Có 7 Con Trâu Và 4 Con Bò Cần Chọn 6 Con, Trong đó Có ít Nhất Hai Con ...
Có thể bạn quan tâm
Chăn nuôi bò sữa là việc chăn nuôi bò (bò cái) để lấy sữa tươi, đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ sữa của thế giới ngày càng tăng. Chăn nuôi bò sữa là một công việc đòi hỏi quy trình phức tạp từ khâu chọn giống cho đến việc vắt sữa. Các nước tiên tiến trong việc chăn nuôi bò sữa là các nước Âu-Mỹ-Úc, chăn nuôi bò sữa cũng là phương thức quan trọng, là hướng đi trong sản xuất ở nhiều nước đang phát triển, chẳng hạn như Việt Nam
Phương thứcSửa đổi
Một con bò sữa đang ăn cỏPhương thức chăn nuôi bò sữa thay đổi tuỳ theo điều kiện và tập quán của từng nước. Các nước châu Âu và Bắc Mỹ có ngành chăn nuôi bò sữa theo hướng chuyên dụng. Hệ thống chủ yếu là bãi chăn-chuồng nuôi với việc sử dụng rộng rãi đồng cỏ lâu năm, mùa hè chủ yếu dựa vào chăn thả trên đồng cỏ, còn mùa đông dùng nhiều thức ăn bổ sung tại chuồng (cỏ ủ xanh, cỏ khô, thức ăn tinh). Các nước phát triển ở châu Âu, Bắc Mỹ và châu Đại Dương sản xuất tới 68% sản lượng sữa của thế giới với năng suất sữa bình quân cao hơn nhiều so với các nước đang phát triển.
Phần lớn ngành chăn nuôi bò sữa ở các nước đang phát triển thuộc về các hộ gia đình chăn nuôi quy mô nhỏ. Số trang trại nuôi bò sữa ở các nước phát triển có xu hướng giảm xuống, trong khi đó số hộ chăn nuôi bò sữa ở các nước đang phát triển có xu hướng ổn định. Chuồng chăn nuôi bò sữa bắt buộc phải nằm hoàn toàn tách biệt với môi trường địa phương và sử dụng tấm đệm nằm cho bò trong chuồng giúp chống hiện tượng ô nhiễm tầng nước ngầm, bổ sung các sản phẩm phụ vào thức ăn cho gia súc để giảm giá thành sản phẩm sữa.
Có một số phương thức chăn nuôi bò sữa phổ biến hiện nay như phương thức không chăn thả hay nuôi nhốt tập trung, phương thức chuồng trại (farming). Thuận lợi của phương thức này là không tốn diện tích rộng, năng suất của đất nông nghiệp có thể tận dụng tối đa không có sự hao hụt do giẫm đạp và rơi vãi, phân có thể dễ dàng thu thập cho việc bón phân, việc quản lý và chăm sóc bê nghé tốt hơn và gia súc ít bị nhiễm ký sinh trùng. Nhưng nó bất lợi là tốn thêm nhân công lao động để cắt cỏ, vận chuyển. Trái ngược với phương thức này chính là cách chăn thả trên đồng cỏ (grazing) hoặc thả rông (nhưng không sử dụng vì không thể kiểm soát).
Phương thức nhốt vào từng chuồng cầm cột tại chuồng. Thuận lợi chủ yếu của phương thức là cần một diện tích chuồng ít hơn so với phương thức tự do trong chuồng (free range). Tuy nhiên, phải cần có vật liệu lót chuồng tốt cho bò nằm mới có thể giữ bò ở thể trạng tốt. Đôi lúc cũng cần cho bò vận động để giữ được thể trạng tốt. Dùng rơm lót chuồng còn có thể giữ cho bò khô sạch, giảm thiểu các yếu tố gây viêm nhiễm bầu vú. Máng nước uống cần được đặt gần nơi bò, một máng nước uống có thể dùng chung cho hai bò cạnh nhau. Tuy nhiên cách này khó phát hiện động dục, bò cảm thấy không thoải mái, cần vật liệu lót chuồng, rủi ro khi vắt sữa giữa hai bò đứng sát nhau, giẫm đạp lên nhau nhất là lên núm vú, dễ bị bệnh móng, khớp.
