Chuyện Về Bò Kobe "made In Vietnam" Và 100% Thịt Bò Kobe ở Việt ...

6 người đàn ông Nhật đội nón, mặc đồng phục nông trại đang tập trung mát-xa cho một chú bò Kobe. Gần đó, các nhóm khác cũng đang làm tương tự cho những con bò khác. Mắt lim dim, những chú bò đang cố gắng tận hưởng cuộc sống “vương giả”. Sau công đoạn mát-xa sẽ là màn uống bia trong tiếng nhạc Beethoven, Chopin hay Mozart nhẹ nhàng thư thái. Sau một năm rưỡi sống như “ông hoàng bà chúa”, mỗi chú bò bán lấy thịt sẽ đem về cho chủ nhân cả tỉ đồng.

Ước mơ về trang trại bò Việt Nam

Sau 20 năm gắn bó, ông Đặng Văn Thành, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank, từ bỏ ngành ngân hàng để đến với mía đường. Và giờ đây ông lại tiếp tục dấn thân sâu hơn vào ngành nông nghiệp khi đầu tư trồng chè và nuôi bò Kobe.

Câu chuyện gầy dựng đàn bò Kobe đầu tiên tại Việt Nam bắt nguồn từ ý tưởng của ông Đặng Văn Thành, hiện là Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công và ông Nguyễn Minh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Kềm Nghĩa, trong chuyến đi Nhật cách đây hơn 4 năm. Thấy món thịt bò Kobe nổi tiếng, 2 ông mua về Việt Nam làm quà với giá 170 USD/kg. Tuy nhiên, mức giá bán sản phẩm nhập khẩu này tại Việt Nam lên đến 500-1.000 USD/kg tùy loại. Thế là ông Thành và ông Tuấn bắt đầu ý tưởng thành lập Công ty Cổ phần Bò Kobe Việt Nam.

Sau 4 năm nghiên cứu và đầu tư, lứa bò Kobe đầu tiên từ trang trại của ông Thành đã chính thức ra mắt thị trường Việt Nam với mức giá rất cao. Mỗi con bò Kobe sau khi rời lò mổ được đông lạnh và phân thành 4 nhóm thịt. Loại 1 giá 3 triệu đồng/kg được xem là phần thịt ngon nhất. Nhưng thịt loại 1 chỉ có khoảng 50 kg. Còn lại là thịt loại 2 có giá 2,3 triệu đồng/kg, loại 3 là 1,8 triệu đồng/kg và loại 4 là 1 triệu đồng/kg.

Khác với cách bán thịt truyền thống tại Việt Nam, bò Kobe thương phẩm được đông lạnh, cắt sẵn với kích cỡ và độ dày, mỏng phù hợp với mục đích sử dụng làm món bít tết, nướng hoặc nhúng lẩu, hầm hay băm nhuyễn. Thịt có vị thơm, mềm, có vân mỡ xen kẽ thịt đặc trưng... Bò Kobe ở Nhật hiện được nuôi không nhiều nên nhiều khi người Nhật muốn ăn cũng phải đợi cả tháng. Hiện nay, thịt bò Kobe mới chỉ được Nhật xuất khẩu sang Macao. Còn tại Việt Nam, thịt bò Kobe nuôi trong nước chỉ mới bắt đầu xuất hiện.

“Hiện nay Công ty Cổ phần Bò Kobe Việt Nam chỉ xuất bán mỗi tuần một con bò, cân nặng trung bình từ 250-300 kg bò thương phẩm. Vì sản lượng quá ít, cung không đủ cầu, nên chưa có điều kiện khảo sát toàn diện phản ứng của người tiêu dùng”, ông Nguyễn Đức Trí Vũ, Tổng Giám đốc Công ty Bò Kobe Việt Nam, chia sẻ với báo giới.

Hiện trang trại của Công ty Bò Kobe Việt Nam có gần 100 con bò Kobe và dự kiến trong thời gian tới, Công ty sẽ xây thêm chuồng trại để phát triển đàn bò lên 400 con. Chi phí nuôi bò Kobe tại Công ty hiện đã lên đến hàng trăm triệu USD, trọng lượng khi xuất chuồng vào khoảng 800-1.000 kg, tương đương với 400-500 kg thịt. Loại thịt bò này sẽ được bán tại các nhà hàng, khách sạn, siêu thị... ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM.

