- CNTB Ra đời Từ Tích Luỹ Nguyên Thuỷ TBCN Bằng Bạo Lực Và Tước ...

  1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Cao đẳng - Đại học >
- CNTB ra đời từ tích luỹ nguyên thuỷ TBCN bằng bạo lực và tước đoạt, do vậy lịch sử đó đầy máụ và bùn nhơ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.8 KB, 68 trang )

Phần thứ 3LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘIChương VIISỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂNVÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨAI. SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN1. Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của nóa) Khái niệm giai cấp công nhân- Quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp công nhân:Đó là chỉ giai cấp công nhân hiện đại, con đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp tư bảnchủ nghĩa, giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiệnđại.Hai thuộc tính cơ bản của GCCN:+ Về phương thức lao động, phương thức sản xuất,Đó là những tập đoàn người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sảnxuất có tính công nghiệp ngày càng hiện đại, ngày càng có trình độ xã hội hoá, quốc tế hoácao.+ Về vị trí trong quan hệ sản xuất TBCN:Họ là những người lao động không có tư liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao động chonhà tư bản để kiếm sống và bị nhà tư bản bóc lột về giá trị thặng dư.- Định nghĩa giai cấp công nhânGiai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng vớiquá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại với nhịp độ phát triển của lực lượng sảnxuất có tính chất xã hội hoá ngày càng cao; là lực lượng sản xuất cơ bản tiên tiến, trực tiếphoặc tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệxã hội; là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩaxã hộib. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:Xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ mọi chế độ áp bức bóc lột và xây dựng xã hộimới – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.2. Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhâna) Địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa- Địa vị kinh tế của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa:Giai cấp công nhân là sản phẩm của nền Đại công nghiệp, là lực lượng sản xuất cơ bản tiêntiến nhất. Nhưng trong CNTB giai cấp công nhân không có tư liệu sản xuất, phải làm thuê chochủ nghĩa tư bản và bị giai cấp tư sản áp bức bóc lột nặng nề.- Địa vị xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa:Giai cấp công nhân bị thống trị về mặt kinh tế do vậy bị thống trị về mặt xã hội nhưng giaicấp công nhân lại có lợi ích cơ bản phù hợp và thống nhất với lợi ích của quần chúng nhândân lao động và các giai tầng xã hội khác. Do vậy nó có khả năng đại biểu cho quyền lợi cơbản của quần chúng nhân dân lao động và các giai tầng xã hội; có khả năng đoàn kết, tổ chức,giáo dục, lôi cuốn quần chúng nhân dân lao động cùng tham gia vào sứ mệnh lịch sử củamình.b)Những đặc điểm chính trị xã hội của giai cấp công nhân- Giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất trong thời đại ngày nay- Giai cấp công nhân là giai cấp có tính cách mạng triệt để nhất- Giai cấp công nhân có ý thức tổ chức kỷ luật cao nhất- Giai cấp công nhân có bản chất quốc tế55 3. Vai trò của Đảng Cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấpcông nhâna) Tính tất yếu và quy luật hình thành, phát triển chính Đảng của gccn- Khái niệm: Đảng Cộng sản là lãnh tụ chính trị, đội tiên phong chiến đấu, bộ tham mưu củagiai cấp công nhân, là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác–Lênin với phong trào công nhân- Tính tất yếu và quy luật hình thành, phát triển chính Đảng của gccn+ Trong chủ nghĩa tư bản giai cấp công nhân bị áp bức bóc lột do vậy giai cấp công nhânvùng dậy đấu tranh nhưng cuối cùng đều bị thất bại do thiếu một lý luận khoa học và cáchmạng soi đường. Sự thâm nhập của chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân đã đưa giai cấpnày đạt tới trình độ tự giác, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân thực sự mang tínhchính trị và đặc biệt là đã dẫn tới sự thành lập chính đảng của giai cấp công nhân.+ Khi Đảng Cộng sản ra đời, thông qua sự tuyên truyền giác ngộ của Đảng làm cho giai cấpcông nhân nhận thức được vị trí của mình trong xã hội, hiểu được con đường, biện pháp đấutranh cách mạng từ đó đứng lên tập hợp nhân dân lao động thực hiện việc lật đổ chủ nghĩa tưbản, giải phóng giai cấp mình và giải phóng toàn xã hội, tổ chức xây dựng xã hội mới về mọimặt.