CMS Là Gì? Danh Sách Hệ Thống CMS Sử Dụng Phổ Biến Hiện Nay

CMS là một thuật ngữ không hề xa lạ đối với các bạn làm việc thường xuyên với website. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ và thường xuyên cập nhật các phiên bản CMS phổ biến nhất. Vậy hệ thống CMS là gì? Nếu bạn đang quan tâm đến phần mềm hỗ trợ website này thì đừng bỏ lỡ bài viết sau đây nhé!

I. Hệ thống CMS là gì?

1. Khái niệm

CMS (viết tắt của từ tiếng Anh: Content Management System) là một phần mềm máy tính được sử dụng để quản lý việc sáng tạo và chỉnh sửa nội dung số. Nội dung số ở đây bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,...

CMS thường được dùng để quản lý thông tin doanh nghiệp và quản lý nội dung website. Đặc biệt khi sử dụng hệ thống CMS, bạn có thể xây dựng và vận hành website của mình một cách dễ dàng mà không cần sự can thiệp nhiều của IT.

2. Chức năng cơ bản

Chức năng chính của CMS là cung cấp những tiện ích, tính năng giúp cho người dùng dễ dàng quản lý, vận hành website của mình. Cụ thể chức năng cơ bản của CMS bao gồm:

- Tạo và lưu trữ nội dung: Với hệ thống CMS, bạn có thể dễ dàng tạo nội dung các bài viết gồm chữ, hình ảnh và cả video để xuất bản lên website mà không cần quan tâm đến server hay phải nhập các mã code. Bên cạnh đó, CMS còn cho phép người dùng lưu trữ nội dung ở bản nháp nếu bạn còn muốn chỉnh sửa thêm.

- Chỉnh sửa nội dung: Chức năng này của CMS giúp cho người dùng có thể sửa những lỗi sai về chính tả, thiếu thông tin hoặc cập nhật lại các thông tin đã lỗi thời. Một chức năng rất hữu ích đối với những người làm SEO Content đúng không nào!

- Hỗ trợ chia sẻ nội dung: Đây là chức năng giúp bạn có thể tận dụng sự phổ biến của các mạng xã hội để tăng khả năng tiếp cận website đến nhiều người hơn. Các hệ thống CMS hiện nay, cụ thể là WordPress, cho phép các bài viết được chia sẻ dễ dàng, nhanh chóng lên các kênh mạng xã hội phổ biến như Facebook, Twitter,…

- Phân quyền hoặc quản lý: Đối với các doanh nghiệp sử dụng website cho việc kinh doanh và thực hiện Content Marketing thì đây một chức năng hỗ trợ rất hữu ích. CMS cho phép phân quyền truy cập, chỉnh sửa nội dung website cho nhiều người nhưng cũng có thể giới hạn quyền quản lý của họ. Giúp cho doanh nghiệp có thể phân chia công việc cho những nhân viên liên quan, đồng thời cũng có thể giám sát, theo dõi lịch sử hoạt động của họ.

3. Ưu nhược điểm của CMS

Ưu điểm của việc sử dụng hệ thống CMS là bạn không cần phải biết lập trình mà vẫn có thể cài đặt, cập nhật mã nguồn của CMS và plugin, theme, extension cho website một cách dễ dàng. Hơn nữa, bạn còn có thể lựa chọn hàng ngàn theme website có sẵn, sau đó chỉ việc thêm nội dung và xuất bản. Các CMS hiện nay đều có tài liệu hướng dẫn chi tiết cho trường hợp khách hàng gặp khó khăn, hoặc cần hướng dẫn sử dụng. Một ưu điểm lớn nữa của CMS đó là cung cấp miễn phí, người dùng chỉ cần mua tên miền và hosting. Nhưng cũng có một số website host miễn phí luôn cả tên miền.

Về nhược điểm, theme có sẵn của hệ thống CMS thường không độc nhất, dễ bị trùng lặp với các website khác. CMS cũng có độ linh hoạt thấp hơn so với các website được lập trình bằng mã code riêng. Ngoài ra, một số hệ thống CMS cũng có thể khiến tốc độ tải website của bạn bị chậm lại. Một nhược điểm bạn cần lưu ý nữa đó là website sử dụng CMS có thể là đối tượng của các hacker muốn xâm nhập và lấy cắp dữ liệu. Tuy vậy, bạn có thể khắc phục bằng cách cài đặt thêm plugin bảo mật để bảo vệ website.