Phương thức tự do trong chuồng thì Kiểu chuồng tạo sự thoải mái nhất cho bò là kiểu chuồng có các ô cho bò nằm. Trong một diện tích giới hạn, bò có thể đi lại tự do. Vùng giới hạn này thường nằm ở giữa máng ăn và các ô cho bò nằm nghỉ. Kiểu thiết kế như vậy sẽ giúp cho bò phải đi lại giữa nơi nghỉ và máng ăn uống. Trong các ô bò nằm nghỉ, cát được sử dụng như là vật liệu lót chuồng, rơm rạ băm nhỏ, mạt cưa hoặc lõi ngô vụn nhỏ cũng có thể dùng lót ô nằm nghỉ cho bò được. Cách này có thể quan sát các biểu hiện của bò dễ dàng, nhất là khi phát hiện động dục, tạo cảm giác thoãi mái cho bò, ít bị bệnh móng khớp, chỉ cần một máng nước uống trung tâm, ít tốn vật liệu lót chuồng. Nó cũng phải cần thêm diện tích chuồng trại, đầu tư ban đầu lớn hơn và bò có thể húc ủi lẫn nhau.
Tại Việt Nam, Việt Nam bắt đầu lai tạo bò sữa từ những năm 1959-1960 tại nông trường Ba Vì. Giống bò sữa đầu tiên là Lang trắng đen được nhập từ Trung Quốc, sau đó là nhập bò Hà Lan[1] từ Cuba. Công tác nhân thuần và lai tạo được tiến hành tại các cơ quan nghiên cứu và nông trường quốc doanh tại Ba Vì và Mộc Châu. Bò sữa được nuôi ở Việt Nam hơn nửa thế kỷ, thì nuôi bò sữa hàng hóa để bán chỉ mới có khoảng 30 năm trở lại. Đặc điểm của đàn bò sữa vùng đô thị hóa là sự dịch chuyển liên tục.[2] ở Lâm Đồng, sự phát triển ồ ạt, thiếu tính định hướng nghề chăn nuôi bò sữa tại tỉnh Lâm Đồng trong những năm gần đây đã khiến người chăn nuôi gặp khó khăn. Đàn bò và lượng sữa tăng vượt tầm kiểm soát đã khiến người chăn nuôi mới phát sinh lâm vào cảnh khốn khó.[3]
Chế độ ănSửa đổi
Bò sữa cần một lượng chất dinh dưỡng để duy trì cuộc sống và cũng cần một lượng chất dinh dưỡng rất lớn cho tăng trọng, nuôi thai và sản xuất sữa. Chi phí thức ăn chiếm khoảng 70% trong tổng chi chăn nuôi bò sữa. Thức ăn của bò sữa rất đa dạng, các loại phế phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp chế biến cũng là nguồn thức ăn rất có giá trị nuôi bò sữa. Việc cung cấp thức ăn đầy đủ, với chất lượng tốt cho bò sữa quan trọng, bò không thể cho nhiều sữa, sữa chất lượng tốt khi chỉ cho bò ăn rơm lúa hoặc các thức ăn kém phẩm chất. Hàm lượng vật chất khô (các chất đạm, đường, mỡ, khoáng...) trong sữa trung bình là 12% (tức là trong 1kg sữa có chứa 120g vật chất khô), một con bò sữa nặng 400kg có sản lượng sữa trung bình 4.000kg/chu kỳ thì trong thời gian một chu kỳ nó tạo ra một lượng vật chất khô 480kg, nghĩa là lớn hơn rất nhiều so với khối lượng cơ thể bản thân nó. Mà các chất này chỉ có thể được tạo ra trong sữa, từ thức ăn cung cấp cho con bò.[4] Luôn phải đảm bảo rằng nước sạch sẵn sàng đầy máng cho bò uống vì một bò cao sản có thể tiêu thụ trên 100kg nước mỗi ngày.
