CMS Là Gì? Tổng Hợp Những CMS Phổ Biến Nhất Hiện Nay

CMS hiện nay được phát triển và đưa vào ứng dụng ngày càng nhiều với mục đích hỗ trợ cho công việc của con người được thực hiện hiệu quả hơn. Khi website được đưa vào ứng dụng ngày càng nhiều thì nắm bắt được thông tin về hệ thống CMS càng cần được chú ý. Tìm hiểu để biết được CMS là gì, cũng như các thông tin hữu ích liên quan giúp quá trình phát triển, ứng dụng phần mềm được thực hiện tốt, có khả năng phát huy được tối đa giá trị và lợi ích.

CMS là gì?

CMS – Content Management System chính là hệ quản trị nội dung của một website với đầy đủ chức năng điều khiển được mọi hoạt động liên quan tới thông tin, nội dung của trang web đó. Những nội dung như hình ảnh, tin tức, danh mục, video, thông tin liên hệ,… đều được quản trị tốt, duy trì hoạt động ổn định.

Đặc biệt, đối với dạng CMS nâng cao còn có thể giúp việc chỉnh sửa, hay tiến hành phân loại danh mục, thậm chí là thực hiện việc đổi hiển thị giao diện, cùng nhiều thao tác phức tạp khác có thể thực hiện được trang web. Với giao diện trực quan trên nền web người dùng có thể thực hiện các thao tác để quản lý được website đó trên mọi khía cạnh đơn giản song hiệu quả.

Các chức năng chính cần có của CMS

CMS được biết tới với vai trò quan trọng trong việc điều khiển, duy trì vận hành của một trang web. Sở hữu nhiều chức năng hữu ích, trong đó cơ bản và quan trọng nhất phải kể tới chính là:

  • Chức năng giúp tạo, lưu trữ toàn bộ nội dung của một website.
  • Chức năng chỉnh sửa, thêm bớt các nội dung trên website.
  • Chức năng chuyển và thực hiện chia sẻ nội dung của web.
  • Chức năng quản lý và phân quyền người dùng quản lý web.

Với nhiều chức năng cần thiết thì doanh nghiệp cần chú ý cài đặt CMS đầy đủ cho website của mình. Việc duy trì quản lý, vận hành website cho doanh nghiệp lúc này trở nên đơn giản và đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều. Ứng dụng web hiệu quả, quản lý tốt góp phần không nhỏ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường trực tuyến, khẳng định được vị thế thương hiệu.

Lý do nên chọn sử dụng CMS

CMS khi đưa vào sử dụng mang tới khá nhiều những lợi ích, giá trị thiết thực cho cá nhân cũng như doanh nghiệp. Chính từ những lý do dưới đây mà việc dùng CMS là vô cùng cần thiết:

  • Sử dụng CMS giúp website được hoàn thiện trở thành một kênh marketing vô cùng hữu hiệu. Chúng ta có thể thông qua hệ thống này đẻ tiếp thị bằng email marketing, content,… một cách dễ dàng, có khả năng thu hút được người đọc để quảng bá, giới thiệu về doanh nghiệp.
  • Việc cập nhật nội dung cho website khi cần được thực hiện đơn giản và dễ dàng như yêu cầu. Khi content marketing là hình thức tiếp thị thông dụng, mang lại hiệu quả cao thì việc có thể sử dụng CMS để cập nhật nội dung thường xuyên, liên tục khi có yêu cầu trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
  • Có khả năng giúp đảm bảo và duy trì được tính nhất quán cho doanh nghiệp ở trang web mà mình sử dụng. Mọi yêu cầu từ xây dựng, chỉnh sửa hay xuất bản nội dung đều có thể thực hiện nhanh chóng theo yêu cầu. Với vài thao tác nhỏ là công việc có thể hoàn thành tốt. Không chỉ vậy, hệ thống này còn hỗ trợ lưu nháp các nội dung chưa hoàn thành, hỗ trợ hạn chế truy cập, tự động xuất bản,… để doanh nghiệp kiểm soát và duy trì được nội dung cho website như mong muốn.

Phân loại CMS cơ bản

CMS hiện nay được dưa vào sử dụng được phân chia thành 3 dạng khác nhau và cơ bản chính là:

CMS open source

Đây còn được biết tới là dạng CMS mã nguồn mở – hệ thống quản trị phổ biến với khả năng sử dụng đơn giản, dễ dàng. Ưu điểm nổi bật của loại CMS này chính là việc nó hệ thống đầy đủ các tính năng cần thiết để hỗ trợ cho nhu cầu của người dùng như quản lý trang, tài khoản, bài viết, hoặc liên kết, cấu hình, tag,… ngay sau khi được tiến hành cài đặt trên máy chủ.

CMS tự xây dựng

Với CMS tự xây dựng đòi hỏi chúng ta phải tiến hành code lại toàn bộ mới có thể dùng được. Nó dẫn tới những khó khăn trong việc cài đặt, song bù lại là việc có thể tùy chọn được giao diện thiết kế ưng ý và thích hợp.

CMS tính phí

Đối với CMS tính phí đồng nghĩa với việc người dùng phải bỏ tiền bản quyền mới có thể sử dụng được. Đơn vị cung cấp CMS sẽ là bên thực hiện mọi thao tác từ sửa lỗi, vận hành hệ thống, nâng cấp,… khi cần thiết. Hoạt động ổn định, có nhiều tính năng riêng biệt giúp ứng dụng CMS thực sự phát huy được giá trị và lợi ích lý tưởng.