Trong tương lai, Công ty Bò Kobe Việt Nam sẽ kết hợp với nông dân cùng nuôi loại bò này. Khi bê khoảng 4 tháng tuổi, Công ty sẽ cung cấp cho nông dân và hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi. Đến 26 tháng tuổi, Công ty sẽ ký hợp đồng mua lại để vỗ béo và xuất bán ra thị trường.

Cũng theo ông Vũ, “Công ty sẽ bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người nông dân, hạn chế việc lưu thông phân phối qua nhiều tầng để người nông dân bán được với giá cao và người tiêu dùng mua với giá phải chăng”. Giá mỗi con bò khi xuất chuồng lên tới gần cả tỉ đồng, bởi mỗi ký thịt không dưới 100 USD. Để có mức giá bán cao như vậy, công đoạn nuôi cũng rất phức tạp.

Nghề nuôi cũng lắm công phu

Kobe là một trong những thành phố lớn của Nhật, nằm ở vùng Kinki trên hòn đảo Honshu. Kobe không những nổi tiếng trên thế giới với suối nước nóng Arima, mà còn với món thịt bò Wagyu hảo hạng, thường gọi là Kobe.

Sau khi có ý tưởng nuôi bò Kobe tại Việt Nam, ông Thành và ông Tuấn đã trở lại Nhật để tìm hiểu cách thức nuôi bò và tìm đối tác. Sau khi thuyết phục một người Nhật, vốn sinh trưởng trong gia đình 3 đời nuôi bò Kobe, cùng hợp tác nuôi bò ở Việt Nam, mỗi bên góp 50% vốn đầu tư thì các ông gặp phải khó khăn rất lớn.

Ông Thành và ông Tuấn đã phải thực hiện các khâu quan trọng như tìm vị trí đất đẹp phù hợp nuôi bò tại Lâm Đồng, lấy mẫu đất mẫu nước mang đi kiểm nghiệm để xem có hội đủ các tiêu chuẩn để chiết xuất, lọc tinh khiết cho bò uống và phù hợp để trồng cỏ. Thế nhưng, điều tréo ngoe ở chỗ, 2 ông lại không thể mua được con giống.

Lý do là người Nhật không xuất khẩu con bò Kobe ra nước ngoài, vì muốn bảo tồn nguồn gen quý hiếm. Cuối cùng, Công ty Bò Kobe Việt Nam phải nhập khẩu tinh bò Kobe tại Mỹ và lai tạo với bò sữa nhập từ Hà Lan để tạo ra giống bò Kobe F1. Sau đó, tinh bò Kobe lai tạo với những con bò cái F1 đã được tuyển chọn tạo ra bò Kobe F2; lặp lại quy trình này với bò cái F2 sẽ tạo ra bò Kobe F3 thuần chủng. Tuy nhiên, sức đề kháng của bê con Kobe yếu hơn nhiều so với bê trong nước. Do đó, trong giai đoạn đầu, tỉ lệ chết trên đàn bò con lên đến 20%. Sau nhiều lần nghiên cứu, Công ty mới có được giống bò như ý.

Nuôi bò để thịt ngon theo đúng tiêu chuẩn bò Kobe cũng không hề đơn giản. Thức ăn phải là những thực phẩm thô như cỏ, ngô, gạo tấm, khoai lang, ngô ủ chua, bã đậu nành, khô dầu đậu phộng... thì mới tạo ra thớ thịt săn chắc, chứ không phải thức ăn công nghiệp. Mỗi loại thức ăn đều được phân tích các chỉ tiêu về canxi, phốt pho, vitamin, độ khô, độ đạm, độ béo, chất xơ... từ đó, người nuôi lựa chọn những khẩu phần ăn dinh dưỡng phù hợp cho từng độ tuổi, giới tính của bò.