II. Cách hoạt động của CMS

Một website hiện nay gồm có 2 phần: FrontEnd (giao diện bên ngoài) và BackEnd (quản lý bên trong). Khi xây dựng và thiết lập website, người dùng phải thực hiện các bước lập trình, viết mã code cho cả hai phần này. Ngôn ngữ lập trình được sử dụng với FrontEnd là HTML, CSS, JavaScript, còn BackEnd thì là PHP, Python, JavaScript,...

Tuy nhiên, khi sử dụng CMS thì người dùng không cần phải tác động vào các phần này nữa. Bởi vì CMS đã tạo ra một hệ thống chạy trực tiếp trên trình duyệt, hệ quản trị nội dung cho phép bạn tạo, chỉnh sửa và xuất bản nội dung cũng như một số bố cục đơn giản trên giao diện BackEnd. Khi muốn xuất bản, bạn chỉ cần kiểm tra tất cả nội dung và nhấn nút “xuất bản”. Các công việc kết nối server còn lại đều do phần mềm CMS xử lý.

III. Tại sao cần sử dụng CMS?

- Dễ dàng quản lý nội dung website: Đối với các website lớn, có lượng dữ liệu bài viết khổng lồ thì việc quản lý nội dung không hề đơn giản. Vì vậy, rất cần một hệ thống để hỗ trợ việc phân quyền, chia sẻ quyền hạn cập nhật nội dung website cho các nhân viên liên quan. CMS còn có chức năng quản lý hoạt động của từng người được phân quyền nên giúp ích rất nhiều cho người quản lý chính của website đó.

- Sử dụng mà không cần tới kiến thức lập trình: Rất nhiều nhà kinh doanh lớn, nhỏ ngày nay sử dụng website như là một kênh thương mại điện tử. Tuy nhiên không nhiều người hiểu biết về kiến thức lập trình. Do đó, CMS như một hệ thống lý tưởng giúp họ không cần hiểu có kiến thức lập trình mà vẫn có thể xây dựng, quản lý website cho mục đích của mình.

- Tối ưu chi phí nhân sự cho việc quản trị: Việc quản trị nội dung website thủ công tốn rất nhiều thời gian và chi phí thuê nhân sự quản lý, kiểm tra lỗi gây tốn kém cho doanh nghiệp và chủ website. Do đó, lý do bạn nên sử dụng hệ thống CMS chính là để tiết kiệm được các chi phí trên. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng gần như miễn phí các tính năng hỗ trợ quản lý tự động rất tốt và hiệu quả của CMS.

- Tối ưu chi phí cho Online Marketing: Nhờ có hệ thống CMS, bạn có thể tận dụng website của mình để thực hiện các chiến dịch Email Marketing, Content Marketing. Thông qua việc thiết lập mẫu thu thập email, sử dụng tính năng chia sẻ trên các trang mạng xã hội, chatbot tự động,... giúp cho kế hoạch Online Marketing của bạn dễ dàng thành công hơn.

IV. Phân loại hệ thống CMS

1. CMS mã nguồn mở (Open Source - OSS)

Đây là hệ thống CMS được sử dụng phổ biến nhất hiện nay vì nó được cung cấp miễn phí bởi các tập đoàn công nghệ lớn. Ưu điểm của CMS Open Source là dễ sử dụng và không cần trả phí. Dễ sử dụng là vì ngay khi cài đặt lên server thì các tính năng cơ bản cho website như quản lý trang, quản lý bài viết, trình soạn thảo, lựa chọn bố cục đều đã được thiết lập sẵn.

Nếu muốn sử dụng thêm các tính năng nâng cao, bạn có thể cài đặt thêm các gói của nhà sản xuất hoặc bên thứ ba. Tuy nhiên các tính năng có sẵn cũng đã đủ để bạn xây dựng một website hoàn chỉnh sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau rồi. Các CMS mã nguồn mở phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến WordPress, Magento, Opencart, Prestashop,...

2. CMS tự code hay xây dựng, Framework

Đây là hệ thống CMS được tự xây dựng từ đầu, gồm tất cả các bước cơ bản như lập trình, viết code cho phần FrontEnd và BackEnd của hệ thống website. Khi sử dụng CMS tự code thì bạn có thể xây dựng một website độc nhất, tùy theo ý muốn của mình và có thể đáp ứng nhu cầu cụ thể của đối tượng mục tiêu mà website bạn đang hướng đến.

Tuy nhiên nhược điểm của loại CMS này là phải tốn rất nhiều thời gian, công sức và cả chi phí để thuê lập trình viên.

