Hướng đi Khả Quan Từ Nuôi Bò Kobe ở Bảo Lâm
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Tổ chức khuyến nông
- Danh bạ khuyến nông
- Chức năng nhiệm vụ
- Cơ cấu tổ chức
- Lịch sử hình thành
- Quy trình kỹ thuật
- Kỹ thuật trồng trọt
- Kỹ thuật chăn nuôi
- Kỹ thuật lâm nghiệp
- Kỹ thuật thủy sản
- Tủ sách khuyến nông và nước sạch VSMTNT
- Sách kỹ thuật
- Video kỹ thuật
- Bản tin Khuyến nông
- Trang chủ
- Thông tin nông nghiệp
- Chăn nuôi
- Hướng đi khả quan từ nuôi bò Kobe ở Bảo Lâm
Tin tức sự kiện
- Hoạt động khuyến nông
- Chương trình ngành NN
- Thông tin nông nghiệp
Gương sản xuất giỏi
Tư vấn hỏi đáp
- Thị trường NS và VTNN
- Bạn của nhà nông
- Kỹ thuật trồng trọt
- Kỹ thuật chăn nuôi
Kỹ thuật lâm nghiệp
Kỹ thuật thủy sản
Liên kết website
- - Chọn website - -Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônTrung tâm Khuyến nông Quốc giaCục Trồng trọtSở NN Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm ĐồngThư viện BộWebsite tỉnh Lâm Đồng
Phần mềm tra cứu thuốc BVTV
Thống kê truy cập
Hôm nay | 1558 | |
Hôm qua | 2456 | |
Tháng này | 7699 | |
Tổng cộng | 6614181 |
Hướng đi khả quan từ nuôi bò Kobe ở Bảo Lâm
Tại xã Tân Lạc (huyện Bảo Lâm) là nơi đầu tiên ở Việt Nam đã hình thành một trang trại nuôi bò Kobe. Đây là giống bò thịt chất lượng cao nổi tiếng của Nhật Bản. Chỉ mới 5 năm hình thành trang trại, nhưng có thể khẳng định con bò Kobe thích hợp với vùng đất ở đây. Bước đầu, Trại bò Kobe Tân Lạc khá thành công, đàn bò phát triển tốt, đem lại kết quả khả quan. Chúng tôi vừa có dịp đến thăm Trại bò Kobe ở thôn 9, xã Tân Lạc (huyện Bảo Lâm). Anh Nguyễn Trí Đức Vũ, Giám đốc Công ty Cổ phần bò Kobe Việt Nam, phấn khởi cho chúng tôi biết: “Trại bò Kobe Tân Lạc hiện đã tăng đàn lên 380 con; trong đó, có 180 con Kobe F1 và 200 con bò sữa HF (bò cái nền). Trại đã bắt đầu cung cấp thịt bò Kobe ra thị trường”. Cũng theo anh Nguyễn Trí Đức Vũ, do chất lượng thịt cao cấp, giá bán từ 700.000 đến 3.000.000 đồng/1 kg, nên khách hàng chưa quen, thị trường còn hẹp. Hiện tại, Trại chỉ mới làm thịt và cung cấp ra thị trường 1 con/1 tháng (bình quân trọng lượng cân hơi xuất chuồng mỗi con cân nặng 800 kg), nên Công ty đã thành lập 1 văn phòng tại Hà Nội và 1 văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh để vừa làm giao dịch mở rộng thị trường vừa làm đại lý độc quyền bán thịt bò Kobe.Dự kiến vào những năm tới, Trại bò Kobe Tân Lạc sẽ tăng tổng đàn lên 900 con (gồm 400 bò sữa cái nền HF và 500 bò thịt Kobe). |
Tìm hiểu về quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò thịt Kobe, anh Nguyễn Trí Đức Vũ cho chúng tôi biết: Bò thịt Kobe nuôi ở Trại Tân Lạc là bò Kobe thế hệ F1. Bò Kobe thế hệ F1 là sản phẩm lai tạo từ tinh bò Kobe thuần (nhập từ Mỹ) với bò sữa Hà Lan (HF). Để có được bò Kobe F1, ban đầu khi mới thành lập, Trại nuôi 100 con bò cái HF. Việc nuôi bò Kobe khá phức tạp, đòi hỏi phải biết kỹ thuật và chăm sóc kỹ lưỡng, đúng quy trình. Một con bò Kobe F1 khi mới sinh cân nặng chừng 30 - 40 kg, phải tiến hành khám sức khỏe, phân loại, gắn thẻ để có cách chăm sóc riêng. Trên thẻ ghi rõ lai lịch từng con (ngày sinh, nguồn gốc và đặc điểm). Nhìn vào tấm thẻ này, người nuôi nhận dạng và theo dõi từng con. Bò Kobe thích nghi với xứ lạnh, nên khi nuôi trong môi trường nóng và độ ẩm cao như ở Việt Nam, giống bò này yếu hơn các giống bò khác. Trong thời gian còn dưới 4 tháng tuổi, bò Kobe rất dễ mắc bệnh viêm phổi, chướng hơi, do đó, bò cần phải có chế độ chăm sóc đặc biệt, kỹ càng. Ngoài lượng thức ăn hàng ngày, bò Kobe còn được bổ sung vitamin và các khoáng chất thiết yếu.