Một đàn bò sữa đang ănNuôi dưỡng bò sữa còn là nuôi dưỡng các loài vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Nuôi dưỡng bò sữa đúng kỹ thuật tức là tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho hệ vi sinh vật trong dạ cỏ phát triển bình thường. Phải cung cấp khẩu phần thức ăn cân đối, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng con, không thay đổi thức ăn đột ngột, chia thức ăn tinh ra thành nhiều bữa... Trong nuôi dưỡng bò sữa, cần bảo đảm đầy đủ khẩu phần thức ăn thô xanh. Chính thức ăn thô xanh là yếu tố cơ bản cho hệ vi sinh vật dạ cỏ hoạt động bình thường, bò cho năng suất sữa cao và chất lượng sữa tốt. Áp dụng các biện pháp giải quyết thức ăn thô xanh như trồng ngô dày, trồng cỏ…[4] Cám hỗn hợp có thể được cung cấp ngay tại máng ăn, nhưng không thể cho từng cá thể bò ăn lượng thức ăn định lượng trước. Lượng thức ăn hỗn hợp định lượng cho từng cá thể tùy theo sản lượng sữa có thể được cung cấp ngay tại máng ăn của chuồng vắt sữa 2 ngày/lần vào lúc vắt sữa. Nên cho bò ăn thức ăn hỗn hợp ở dạng khô hoặc nhão, không hòa thức ăn hỗn hợp vào nước cho uống.
Cỏ là thức ăn quan trọng nhất đối với bò sữa. Ngoài nguồn cỏ có thể khai thác ở bãi tự nhiên, người chăn nuôi phải thiết lập các đồng cỏ cao sản, cắt cho ăn tại chuồng để luôn luôn đảm bảo thức ăn thô xanh cho bò. Các loại cỏ có chất lượng và năng suất cao là cỏ voi, cỏ sả lá lớn, cỏ Ruji cho phép đạt năng suất chất xanh khá cao. Đặc biệt, cỏ sả lá lớn có tỷ lệ đạm cao hơn cỏ voi, gốc không bị thối trong mùa mưa hoặc nơi bị ngập úng, và không có lóng già như cỏ voi. Cỏ Ruji có thể lấy hạt để gieo nên có thể đưa đi xa và có thể phát triển tốt dưới tán cây ít ánh nắng. Áp dụng kỹ thuật thâm canh, trồng 1 ha cỏ có thể đủ cỏ xanh để nuôi 25 –30 bò sữa với giá thành hạ hơn thuê công đi cắt cỏ bãi, lại chủ động có đủ thức ăn xanh cho bò, nhất là trong mùa khô.
Ở Việt Nam, sự gia tăng nguồn thức ăn và đồng cỏ không tương xứng với tốc độ tăng đàn bò sữa. Thức ăn cho bò sữa mà đặc biệt là thức ăn thô xanh không đủ về số lượng, kém về chất lượng. Việc phát triển đồng cỏ làm thức ăn cho bò sữa hiện nay rất khó khăn. Vùng tập trung chăn nuôi bò như các thành phố lớn, thị xã thì giá đất đai là trở ngại lớn nhất để người chăn nuôi dành đất để trồng cỏ nuôi bò. Vùng còn qũy đất thì chưa hội đủ điều kiện để phát triển đàn bò sữa. Có những vùng nuôi bò dựa chủ yếu vào nguồn cỏ ở bãi chăn thả chất lượng kém và không an toàn cho sức khỏe bò sữa do ảnh hưởng của chất hoá học sử dụng để diệt cỏ, diệt côn trùng các loại hoặc chất thải độc hại của các nhà máy công nghiệp.