Mỗi ngày, bò đều được tắm rửa với nước ấm, sau đó người ta dùng rượu Sake để xoa bóp giúp lớp mỡ của bò hòa vào lớp thịt nạc. Như thế, thịt thơm, mềm, béo ngậy nhưng không bở, giảm thiểu cholesterol. Công đoạn mát-xa xuất hiện khi lớp mỡ bắt đầu dày lên. Người ta phải mát-xa để đánh tan lớp mỡ, giúp lớp mỡ nhuyễn ra, thấm sâu vào thớ thịt, như thế lớp mỡ và thịt bò mới hòa quyện với nhau.

Khi đến 28 tháng tuổi, bò xuất hiện tình trạng biếng ăn; vì thế, nghe nhạc giúp bò thư giãn, kích thích ăn uống nhiều hơn. Giai đoạn cuối trước khi xuất chuồng (từ 28-32 tháng) là giai đoạn quyết định phẩm cấp thịt bò Kobe. Do đó, việc chăm sóc vào thời gian này càng quan trọng. Người ta cho bò ăn thêm cả vào ban đêm để tăng trọng nhanh, cho uống bia để kích thích vị giác khiến chúng ăn uống nhiều hơn và cũng để thức ăn dễ tiêu hóa hơn. Thậm chí ở Úc, bò còn được cho uống rượu vang đỏ để giúp giảm căng thẳng và tạo cảm giác ngon miệng khi ăn.

Nghề nuôi lắm công phu nhưng thành quả gặt hái được là không nhỏ (nếu đầu tư bài bản), vì thị trường này cung đang không kịp cầu. Theo ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam, giá thịt bò Kobe đắt, nên việc đầu tư nuôi bò Kobe tại Việt Nam sẽ tạo ra những sản phẩm đặc thù để doanh nghiệp có thể cạnh tranh ở phân khúc cao cấp, do nhu cầu thị trường rất lớn.

Một điều nữa là Nhật hiện đứng thứ 3 về nguồn vốn đầu tư tại Việt Nam và ngày càng nhiều lao động cao cấp Nhật sang làm việc tại các công ty của Nhật. Vì thế, nhà hàng ẩm thực Nhật cũng xuất hiện ngày càng nhiều hơn tại Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu về thực phẩm Nhật. Đây có thể sẽ là cơ hội cho thịt bò Kobe sản xuất tại Việt Nam thâm nhập vào hệ thống nhà hàng này. 100% thịt bò Kobe ở Việt Nam là hàng giả

bo1
Giống bò Wagyu- bò Hòa ngưu hay bò Nhật Bản

Tờ Forbes cho biết hiện nay nhiều thị trường trên thế giới đang sử dụng nhãn hiệu bò Kobe để đánh lừa người tiêu dùng trong khi thực tế, loại bò này chỉ được xuất khẩu chưa đến 10% ra ngoài Nhật Bản.

Thật ra, các công ty này đã "đánh lận con đen". Họ nhập về giống bò Wagyu - bò Hòa ngưu hay bò Nhật Bản, chăn nuôi theo phương pháp của người Nhật và tự nhận đó là bò Kobe. Thực tế là bò Wagyu được nuôi ở nhiều nơi khác nhau trên Nhật Bản, nhưng không bao giờ được gọi là bò Kobe.

Điều này cũng tương tự như tình trạng nước mắm Phú Quốc tại Việt Nam, khi nhiều công ty ở nơi khác, thậm chí nước khác làm nước mắm theo tiêu chuẩn của người dân Phú Quốc và tự nhận đó là nước mắm Phú Quốc.

bo2
Thịt bò Kobe với những miếng thịt trải đều mỡ, một đặc điểm nổi bật của loại đặc sản này

Giống bò Wagyu của Nhật bản bao gồm rất nhiều loại, như Kobe, Mishima, Matsusaka, Omi hay Sanda. Trong đó nổi tiếng nhất là loại bò Kobe của thành phố Kobe, vùng Kinki Nhật Bản.

Tuy vậy, để được công nhận là một miếng thịt bò Kobe, quy trình chăn nuôi, sản xuất giống bò này rất khắt khe và cầu kỳ. Có khoảng 7 tiêu chuẩn cơ bản nếu một miếng thịt bò được công nhận là thịt bò Kobe tại Nhật Bản.

bo3
Một nhà hàng Nhật Bản cần có rất nhiều giấy tờ và chứng minh để có thể bán thịt bò Kobe

Đầu tiên, những con bò phải được sinh ra tại tỉnh Hyogo, vùng Kinki Nhật Bản và được nuôi dưỡng tại đây.