Với mục đích nuôi để lấy thịt, bò Kobe được vỗ béo ngay từ những tháng đầu tiên sau khi sinh. Thức ăn dành cho bò Kobe được kết hợp từ nhiều loại nguyên liệu: cỏ voi, bắp ủ chua, bã mía, hèm bia, rỉ mật, gạo (tấm), cám, bã đậu nành, bã đậu phộng, bánh dầu... Hai lần mỗi ngày, nhân viên của Trại dọn dẹp vệ sinh. Nguồn nước và thức ăn trong máng luôn duy trì, không để cạn hết, vì đặc điểm bò Kobe cần được ăn, uống thường xuyên. Càng lớn, bò Kobe cần lượng thức ăn tinh nhiều hơn. Ở độ tuổi trưởng thành, một con bò Kobe có thể ăn từ 60 - 80 kg thức ăn/1 ngày. Trong suốt thời gian từ khi mới sinh đến khi trưởng thành, bò Kobe còn được nuôi dưỡng trong môi trường có âm nhạc. Buổi sáng, trước khi cho bò ăn, Trại mở nhạc hòa tấu. Khi nghe tiếng nhạc, bò sẽ hình thành thói quen phản xạ có điều kiện và bước tới máng ăn. Nhạc được mở suốt cả ngày có tác dụng thư giãn để kích thích, giúp bò ăn được nhiều hơn. Đến thời gian xuất chuồng (trên 30 tháng tuổi), trọng lượng từ 800 - 900 kg, bò bắt đầu tiêu thụ lượng thức ăn ít dần. Trước khi xuất chuồng khoảng 2 - 3 tháng, bò Kobe được “bồi dưỡng” thêm bằng bia. Bia là loại thức uống được làm từ lúa mạch, có tác dụng giúp bò Kobe kích thích tiêu hóa và tăng lượng mỡ trong thịt, tạo vóc dáng vạm vỡ. Lúc này, bò Kobe được người nuôi sử dụng “công nghệ massage” để bò hình thành những vân mỡ trong xớ thịt. Dựa vào lượng vân mỡ trong thịt nhiều hay ít, thịt bò Kobe được phân loại phẩm cấp (chất lượng) cao hay thấp. Nhờ có nhiều mỡ, thịt bò Kobe mềm và mùi vị thơm ngon đặc biệt. Theo Giám đốc Nguyễn Trí Đức Vũ, ở Nhật Bản, sau khi mổ, thịt bò Kobe được Hội đồng (các chuyên gia) đánh giá chất lượng để phân loại phẩm cấp thịt. Dựa vào hàm lượng thịt thu được trên một kg thể trọng, thịt bò sẽ được phân loại A, B, C và tỷ lệ vân mỡ phân bố trên thịt sẽ quyết định cấp độ thịt từ loại 1 đến loại 5. Tại Nhật bản, loại thịt bò Kobe đạt chuẩn A5 (loại ngon nhất) hiện được bán ra với giá 180 - 200 USD/1 kg. Với Trại bò Kobe Tân Lạc, sau 5 năm nuôi thử nghiệm, ông Nguyễn Trí Đức Vũ khẳng định: Bước đầu rất khả quan, Trại bò khá thành công và cho thấy con bò Kobe có thể nuôi được tại đây. Trong thời gian đầu, lượng thịt bò xuất chuồng chưa nhiều, Công ty sẽ phấn đấu tăng dần và trước mắt là xuất bán 1 con/1 tuần. Mặt khác, Công ty đang mở rộng dần quy mô trang trại. Về lâu dài, theo kế hoạch, sau quá trình nuôi thử nghiệm ổn định, thế hệ bò thịt Kobe F1 ra đời được 4 tháng tuổi, sẽ được Công ty chuyển giao cho người dân địa phương nuôi gia công trong giai đoạn trưởng thành. Đến 26 tháng tuổi, Công ty sẽ nhận bò trở lại để tiếp tục nuôi giai đoạn vỗ béo trước khi xuất chuồng. Việc nuôi bò thịt Kobe tại Tân Lạc được chính quyền địa phương ghi nhận. Mới đây, ông Trần Đức Quận, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, cùng lãnh đạo các ngành của tỉnh đã có dịp đến thăm Trại bò Kobe và đánh giá rất cao mô hình chăn nuôi này. Phó Bí thư Tỉnh ủy rất kỳ vọng, Trại bò Kobe sẽ góp phần mở hướng tích cực cho ngành chăn nuôi bò thịt ở địa phương. Xuân Long (Nguồn: baolamdong.vn) TopTừ khóa » Bò Kobe Nuôi ở Việt Nam
-
Chuyện Về Bò Kobe "made In Vietnam" Và 100% Thịt Bò Kobe ở Việt ...
-
Công Ty Cổ Phần Bò Kobe VN: Trang Chủ
-
Trại Bò Kobe đầu Tiên ở Việt Nam
-
Bò Kobe "đắt Xắt Ra Miếng" được Nuôi Tại Việt Nam Như Thế Nào?
-
Mua Thịt Bò Kobe ở đâu Tại Việt Nam
-
Đột Nhập Trại Bò Wagyu - Loại Bò đắt Nhất Thế Giới Tại Việt Nam | VTC16
-
和牛 Việt Nam Có Nuôi Được Giống Bò Kobe Của Nhật Bản Hay ...
-
Trại Bò Kobe đầu Tiên ở Việt Nam - Tiền Phong
-
Bò Kobe Việt Nam Tại Ba Đình Hà Nội
-
Nuôi Bò Kobe “made In Việt Nam”
-
Doanh Nghiệp đua Nhau Nuôi Bò Nhật - VnExpress
-
100% Thịt Bò Kobe Bạn đang ăn ở VN đều Là Hàng Giả, đây Là Lý Do ...
-
NGUỒN GỐC BÒ KOBE NHẬT BẢN - Thịt Bò Wagyu
-
100% Thịt Bò Kobe ở Việt Nam Là Hàng Giả - Hànộimới
-
Nuôi Bò Kobe ở Lâm Đồng - Tuổi Trẻ Online
-
Quy Trình Lai Tạo Và Nuôi Bò Kobe Tại Việt Nam.