Ước tính lượng cỏ xanh tự nhiên và cỏ trồng hiện nay mới đáp ứng khoảng 30% nhu cầu thức ăn thô xanh của đàn bò sữa. Những tháng mùa khô cỏ xanh thiếu trầm trọng, ngay cả rơm rạ cũng không đủ. Nguồn thức ăn thô dự trữ chủ yếu là rơm rạ có giá trị dinh dưỡng thấp. Thiếu thức ăn thô, người chăn nuôi phải tăng thức ăn tinh như cám, bắp và tăng sử dụng phụ phẩm khác như hèm bia, bã đậu nành, bã củ sắn để nuôi bò. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến năng suất sữa thấp, chất lượng sữa kém, bò dễ mắc bệnh về sinh sản, chân móng dẫn đến phải loại thải sớm.[1]
Chuồng trạiSửa đổi
Một chuồng trại tốt phải tạo cho bò điều kiện ăn, ở tốt và sự quản lý chăm sóc đàn bò sữa có hiệu quả, như cho bò ăn, vắt sữa. Người chăn nuôi chỉ đạt được lợi nhuận cao khi bò sữa cảm thấy thoải mái (ăn, ở, nghỉ ngơi, đi lại) vì nó sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất của bò (khi bò cảm thấy thoải mái, có thể tăng lượng thức ăn ăn vào, tiêu hóa tốt hơn và tiếp theo đó là nâng cao sản lượng sữa và năng suất sinh sản), ảnh hưởng tốt đến sức khỏe của bò, giảm chi phí thú y.
Chọn hướng chuồng phù hợp tránh mưa tạt, gió lùa, che nắng, thoáng mát. Chuồng xây cao ráo, thoát nước tốt,không ẩm ướt đảm bảo dễ làm vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Chuồng trại nên làm xa nhà ở. Không xây máng ăn quá sâu dễ gây tồn đọng thức ăn và khó làm vệ sinh. Nền chuồng nên làm có độ dốc từ 2 -3% và không quá trơn láng để bò không bị trượt té. Cần có sân vận động cho bò. Diện tích chuồng nuôi bình quân cho mỗi bò sữa khoảng 4 –6 m2. Bố trí máng uống cho bò sữa thích hợp để có thể cung cấp nước đầy đủ cho bò. Bố trí hố ủ phân phù hợp để có thể tận dụng toàn bộ phân và cỏ ăn thừa, cũng như chất độn (lá cây, cỏ hôi, bèo, dây đậu già…). Gần chuồng nên trồng một số cây cho bóng mát để giảm nhiệt độ quanh khu vực chuồng trại.
Máng ăn, máng uống cần được thiết kế sao cho thật dễ dàng khi cho gia súc ăn uống bất kỳ lúc nào. Cả hai máng phải được đặt nơi mát mẻ, dưới bóng mát. Phải tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào nước uống và thức ăn trong máng. Một đặc điểm quan trọng nữa là thiết kế sao cho thuận tiện nhất khi làm vệ sinh rửa sạch máng. Các loại nấm mốc, men rất dễ phát triển trong môi trường ẩm ướt của thức ăn dư thừa (sau một ngày). Máng ăn uống cần phải được cọ sạch sẽ hằng ngày. Máng ăn cần được giữ khô ráo, ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm, men. Mặt đáy nền của máng ăn cao hơn mặt nền chuồng nơi bò đứng. Điều này nhằm ngăn ngừa bò bước cố về phía trước làm ảnh hưởng xấu đến móng chân trước. Máng nước uống cần được cọ rửa hàng tuần. Nếu trại có quy mô lớn, cần phải xây dựng chuồng ép để tiện cho việc vắt sữa (đặc biệt là các bò khó vắt sữa).
Để đảm bảo điều kiện vệ sinh, nền chuồng phải được giữ khô ráo. Tránh có bất kỳ vũng nước nào trên nền chuồng. Đặc biệt nền của ô chuồng vắt sữa (chuồng ép) cần phải có độ dốc thoát nước tốt xuống rãnh thoát. Tương tự như vậy đối với nền chuồng nơi đặt chuồng bê. Vật liệu lót chuồng rất cần thiết để tránh các tổn thương về chân cẳng Các ô được thiết kế để giảm thiểu tối đa phân và nước tiểu rơi vãi trên cát (lót chuồng) do có một thanh chắn ngang vai của bò cùng một thanh chắn phần đầu của bò ở từng ô chuồng. Chuồng phải có sự thông thoáng tốt. Mái chuồng cao, không có các bức tường ngăn để làm tăng thông thoáng và nền chuồng mau khô ráo. Kho chứa thức ăn cũng như nơi chứa sữa sau khi vắt rất quan trọng. Kho phải thoáng mát, tránh ánh nắng. Luôn đề phòng sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm gây hại, tránh ruồi nhặng và các loại côn trùng, chuột.
