Thạch Sanh - Hoàn Cảnh Sáng Tác, Dàn ý Phân Tích Tác Phẩm
Có thể bạn quan tâm
Thạch Sanh - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giới thiệu Nội dung tác phẩm, Hoàn cảnh sáng tác nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 6. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.
Truyện cổ tích Thạch Sanh
- I. Đôi nét về văn bản Thạch Sanh
- II. Dàn ý phân tích văn bản Thạch Sanh
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 6 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 6.
I. Đôi nét về văn bản Thạch Sanh
1. Thể loại: truyện cổ tích
- Thạch Sanh thuộc nhóm truyện cổ tích có nhân vật chính là người mồ côi và có tài năng kì lạ.
2. Phương thức biểu đạt
- PTBĐ chính là tự sự
3. Tóm tắt văn bản Thạch Sanh
a. Các diễn biến, sự kiện chính của câu chuyện.
- Thạch Sanh ra đời.
- Thạch Sanh lớn lên học võ và phép thần thông.
- Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông.
- Mẹ con Lí Thông lừa Thạch Sanh đi chết thay cho mình.
- Thạch Sanh diệt chằn tinh bị Lí Thông cướp công.
- Thạch Sanh diệt đại bàng cứu công chúa, lại bị Lí Thông cướp công.
- Thạch Sanh cứu thái tử, con vua Thủy Tề, thoát khỏi hang nhưng bị vu oan vào tù.
- Thạch Sanh được giải oan, lấy công chúa làm vợ.
- Thạch Sanh chiến thắng quân 18 nước chư hầu.
- Thạch Sanh lên ngôi vua.
b. Đoạn văn tóm tắt câu chuyện
Thạch Sanh vốn mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống lủi thủi trong túp lều dưới gốc đa và gia tài chỉ có lưỡi búa cha để lại. Thấy Thạch Sanh khỏe, Lý Thông lân la kết nghĩa huynh đệ. Thạch Sanh về sống với mẹ con Lý Thông. Trong vùng có một con chằn tinh hung dữ, mỗi năm người dân phải nộp người cho nó ăn thịt. Tới phiên Lý Thông , hắn lừa Thạch Sanh đi nộp mạng thay mình. Thạch Sanh giết chết chằn tinh, Lý Thông lại lừa chàng đi trốn rồi cướp công của Thạch Sanh. Trong ngày hội nhà vua kén phò mã, công chúa bị đại bàng quắp đi. Thạch Sanh thấy đại bàng cắp người thì bắn nó và lần theo dấu máu vào hang cứu công chúa. Lý Thông lại một lần nữa lừa Thạch Sanh, hắn lấp miệng hang nhốt chàng dưới vực. Thạch Sanh giết đại bàng và cứu con vua Thủy Tề, chàng được tặng nhiều vàng bạc nhưng chỉ xin một cây đàn trở về gốc đa. Hồn chằn tinh và đại bàng vu oan cho Thạch Sanh, chàng bị bắt vào ngục. Trong ngục chàng lôi đàn ra gẩy kể về nỗi oan khiên của mình. Lý Thông bị trừng trị, Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh, Thạch Sanh mang đàn ra gảy, 18 nước chư hầu xin hàng, Thạch Sanh nấu cơm thết đãi. Quân sĩ coi thường, ăn mãi không hết, họ kính phục rút quân về nước.
(Mời các bạn tham khảo thêm các bài tóm tắt khác của truyện cổ tích Thạch Sanh tại đây)
4. Bố cục của văn bản Thạch Sanh
- Gồm 3 phần:
STT | Giới hạn | Nội dung |
Phần 1 | Từ đầu → "mọi phép thần thông" |
|
Phần 2 | "Một hôm, có người hàng rượu" → "hóa kiếp thành bọ hung" |
|
Phần 3 | Phần còn lại |
|
5. Giá trị nội dung của văn bản Thạch Sanh
Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân, bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lý xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.
6. Giá trị nghệ thuật của văn bản Thạch Sanh
- Truyện sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa (sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần…)
- Sử dụng nghệ thuật kể chuyện dân gian:
- Kể chuyện theo trình tự thời gian, chuyện gì xảy ra trước thì kể trước, chuyện gì xảy ra sau thì kể sau.
- Nội dung câu chuyện xoay quanh một nhân vật chính là Thạch Sanh với mô tip quen thuộc (sinh ra, lớn lên, gặp khó khăn, biến cố nhưng vượt qua và dành chiến thắng, kết hôn, bảo vệ tổ quốc, lên ngôi vua)
- Xây dựng hai nhân vật đối lập: 2 nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông đối lập nhau một cách toàn diện, sâu sắc. Đó là sự đối lập giữa thiện và ác; lao động và bóc lột; thực thà, trung hậu và lừa dối, xảo trá; vị tha và vị kỉ; anh hùng và bạo ngược; cao thượng và thấp hèn.