+ Đảng Cộng sản muốn hoàn thành vai trò lãnh đạo thì trước hết đảng phải luôn chăm loxây dựng về tư tưởng và tổ chức, phải luôn làm cho đảng vững mạnh về chính trị, khôngngừng nâng cao về trí tuệ, gắn bó với nhân dân, có năng lực lãnh đạo và hoạt động thực tiễn.b) Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản với giai cấp công nhân- Đảng Cộng sản là tổ chức chính trị cao nhất của giai cấp công nhân, đại biểu cho trí tuệ,lợi ích của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động.- Đảng Cộng sản là bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân và cả dân tộc.- Giai cấp công nhân là cơ sở giai cấp của Đảng Cộng sản, là nguồn bổ sung lực lượngphong phú cho Đảng Cộng sản.- Đảng từ giai cấp công nhân mà ra, Đảng và giai cấp công nhân là thống nhất, tuy nhiênkhông thể đồng nhất Đảng với giai cấp công nhân. Đảng là một tổ chức chính trị chỉ tập trungnhững công nhân tiên tiến, có giác ngộ lý tưởng cách mạng, được trang bị lý luận cách mạng.II. CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA1. Cách mạng xã hội chủ nghĩa và nguyên nhân của nóa) Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩaCách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa lỗithời bằng chế độ xã hội chủ nghĩa, trong cuộc cách mạng đó giai cấp công nhân là giai cấplãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động khác xây dựng một xã hội công bằng, dânchủ, văn minh.b) Nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa- Cách mạng xã hội chủ nghĩa có nguyên nhân sâu xa từ mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuấtphát triển mang tính xã hội hoá cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tưbản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp côngnhân đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến và giai cấp tư sản đại diện cho phương thức sảnxuất tư bản chủ nghĩa đã lỗi thời.- Giai cấp công nhân nhận thức được sứ mệnh lịch sử của mình.2. Mục tiêu, động lực và nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩaa) Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩaMục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa là giải phóng giai cấp bị áp bức, bóc lột, các dântộc bị nô dịch, đồng thời giải phóng xã hội khỏi sự trì trệ để tiếp tục phát triển trên con đườngtiến bộ văn minh.b) Động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa- Giai cấp công nhân vừa là giai cấp lãnh đạo vừa là động lực chủ yếu trong CMXHCN.56 - Giai cấp nông dân có nhiều lợi ích cơ bản, thống nhất với lợi ích của giai cấp công nhân,giai cấp này trở thành động lực to lớn trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở khối liênminh công nông vững chắc mới có thể tạo ra được sức mạnh của khối đoàn kết rộng rãi cáclực lượng tiến bộ trong các tầng lớp nhân dân lao động khác trong cách cạng xã hội chủ nghĩa.c) Nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa- Trên lĩnh vực chính trị:Cách mạng xã hội chủ nghĩa là phải đập tan nhà nước của giai cấp bóc lột, giành chínhquyền về tay giai cấp công nhân, nhân dân lao động, đưa những người lao động từ địa vị nô lệlàm thuê lên địa vị làm chủ xã hội. Bước tiếp theo là cần phải tạo điều kiện làm sâu rộng thêmnền dân chủ xã hội chủ nghĩa.- Trên lĩnh vực kinh tế :+ Thay đổi vị trí, vai trò của người lao động đối với tư liệu sản xuất, thay thế chế độ chiếmhữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất bằng chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa vớinhững hình thức thích hợp, gắn người lao động với tư liệu sản xuất.+ Phát triển lực lượng sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động, từng bước cảithiện đời sống nhân dân.+ Chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động.- Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá:+ Dưới chủ nghĩa xã hội giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động là những ngườisáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá tinh thần.+ Trên cơ sở kế thừa một cách có chọn lọc và nâng cao các giá trị văn hoá truyền thống củadân tộc, tiếp thu các giá trị văn hoá tiên tiến của thời đại, cách mạng XHCN thực hiện việcgiải phóng những người lao động về mặt tinh thần thông qua xây dựng từng bước thế giớiquan và nhân sinh quan mới cho người lao động, hình thành những con người mới XHCN.3. Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân trong cách mạng xã hộichủ nghĩaa) Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh giữa gccn với gcnd- Tính tất yếu của liên minh:+ Khi tổng kết thực tiễn phong trào công nhân châu Âu, Mác Ăngghen đã khái quát lý luậnvề liên minh công nông và các tầng lớp lao động khác. Các ông đã chỉ ra nguyên nhân chủ yếucủa thất bại trong các cuộc đấu tranh là do gccn không liên minh được với “người bạn đồngminh tự nhiên” của mình là giai cấp nông dân.