Phối giốngSửa đổi
Khi động dục, bò cái sẽ có biểu hiện quan trọng là phản xạ đứng yên trong khi bò đực sẻ có phản xạ nhảy chồm lên Âm hộ của một con bò cái đang sưngĐộng dục hay còn gọi là lên giống là thời điểm bộ máy sinh dục của bò cái sẳn sàng để tiếp nhận tinh trùng, rụng trứng và mang thai. Chu kỳ động dục của bò sữa trung bình từ 18 -21 ngày. Thời gian động dục của bò thường kéo dài 24 -48 giờ bao gồm 3 giai đoạn trước động dục, động dục và sau động dục, có một số bò cái có thời gian động dục dài hơn hoặc ngắn hơn. Khi động dục, bò cái có một số biểu hiện như bỏ ăn, hụ rống, nhớn nhác, nhảy chồm lên lưng bò khác hoặc để bò khác nhảy lên lưng, âm hộ sưng đỏ, chảy nước nhờn.
Việc phát hiện bò động dục rất quan trọng, đặc biệt là khi áp dụng phương pháp gieo tinh nhân tạo. Đối với bò nuôi nhốt thì việc phát hiện bò lên giống khó hơn bò chăn thả đòi hỏi người chăn nuôi phải chú ý quan sát những biểu hiện khác thường của bò cái. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng thụ thai thấp ở bò sữa là do không phát hiện thời điểm bò cái lên giống chính xác. Có thể chia chu kỳ động dục của bò sữa làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn trước động dục (tiền động dục): Vào giai đoạn này bò cái có biểu hiện như ngửi, hít các bò khác thường là ngửi, hít vào mông, bộ phận sinh dục, cố gắng nhảy chồm lên bò khác nhưng không chịu cho bò khác nhảy chồm lên lưng nó đây là một dấu hiệu quan trọng để phân biệt khi bò động dục thật sự. Chúng còn tỏ vẻ bồn chồn, hiếu động. Âm hộ chúng ẩm, đỏ và hơi sưng, đôi lúc ra dịch nhày nhưng không dính, loãng. Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 3 đến 8 giờ.
- Giai đoạn động dục (trong kỳ động dục): Trong giai đoạn này bò cái thường có biểu hiện như hiếu động nhiều hơn, hụ rống, âm hộ ẩm ướt, đỏ và bớt sưng, hay rỉ đái, són đái, ra dịch nhầy trong suốt và keo đặc, dính. Biểu hiện quan trọng nhất để xác định bò động dục và thời điểm gieo tinh thích hợp nhất là phản xạ đứng yên, chịu cho bò khác nhảy chồm lên lưng nó. Giai đoạn này thường kéo dài từ 6- 18 giờ. Gieo tinh lúc này thì tỉ lệ thụ thai cao nhất.
- Giai đoạn sau động dục (hậu kỳ động dục): Trong giai đoạn này, bò không còn phản xạ đứng yên nhưng vẫn còn nhảy chồm lên bò khác, dịch nhày vẫn còn ra và thường sau một hai ngày bò có hiện tượng xuất huyết. Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 12 giờ.
