Tóm Tắt, Dàn ý - Haylamdo
-
Thạch Sanh - Tác Giả Tác Phẩm (mới 2022) | Ngữ Văn Lớp 6 Cánh Diều
-
Thạch Sanh (truyện Thơ) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thạch Sanh (Khái Quát Tác Giả, Tóm Tắt, Giá Trị Nội Dung, Soạn Bài ...
-
Thạch Sanh | Tác Giả - Tác Phẩm Văn 6
-
Thạch Sanh: Tác Giả, Bố Cục, Tóm Tắt Nội Dung Chính, Dàn ý
-
Truyện Cổ Tích Thạch Sanh - Lý Thông
-
Tác Giả Của Truyện Thạch Sanh Lý Thông - Hàng Hiệu
-
Thạch Sanh - Hoàn Cảnh Sáng Tác, Dàn ý Phân Tích Tác Phẩm
-
Truyện Cổ Tích Thạch Sanh - Lý Thông - Truyện Dân Gian - Hỏi Gì 247
-
Trong Truyện Thạch Sanh, Lý Thông Là Nhân Vật Như Thế Nào?
-
Thạch Sanh - Lý Thông - Truyện Cổ Tích
-
Trong Truyện, Hai Nhân Vật Thạch Sanh Và Lý Thông Luôn đối Lập ...
-
Kể Chuyện Thạch Sanh Bằng Lời Của Em (13 Mẫu) - Văn 6