3. CMS được build sẵn và mất phí

Đây là hệ thống CMS được cung cấp bởi các đơn vị sản xuất, kinh doanh dịch vụ CMS cho khách hàng. Ưu điểm khi sử dụng CMS được build sẵn là các thao tác sử dụng rất đơn giản, các tính năng cơ bản và nâng cao được thiết lập sẵn và quan trọng là rất ít gặp lỗi (bug). Trong trường hợp hệ thống bị lỗi thì nhà sản xuất sẽ khắc phục rất nhanh.

Tuy nhiên nhược điểm của nó là bạn phải trả tiền thì mới có thể sử dụng, đôi khi phí khá cao đối với các nhà sản xuất CMS nổi tiếng.

IV. Yếu tố lựa chọn CMS phù hợp doanh nghiệp

- Dễ sử dụng: Bạn nên chọn một hệ thống CMS có bố cục đơn giản, cấu tạo dễ sử dụng cho người quản lý cũng như những người đồng quản lý website. Điều này giúp tiết kiệm thời gian trong khi hoạt động cũng như dễ dàng hướng dẫn hơn cho các nhân viên mới.

- Phù hợp với loại website: Mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp đều có những mục đích riêng khi xây dựng một website. Ví dụ như cá nhân dùng để viết blog, trang review phim, còn doanh nghiệp thì sử dụng để giới thiệu, bán sản phẩm. Nên bạn cần lựa chọn hệ thống CMS phù hợp với mục tiêu khi xây dựng website của bạn.

- Mức chi phí phù hợp: Có rất nhiều hệ thống CMS miễn phí nhưng cũng có các loại mất phí, đôi khi mức phí rất cao. Vì vậy bạn nên cân nhắc ngân sách của bản thân hoặc của doanh nghiệp dành cho việc thiết lập website là bao nhiêu để lựa chọn phù hợp.

- Tùy chọn thiết kế: Giao diện và bố cục website rất quan trọng đối với trải nghiệm người dùng. Vì vậy, bạn nên chọn các hệ thống CMS cung cấp thiết kế giao diện đẹp và bố cục đa dạng để lựa chọn.

- Chức năng cần có cho website: Những chức năng cơ bản của website như quản lý bài viết, hoạt động, hay xây dựng nội dung cho website là những điều bạn cần quan tâm khi lựa chọn hệ thống CMS. Hãy tìm hiểu kỹ và chọn CMS nào cung cấp đầy đủ các chức năng này.

- Khả năng di chuyển dữ liệu: Ngày nay chúng ta làm việc, soạn thảo trên rất nhiều hệ thống và phần mềm khác nhau như Google Docs, phần mềm Microsoft như Word, Excel,... thuận tiện hơn rất nhiều cho việc di chuyển dữ liệu. Thế nên khi lựa chọn CMS, bạn cần chú ý đến khả năng di chuyển của hệ thống sẽ sử dụng xem có hỗ trợ chức năng này không nhé!

- Tiện ích mở rộng và bổ trợ: Ngoài những tính năng cơ bản thì các tính năng mở rộng và bổ trợ cũng rất quan trọng đối với các website lớn. Bởi vì nó sẽ hỗ trợ nhiều hơn trong việc điều hành cũng như tăng sự độc đáo cho website. Nếu cá nhân hoặc doanh nghiệp có nhu cầu thì nên chú ý đến các tiện ích này.

- Trợ giúp và các tùy chọn hỗ trợ: Khi sử dụng một hệ thống CMS chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thắc mắc về cách sử dụng. Đó là lúc bạn cần tìm sự trợ giúp từ những cộng đồng, hội nhóm, diễn đàn giải đáp các thắc mắc và hướng dẫn cho mình đấy!

V. 10 hệ thống CMS thông dụng hiện nay

- CMS WordPress: Đây là một hệ thống CMS mã nguồn mở, sử dụng 2 ngôn ngữ lập trình MySQL và PHP được sử dụng phổ biến hiện nay. Hệ thống cho phép bạn xây dựng website đẹp mắt, không cần viết code. Với WordPress, bạn chỉ cần trả phí tên miền và hosting mà không cần trả thêm bất kỳ chi phí nào khác.

Link truy cập: CMS WordPress

- CMS Joomla!: Đây cũng là hệ thống CMS mã nguồn mở, được viết bằng PHP và kết nối với MySQL, hỗ trợ rất tốt trong việc chỉnh sửa nội dung. Joomla! cung cấp các tiện ích cho việc điều hành trang thương mại điện tử đến bán sản phẩm. Tuy nhiên cách sử dụng hệ thống này tương đối khó và phức tạp, đôi khi bạn phải nhờ đến nhà phát triển để trợ giúp. 

Link truy cập: CMS Joomla!