+ Trong giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, Lênin đã vận dụng và phát triển lý luận liên minhcông nông của Mác – Ăngghen vào thực tiễn Cách mạng Tháng Mười Nga, đó cũng là mộttrong những nguyên nhân đưa tới thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười. Lê nin chỉ rõ: gccnphải liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác mới có thể giữvững được vai trò lãnh đạo và chính quyền nhà nước.- Cơ sở khách quan của việc xây dựng khối liên minh:+ Dưới chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân đều là những người laođộng, đều bị áp bức bóc lột.+ Trong quá trình xây dựng cnxh, công nghiệp và nông nghiệp là hai ngành sản xuất chínhtrong xã hội. Nếu không có sự liên minh chặt chẽ giữa công nhân và nông dân thì hai ngànhkinh tế này và các ngành kinh tế khác không thể phát triển được.+ Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân là lực lượng chính trị to lớn trong xây dựng và bảovệ chính quyền nhà nước, trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.b) Nội dung và nguyên tắc cơ bản của liên minh giữa gccn với gcnn- Nội dung của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân+ Liên minh về chính trị:Thứ nhất là nhằm giành chính quyền về tay gccn và nhân dân lao động.57 Thứ hai là cùng nhau tham gia vào chính quyền nhà nước, bảo vệ chế độ XHCN và mọithành quả cách mạng làm cho nhà nước xhcn ngày càng vững mạnh. Trong quá trình đó, liênminh phải dựa trên lập trường chính trị của giai cấp công nhân.Liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân trở thành cơ sở vững chắc cho nhànước xã hội chủ nghĩa, tạo thành nòng cốt trong mặt trận dân tộc thống nhất.+Liên minh về kinh tế: Đây là nội dung cơ bản, quyết định nhất, là cơ sở để thực hiện liênminh các lĩnh vực khác.Thứ nhất là phải kết hợp đúng đắn lợi ích giữa giai cấp công nhân với nông dân. Hoạt độngkinh tế phải vừa đảm bảo lợi ích của nhà nước, của xã hội, đồng thời phải thường xuyên quantâm đến lợi ích của giai cấp nông dân.Thứ hai là Đảng của giai cấp công nhân và nhà nước XHCN phải thường xuyên quan tâmxây dựng một hệ thống chính sách phù hợp đối với nông dân, nông nghiệp và nông thôn.+ Liên minh về văn hoá - xã hộiThứ nhất, nâng cao trình độ văn hoá cho giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp nhândân lao động.Thứ hai, thường xuyên giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin trong công nhân, nông dân và cáctầng lớp nhân dân lao động; khắc phục tư tưởng lạc hậu, bảo thủ, trì trệ, tâm lý tiểu nông,…- Những nguyên tắc cơ bản của liên minh giữa gccn với gcnd+ Phải đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân+ Phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện+ Kết hợp đúng đắn các lợi ích của giai cấp công nhân và giai cấp nông dânIII. HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA1. Xu thế tất yếu của sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa- Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội CSCN:Là hình thái kinh tế - xã hội có quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu công cộng về tư liệu sảnxuất, thích ứng với lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, có kiến trúc thượng tầng tươngứng thực sự là của nhân dân với trình độ xh hoá ngày càng cao.- Xu thế tất yếu của sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội CSCN:+ Lực lượng sản xuất phát triển đến trình độ xã hội hoá ngày càng cao mâu thuẫn gay gắtvới quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.+ Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động với giai cấp tư sản ngày càng trởnên quyết liệt.2. Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩaa) Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội- Tính tất yếu và hai loại hình quá độ lên chủ nghĩa xã hội+ Khái niệm: Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kì cải biến xã hội cũ thành xã hộimới, bắt đầu khi thiết lập chính quyền công nông và kết thúc khi xây dựng được cơ sở vật chấtkỹ thuật và đời sống văn hoá của chủ nghĩa xã hội.