CHUYẾN TUYẾN THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG BHYT ĐÚNG CÁCH?
Có thể bạn quan tâm
Thế nào là chuyển tuyến khám chữa bệnh?
Hiện nay không có định nghĩa cụ thể chuyển tuyến khám chữa bệnh là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu chuyển tuyến khám chữa bệnh là việc chuyển bệnh nhân từ cơ sở khám chữa bệnh này sang cơ sở khám chữa bệnh khác theo yêu cầu chuyên môn kỹ thuật hoặc theo nguyện vọng của người bệnh.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BYT, cơ sở khám chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh hoặc phù hợp nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị;
- Căn cứ vào danh mục kỹ thuật đã được phê duyệt, nếu cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn;
- Trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến (trừ phòng khám và cơ sở khám chữa bệnh tuyến 4).
Căn cứ quy định trên, có thể thấy, bệnh viện tuyến dưới chỉ được chuyển bệnh nhân lên tuyến trên nếu đáp ứng một trong các điều kiện trên. Việc chuyển tuyến chỉ được thực hiện khi không đảm bảo về điều kiện chẩn đoán và chữa trị và phải chuyển tuyến lần lượt từ tuyến xã, huyện, tỉnh, trung ương.
Như vậy, giả sử bệnh nhân X chuẩn bị sinh con và đăng ký BHYT tại bệnh viện tuyến huyện A, có nhu cầu muốn xin giấy chuyển viện qua bệnh viện tuyến tỉnh B vì gần nhà và yên tâm hơn về trình độ chuyên môn. Nhưng Bệnh viện huyện A này là bệnh viện có khoa Sản (có khám thai và đỡ sinh em bé) nên không thể cho bệnh nhân chuyển tuyến (chuyển viện) sang bệnh viện B được. Bệnh viện A không cấp giấy chuyển viện trong trường hợp là hoàn toàn phù hợp theo quy định pháp luật.
Trường hợp quá trình khám thai có phát sinh những bất thường vượt quá khả năng chuyên môn, bệnh viện A mới có thể thực hiện thủ tục chuyển tuyến (chuyển viện) sang bệnh viện tuyến tỉnh B.
Nếu không được chuyển tuyến (chuyển viện) đúng tuyến thì bệnh nhân không được BHYT chi trả khi khám thai tại bệnh viện B (ngoại trú) và chỉ được BHYT thanh toán trái tuyến khi nhập viện sinh tại bệnh viện B (nội trú).
Riêng một số trường hợp mắc bệnh mạn tính, trong đó có các bệnh như hội chứng viêm thận mạn, suy thận mạn, chạy thận nhân tạo chu kỳ… thì được sử dụng giấy chuyển tuyến từ cơ sở y tế tuyến trước từ ngày được giới thiệu cho đến hết ngày 31/12 của năm đó. Trường hợp đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó mà người bệnh vẫn đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết đợt điều trị nội trú đó.
Trên đây là một số quy định về chuyển tuyến mà bệnh nhân cần lưu ý để thực hiện thủ tục được nhanh chóng và thuận tiện. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ vui lòng liên hệ BVĐKTP để được giải đáp.
Từ khóa » Giấy Chuyển Tuyến Khám Chữa Bệnh Bảo Hiểm Y Tế
-
Thủ Tục Chuyển Tuyến Và Mức Hưởng BHYT Vượt Tuyến Tối đa
-
Chuyển Tuyến Khám Chữa Bệnh BHYT để được Lợi ích Nhiều Nhất
-
Hướng Dẫn Về Giấy Chuyển Tuyến Khi Khám Chữa Bệnh BHYT Tại TP ...
-
Hướng Dẫn Mới Nhất Về Giấy Chuyển Tuyến Khi Khám Chữa Bệnh Bảo ...
-
Hướng Dẫn Về Giấy Chuyển Tuyến Khi Khám Chữa Bệnh BHYT Tại ...
-
Xin Giấy Chuyển Tuyến Khám Bệnh Như Thế Nào Là đúng Quy định Của ...
-
Hướng Dẫn Thực Hiện Khám Chữa Bệnh Bảo Hiểm Y Tế
-
Thủ Tục Khám Bệnh, Chữa Bệnh Bảo Hiểm Y Tế
-
Hỏi đáp - Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam
-
Thông Tuyến Năm 2021, Trường Hợp BHYT đăng Ký Tại ... - Hỏi đáp
-
Không Có Giấy Chuyển Tuyến Có được Hưởng BHYT Trái Tuyến Không?
-
Đánh Dấu Vào Giấy Chuyển Tuyến để được Hưởng BHYT Cao Nhất
-
Bảo Hiểm Y Tế - Bệnh Viện Đại Học Y Dược