Cỡ Bàn Phím Cơ Nào Là Lý Tưởng Cho Người Mới Tự Build Bàn Phím ...
Có thể bạn quan tâm
Đây là một trong số những câu hỏi quan trọng nhất khi quyết định đi tới “end game” của thú chơi bàn phím cơ: tự dựng bàn phím cơ cho mình. Với những người lần đầu gõ cửa cảnh giới này với đầy bỡ ngỡ hồi hộp thì đâu sẽ là kích cỡ thông minh, dễ làm nhất. Mình cùng xem một vài lời khuyên sau từ người đi trước nhé.
Người mới nên chú ý những phần nào?
Bàn phím cơ custom hay gọi là tự build bàn phím cơ có thể nói là đỉnh cao của thú chơi này. Đa phần mọi người đều e dè với ý tưởng nhiều risky này, nhưng một khi đã thực sự bắt tay vào làm, bạn sẽ nhận ra chỉ cần ý chí và kiến thức, mọi thứ đều có thể. Với người mới, để chia sẻ kinh nghiệm, có một số điểm cần phải lưu ý trước khi làm sau đây:
- Liệu mình đã có đủ thông tin và kỹ năng cần thiết để tự làm custom keyboard chưa? (ví dụ kỹ năng hàn, đấu dây…)
- Mình muốn tự ráp bàn phím từ A-Z hay chỉ cần làm kiểu hot-swap, độ bàn phím cho trông mới và lạ hơn thôi?
- Mình có trong tay bao nhiêu tiền, có đủ để tậu những thứ thật sự muốn chưa? Ngân lượng càng ít thì lại càng phải tìm hiểu so đọ nhiều thông tin hơn.
- Mình có đủ trải nghiệm chưa? Nếu thấy chưa yên tâm hãy đọc thêm nhiều hướng dẫn bằng clip, hoặc trực tiếp tìm đến những người có kinh nghiệm hơn để xem tận mắt toàn quá trình làm.
- Nếu ráp một chiếc bàn phím cơ, mình sẽ muốn nó như thế nào: cảm giác gõ, hình dáng, keycap, độ bền…?
- Mình đã thật sự chuẩn bị tinh thần đủ chưa? Nếu chưa hãy gom góp thêm kinh nghiệm và trải nghiệm để tự tin hơn cho lần sau.
Có bao nhiêu cỡ bàn phím cơ?
Để biết làm bàn phím custom kích cỡ nào là tối ưu nhất thì mình quay lại một chút để xem bàn phím cơ có tổng cộng bao nhiêu cỡ, ưu và nhược điểm từng cái là gì. Kích thước sẽ quy định số phím có mặt trên bàn phím và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc, tốc độ gõ phím, trọng lượng tổng và các tính năng của bàn phím.
Nếu chỉ dùng bàn phím thường thì đa phần mọi người chỉ biết tới bàn phím to dùng cho PC và bàn phím mini dùng cho laptop. Nhưng khi đụng tới bàn phím cơ, sẽ có rất nhiều kích cỡ khác nhau. Phổ biến hiện nay là:
- Fullsize: đây là cỡ tiêu chuẩn, thông dụng nhất hay còn gọi là cỡ đầy đủ. Trên bàn phím có tất cả các nút ký tự, phím số, phím mũi tên và các phím chức năng cần thiết cho mọi người dùng. Số lượng phím tương ứng là 104, 105 hoặc 108 tùy loại layout bàn phím bạn đang dùng là gì (ANSI/ ISO hay JIS). Vì dễ dùng, tiện thao tác đặc biệt cho nhập liệu và gõ máy chuyên nghiệp nên độ phổ biến của cỡ này là số một. Hầu hết các model bàn phím cơ của các hãng đều có ít nhất một cái cỡ fullsize.
