Client Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa Client Và Agency - Tmarketing

Agency hay Client là hai khái niệm mà bất kì marketer nào cũng cần nắm rõ. Tuy Agency hay Client là hai môi trường hoạt động, văn hóa cũng như đặc thù công việc khác nhau, tuy nhiên chúng cũng cần bổ trợ cho nhau để đạt được mục đích cuối cùng. Vậy Client là gì? Sự khác biệt giữa Agency hay Client ở đâu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Client là Gì? Sự khác Biệt Giữa Client và Agency

Mục lục
  1. Client là gì?
  2. Đặc điểm của Client
    • Client muốn những con số rõ ràng
    • Client muốn được cung cấp những giải pháp
    • Client muốn sự nhanh nhẹn 
    • Client muốn được thấu hiểu
    • Client muốn dự báo ngân sách chính xác
  3. Sự khác biệt giữa Client và Agency là gì?
  4. Công việc của Client tại công ty Marketing là gì?

Client là gì?

Client nghĩa đơn thuần là khách hàng, mà ở đây chính là khách hàng của các công ty Agency. Các công ty Client sẽ thuê các công ty Agency thực hiện các dịch vụ Marketing cho mình, đưa ra yêu cầu, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ và kiểm soát tiến độ công việc của Agency. Hiện nay, các Client lớn có mặt tại Việt Nam là Uniliver, P&G, Coca Cola, Pepsico,…

Thông thường, các Client chỉ làm việc cho một người hoặc một công ty. Những người làm Client họ có thể thực hiện các hoạt động Marketing cho chính công ty nơi mà họ đang làm việc và cống hiến. Tuy vậy, khi doanh nghiêp cần lên các chiến dịch marketing có quy mô lớn thì đội ngũ nhân sự nội bộ chưa đủ để đáp ứng các công việc ấy. Lúc này Client sẽ đi thuê ngoài dịch vụ Marketing ở các công ty Agency – chuyên đi làm thuê quảng cáo cho rất nhiều công ty khác.

Những người làm Client có quyền lực rất lớn, họ là những người có khả năng làm việc độc lập và có kinh nghiệm. Client có khả năng quản lý và tầm nhìn sâu rộng, họ biết rất nhiều hoạt động như: sale, trade, quảng cáo, media, PR,… Họ làm việc với áp lực business khá cao nên họ luôn ra những yêu cầu nghiêm ngặt cho Agency.

Client là gì?

Đặc điểm của Client

Client muốn những con số rõ ràng

Tất cả những gì một Client mong muốn ở Agency là một bản thống kê chi tiết, bảng báo cáo cụ thể để đo lường chiến dịch đang hoạt động ra sao. Điều này giúp Client kiểm soát được công việc đang theo tiến độ đi lên theo hướng tích cực hay đang bị trì trệ.

Bởi mục đích cuối cùng chính là sự thành công của chiến dịch mà agency đang thực hiện. Vì thế, nên thông cảm cho những đòi hỏi này của Client bởi nếu bạn là họ chắc chắn cũng sẽ như vậy. Trong mối tương quan giữa Agency và Client cho thấy 43% khách hàng cảm thấy họ không được đáp ứng nhu cầu một cách đầy đủ từ phía Agency.

Xem thêm: SWOT là Gì? Cách phân Tích, áp Dụng thực Tế

Client muốn được cung cấp những giải pháp

Những gì Client kì vọng ở một agency chính là những ý tưởng lớn, những sáng tạo độc đáo và chiến lược có tính khả thi cao. Họ muốn tìm kiếm ở bạn những gì họ không tìm ra vì thế các Agency cần làm nhiều hơn những gì mà một Client kì vọng.

Khi chiến dịch đang chạy không hiệu quả, họ cần những giải pháp mới để nhằm đạt được những mục tiêu đề ra lúc đầu. Bởi áp lực của Client rất lớn nên những áp lực đó sẽ được truyền cho Agency.