Quy trình tiếp theo, các con bò phải được đem đi thiến để đảm bảo độ tinh khiết của miếng thịt và mỗi con bò không được nặng quá 1.034 pounds (khoảng 500 kg). Sau đó, quá trình làm thịt phải được diễn ra tại Kobe, Sanda, Kakogawa, Himeji hay Nishinomiya với những kỹ thuật và quy trình truyền thống.

Tỷ lệ thịt mỡ sau quá trình làm thịt, hay còn gọi là chỉ số BMS phải trên mức 6. Chất lượng thịt sau khi chế biến phải đạt 4-5 sao theo tiêu chuẩn. Đặc biệt, tổng trọng lượng thịt chế biến từ một con bò không thể vượt quá 470 kg, nếu nhiều hơn số này thì chất lượng thịt không đạt tiêu chuẩn để mang tên thịt bò Kobe.

bo4
Thịt bò tại xưởng giết mổ. Dấu A5 cho thấy chất lượng của thịt bò. Dấu sao màu xanh da trời xác nhận đây là bò Kobe
Chưa cần bàn tới tính khắt khe của chất lượng thịt, chỉ riêng việc quá trình làm thịt phải diễn ra ở một số địa phương nhất định của Nhật Bản (Kobe, Sanda, Kakogawa, Himeji Nishinomiya) là đủ hiểu không bao giờ có chuyện bò Kobe được đưa về Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới để chăn nuôi và làm thịt; vì như vậy sẽ không được gọi là thịt bò Kobe nữa rồi. Hiện có khoảng 260 trang tại tại vùng Kinki Nhật Bản là đạt tiêu chuẩn để chăn nuôi bò Kobe và với những quy trình và tiêu chuẩn nghiêm ngặt như vậy, số lượng thịt bò Kobe chính hãng được xuất xưởng không nhiều. Mỗi ngày chỉ có thịt của vài con bò là đạt tiêu chuẩn và xuất xưởng. Điều này khiến chính người dân Nhật Bản cũng chỉ có thể thưởng thức loại đặc sản này vài tháng một lần. Tờ Forbes nhận định, những loại thịt bò được quảng cáo là Kobe trên thị trường ngoài Nhật Bản hiện nay đều là giả mạo. Những loại thịt bò này chỉ nên được gọi là thịt bò Nhật Bản, hay Wagyu hoặc thịt bò Kobe nuôi ở Mỹ. bo5 Tuy nhiên, một cái tên liên quan đến Kobe chắc chắn sẽ ăn khách và đắt giá hơn là bò Nhật Bản. Sự nổi tiếng và độ thơm ngon của thịt bò Kobe khiến mặt hàng này trở thành món ăn ưa chuộng của nhiều người, đặc biệt là tầng lớp thượng lưu. Điều này khiến giá bán thịt bò Kobe tăng cao và trở thành mục tiêu cho nhiều nhà hàng nhập nhằng tên gọi thịt bò Kobe để đánh lừa khách hàng và nâng giá. Một số nơi còn gọi là bò Kobe Mỹ đễ đánh lừa người tiêu dùng. Trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái này, chính quyền Tokyo đã đề nghị nhiều nước, trong đó có Mỹ, xem xét thắt chặt quy định quản lý thương hiệu bò Kobe. Tuy nhiên, phía Mỹ cho rằng Nhật Bản cần có quy định này trước khi chính quyền Washington có thể ban hành theo đó. Đây là một trong những lý do chính khiến Nhật Bản xem xét thông qua luật bảo hộ thương hiệu bò Kobe thời gian gần đây. Theo đó, một loạt các thương hiệu đặc sản chỉ được mang tên khi sản xuất tại địa phương sẽ được nghị viện chính thức xem xét vào tháng 6/2016 tới đây, trong đó có bò Kobe.

Từ khóa » Bò Kobe Nuôi ở Việt Nam