Hướng Dẫn Tự Lắp Bàn Phím Cơ Custom Từ Level Mẫu Giáo đến đại Học
Có thể bạn quan tâm
Chào mừng đến với lớp học bàn phím cơ custom 101 – nơi bạn có thể build một chiếc bàn phím cơ custom cho chính mình từ cấp độ mẫu giáo đến học trường đại học. Bằng những kiến thức cơ bản và một vài mẹo vặt hấp dẫn, mình sẽ giúp các bạn có một chiếc bàn phím cơ custom ưng ý cho riêng bạn để bạn có những kiến thức cơ bản nhất trên con đường bàn phím cơ custom hấp dẫn và không có điểm dừng này.
Level 1: mẫu giáoỞ level thấp nhất này những gì bạn cần là một kit custom cơ bản gồm case và PCB tích hợp sẵn – 2 linh kiện cơ bản nhất để hình thành một chiếc bàn phím cơ custom và rất khó thay thế.
Thông thường có rất nhiều bộ kit bạn có thể tìm thấy trên thị trường và đa số chỉ thiếu switch và keycap để có một bàn phím hoàn chỉnh. Với mình thì mình chọn kit Glorious GMMK Pro tương đối dễ thao tác và dễ mod để cho chất âm và cảm giác gõ thấy rõ sự khác biệt với bàn phím cơ dạng stock.
Bước 1: chọn kit bàn phím cơ mà bạn thích
Ở bước này bạn chọn layout cho chiếc bàn phím của mình sao cho phù hợp với thói quen sử dụng và công việc của bạn và thiết kế của chiếc bàn phím.
Thông thường layout trên bàn phím cơ custom vẫn có đầy đủ các layout cơ bản như 60%, 80%, 100% nhưng mở rộng thêm một số layout khác biệt như 40%, 65%, 75%, 90%,… Thông thường với người mới chơi mình khuyên nên bắt đầu với layout 75% nếu không sử dụng phím số.
Tiếp theo là thiết kế và chất liệu của case. Thường các kit giá rẻ sẽ có case bằng nhựa và những kit cao cấp hơn sẽ có case bằng các chất liệu khác nhau nhưng thường thấy nhất là nhôm. Với kit bằng nhựa thì layout sẽ không ảnh hưởng nhiều đến phím và khá dễ chơi nhưng với kit bằng nhôm, layout càng nhỏ sẽ cho âm thanh các phím đồng đều hơn khi gõ và nếu bạn muốn một layout lớn có âm thanh đồng đều của các phím, đó là các kit được thiết kế kĩ, vật liệu tốt với giá không hề dễ chịu một chút nào.
Trong bài viết này mình chọn kit Glorious GMMK Pro. Với mình thì đây là kit nhôm tương đối dễ tìm, chất lượng nhôm và thiết kế tốt cũng như không cần độ quá nhiều để cho cảm giác gõ hay.
Bước 2: chọn switch và keycap mà bạn thích
Trước khi đụng vào môn độ phím thì bạn cần quan tâm đến những thứ mà bạn tiếp xúc trực tiếp với bàn phím là switch và keycap đã!
Mỗi kết hợp keycap và switch sẽ có một cách mod switch và bàn phím riêng để âm thanh nghe hay và đúng ý của mình. Do đó chúng ta cần chọn trước 2 món này trước khi tiến hành mod bàn phím.
Switch hiện tại có 2 dạng là linear và tactile thường được các bạn chơi custom chọn nhiều nhất nhưng đôi khi cũng có một số bạn chọn clicky nữa. Việc chọn switch nào dựa trên khẩu vị của bạn nên tốt nhất nếu có cơ hội bạn nên thử qua trước khi quyết định chọn cho chiếc bàn phím của mình.
Tiếp theo là keycap. Keycap có rất nhiều profile khác nhau và mỗi profile sẽ cho cảm giác gõ đã nhất trên một số kiểu switch nhất định. Tuy nhiên bạn vẫn có thể mix khác với gợi ý của mình để tìm ra tổ hợp bạn thích nhất vì bàn phím cơ custom hướng đến việc custom cảm giác và âm thanh gõ phím cho riêng bạn mà.