Thời điểm phối giống thích hợp đóng vai trò rất quan trọng để bò cái có thể thụ thai, nhất là đối với phương pháp gieo tinh nhân tạo. Sau khi kết thúc động dục 10 -12 giờ, trứng rụng và chỉ sống được 6-10 giờ. Tinh trùng có thể sống được 12 -18 giờ trong sừng và cổ tử cung. Dựa vào thời gian sống của trứng và tinh trùng, ta nên phối giống cho bò 2 lần (phối kép) để tăng khả năng thụ thai ở bò: phối lần 1 sau khi phát hiện động dục 6 giờ và lần thứ 2 nhắc lại sau đó 12 giờ. Đối với trường hợp nuôi bò chăn thả, không cầm cột thì thời điểm gieo tinh hay phối giống tốt nhất là khi bò có phản xạ đứng yên, có thể quan sát tình trạng dịch nhầy để chọn thời điểm gieo tinh. Khi dịch nhầy keo đặc lại kéo dài như chiếc đũa thì gieo tinh tốt nhất. Thông thường thì khi bò động dục vào lúc sáng sớm thì gieo tinh vào buổi chiều cùng ngày, bò động dục vào buổi trưa hoặc chiều thì gieo tinh vào buổi sáng ngày hôm sau.
Chăm sócSửa đổi
Sau khi đẻ, cho bò ăn uống tại chuồng ngày 2 lần là sáng và chiều. Cho ăn thức ăn tinh trước, thô sau, đảm bảo thức ăn cỏ tươi ngon, bổ sung thức ăn giàu Protein là cám hỗn hợp và các loại củ, quả, cho uống nước đầy đủ để có nhiều sữa. Bò cái sau khi đẻ 1 tháng trở đi, ta phải theo dõi để biết bò động dục trở lại, tốt nhất là sau 2 tháng trở đi ta mới phối giống. Bò vắt sữa nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, bò sẽ cho năng suất sữa cao.[5] Bò sữa có thói quen là khi đến giờ được ăn, đang nằm nghỉ hoặc nhai lại sẽ đứng bật dậy, ỉa, đái và bắt đầu ăn. Đó là điều kiện thuận lợi cho việc chuẩn bị vắt sữa. Ngay sau khi vắt sữa, núm vú còn mở nên dễ bị tổn thương và nhiễm khuẩn của môi trường gây ra. Vì vậy, phải khuyến khích bò giữ tư thế đứng cho vắt sữa. Cho bò sữa uống đủ nước vì Bò sữa cần có đủ nước uống và nhu cầu nước cũng cần thiết, nếu thiếu nước uống một ngày, ngày hôm sau lượng sữa tụt ngay và 10 ngày sau lượng sữa vẫn chưa hồi phục được như mức cũ. Một bò sữa có thể uống từ 20 - 60 lít nước/ngày, do đó máng uống phải luôn có nước sạch mát để bò uống tự do.
Từ khóa » Có 7 Con Trâu Và 4 Con Bò
-
Có 7 Con Trâu Và 4 Con Bò. Cần Chọn 6 Con, Trong đó Có ít Nhất 2 Con ...
-
Có 7 Trâu Và 4 Bò. Cần Chọn Ra 6 Con, Trong đó Không ít Hơn ... - Hoc24
-
Môn Toán Lớp 11 Có 7 Con Trâu Và 4 Con Bò. Cần Chọn 6 Con, Trong ...
-
Có 7 Con Trâu,số Bò Nhiều Hơn Số Trâu Là 28 Con.Hỏi Số Trâu Bằng ...
-
Có 7 Con Trâu, Số Bò Nhiều Hơn Số Trâu Là 28 Con. Hỏi Số Trâu Bằng ...
-
Có 7 Trâu Và 4 Bò. Cần Chọn Ra 6 Con, Trong đó Không ít ...
-
Bài 1, 2, 3, 4 Trang 22 Vở BT Toán Lớp 2 Tập 1: Trên Bãi Cỏ Có 18 Con ...
-
Có 4 Con Trâu Và 20 Con Bò. Hỏi Số Bò Gấp Mấy Lần Số Trâu?
-
Có 4 Con Trâu Và 20 Con Bò. Hỏi Số Bò Gấp Mấy Lần Số Trâu - Hoc247
-
Có 7 Con Trâu. Số Bò Nhiều Hơn Số Trâu Là 28 Con ...