Client muốn sự nhanh nhẹn 

Client luôn là người thay đổi các brief, mong muốn có thêm nhiều option để lựa chọn. Một agency bạn cần một sự linh hoạt cần thiết, nhiệt tình và chịu khó. Bởi Client là thượng đế, yêu cầu của họ rất cao và họ đòi hỏi tiến độ công việc phải đúng kế hoạch.

Đặc điểm của Client

Client muốn được thấu hiểu

Client muốn chắc rằng Agency nắm rõ về họ, hiểu được lĩnh vực kinh doanh của họ, mục tiêu của hoạt động marketing lần này quan trọng như thế nào. Những khách hàng của chúng ta mong muốn Agency có kinh nghiệm chuyên môn, có hiểu biết trong lĩnh vực mà Client đang theo đuổi để có thể đưa ra những đề xuất tuyệt vời nhất.

Client mong muốn Agency yêu thương hiệu của họ như Client. Hãy cho Client thấy rằng bạn hiểu mong muốn và cố gắng để đẩy mạnh những hoạt động quảng cáo sắp tới giúp họ đạt được mục tiêu.

Xem thêm: Web API là gì? Tìm hiểu tổng quan về API

Client muốn dự báo ngân sách chính xác

Client biết rằng ngân sách là thứ luôn thay đổi theo thị trường, nhưng không vì thế mà Agency bỏ qua vấn đề này. Thay vào đó, Agency cần đưa cho khách hàng một bản dự báo ngân sách chính xác nhất để họ có thể chuẩn bị cho những sự thay đổi.

Trong thời gian thực hiện, những chi phí phát sinh làm ngân sách phình lên. Đây là lý do khiến các Client rời khỏi các Agency theo báo cáo của Soda năm 2015 về tiếp thị kĩ thuật số. Agency nên biết cách tiết kiệm chi phí cho client hoặc thông báo cho client khi có chi phí phát sinh. Những chi phí phát sinh cần được sự đồng ý của client thì mới không làm phật lòng họ.

Đặc điểm của Client

Sự khác biệt giữa Client và Agency là gì?

Client là một môi trường mà ở đó Marketer sẽ là người theo sát tất cả các khâu từ ý tưởng phát triển sản phẩm đến cách truyền thông thế nào để đưa nó đến tay người tiêu dùng, xây dựng chiến lược Marketing và phát triển chúng từ tiếp thị đến quảng bá cũng như những đối tác liên quan để phát triển sản phẩm và thực hiện quy trình Marketing một cách tốt nhất.

Xem thêm: Positioning là gì? Chiến lược Brand Positioning (Định Vị Thương Hiệu) trong Marketing

Tuy rằng, các marketer có thể kiểm soát, làm chủ các quá trình thực hiện, thế nhưng họ cũng là người phải chịu toàn bộ trách nhiệm cho các mục tiêu đã đưa ra cũng như là người theo sát với mọi quá trình kể cả với các đối tác. Đối với nhiều doanh nghiệp, Client là một bộ phận vô cùng quan trọng để có thể đưa sản phẩm ra thị trường cũng như định hướng và quyết định một phần không hề nhỏ đến hiệu suất kinh doanh. 

Trong các công ty Client việc phải chịu áp lực cũng rất lớn. Bạn không chỉ “nhúng tay” vào các công đoạn mà còn phải chịu trách nhiệm với KPi ban đầu, về sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, thương hiệu và sản phẩm. Nên bạn sẽ thấy các công ty Client đa phần khá nguyên tắc, coi trọng số liệu, sự quản lý đội ngũ nhân viên và sự kết nối với các bên đối tác khác hơn.

Ngược lại, Agency lại là một môi trường khá “mở” khi các Marketer được tiếp xúc với khá nhiều khách hàng cũng như lĩnh vực khác nhau. Bạn có thể dành sự tập trung tuyệt đối vào chuyên môn của mình cũng như đơn hàng mà mình nhận được, đưa ra tư vấn và gợi ý cho khách hàng. Tuy nhiên, đây cũng chính là một mặt trái khi làm Marketing tại một Agency, bạn chỉ có thể là người tư vấn và khách hàng mới là người quyết định và đây cũng là một trong những áp lực mà Agency gặp phải. 