+ Tính tất yếu:Một là, Chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất dướihai hình thức là nhà nước và tập thể, không còn các giai cấp đối kháng, không còn tình trạngáp bức bóc lột. Muốn có xã hội như vậy cần phải có một thời kỳ lịch sử nhất địnhHai là, Chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên nền sản xuất công nghiệp có trình độ cao nêncần có thời gian tổ chức, sắp xếp lại.Ba là, Các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự phát nảy sinh trong lòng chủ nghĩatư bản, chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa nên cần phải cóthời gian để xây dựng và phát triển những quan hệ đóBốn là, Công cuộc xây dựng cnxh là một công việc mới mẻ, khó khăn và phức tạp, phải cầncó thời gian để gccn từng bước làm quen với những công việc đó.58 + Hai loại hình quá độ lên chủ nghĩa xã hội:Một là, Quá độ trực tiếp, là hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ những nước tư bản chủnghĩa.Hai là, Quá độ gián tiếp là hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ những nước chưa qua tưbản chủ nghĩa.- Đặc điểm và và nội dung kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội+ Đặc điểm nổi bật nhất trên lĩnh vực kinh tế là sự tồn tại một nền kinh tế nhiều thành phầntrong một hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất, vận động theo định hướng xã hội chủ nghĩa.+ Nội dung kinh tế là thực hiện việc sắp xếp, phối trí lại các lực lượng sản xuất hiện có củaxã hội; cải tạo quan hệ sản xuất của, xây dựng quan hệ sản xuất mới theo hướng tạo ra sự pháttriển cân đối của nền kinh tế, đảm bảo phục vụ ngày càng tốt đời sống nhân dân lao động.- Đặc điểm và nội dung chính trị, văn hoá – xã hội:+ Đặc điểm chính trị, văn hoá – xã hội:Một là, còn tồn tại nhiều giai cấp và tầng lớp khác nhau, các giai cấp, tầng lớp này vừa hợptác, vừa đấu tranh với nhau;Hai là, tồn tại nhiều loại tư tưởng, văn hoá tinh thần khác nhau, có cả sự đối lập.+ Nội dung chính trị, văn hoá – xã hội:Một là, tiến hành cuộc đấu tranh chống lại những thế lực thù địch, chống phá sự nghiệp xâydựng cnxh; tiến hành xây dựng, củng cố nhà nước và nền dân chủ xhcn ngày càng vững mạng,đảm bảo quyền làm chủ trong hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của nhân dân laođộng; xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội thực sự là nơi thực hiện quyền làm chủ của nhândân lao động; xây dựng Đảng Cộng sản ngày càng trong sạch, vững mạnh ngang tầm với cácnhiệm vụ của mỗi thời kỳ lịch sử.Hai là, thực hiện tuyên truyền phổ biến những tư tưởng khoa học và cách mạng của chủnghĩa Mác – Lênin trong toàn xã hội; khắc phục những tư tưởng và tâm lý có ảnh hưởng tiêucực đối với tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền văn hoá mới xhcn đậm đà bảnsắc dân tộc, tiếp thu những giá trị tinh hoa của các nền văn hoá trên thế giới.Ba là, khắc phục những tệ nạn xã hội do xã hội cũ để lại; khắc phục sự chênh lệch phát triểngiữa các vùng miền, các tầng lớp dân cư trong xã hội; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữangười với người.b) Xã hội xã hội chủ nghĩa- Xã hội xã hội chủ nghĩa là giai đoạn thấp của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa,bao gồm những đặc trưng cơ bản sau:+ Cơ sở vật chất kỹ thuật của xã hội xã hội chủ nghĩa là nền đại công nghệp.+ Chủ nghĩa xã hội xoá bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tưliệu sản xuất.+ Xã hội XHCN là một chế độ xã hội tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới .+ Xã hội xã hội chủ nghĩa là một chế độ xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo laođộng, coi đó là nguyên tắc phân phối cơ bản nhất.+ Xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội mà ở đó Nhà nước mang bản chất giai cấp côngnhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc; thực hiện quyền lực và lợi ích của nhândân+ Xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội đã thực hiện được sự giải phóng con người khỏi ápbức, bóc lột; thực hiện bình đẳng xã hội, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện.c) Giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa- Xã hội công sản chủ nghĩa là giai đoạn cao của hình thái kinh tế xã hội công sản chủ nghĩa,gồm những đặc trưng cơ bản sau:59 + Về kinh tế: Lực lượng sản xuất phát triển vô cùng mạnh mẽ, của cải của xã hội tuôn ra dồidào, ý thức con người được nâng lên, khoa học phát triển, lao động con người được giảm nhẹ,lúc đó nhân loại mới thực hiện được nguyên tắc làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.+Về mặt xã hội Trình độ xã hội ngày càng phát triển, trong xã hội không còn sự khác biệtgiữa thành thị với nông thôn, không còn giai cấp, không còn nhà nước; con người được giảiphóng hoàn toàn, có điều kiện phát triển toàn diện năng lực của mình, tri thức con người đượcnâng cao, và mang hết tài năng trí tuệ đóng góp cho xã hội,…Chương VIIINHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CÓ TÍNH QUY LUẬTTRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨAI. XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦNGHĨA.1. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩaa. Quan niệm về dân chủ và nền dân chủ* Quan niệm về dân chủ:Dân chủ theo tiếng Hy lạp cổ là (Demokratia) đây là từ ghép của hai từ Demos (nhândân) và từ kratein (cai trị). Có nghĩa là nhân dân cai trị. Sau này được các nhà chính trị họcdùng thành mệnh đề: Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.* Quan niệm về Dân chủ của chủ nghĩa Mác- Lên nin.- Thứ nhất, Dân chủ là toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân là sản phẩm của quan hệgiai cấp và đấu tranh giai cấp- Thứ hai, dân chủ là sản phẩm của tiến hoá lịch sử, là nhu cầu khách quan của conngười.- Thứ ba, dân chủ với tư cách là một phạm trù chính trị luôn gắn với một kiểu nhà nướcvà một giai cấp cầm quyền.- Thứ tư, dân chủ được hiểu là một hệ giá trị phản ánh trình độ phát triển cá nhân vàcộng đồng xã hội trong quá trình giải phóng xã hội.* Quan niệm về nền dân chủ.Nền dân chủ là hình thái dân chủ gắn với bản chất, tính chất của nhà nước, là trạng tháiđược xác định trong những điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội có giai cấp. Nền dân chủ do giaicấp thống trị đặt ra được thể chế hoá bằng pháp luật.b. Những Đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCNTrong quá trình hình thành và phát triển dân chủ XHCN có những đặc trưng cơ bảnsau:- Với tư cách là chế độ nhà nước được sáng tạo bởi quần chúng nhân dân dưới sựlãnh đạo của đảng cộng sản, dân chủ XHCN đảm bảo mọi quyền lực đều thuộc về nhândân. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là thiết chế chủ yếu thực thi dân chủ do giai cấp côngnhân lãnh đạo thông qua chính đảng của nó, nhà nước đảm bảo thoả mãn ngày càng caocác nhu cầu và lợi ích của nhân dân.mang bản chất GCCN do đảng cộng sản lãnh đạo.- Dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, là chếđộ công hữụ về những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội.- Dân chủ XHCN thực hiện tốt các quyền công dân, quyền con người, nâng caotrình độ văn hoá của mỗi con người, của cả cộng đồng nhằm phát huy tính năng động sángtạo cuả mỗi con người trong cuộc sống và sự nghiệp xây dựng CNXH. Tất cả các tổ chứcchính trị xã hội, các đoàn thể và mọi công dân đều được tham gia vào công việc của nhànước (bằng thảo luận, góp ý kiến xây dựng chính sách, hiến pháp, pháp luật,..) Mọi côngdân đều có quyền được ứng cử, bầu cử và đề cử cào các cơ quan nhà nước các cấp.60 - Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhândân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắcc. Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ XHCN.- Xây dựng nền dân chủ XHCN là quy luật của sự hình thành và tự hoàn thiệncủa hệ thống chuyên chính vô sản, hệ thống chính trị XHCN. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừalà động lực của công cuộc xây dựng CNXH.- Xây dựng nền dân chủ XHCN cũng là quá trình vận động và thực hành dânchủ, là quá trình vận động biến dân chủ từ khả năng thành hiện thực trong mọi lĩnh vực củađời sống xã hội.- Xây dựng nền dân chủ XHCN là quá trình tất yếu diễn ra nhằm xây dựng, pháttriển và hoàn thiện dân chủ, đáp ứng yêu cầu của nhân dân.- Xây dựng nền dân chủ XHCN cũng chính là quá trình thực hiện dân chủ hoáđời sống xã hội dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua đảng cộng sản.Tóm lại : Xây dựng nền dân chủ XHCN là một quá trình tất yếu của công cuộc xây dựngCNXH.2. Xây dựng Nhà nước xã hôị chủ nghĩa.a. Khái niệm nhà nước XHCNNhà nước XHCN là tổ chức thể hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, thaymặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân quản lí toàn bộ hoạt động của đời sống xãhội dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản.b. Đặc trưng, chức năng và nhiệm vụ của nhà nước XHCN.* Đặc trưng của nhà nước XHCNNhà nước XHCN là một kiểu nhà nước đặc biệt được thể hiện ở những đặc trưng cơ bảnsau:+ Nhà nước xã hội chủ nghĩa là công cụ cơ bản để thực hiện quyền lưc của nhân dân laođộng, đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản.+ Nhà nước XHCN là Nhà nước của dân, do dân và vì dân+ Nhà nước XHCN có đặc trưng cơ bản là tổ chức xây dựng toàn diện một xã hội mới - Xãhội XHCN và CSCN.+ Nhà nước XHCN nằm trong nền dân chủ XHCN, ngày càng hoàn thiện các hình thức đạidiện nhân dân, mở rộng dân chủ nhằm lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia quảnlý nhà nước, quản lý xã hội.