- CMS Drupal: Được viết bằng ngôn ngữ PHP. Với hệ thống này, bạn có thể điều chỉnh linh hoạt các nội dung website và có thể dễ dàng quản lý người dùng cũng như tạo vai trò, chỉ định quyền của họ. Drupal cũng có cộng đồng hỗ trợ lớn như Wordpress và Joomla. Tuy nhiên hệ thống này hơi khó để điều chỉnh giao diện website khi cần thiết.

Link truy cập: CMS Drupal

- CMS Refinery: Đây là một mã nguồn mở chất lượng, cung cấp giao diện rõ ràng, chi tiết, dễ sử dụng. Refinery đem đến cho người dùng trải nghiệm đơn giản, thú vị cùng kho lớn plugin cũng như tiện ích, tính năng mở rộng. Nó giúp người dùng rất nhiều trong việc thiết kế và quản trị website.

Link truy cập: CMS Refinery

- CMS Magento: Là một mã nguồn mở được viết bằng PHP, chủ yếu dùng để giúp người dùng tạo lập một website thương mại điện tử. Magento được phát triển từ năm 2007, hiện tại có 2 phiên bản là Magento Commerce (trả phí) và Magento Open Source (miễn phí). Ưu điểm của Magento là bảo mật tốt. Nó cung cấp các tool bảo mật và bảo vệ thông tin, dữ liệu PCI, CAPTCHA,… giúp kho hàng hóa trên sàn thương mại điện tử luôn được an toàn. Đây là hệ thống CMS phù hợp nhất cho cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến.

Link truy cập: CMS Magento

- CMS OpenCart: Cũng là một mã nguồn mở được lập trình bởi ngôn ngữ PHP cùng mô hình MVC (L). OpenCart có tính năng đặc biệt là Multishop, có nghĩa là có thể tạo được nhiều cửa hàng trên một website. Ngoài ra, nó còn có các tính năng hỗ trợ bán hàng khác như mô hình tích điểm, chuyên mục quản lý sản phẩm, mã giảm giá,… Tuy nhiên, Opencart cũng có một số bất cập là dễ dính lỗi, các module còn chưa được linh hoạt, một số tính năng cần cập nhật để hoàn thiện hơn.

Link truy cập: CMS OpenCart

- CMS TYPO3: Đây là một hệ thống CMS được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP. TYPO3 có thể chạy trên một số máy chủ web như Apache hoặc IIS. Bên cạnh đó cũng chạy được trên đầu nhiều hệ điều hành như Microsoft Windows, Linux, FreeBSD, macOS,…

 Link truy cập: CMS TYPO3

- CMS Dotclear: Khác với các hệ thống CMS khác, Dotclear thực chất là một ứng dụng nguồn mở xuất bản blog được phân phối theo GNU GPLv2. Dotclear được phát triển đầu tiên vào năm 2002, bởi Olivier Meunier. Hiện nay Dotclear đã thu hút được phát triển một cách chuyên nghiệp, bởi các nhà phát triển tài năng. Hệ thống này hiện đang được ứng dụng rộng rãi tại Pháp.

Link truy cập: CMS Dotclear

- CMS SilverStripe: Đây là một mã nguồn mở được cung cấp đầy đủ các chức năng từ SEO, soạn thảo, chỉnh sửa văn bản, nội dung website. Ưu điểm của Silverstripe là thiết kế linh hoạt, công cụ đa ngôn ngữ, có nhiều tiện ích và tình năng hấp dẫn, hỗ trợ nhiều cho người dùng trong việc quản trị website của mình.

Link truy cập: CMS SilverStripe

- CMS Google sites: Đây là một hệ thống vô cùng quen thuộc với người dùng hiện nay. Điểm đặc biệt của nó là sự đơn giản, dễ sử dụng và quản lý. Mọi đối tượng đều có thể dễ dàng và nhanh chóng học cách sử dụng. Bên cạnh đó CMS Google sites còn cung cấp các tiện ích rất tiện lợi như Google Drive, Google Maps, Google Docs,...

Link truy cập: CMS Google sites

Xem thêm:

- Infographic là gì? Cách thiết kế Infographic kèm các mẫu đẹp, thu hút

- Seeding là gì? Cách triển khai chiến dịch Seeding đạt hiệu quả

- Web Developer là gì? Mô tả công việc của một Web Developer

Hy vọng rằng bài viết này đã đem đến cho bạn những thông tin thú vị và hữu ích về hệ thống CMS giúp tạo, chỉnh sửa và quản lý nội dung website. Nếu bạn cảm thấy bài viết này hay, đừng quên chia sẻ với bạn bè và người thân nhé!

Từ khóa » Tổng Quan Về Hệ Thống Cms