Cơ Sở Lý Luận, Ý Nghĩa Của Tích Lũy Tư Bản Trong Thực Tiễn
Có thể bạn quan tâm
Trong triết học Mác – Lênin, khái niệm tích lũy tư bản được sử dụng khá nhiều và xuất hiện khá thường xuyên. Tuy nhiên không phải ai cũng thực sự hiểu đúng và đủ về khái niệm này. Trong bài viết dưới đây, Tri Thức Cộng Đồng sẽ cùng bạn tìm hiểu về tích lũy tư bản cũng như những nội dung cốt yếu xoay quanh chủ đề này.
Mục lục
- 1. Nguồn gốc của tích lũy tư bản là gì?
- 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tích lũy tư bản
- 3. Quy luật chung của tích lũy tư bản
- 3.1. Lượng cầu về sức lao động tăng cùng với tích luỹ tư bản trong điều kiện kết cấu của tư bản không đổi
- 3.2. Sự giảm bớt tương đối bộ phận tư bản khả biến trong tiến trình tích lũy và tích tụ đi kèm theo tiến trình đó
- 3.3. Việc sản xuất ngày càng nhiều nhân khẩu thừa tương đối
- 4. Ý nghĩa của tích lũy tư bản trong thực tiễn
1. Nguồn gốc của tích lũy tư bản là gì?
Trước hết, tư bản được định nghĩa là những giá trị đem lại giá trị thặng dư cho nhà tư bản bằng cách bóc lột sức lao động của giai cấp vô sản. Trong quan hệ sản xuất tư bản, các nhà tư bản là người sở hữu tư liệu sản xuất, họ bóc lột giai cấp công nhân, người làm thuê để tạo ra giá trị thặng dư cho mình.
Trong đó, tích lũy tư bản là việc mà nhà tư bản biến một phần giá trị thặng dư mà họ thu được trở thành tư bản phụ thêm hay còn gọi là tư bản mới. Lý do mà các nhà tư bản thường có hành động “tích lũy” này là bởi họ muốn mở rộng sản xuất.
Để thực hiện được mục tiêu này thì nhà tư bản bắt buộc không thể tiêu dùng hết những giá trị thặng dư mà họ có. Họ thường chia giá trị thặng dư thành hai phần, phần thứ nhất dùng để mở rộng xuất, phần thứ hai là để phục vụ cho các mục đích tiêu dùng cá nhân.
Từ đó có thể thấy rằng, nguồn gốc duy nhất của tích lũy tư bản chính là giá trị thặng dư. Hoạt động tích lũy tư bản cũng ngày càng chiếm tỉ lệ lớn hơn trong toàn bộ tư bản. Quy luật giá trị thặng dư và cạnh tranh chính là động lực để thúc đẩy tích lũy tư bản.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tích lũy tư bản
Quy mô của tích lũy tư bản phụ thuộc vào khối lượng của giá trị thặng dư. Đồng thời, nó cũng phụ thuộc vào tỉ lệ phân chia giữa tích lũy và tiêu dùng. Nếu như không có sự biến động trong tỉ lệ phân chia giá trị thặng dư kể trên thì quy mô tích lũy tư bản sẽ bị ảnh hưởng, tác động bởi các nhân tố làm tăng giá trị thặng dư, cụ thể như sau:
- Tăng cường bóc lột sức lao động:
Việc nhà tư bản tăng cường các hoạt động nhằm bóc lột đến mức tối đa sức lao động của công nhân, bắt buộc họ phải lao động với cường độ cao, cắt xén, giảm tiền công chính là biểu hiện rõ ràng nhất cho nhân tố này.
- Tăng năng suất lao động xã hội:
Có nhiều yếu tố có thể tác động đến việc tăng năng suất lao động của công nhân như sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, trình độ và tay nghề được nâng cao. Đây là một đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ. Tăng năng suất lao động sẽ đem đến những tác động tích cực đối với tích lũy tư bản.
- Sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng:
Tư bản sử dụng là giá trị của máy móc, thiết bị và tư liệu sản xuất được sử dụng trong quá trình tạo ra giá trị thặng dư. Tư bản tiêu dùng là giá trị tiêu hao của máy móc, thiết bị, sự xuống cấp của chúng sau mỗi quá trình sử dụng.
Sự chênh lệch giữa hai yếu tố này càng lớn sẽ càng làm ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ đến quy mô tích lũy tư bản.
- Quy mô tư bản ứng trước:
Quy mô tư bản ứng trước càng lớn, càng có điều kiện phát triển nhanh, do đó tích lũy ngày càng nhiều.
3. Quy luật chung của tích lũy tư bản
3.1. Lượng cầu về sức lao động tăng cùng với tích luỹ tư bản trong điều kiện kết cấu của tư bản không đổi
- Sự tăng lên của lượng cầu về sức lao động:
Tư bản tăng lên kéo theo tăng thêm bộ phận khả biến của nó hay bộ phận được biến thành sức lao động. Để vận hành một khối lượng tư liệu sản xuất hay tư bản bất biến nhất định cần một khối lượng sức lao động như trước thì lượng cầu về lao động và quỹ sinh hoạt của công nhân sẽ tăng lên.
Sự tăng lên này tỉ lệ thuận với tư bản. Theo đó tư bản tăng lên càng nhanh bao nhiêu thì lượng cầu đó cũng càng tăng lên nhanh bấy nhiêu.
- Sự tăng lên về tiền công không ngăn cản việc tăng tích lũy tư bản:
Có thể thấy, tiền công đòi hỏi người lao động bắt buộc phải tạo ra một số lượng lao động không công cụ thể. Việc tăng tiền công đồng nghĩa với việc giảm bớt số lượng lao động không công mà người lao động bắt buộc phải tạo ra. Quy luật của tích lũy tư bản chỉ ra rằng sự giảm bớt này không thể đi đến mức đe dọa sự tồn tại của bản thân chế độ này.
3.2. Sự giảm bớt tương đối bộ phận tư bản khả biến trong tiến trình tích lũy và tích tụ đi kèm theo tiến trình đó
Một khi đã có những cơ sở chung của chế độ tư bản chủ nghĩa, thì trong tiến trình tích luỹ nhất định sẽ đến lúc sự phát triển của năng suất lao động xã hội trở thành đòn bẩy mạnh nhất của tích luỹ.
Năng suất lao động tăng thể hiện ở việc giảm bớt khối lượng lao động so với khối lượng tư liệu sản xuất mà lao động đó làm cho hoạt động hay là thể hiện ở sự giảm bớt đại lượng của nhân tố chủ quan trong quá trình lao động so với các nhân tố khách quan của quá trình đó.
Sự thay đổi của kết cấu kỹ thuật của tư bản, sự tăng lên của khối lượng tư liệu sản xuất so với khối lượng sức lao động đang làm cho các tư liệu sản xuất đó sống lại, lại phản ánh trở lại vào trong kết cấu giá trị của tư bản, vào trong việc tăng thêm bộ phận bất biến của giá trị tư bản, bằng cách lấy vào bộ phận khả biến của nó.
3.3. Việc sản xuất ngày càng nhiều nhân khẩu thừa tương đối
- Nhân khẩu thừa, sản phẩm tất yếu của tích lũy:
Lượng cầu về lao động không phải do quy mô của tổng tư bản quyết định mà do quy mô bộ phận khả biến của tư bản quyết định. Do đó cùng với sự tăng lên của tổng tư bản thì lượng cầu về lao động cũng dần dần giảm bớt đi chứ không phải tăng lên theo tỉ lệ với sự tăng thêm của tổng tư bản.