CMS hoạt động như thế nào?

Để xây dựng được website chúng ta phải thực hiện 2 bước chính quan trọng là xác lập được giao diện bên ngoài (front-end) và quản lý được hệ thống bên trong (back-end). Thông qua nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau việc lập trình, hoàn thiện được website được hoàn thành tốt, đáp ứng tốt cho nhu cầu của từng người dùng. Mỗi ngôn ngữ lập trình lại hỗ trợ theo cách khác nhau, tất cả góp phần tạo nên trang web chất lượng đưa vào sử dụng.

Với hệ thống CMS khi được đưa vào ứng dụng thì quy trình sẽ được giản lược đáng kể, tới mức tối đa. Thông qua việc xây dựng hệ thống quản lý với giao diện hoạt động trực tiếp ngay trên trình duyệt thì chúng ta sẽ dùng ngay content editor để có thể tạo ra những bài viết, những trang web, hay xuất bản thông tin dễ dàng thay vì phải tiến hành viết code như trước đó.

Không chỉ vậy, với CMS khi được sử dụng còn giúp việc chèn nội dung trở nên đơn giản hơn. Không yêu cầu phải trực tiếp truy cập vào server mà việc chèn nội dung cũng có thể hoàn thành. Việc mà chúng ta cần làm chỉ là chỉnh sửa qua giao diện quản lý đã được cài đặt sẵn trước đó. Công việc lúc này trở nên đơn giản song đem lại hiệu quả cao, mang lại giá trị ứng dụng lý tưởng nhất.

Cách chọn lựa CMS phù hợp

Để chọn lựa một CMS đưa vào sử dụng chúng ta cần xem xét trên nhiều phương diện với nhiều yếu tố khác nhau cần được đánh giá. Một CMS tốt cho website này chưa chắc đã tốt cho một website khác. Bởi thế, việc tham khảo, tìm hiểu và đánh giá chi tiết mới giúp chúng ta chọn được CMS phù hợp cho từng website cần được phát triển và quản lý. Trong đó những vấn đề chính cần được xem xét, giải đáp trước khi đưa ra lựa chọn sau cùng chính là:

Xác định loại website cần dùng CMS

Với từng website được xây dựng mang mục đích, nhiệm vụ khác nhau thì lựa chọn CMS để sử dụng sẽ có những thay đổi, yêu cầu riêng. Ví dụ như web thương mại điện tử, website bán hàng nên ưu tiên sử dụng CMS về eCommerce tiêu biểu như WooCommerce hoặc Magento. Hay với blog cá nhân, site của doanh nghiệp nhỏ thì WordPress chính là gợi ý lý tưởng. Hoặc với các doanh nghiệp vừa và lớn thì Drupal là lựa chọn hợp lý.

Xác định loại thiết kế muốn sử dụng

Trước khi tiến hành lựa chọn CMS thì xem xét qua themes để biết được nó sẽ trông như thế nào cần được lưu ý. Từ themes được sử dụng để xác định việc chúng ta có thể chỉnh sửa và hoàn thiện website như mình mong muốn hay không.

Xác định các loại chức năng cần cho website

Tìm hiểu để biết được CMS có đầy đủ plugin hay extension chúng ta cần hay không tiêu biểu như bảo mật, marketing, caching, social media sharing, SEO,… rồi mới đưa ra quyết định lựa chọn là thích hợp nhất.

Xác định chi phí dành cho trang web

Để đưa một website vào sử dụng chúng ta cần thanh toán chi phí cho hosting và tên miền. Bên cạnh đó là những chi phí dành cho plugin, extension và themes,… trong trường hợp phiên bản miễn phí không đáp ứng được tốt yêu cầu của doanh nghiệp. Tính toán tổng chi phí cần bỏ ra cho một website, cân đối với khoản tài chính thực tế hiện có dành cho website trong một năm để có được cân nhắc thích hợp.

Xác định việc có cần hỗ trợ trong tương lai

Khi bạn muốn tạo ra một trang portfolio online thì lời khuyên được đưa ra hãy lựa chọn những CMS có đầy đủ các plugin về portfolio sẽ giúp chúng ta khai thác được triệt để, sớm hoàn thiện được website theo mong muốn. Cân nhắc việc có cần hỗ trợ trong tương lai hay không để việc chọn CMS đưa vào sử dụng chuẩn xác và đúng đắn.

Các CMS phổ biến hiện nay

cms

Hiện nay có khá nhiều những CMS khác nhau được đưa vào sử dụng đáp ứng cho nhu cầu đa dạng của con người. Trong số rất nhiều loại có thể đưa vào ứng dụng cần kể tới một số CMS tiêu biểu, phổ biến như:

  • CMS WordPress, tham khảo thêm về dạng thức thiết kế website bằng WordPress
  • CMS Drupal
  • CMS Joomla
  • CMS Opencart
  • CMS Typo3
  • CMS Magento
  • CMS Dotclear

Hy vọng qua bài viết trên của MONA Media bạn đã hiểu được CMS là gì, đồng thời hiểu được các thông tin liên quan giúp ích rất nhiều cho việc cân nhắc lựa chọn được CMS thích hợp đưa vào sử dụng. Từ những kiến thức cơ bản song cần thiết liên quan tới CMS khi được tìm hiểu giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng, chú ý hơn tới việc lựa chọn hệ thống CMS khi thiết kế website và xây dựng theo nhu cầu của mọi cá nhân cũng như bất kì doanh nghiệp nào.

Từ khóa » Tổng Quan Về Hệ Thống Cms