- Cỡ TKL (Tenkeyless): bàn phím tenkeyless là bàn phím fullsize bỏ đi phần cụm phím số bên tay phải, kích thước tổng chỉ còn lại khoảng 80-85% so với bàn phím fullsize. Đây là cỡ phổ biến thứ nhì sau fullsize. Đơn giản vì làm quen với nó khá dễ dàng (chỉ cần nhớ không có bộ phím số tay phải là xong), mọi thao tác hầu như y chang fullsize không cần qua bất kỳ phím tắt nào. Và tiện lợi hơn hết là cỡ nhỏ hơn nên diện tích còn lại cho chuột và bàn làm việc thoải mái hơn, trọng lượng cũng nhẹ nhàng hơn fullsize.
- Cỡ 75%: đây là các bàn phím có kích thước 75% so với cỡ fullsize (thường tương đương với 84 phím). Đây là cỡ nằm giữa TKL và 60%. Nó là cỡ 60% có thêm dàn phím số nằm phía trên các phím Fn. Cũng cùng hiệu ứng như TKL: tiết kiệm không gian, tiện dùng, nhẹ nhàng thanh lịch. Cho nên cũng là một cỡ được nhiều người yêu thích.
- Cỡ 60%: được gọi là cỡ compact. Kích cỡ này bàn phím lược bỏ luôn cả cụm mũi tên và một số phím chức năng cụm bên phải của TKL và cả hàng phím Fn của fullsize. Và có thêm một phím Fn đặc biệt đóng vai trò làm chủ các phím tắt thay thế cho chức năng đã lược giản. Ưu điểm tất nhiên là nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích, tiện mang vác đi xa. Nhược điểm là phải mất thời gian làm quen với hệ phím tắt thay thế.
Ngoài các kiểu cỡ phổ biến trên, dân chơi bàn phím cơ còn phát triển thêm một số cỡ đặc biệt như: 1800-compact, 96%, 65%, 40% và numpad (cụm phím rời chỉ có các số dùng nhập liệu). Tùy theo nhu cầu, sở thích hay đơn giản là vì muốn thử cảm giác mới mà mỗi người sẽ có chọn lựa riêng cho mình.
Nên chọn bàn phím cơ cỡ nào?
- Nếu bạn là dân nhập liệu hay cần gõ máy nhanh chuyên nghiệp: nên dùng cỡ fullsize
- Nếu cần dùng nhiều đến cụm phím số hay cụm mũi tên bên tay phải mà cần nhỏ gọn: nên dùng cỡ TKL hoặc 75%.
- Nếu thường xuyên cần các phím F hàng trên thì không nên chọn từ cỡ 60% trở xuống, sẽ rất bất tiện khi dùng cụm phím thay thế.
- Nếu muốn độc lạ, không ngại khám phá hay dùng phím tắt thì có thể dùng thử 60% và 40%. Cảm giác sẽ rất hay ho và quan trọng cầm bàn phím trên tay, chỉ độ thon gọn của em nó thôi cũng đã là điểm nhấn rồi.
Mới tập ráp bàn phím cơ nên đi theo kích cỡ nào?
Trở lại với câu hỏi từ đầu, người mới làm quen với bàn phím custom thì nên chọn kích cỡ nào? Câu trả lời là 60% nhé.
Vì sao nên chọn ráp cỡ 60%?
- Tiết kiệm chi phí” Khi tự ráp bàn phím cơ, bạn sẽ nhận ra số lượng của từng bộ phận, từng chi tiết nho nhỏ sẽ tăng lên rất nhiều khi kích cỡ càng lớn. Và trong giới hạn các cỡ phổ biến, dễ dùng dễ thích nghi, thì cỡ 60% là nhỏ nhất. Nghĩa là chi phí dùng để ráp cỡ này cũng tương ứng dễ thở nhất (bạn sẽ chỉ cần khoảng 60-65 switch và keycaps để ráp nên bàn phím 60% trong khi đó con số lên đến hơn trăm cho cỡ fullsize), nghĩa là tốn chi phí hơn khoảng 1.7 lần.
