Client Là Gì? Những điều Cần Biết Về Client

Khái niệm Client chắc hẳn còn rất mới đối với nhiều người. Vậy Client là gì? cùng tìm hiểu ngay ở bài viết dươi đây nhé!

Khái niệm Client là gì?

Client trong Marketing:

Client là các công ty sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ (Unilever, P&G, Coca-Cola, Uber…). Các công ty này đi thuê/mua các dịch vụ Marketing từ Agency, ra yêu cầu, đánh giá chất lượng các ý tưởng và kiểm soát quá trình thực thi và kết quả của chiến dịch.

Client trong lĩnh vực marketing
Client trong lĩnh vực marketing
Bản chất của Client chính là họ làm việc cho chỉ một người, một công ty. Những người làm Client họ có thể thực hiện các hoạt động Marketing cho chính công ty nơi mà họ đang làm việc và cống hiến. Tuy nhiên, khi công ty lên những chiến dịch Marketing lớn, đội ngũ nhân sự không đủ để thực hiện hoặc chưa đủ khả năng bao quát công việc, Client sẽ đi thuê ngoài dịch vụ Marketing ở các công ty Agency – chuyên đi làm thuê quảng cáo cho rất nhiều công ty khác. Những người làm Client có quyền lực rất lớn, họ là những người có khả năng làm việc độc lập và có kinh nghiệm. Client có khả năng quản lý và tầm nhìn sâu rộng, họ biết rất nhiều hoạt động như: sale, trade, quảng cáo, media, PR,… Họ làm việc với áp lực business khá cao nên họ luôn ra những yêu cầu nghiêm ngặt cho Agency.

Client trong lĩnh vực máy tính – mô hình Client Server là gì?

Client – server là một loại mô hình mạng máy tính bao gồm 02 thành phần là máy chủ và máy khách. Client Server ra đời để chỉ những máy chủ lưu giữ thông tin dữ liệu và các thuật toán truyền tin trong hệ thống máy tính. Người dùng hệ thống sẽ chỉ cần điều khiển máy chủ server là có thể kiểm soát dữ liệu truyền đi, hoạt động và cả việc điều khiển tác dụ của các máy con nằm trong hệ thống.

Mô hình Client Server
Mô hình Client Server
Server ra đời với mục đích lưu trữ tất cả các thông tin mà mạng máy tính sử dụng, giúp người dùng quản lý hệ thống dễ dàng hơn. Với sự phát triển của internet như hiện nay, server còn được phát triển thêm để phục vụ những tác vụ phức tạp hơn và từ đó chúng ta có thêm những khái niệm chuyên môn hơn như server side, server side rendering,… Vậy server side là gì?, server side rendering là gì? Và còn những gì chúng ta chưa biết về thế giới web rộng lớn này?

Mô hình Client Server bao gồm những gì?

  • Mô hình client server hay còn được gọi là mô hình khách – chủ.
  • Trong mô hình client server thì máy khách là các máy tính, các thiết bị điện tử như máy in, máy fax,….các máy khách client gửi yêu cầu đến máy chủ server. máy chủ server tiếp nhận yêu cầu, xử lý các yêu cầu đó và trả về kết quả.

Cách thức hoạt động của mô hình Clien Server:

  • Client Trong mô hình client/server, người ta còn định nghĩa cụ thể cho một máy client là một máy trạm mà chỉ được sử dụng bởi 1 người dùng với để muốn thể hiện tính độc lập cho nó. Máy client có thể sử dụng các hệ điều hành bình thường như Win9x, DOS, OS/2… Bản thân mỗi một client cũng đã được tích hợp nhiều chức năng trên hệ điều hành mà nó chạy, nhưng khi được nối vào một mạng LAN, WAN theo mô hình client/server thì nó còn có thể sử dụng thêm các chức năng do hệ điều hành mạng (NOS) cung cấp với nhiều dịch vụ khác nhau (cụ thể là các dịch vụ do các server trên mạng này cung cấp), ví dụ như nó có thể yêu cầu lấy dữ liệu từ một server hay gửi dữ liệu lên server đó…
Cách thức hoạt động của mô hình Clien Server
Cách thức hoạt động của mô hình Clien Server
  • Thực tế trong các ứng dụng của mô hình client/server, các chức năng hoạt động chính là sự kết hợp giữa client và server với sự chia sẻ tài nguyên, dữ liệu trên cả hai máy Vai trò của client Trong mô hình client/server, client được coi như là người sử dụng các dịch vụ trên mạng do một hoặc nhiều máy chủ cung cấp và server được coi như là người cung cấp dịch vụ để trả lời các yêu cầu của các clients. Điều quan trọng là phải hiểu được vai trò hoạt động của nó trong một mô hình cụ thể, một máy client trong mô hình này lại có thể là server trong một mô hình khác. Ví dụ cụ thể như một máy trạm làm việc như một client bình thường trong mạng LAN nhưng đồng thời nó có thể đóng vai trò như một máy in chủ (printer server) cung cấp dịch vụ in ấn từ xa cho nhiều người khác (clients) sử dụng. Client được hiểu như là bề nổi của các dịch vụ trên mạng, nếu có thông tin vào hoặc ra thì chúng sẽ được hiển thị trên máy client.
  • Server được định nghĩa như là một máy tính nhiều người sử dụng (multiuser computer). Vì một server phải quản lý nhiều yêu cầu từ các client trên mạng cho nên nó hoạt động sẽ tốt hơn nếu hệ điều hành của nó là đa nhiệm với các tính năng hoạt động độc lập song song với nhau như hệ điều hành UNIX, WINDOWS…
  • Server cung cấp và điều khiển các tiến trình truy cập vào tài nguyên của hệ thống. Các ứng dụng chạy trên server phải được tách rời nhau để một lỗi của ứng dụng này khô ng làm hỏng ứng dụng khác. Tính đa nhiệm đảm bảo một tiến trình không sử dụng toàn bộ tài nguyên hệ thống.

Ưu và nhược điểm của mô hình Client Server:

Ưu điểm mô hình Client Server:

Ưu điểm của mô hình client server là với mô hình client server thì mọi thứ dường như đều nằm trên bàn của người sử dụng, nó có thể truy cập dữ liệu từ xa (bao gồm các công việc như gửi và nhận file, tìm kiếm thông tin,…) với nhiều dịch vụ đa dạng mà mô hình cũ không thể làm được. Mô hình client/server cung cấp một nền tảng lý tưởng cho phép tích hợp các kỹ thuật hiện đại như mô hình thiết kế hướng đối tượng, hệ chuyên gia, hệ thông tin địa lý (GIS)…

Nhược điểm của mô hình Client Server:

Một trong những vấn đề nảy sinh trong mô hình này đó là tính an toàn và bảo mật thông tin trên mạng. Do phải trao đổi dữ liệu giữa 2 máy ở 2 khu vực khác nhau cho nên dễ dàng xảy ra hiện tượng thông tin truyền trên mạng bị lộ.

Vai trò của mô hình Client Server:

Server như là một nhà cung cấp dịch vụ cho các clients yêu cầu tới khi cần, các dịch vụ như cơ sở dữ liệu, in ấn, truyền file, hệ thống… Các ứng dụng server cung cấp các dịch vụ mang tính chức năng để hỗ trợ cho các hoạt động trên các máy clients có hiệu quả hơn. Sự hỗ trợ của các dịch vụ này có thể là toàn bộ hoặc chỉ một phần thông qua IPC. Để đảm bảo tính an toàn trên mạng cho nên server này còn có vai trò như là một nhà quản lý toàn bộ quyền truy cập dữ liệu của các máy clients, nói cách khác đó là vai trò quản trị mạng. Có rất nhiều cách thức hiện nay nhằm quản trị có hiệu quả, một trong những cách đang được sử dụng đó là dùng tên Login và mật khẩu. Trên đây là tất cả thông tin về khái niệm Client là gì?. Hy vọng với nhưng thông tin trên bạn đã hiểu rõ về khái niệm Client rồi. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào thông tin liên quan về server side rendering là gì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0333.088.889. Các nhân viên kỹ thuật của lapcamerahanoi sẽ nhanh chóng giải đáp tất cả những vấn đề của bạn.

Xem thêm: CCTV là gì? Tìm hiểu về hệ thống CCTV Camera

Từ khóa » Bản Client Là Gì