Agency cung cấp và đem giải pháp tiếp thị tới khách hàng của mình, do đó môi trường làm việc của Agency cũng rất linh hoạt, mới mẻ và nhiều phong cách khác nhau, mỗi ngày đều có những sự đổi mới, văn hóa mới, doanh nghiệp, sản phẩm mới… Thế nhưng Agency vẫn cần sự đồng ý chấp thuận từ bên Client của mình. 

Sự khác biệt giữa Client và Agency là gì?

Công việc của Client tại công ty Marketing là gì?

Khi đã am hiểu những kiến thức chuyên ngành cũng như hiểu được các sản phẩm mà thị trường đang tiêu thụ thì bạn có thể thực hiện được nhiều công việc khác nhau. Tmarketing sẽ gợi ý cho bạn những vị trí mà một người làm Client phổ biến thường làm tại các công ty.

Xem thêm: Customer Journey là Gì? Hướng dẫn Vẽ bản Đồ hành Trình khách Hàng

Quản trị thương hiệu – Brand Manager 

Quản trị thương hiệu là một trong những yếu tố quyết định để đánh giá được công ty ấy có thể đứng vị trí cao trong lòng khách hàng hay không, cũng như thể hiện được uy tín mà doanh nghiệp ấy xây dựng trên thương trường. Khi đảm nhiệm vị trí quản trị thương hiệu, bạn sẽ phải chịu áp lực rất lớn cũng như đòi hỏi khả năng tư duy logic, phân tích dữ liệu chính xác, nhanh chóng, am hiểu sâu sắc thị trường cùng kinh nghiệm “tham chiến” thực tế qua thời gian. Không những thế, một Brand Manager sẽ phải cùng thực hiện, hỗ trợ các phòng ban khác để đưa sản phẩm và thương hiệu của công ty tới khách hàng của mình, cuối cùng là thống nhất lên kế hoạch chiến dịch marketing hiệu quả.

Xem thêm: Dịch vụ seo web trọn gói tại Tmarketing với giao diện chuyên nghiệp, đầy đủ các tính năng ở đa dạng lĩnh vực.

Trade Marketing Manager

Một Trade Marketing Manager sẽ là người chịu trách nhiệm trong quá trình đưa sản phẩm/dịch vụ của công ty đến với khách hàng. Trade Marketing Manager làm những việc bao gồm xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả, chi tiết, từ việc lên ý tưởng cho đến việc triển khai các chiến lược kinh doanh đó. Đặc biệt Brand Manager và Trade Marketing Manager luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy nhau để đem về được doanh thu tốt nhất cho công ty của mình.

Quản trị truyền thông – Media Manager

Media Manager sẽ chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai các kế hoạch truyền thông hiệu quả và phù hợp, nhằm đưa thương hiệu quảng bá xa hơn, khẳng định uy tín và vị thế của công ty. Media Manager cũng sẽ là người “nhúng tay” vào lựa chọn những kênh truyền thông và cách truyền thông hợp lí, hiệu quả nhất cho chiến dịch của mình. Các kênh truyền thông ấy có thể là các kênh Social, các kênh tìm kiếm Google, truyền hình,… 

Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ phần nào hiểu được Client và Agency là gì và vai trò của nó như thế nào đối với sự phát triển của các doanh nghiệp đồng thời trang bị kiến thức về xây dựng Chiến lược Marketing tổng thể. Tmarketing chúc bạn thành công trong thực chiến!

Related posts:
  1. SEM là gì? Khái niệm, phân biệt giữa SEO và SEM
  2. PPC là gì? Khác nhau giữa SEO và PPC
  3. Agency là Gì? 8 Loại hình Agency phổ Biến Nhất hiện Nay
  4. Google Penguin là Gì? Cách nhận Biết và Khắc phục
  5. Outbound Marketing là Gì? so sánh Giữa Outbound và Inbound Marketing

Từ khóa » Bản Client Là Gì