+ Nhà nước XHCN là một kiểu nhà nước đặc biêt nhà nước quá độ, nhà nước nửa nhà nước* Chức năng cơ bản của nhà nước XHCN- Thực hiện có hiệu quả công tác tổ chức, xây dựng toàn diện XH mới. Đây làchức năng căn bản của nhà nước XHCN, việc xây dựng CNCS, sáng tạo ra những quan hệkinh tế mới, sáng tạo ra một xã hội mới, có ý nghĩa quyết định thắng lợi tuyệt đối củaCNCS đối với CNTB.- Sử dụng những công cụ bạo lực đã có trong tay để đập tan sự phản kháng củakẻ thù giai cấp chống lại công cuộc tổ chức xây dựng xã hội mới.* Nhiệm vụ cơ bản của nhà nước XHCN- Quản lí kinh tế, xây dựng và phát triển kinh tế, cải thiện đời sống vật chất, tinhthần cho nhân dân.- Quản lý văn hoá - xã hội, xây dựng nền văn hoá XHCN, thực hiện giáo dục đào tạo con người phát triển toàn diện, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.- Mở rộng quan hệ đối ngoại.- Bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền, an ninh quốc gia.c. Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước XHCN.61 - Vấn đề nhà nước là vấn đề cơ bản của tất cả các cuộc cách mạng xã hội.- Do thực tiễn của thời kỳ quá độ lên CNXH yêu cầu.- Do yêu cầu của xây dựng nền dân chủ XHCN, và công cuộc xây dựngCNXH.II. XÂY DỰNG NỀN VĂN HOÁ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA1. Khái niệm nền văn hoá xã hội chủ nghĩa.a. Khái niệm văn hoá, nền văn hoá và nền văn hoá xã hội chủ nghĩa.* Khái niệm văn hoá.Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo rabằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình. Văn hoá là biểu hiệncủa trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định.Theo nghĩa rộng văn hoá gồm cả văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần.Theo nghĩa hẹp văn hoá được hiểu chủ yếu là văn hoá tinh thần.- Văn hoá vật chất là năng lực sáng tạo của con người được thể hiện và kết tinh trong sảnphẩm vật chất.- Văn hoá tinh thần là tổng thể các tư tưởng, lý luận và giá trị được sáng tạo ra trong đờisống tinh thần và hoạt động tinh thần của con người.* Khái niệm nền văn hoá.Nền văn hoá là biểu hiện toàn bộ nội dung ,tính chât của văn hoá được hình thànhvà phát triển trên cơ sở kinh tế chính trị của mỗi thời kỳ lịch sử, trong đó ý thức hệ của giaicấp thống trị chi phối phương hướng phát triển và quyết định hệ thống các chính sách, phápluật quản lý các hoạt động văn hoá.Mọi nền văn hoá trong xã hội có giai cấp luôn có tính giai cấp, văn hoá luôn có tính kếthừa, kinh tế là cơ sở vật chất của văn hoá, chính trị là yếu tố quy định khuynh hướng pháttriển của một nền văn hoá.* Khái niệm nền văn hoá XHCN.Nền văn hoá XHCN là nền văn hoá được xây dựng và phát triển trên nền tảng hệtư tưởng của giai cấp công nhân , do đảng cộng sản lãnh đạo nhằm thảo mãn nhu cầu khôngngừng tăng lên về đời sống tinh thần của nhân dân, đưa nhân dân lao động thực sự trở thànhchủ thể sáng tạovà hưởng thụ văn hoá.b . Đặc trưng của nền văn hoá XHCN.- Chủ nghĩa Mác- Lê nin với tư cách là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, giữ vaitrò chủ đạo và là nền tảng tư tưởng, quyết định phương hướng phát triển, nội dung của nềnvăn hoá xã hội chủ nghĩa.- Nền văn hoá XHCN là nền văn hoá có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâusắc.- Nền văn hoá XHCN là nền văn hoá được hình thành, và phát triển một cách tự giác,đặt dưới sự lãng đạo của giai cấp công nhân thông qua tổ chức Đảng cộng sản, có sự quản lýcủa nhà nước XHCN.c. Tính tất yếu của việc xây dựng nền văn hoá XHCN.- Do tính triệt để, toàn diện của cách mạng XHCN đòi hỏi phải thay đổi phươngthức sản xuất tinh thần, làm cho phương thức sản xuất tinh thần phù hợp với phương thức sảnxuất mới của xã hội xã hội chủ nghĩa.- Xây dựng nền văn hoá XHCN là tất yếu trong quá trình cải tạo tâm lý, ý thức vàđời sống tinh thần của chế độ cũ để lại, đưa quần chúng nhân dân thực sự trở thành chủ thểsản xuất và tiêu dùng, sáng tạo và hưởng thụ văn hoá tinh thần.- Xây dựng nền văn hoá XHCN là tất yếu trong quá trình nâng cao trình độ văn hoácho quần chúng nhân dân lao động, chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, khắc phục sự thiếu hụt vềvăn hoá.62 - Xây dựng nền văn hoá XHCN là tất yếu xuất phát từ yêu cầu khách quan: văn hoávừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình xây dựng CNXH.2. Nội dung và phương thức xây dựng nền văn hoá XHCN.a. Tính tất yếu, nội dung và tính chất cơ bản của nền văn hoá xã hội chủ nghĩa* Tính tất yếu.Tính tất yếu của việc xây dựng nền văn hoá XHCN xuất phát từ những căn cứ sau:Thứ nhất, tính triệt để, toàn diện của cuộc cách mạng XHCNThứ hai, xây dựng nền văn hoá XHCN là tất yếu trong quá trình cải tạo để giải phóngtâm lý, ý thức, đời sống tinh thần của xã hội cũThứ ba, xây dựng nền văn hoá XHCN là để nâng cao trình độ văn hoá cho quần chúngnhân dânThứ tư, xây dựng nền văn hoá XHCN là tất yếu vì văn hoá là động lực, mục tiêu củaquá trình xây dựng CNXH* Những nội dung cơ bản của nền văn hoá XHCN.