II. Dàn ý phân tích văn bản Thạch Sanh
1. Mở bài
- Giới thiệu về thể loại truyện cổ tích (khái niệm, các kiểu nhân vật, đặc sắc về nội dung và nghệ thuật…)
- Giới thiệu về truyện cổ tích “Thạch Sanh” (tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
2. Thân bài
a. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh
- Là thái tử con của Ngọc Hoàng xuống đầu thai
- Mẹ mang thai nhiều năm vẫn chưa sinh nở, người cha lâm bệnh, chết mãi về sau thì mới hạ sinh Thạch Sanh
- Mồ côi cha lớn lên bằng nghề kiểm củi, không lâu thì mẹ qua đời
- Được thần dạy đủ võ nghệ và tài giỏi
→ Vừa bình thường, vừa khác thường. Bình thường ở chỗ Thạch Sanh là con của nông dân, sống nghèo khổ bằng nghề tiều phu. Khác thường ở chỗ Thạch Sanh là thái tử con của Ngọc Hoàng, được mang thai trong thời gian dài, được chỉ dạy võ nghệ tinh thông -Bình thường:
→ Thể hiện ước mơ niềm tin con người bình thường cũng có tài năng hơn người.
b. Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh
- Bị mẹ con Lý Thông lừa đến miếu hoang để thế mạng. Giết được chằn tinh, nhặt được cung tên vàng, bị Lý Thông cướp công.
- Xuống cứu công chúa lại bị Lý Thông lấp cửa hang về giành chiến tích.
- Giết đại bàng, cứu được con trai vua Thủy tề và được tặng cây đàn thần
- Bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù, Thạch Sanh bị vu oan và bị bắt vào ngục.
- Tự minh oan cho mình
- Thật thà kể lại mọi chuyện
→ Thạch Sanh được minh oan. Vua giao cho Thạch Sanh xét xử hai mẹ con Lí Thông nhưng chàng không giết mà cho về quê làm ăn, trên được về thị bị sét đánh chết, hóa thành con bọ hung. Điều này cho thấy quan niệm ở hiền gặp lành, ác giả ác báo của nhân dân ta
→ Thạch Sanh là chàng trai dũng cảm, tài năng, thật thà, chất phác và khoan dung.
c. Thạch Sanh cưới công chúa, lên ngôi vua và lui yên quân chư hầu
- Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh, lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kỳ
- Hoàng tử bị công chúa từ hôn nổi giận, binh lính mười tám nước kéo sang đánh
- Thạch Sanh một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc, tiếng đàn của chàng khiến binh lính phải cởi áo xin hàng và dọn cơm thết đãi những kẻ thua trận
- Thạch Sanh lên ngôi vua
3. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:
- Nội dung: Truyện thể hiện ước mơ đạo lí của nhân dân: Thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà, hòa bình thắng chiến tranh…
- Nghệ thuật: sử dụng chi tiết tưởng tượng thần kì, xây dựng hai nhân vật tương phản, đối lập
- Bài học cho bản thân: tin tưởng vào sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, biết nhận diện cái ác, cái xấu….
Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Thạch Sanh - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 6, văn mẫu lớp 6 cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài.
Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 6. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.
Các bài liên quan đến tác phẩm:
- Soạn bài lớp 6: Thạch Sanh
- Soạn Văn 6: Thạch Sanh
- Phân tích truyện cổ tích Thạch Sanh - Lí Thông
Từ khóa » Tác Giả Truyện Thạch Sanh Lý Thông Là Ai
-
Thạch Sanh - Tác Giả, Nội Dung, Bố Cục, Tóm Tắt, Dàn ý - Haylamdo
-
Thạch Sanh - Tác Giả Tác Phẩm (mới 2022) | Ngữ Văn Lớp 6 Cánh Diều
-
Thạch Sanh (truyện Thơ) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thạch Sanh (Khái Quát Tác Giả, Tóm Tắt, Giá Trị Nội Dung, Soạn Bài ...
-
Thạch Sanh | Tác Giả - Tác Phẩm Văn 6
-
Thạch Sanh: Tác Giả, Bố Cục, Tóm Tắt Nội Dung Chính, Dàn ý
-
Truyện Cổ Tích Thạch Sanh - Lý Thông
-
Chuyện Thạch Sanh - Phạm Hoài Nhân
-
Tác Giả Của Truyện Thạch Sanh Lý Thông - Hàng Hiệu
-
Truyện Cổ Tích Thạch Sanh - Lý Thông - Truyện Dân Gian - Hỏi Gì 247
-
Trong Truyện Thạch Sanh, Lý Thông Là Nhân Vật Như Thế Nào?
-
Thạch Sanh - Lý Thông - Truyện Cổ Tích
-
Trong Truyện, Hai Nhân Vật Thạch Sanh Và Lý Thông Luôn đối Lập ...
-
Kể Chuyện Thạch Sanh Bằng Lời Của Em (13 Mẫu) - Văn 6