- Nhân khẩu thừa, đòn bẩy của tích luỹ tư bản điều kiện tồn tại của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa:
Nếu nhân khẩu công nhân thừa là sản phẩm tất yếu của tích luỹ, hay của sự phát triển của cải trên cơ sở tư bản chủ nghĩa, thì ngược lại nhân khẩu thừa này lại trở thành một đòn bẩy của tích lũy tư bản chủ nghĩa và thậm chí còn là điều kiện tồn tại của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
4. Ý nghĩa của tích lũy tư bản trong thực tiễn
Đối với các doanh nghiệp hiện nay, việc vận dụng quy luật của tích lũy tư bản vào trong huy động vốn và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả là vô cùng quan trọng và cần thiết. Trên thực tế, các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa thể cạnh tranh một cách sòng phẳng với các doanh nghiệp nước ngoài phần vì tiềm lực kinh tế chưa đủ mạnh phần vì chưa thực sự chưa có chiến lược và chiến thuật phù hợp.
Tích lũy tư bản đem đến bài học về sử dụng vốn hiệu quả. Doanh nghiệp cũng cần phải tiết kiệm sao cho hợp lý, việc xây dựng cơ sở sản xuất và thiết bị cũng cần phải được tính toán kỹ càng. Nếu như vội vàng đưa ra quyết định đầu tư không hợp lý sẽ gây ra lãng phí, thất thoát tài sản. Yêu cầu đối với doanh nghiệp đó là phải phân bố một cách hợp lý giữa tiêu dùng và tích lũy.
Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần khai thác tối đa các nguồn lực, đây là điều kiện tiên quyết cho quá trình tích lũy vốn của doanh nghiệp. Nội dung này đòi hỏi doanh nghiệp phải linh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước. Do đó doanh nghiệp phải có cơ chế, giải pháp huy động vốn một cách hợp lý.
Xem thêm:
Cách tính hạn mức tín dụng
Các nguồn tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp
Vai trò của tài chính doanh nghiệp
Trên đây là toàn bộ nội dung đầy đủ và chi tiết liên quan đến tích lũy tư bản. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn đã có thể thu nạp cho mình những kiến thức hữu ích nhất.
Nếu như bạn vẫn còn bất cứ thắc mắc, khó khăn cần giải đáp và giúp đỡ về chủ đề này, hãy liên hệ ngay với Tri Thức Cộng Đồng thông qua SĐT: 0946 88 33 50 hoặc Email: ttcd.group@gmail.com để được hỗ trợ sớm nhất.
Từ khóa » Tích Lũy Tư Bản Nguyên Thủy được Tạo Bởi
-
Em Hiểu Thế Nào Là Tích Luỹ Tư Bản Nguyên Thuỷ? Các Biện Pháp Cơ ...
-
Thế Nào Là Tích Luỹ Tư Bản Nguyên Thuỷ? Các Biện Pháp Cơ Bản để ...
-
BÀI TẬP 5. Em Hiểu Thế Nào Là Tích Luỹ Tư Bản Nguyên Thuỷ ? Các Biện
-
Quá Trình Tích Lũy Nguyên Thủy Tư Bản Flashcards
-
Tích Lũy Tư Bản – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tích Lũy Tư Bản Là Gì? Bản Chất Và Quy Luật Tích Lũy Tư Bản?
-
Tích Lũy Sơ Khai(Tích Lũy Tư Bản Nguyên Thủy) (Kinh Tế Học) - Mimir
-
Em Hiểu Thế Nào Là Tích Luỹ Tư Bản Nguyên Thuỷ ...
-
Tích Lũy Tư Bản Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Tích Luỹ Nguyên Thuỷ Và Tích Luỹ Tư Bản Khác Nhau Như ... - .vn
-
- CNTB Ra đời Từ Tích Luỹ Nguyên Thuỷ TBCN Bằng Bạo Lực Và Tước ...
-
Tích Luỹ Nguyên Thuỷ Và Tích Luỹ Tư Bản Khác Nhau Như Thế Nào?
-
Tích Luỹ Nguyên Thuỷ Và Tích Luỹ Tư Bản Khác Nhau Như Thế Nào? | 7scv
-
Tích Lũy Tư Bản Là Gì Bình Luận Về Tích Lũy Tư Bản Là Gì Vì Sao ...