- Cần phải nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ trí thức của xã hội mới.- Xây dựng con người mới phát triển toàn diện.- Xây dựng lối sống mới XHCN.- Xây dựng gia đình văn hoá XHCNb. Phương thức xây dựng nền văn hoá XHCN.- Giữ vững và tăng cường vai trò chủ đạo của hệ tư tưởng giai cấp công nhân trongđời sống tinh thần của xã hội.- Không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và vai trò quản lý của nhànước XHCN đối với hoạt động văn hoá.- Xây dựng nền văn hoá XHCN phải theo phương thức kết hợp việc kế thừa nhữnggiá trị trong di sản văn hoá dân tộc với tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn hoá nhânloại.- Tổ chức và lôi cuốn quần chúng nhân dân vào các hoạt động và sáng tạo văn hoá.III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO1. Giải quyết vấn đề dân tộc và nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết vấn đề dân tộca. Khái niệm dân tộc, hai xu hướng của phong trào dân tộc* Khái niệm dân tộc- Dân tộc là một hình thức tổ chức cộng đồng người có tính chất ổn định được hìnhthành trong lịch sử trên một lãnh thổ nhất định, có chung các mối liện hệ về kinh tế, có chungmột ngôn ngữ một nền văn hoá.- Khái niệm dân tộc thường được dùng với hai nghĩa:Nghĩa thứ nhất, dân tộc là để chỉ cộng đồng người cụ thể nào đó, có mối liên hệ chặtchẽ và bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng, có những nét văn hoá đặc thùvà có ý thức tự giác tộc người.Nghĩa thứ hai, dân tộc là khái niệm dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định hợpthành nhân dân một nước, có lãnh thổ quốc gia, nền kinh tế thống nhất, có quốc ngữ chung vàcó ý thức về sự thống nhất của quốc gia mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, xãhội, văn hoá , trong quá trình dựng nước và giữ nước.*Hai xu hướng của phong trào dân tộcXu hướng thứ nhất là: sự thức tỉnh của đời sống dân tộc và các phong trào dân tộc,cuộc đấu tranh chống mọi áp bức dân tộc, việc thiết lập các quốc gia dân tộc.Xu hướng thứ hai là: việc phát triển và tăng cường đủ mọi thứ quan hệ giữa các dântộc, việc xoá bỏ những hàng rào ngăn cách các dân tộc và việc thiết lập sự thống nhất quốc tếcủa của tư sản, của đời sống kinh tế và nói chung của chính trị, của khoa học.63 b. Những nguyên tắc cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin trong việc giải quyết vấn đề dântộc.* Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng- Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc. Các dân tộc không phân biệt lớn hay nhỏ, trìnhđộ phát triển cao hay thấp đều được đối xử ngang nhau, đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngangnhau; không một dân tộc nào được hưởng đặc quyền đặc lợi và càng không có chuyện dân tộcnày áp bức, nô dịch dân tộc khác;- Quyền bình đẳng phải được ghi nhận về mặt pháp lí nhưng quan trọng hơn phải được thựchiện trong cuộc sống.- Thực hiện quyền bình đẳng trước hết là xoá bỏ áp bức giai cấp, dân tộc., khắc phục được sựchênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc.* Các dân tộc có quyền tự quyết- Quyền dân tộc tự quyết là quyền tự làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnh của dân tộcmình, quyền tự quyết định chế độ chính trị-xã hội và con đường phát triển của dân tộc mình,quyền được tự do phân lập thành quốc gia độc lập và quyền liên hiệp với các dân tộc khác.- Khi xem xét quyền dân tộc tự quyết, điều quan trọng là cần đứng vững trên lập trường củagiai cấp công nhân.- Giải quyết vấn đề dân tộc tự quyết phải gắn với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của từng quốc gia.* Liên hiệp công nhân các dân tộc lại- Đây là một tư tưởng cơ bản trong cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin và cácđảng cộng sản, nó phản ánh tính chất quốc tế của giai cấp công nhân, đồng thời phản ánhsự thống nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.- Nó còn là cơ sở đảm bảo cho phong trào dân tộc có đủ sức mạnh để giành thắng lợi.- Nội dung thứ ba trên đây đóng vai trò liên kết cả ba nội dung của cương lĩnh thành mộtchỉnh thể.*Tóm lại: Cương lĩnh dân tộc là một bộ phận hợp thành trong cương lĩnh cách mạng của giaicấp công nhân và nhân dân lao động, là cơ sở lí luận cho chính sách dân tộc của các đảngcộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa.2. Tôn giáo và nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin trong giải quyết vấn đề tôngiáoa. Khái niệm tôn giáo và nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong tiến trình xây dựngCNXH* Khái niệm tôn giáo.Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hoang đường hư ảo hiệnthực khách quan qua đó những lực lượng tự nhiên đã trở nên siêu nhiên, thần bíTheo Ăng ghen : Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầuóc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày củahọ ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lựclượng siêu trần thế.* Nguyên nhân tồn tạiNguyên nhân nhận thứcDo thực tiễn của cuộc sống cũng như bản chất của nhiều hiện tượng tự nhiên đặt ra màbản thân sự phát triển của khoa học chưa chứng minh được, .Chính vì vậy, mà những tâm lí sợhãi, tin tưởng vào thần thánh chưa được gạt bỏ.Nguyên nhân tâm lý64 Do tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội bảo thủ, nó chậm biến đổi hơn so với sự biếnđổi của tồn tại xã hội, tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử loài người, ăn sâu vào vào tiềmthức của nhiều người dân.Nguyên nhân chính trị-xã hộiSinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng vẫn còn có khả năng đáp ứng ở mức độ nào đó nhu cầuvăn hoá, tinh thần của một bộ phận nhân dân, do đó việc tồn tại của tôn giáo vẫn là một nhucầu khách quan. Dưới CNXH, tôn giáo cũng có khả năng biến đổi để thích nghi theo hướng“đồng hành với dân tộc”, “sống tốt đời đẹp đạo”.Nguyên nhân kinh tếTrong CNXH, nhất là trong thời kì quá độ, đời sống vật chất và tinh thần chưa cao.Con người chịu tác động của mạnh mẽ của những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi làm cho conngười có tâm lí thụ động, nhờ cậy, cầu may vào lực lượng siêu nhiên.Nguyên nhân về văn hoáSinh hoạt tôn giáo đáp ứng ở mực độ nào đó nhu cầu văn hoá tinh thần, và có ý nghĩa nhấtđịnh về giáo dục, ý thức cộng đồng, đạo đức, phong cách, lối sống.b. Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôngiáo- Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội, phải gắn liềnvới cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần chonhân dân.- Tôn trọng bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân. Mọi côngdân theo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.- Đoàn kết đồng bào có đạo với đồng bào không có đạo, đoàn kết các tôn giáo vì mục tiêu dângiàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ đồngbào vì lí do tín ngưỡng tôn giáo.- Phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo.- Phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo.Chương IX:CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNGI. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC1. Cách mạng Tháng Mười Nga và mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực đầu tiên trên thếgiớia) Cách mạng Tháng Mười Nga (1917)- Sự thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga:+ Đánh đổ phong kiến, tư sản, đưa nhân dân lao động bị áp bức lên địa vị làm chủ, lập ra nhànước công nông đầu tiên trên thế giới; xây dựng một mô hình xã hội mới: xã hội xã hội chủnghĩa.+ Cách mạng tháng Mười đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử xã hội loài người: kỷ nguyênđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; mở ra thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vitoàn thế giới; xác lập hình thái kinh tế - xã hội có những đặc trưng đối lập với hình thái kinh tếxã hội tư bản chủ nghĩa.- Bài học lịch sử từ cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại+ Cách mạng Tháng Mười khẳng định rằng, chỉ có cuộc cách mạng dưới sự lãnh đạo của mộtđảng dựa trên nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin theo con đường cách mạng vô sảngiành chính quyền về tay giai cấp công nhân mới thực sự đem lại quyền lợi cho người laođộng.+ Cuộc cách mạng này đã khẳng định vai trò, sứ mệnh của lực lượng cách mạng thực hiện sựnghiệp giải phóng và xây dựng xã hội mới, đó là giai cấp công nhân và nhân dân lao động.65

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • Bài giảng môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác   lênin Bài giảng môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin
    • 68
    • 842
    • 1
  • Nghệ thuật hát bội và cải lương Nghệ thuật hát bội và cải lương
    • 18
    • 1
    • 12
  • Luật thơ lục bát Luật thơ lục bát
    • 5
    • 1
    • 4
  • 45klvjdfg 45klvjdfg
    • 1
    • 46
    • 0
Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(630.5 KB) - Bài giảng môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin -68 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tích Lũy Tư Bản Nguyên Thủy được Tạo Bởi