- Tiết kiệm thời gian: Không chỉ tốn tiền bạc và còn tốn nhiều thời gian hơn khi ráp các bộ phận rời lại với nhau. Cỡ 60% sẽ là ít tốn thời gian nhất.
- Tính tiện dụng: như đã nói ở trên, cỡ 60% là tiện lợi nhất cho người cần di chuyển nhiều. Số lượng phím ít, switch ít hơn, nên trọng lượng sẽ nhẹ hơn, kích thước các cạnh và độ dày cũng nhỏ hơn, nói chung tất cả đều tiện.
- Tính tương thích: cỡ 60% hầu như được hỗ trợ tốt với tất cả loại layout, thậm chí có thể tìm các keycap đa ngôn ngữ dễ dàng với giá tiền không chênh lệch nhiều. Cổng USB 60% thường nằm bên trái, dễ thay khi đổi case.
- Có tính tùy biến cao nhất trong các cỡ: đặc biệt là phần Plate, bạn sẽ có rất rất nhiều chọn lựa hơn hẳn so với các kích cỡ còn lại, như aluminum, brass, steel, carbon fr4, nhựa, mica trong. Cả bộ keycap và switch cũng có vô vàn tùy chọn từ đơn giản tới phức tạp.
- Bảng mạch hotswap có sẵn đa phần thường dùng cho cỡ 60%. Bằng cách dùng các mạch hàn sẵn kiểu này bạn sẽ không cần phải biết hàn mà vẫn làm được chiếc bàn phím riêng, chưa kể từng đèn LED đã được lắp sẵn giúp tiết kiệm thời gian và công sức khá nhiều.
- Dễ trở nên nổi bật giữa đám đông: việc ráp thành công một chiếc bàn phím 60% sẽ cho ra một thành phẩm không chỉ tốt về nội dung mà còn độc lạ về hình thức. Tưởng tượng một người cầm con fullsize màu nổi vs một người cầm em 60% đỏ chót thì ai sẽ nom sành điệu hơn ai?
Một số mẫu bàn phím cơ 60% tự ráp tại gia của các bác dày kinh nghiệm
Trước khi kết bài, để nhẹ vài chiếc hình ở đây để nâng cao tinh thần của anh em nào.
Chúc anh em tự build thành công một em bàn phím cơ 60% thật xịn sò.
Từ khóa » Build Phím Cơ
-
Hướng Dẫn Tự Build Bàn Phím Cơ Custom Glorious GMMK Pro - Phần 1
-
[TUTORIAL] Hướng Dẫn Cách Tự Build Một Bộ Bàn Phím Cơ Hoàn ...
-
Lần đầu Tự Build Phím Cơ Custom: Công Phu, Nhiều Thứ Phải Học
-
Hướng Dẫn Custom Bàn Phím Cơ Từ A-Z - Smartekvn
-
Hướng Dẫn Tự Tay CUSTOM PHÍM Ai Cũng Làm được (nếu Muốn Làm)
-
TỰ CUSTOM BÀN PHÍM CƠ NGON - BỔ - RẺ AI CŨNG LÀM ĐƯỢC
-
Bàn Phím Custom Là Gì? Những điểm Cần Quan Tâm Khi ... - SiliconZ
-
Bàn Phím Cơ Custom Là Gì? Cách Custom Bàn Phím Cơ đơn Giản
-
Build Bàn Phím Cơ Custom Tại APshop Nhận ưu đãi Lên đến 1 Triệu ...
-
Custom Bàn Phím Cơ Là Gì? Những Lưu ý Custom Bàn Phím Tại Nhà
-
Keyboard From Scratch: Từ A Tới Z | Huy's Blog
-
Hội Đam Mê Build Bàn Phím Cơ | Facebook
-
Hướng Dẫn Tự Lắp Bàn Phím Cơ Custom Từ Level Mẫu Giáo đến đại Học
-
Hướng Dẫn Cách Làm Bàn Phím Cơ Custom Chi Tiết Bạn Không Nên Bỏ ...