Đầu tiên là keycap profile Cherry và OEM. Mình khuyên bạn nên sử dụng keycap profile này khi mới bắt đầu chơi bàn phím cơ custom vì chúng phù hợp với cả switch tactile, linear và clicky. Độ cao của các keycap profile Cherry và OEM cũng vừa phải, không bị cao quá nên làm quen dễ, gõ dễ, nói chung là cái gì cũng dễ.
Còn bạn thích keycap cao thì có thể chơi SA hoặc MT3. Hai profile này đặc trưng là keycap cao, bên trong có độ rỗng nhiều nên âm sẽ lớn và lụp cụp nhiều hơn so với hai profile trên. Sự kết hợp giữa profile SA theo mình thấy thú vị nhất là trên các switch tactile và clicky khi mỗi keycap đều như một buồng cộng hưởng âm và cho ra âm thanh rất đặc trưng. Còn khi kết hợp với switch linear thì mượt càng thêm mượt. Do keycap nặng nên việc nhấn xuống rất dễ và mượt mà và khi phím trả lên sẽ tùy thuộc vào loại switch, có thể căng đét hoặc từ từ chill chill.
Bước 3: chọn đồ để độ bàn phím
Ở bước này những dụng cụ cơ bản bạn cần có phải kể đến như: dầu lube, cọ lube, dụng cụ mở switch, dụng cụ gắp switch, nhíp, cây gắp stem, tua vít. Ngoài ra còn có một số phụ kiện dạng tùy chọn mà bạn có thể dùng theo tùy theo sở thích và bài độ của bạn như gasket, switch film, band-aid, lube station,…
Lube switch
Làm gì thì làm nhưng lube switch là việc đầu tiên cần phải làm. Lý do là vì bạn cần những chiếc switch đã mod xong để test bàn phím trước khi lắp ráp hoàn chỉnh, đặc biệt là các thanh cân bằng phím dài (stabilizer).
Để lube switch bạn cần các dụng cụ:
- Dầu lube: chắc chắn phải có. Bạn cần một loại dầu mỏng như GPL105 để lube lò xo và dầu dày hơn như GPL205g0, G-Lube, Tribosys 3204,… lube stem, housing.
- Cọ: chắc chắn, size khuyên dùng là 0 hoặc 00 tùy theo bạn thuận tay cỡ nào hoặc cọ dẹp với các loại dầu mỏng hơn như GPL 105 hoặc mix cũng được.
- Switch Opener: dùng để mở switch housing an toàn và nhanh chóng.
- Nhíp, gắp stem: mấy cái này sẽ cần để làm việc sạch sẽ hơn cũng như dễ lube hơn.
Quá trình lube switch nói ra sẽ khá dài dòng nên mình sẽ để bài hướng dẫn ở đây để các bạn tham khảo nhé.
Lube stab
Đây là quá trình giúp loại bỏ tiếng lọc xọc mỗi khi bạn nhấn các phím dài hoặc các phím này trả về chứ không phải làm phím nhấn mượt hơn đâu.
Ở cấp mẫu giáo mình sẽ chỉ hướng dẫn bạn cách để giảm tiếng này đi hết cỡ bằng những cách cơ bản mà không có một bài độ phức tạo nào hết.
Trước khi thực hiện bạn cần chuẩn bị các dụng cụ sau:
- Nhíp: gắp các bộ phận hoặc tháo stab plate mount.
- Tua vít: tháo stab screw-in.
- Cọ lube.
- Dầu lube: loại đặc.
Mục đích chính của lube stab là cho dầu vào để giảm chấn va chạm giữa thanh thép cân bằng và mặt trong của slider. Do đó bạn cần thêm dầu lên 2 đầu của thanh thép rồi luồn vào lỗ bên trong slider để đạt được điều này.
Sau khi lube xong bạn nên lắp stab, switch đã lube và keycap của bạn lên PCB để test chay xem đã đủ dầu chưa. Nếu chưa đủ bạn có thể thêm dầu vào còn bị dính hoặc bị nhũn khi nhấn bạn nên tháo ra, lau sạch và làm lại từ đầu.
Chọn vật liệu làm plate
Nhôm, đồng, polycarbonate là 3 loại vật liệu bạn thường thấy nhất trên bàn phím cơ custom.
- Nhôm: trung tính.
- Đồng: thiên về clacky, boost dải âm cao, cảm giác gõ cứng.
- Polycarbonate: thiên về thocky, boost dải âm trầm, cảm giác gõ mềm.
Tùy theo loại switch mà bạn chọn, bạn có thể chọn plate theo bản ở trên để phù hợp nhất với switch của mình. Chẳng hạn với các loại switch đáy polycarbonate sẽ cho âm đanh và cao, bạn có thể chọn plate đồng hoặc nhôm để âm thanh trở nên clacky nhiều nhất có thể. Với switch có đáy nylon hoặc POM âm thanh trầm hơn sẽ hợp với plate polycarbonate. Hoặc bạn cũng có thể mix chéo để tìm ra thứ mà bạn thích nhất vì thú chơi bàn phím cơ custom không hề có giới hạn nào cả.
Bước cuối: lắp ráp
Lúc bạn mở bàn phím ra để mod như thế nào thì lúc ráp bạn làm ngược lại. Nhưng ráp lại chưa phải là hết, đây là lúc bạn test các setup foam của bàn phím.
Bạn có thể bỏ case foam, PCB foam để test âm thanh xem bạn thích như thế nào. Mình không khuyến khích bạn bỏ foam khi dùng plate kim loại vì foam là bộ phận chính giúp triệt tiêu âm thanh vang bên trong case và plate. Còn với plate phi kim như polycarbonate, bạn có thể thử setup có hoặc không có PCB foam để xem mức âm lượng, độ tròn hay tịt của âm thanh nào mà bạn thích nhất.
Sau khi đã thiết lập xong bàn phím, còn chờ gì mà không tận hưởng thành quả.
Kết thúc level mẫu giáo: mới chỉ là những điều cơ bảnSau khi chơi xong level mẫu giáo, chắc hẳn bạn đã có một chút kiến thức cũng như kinh nghiệm sử dụng, độ bàn phím cơ custom cho riêng mình. Với mình thì những kit cơ bản như Glorious GMMK Pro dùng PCB hot swap sẽ phù hợp với level mẫu giáo hơn khi bạn chỉ là người mới trải nghiệm, chưa có kinh nghiệm tiếp xúc và sử dụng mỏ hàn thì các bo mạch hot swap là lựa chọn kinh tế, dễ chơi dễ trải nghiệm. Và đến đây cảm ơn bạn đã đọc bài viết của mình. Ở phần 2 mình sẽ lên level cấp 2 skip luôn cấp tiểu học với đôi điều thú vị hơn một chút, các bạn nhớ đón đọc nha!
Từ khóa » Build Phím Cơ
-
Hướng Dẫn Tự Build Bàn Phím Cơ Custom Glorious GMMK Pro - Phần 1
-
[TUTORIAL] Hướng Dẫn Cách Tự Build Một Bộ Bàn Phím Cơ Hoàn ...
-
Lần đầu Tự Build Phím Cơ Custom: Công Phu, Nhiều Thứ Phải Học
-
Hướng Dẫn Custom Bàn Phím Cơ Từ A-Z - Smartekvn
-
Hướng Dẫn Tự Tay CUSTOM PHÍM Ai Cũng Làm được (nếu Muốn Làm)
-
TỰ CUSTOM BÀN PHÍM CƠ NGON - BỔ - RẺ AI CŨNG LÀM ĐƯỢC
-
Bàn Phím Custom Là Gì? Những điểm Cần Quan Tâm Khi ... - SiliconZ
-
Bàn Phím Cơ Custom Là Gì? Cách Custom Bàn Phím Cơ đơn Giản
-
Build Bàn Phím Cơ Custom Tại APshop Nhận ưu đãi Lên đến 1 Triệu ...
-
Custom Bàn Phím Cơ Là Gì? Những Lưu ý Custom Bàn Phím Tại Nhà
-
Keyboard From Scratch: Từ A Tới Z | Huy's Blog
-
Hội Đam Mê Build Bàn Phím Cơ | Facebook
-
Cỡ Bàn Phím Cơ Nào Là Lý Tưởng Cho Người Mới Tự Build Bàn Phím ...
-
Hướng Dẫn Cách Làm Bàn Phím Cơ Custom Chi Tiết Bạn Không Nên Bỏ ...