Learn
The forum of documents and methods for studying - Lượm lặt kiến thức
- Portal Trang Chính Tìm kiếm
Tìm kiếm |
---|
Display results as : Số bài Chủ đề |
Tags |
Advanced Search |
Latest images Đăng ký Đăng Nhập Ngôn ngữ Công ngệ Văn hóa KHTN KHXH&NV Jải trí
You are not connected. Please login or register - Learn
- Ngôn ngữ học
- Việt ngữ
- Việt Nam học
Có bao nhiêu cách gọi "Bố", liệu bạn đã biết hết?Share
QaniTriQaniTriAdmin
Tổng số bài gửi : 1609
Tiền xu Ⓑ : 3986
Được cảm ơn № : 6
Ngày khởi sự : 07/01/2013
Đến từ : HCMC
Côngviệc / Sởthix : Languages, Softwares, Sciences, Martial arts
Có bao nhiêu cách gọi "Bố", liệu bạn đã biết hết?
by QaniTri 23rd June 2017, 13:26
Thông thường, khi tập nói, trẻ con sẽ gọi “mẹ” trước rồi sau đó mới bi bô gọi “bố”. Như một lẽ tự nhiên, mối gắn kết ấy đã được hình thành từ lúc đứa bé còn trong bụng mẹ và nó đã ăn sâu vào tâm khảm chúng về những cảm xúc thiên về mẹ hơn về bố. Không chỉ từ “mẹ” mới có nhiều cách gọi, mà từ “bố” trong từ điển tiếng Việt cũng có vô số cách gọi khác nhau.Trong cuốn Đất lề quê thói (1968), tác giả Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu viết trong chương Gia tộc rằng: “Những danh xưng bố mẹ, cha mẹ đã có từ ngàn xưa”. Trên thực tế, cách gọi “bố” là một biến âm từ từ “bô”. Từ “bô” có nguồn gốc từ từ “父” với phiên âm địa phương là “pē”, phiên âm chính thống là “Fù”, tương ứng với “Phụ”. Đây được xem là một trong những từ đầu tiên dân ta dùng để gọi người đàn ông có công sinh thành.Từ “bô” được xem là một trong những từ đầu tiên dân ta dùng để gọi người đàn ông có công sinh thành. (Ảnh Internet)Ngoài “bố” biến âm của từ “bô” còn có “bọ” (Quảng Bình). Ở miền Bắc, còn có từ “bõ” chỉ người đầy tớ già nuôi mình từ nhỏ thân thiết như cha mẹ. Còn người miền Nam lại gọi “vú bõ” với cha mẹ đỡ đầu trong Công giáo.Khi xưa, con nhà có học, thi đỗ, làm quan hết thảy đều gọi cha bằng “thầy”. Ở đây muốn nhấn mạnh không chỉ có công sinh thành mà người đàn ông ấy còn có công dạy dỗ. Chữ “thầy” ấy cũng giống như chữ “nghiêm quân” trong Hán văn. Hoặc các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra Bắc, dù là con nhà ít học, dân dã, cũng gọi “bố” là “thầy”.Các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra Bắc, dù là con nhà ít học, dân dã, cũng gọi “bố” là “thầy”. (Ảnh Internet)Có một thời, người miền Bắc dùng hai chữ “cậu mợ” gọi cha mẹ như một cái mốt thời thượng thay vì gọi là “thầy u”, “thầy đẻ”… bị chế giễu là quê mùa, lạc hậu.Đối với người miền Nam, người ta thường gọi “bố” là “tía”, “cha”. Đây là hai từ biến âm từ tiếng Trung “爹” (với phiên âm là “Diē”) và được dùng quen thuộc trong cách xưng hô của con cái như là “cha mẹ”, “tía má”.Dù là cách gọi nào thì hình ảnh người bố luôn thật vĩ đại trong lòng các con. (Ảnh Internet)Đặc biệt, vì bản thân từ “Phụ” ít khi xuất hiện trong tiếng thuần Việt nên ít khi người ta dùng từ "phụ thân" để gọi bố. Mặc dù, ở thời xưa "mẫu thân" là cách gọi trang trọng trong văn chương dành cho người phụ nữ có công sinh thành.Khi đã có tuổi, hoặc lên chức “ông bà”, bố mẹ thường được các con xưng hô thành “ông – con”, và khi giao tiếp với người thứ ba, con cái gọi bố là “ông cụ”, “ông bố”…Trên đây chỉ nêu ra những cách gọi điển hình, trong các sách còn ghi chép và định nghĩa rất nhiều cách gọi khác nhau dành để xưng hô với bố mẹ.yan.vnĐược sửa bởi QaniTri ngày 23rd June 2017, 13:36; sửa lần 1.
QaniTriQaniTriAdmin
Tổng số bài gửi : 1609
Tiền xu Ⓑ : 3986
Được cảm ơn № : 6
Ngày khởi sự : 07/01/2013
Đến từ : HCMC
Côngviệc / Sởthix : Languages, Softwares, Sciences, Martial arts
Cách gọi mẹ khác nhau trong tiếng Việt
by QaniTri 23rd June 2017, 13:28
Mẹ là người quan trọng, thân yêu, gần gũi nhất với mỗi con người. Trong tiếng Việt, có rất nhiều từ khác nhau cùng để gọi mẹ. |
Theo Từ điển Tiếng Việt của NXB Khoa học Xã hội năm 1994, từ mẹ được biến âm trực tiếp từ mère trong tiếng Pháp, nghĩa là người phụ nữ có công sinh thành và nuôi nấng chúng ta. Tại nhiều ngôn ngữ trên thế giới, từ để gọi mẹ đều bắt đầu bằng âm m như mère, maman (tiếng Pháp), mother, mom (tiếng Anh), мать (tiếng Nga)... Giải thích điều này, các nhà ngôn ngữ cho rằng, âm m, b là âm môi, dễ đọc, dễ nhớ, chỉ cần mở môi là phát âm được. Đối với trẻ em, âm m rất dễ khi mới bập bẹ nói. Chính vì vậy, các từ để gọi những người thân, gần gũi với mỗi người như bà, bố, và mẹ đều bắt đầu bằng hai âm này. |
|
Trong tiếng Việt cổ, từ cái và từ nạ được dùng với nghĩa từ mẹ hiện nay. Những cách gọi này được ghi lại trong kho tàng ca dao Việt Nam: “Con dại cái mang”, “Nàng về nuôi cái cùng con/ Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng” hay “Con có nạ như thiên hạ có vua”, “Quen việc nhà nạ lạ việc nhà chồng”. Có nhiều gia đình ở miền Bắc lại gọi mẹ là đẻ, tức là người sinh ra mình, mặc dù cách gọi này hiện giờ hầu như không còn. Những từ này rất thiêng liêng, không chỉ mang nghĩa gọi người sinh thành ra chúng ta, mà còn có ý nghĩa lịch sử. |
|
Trong thời phong kiến, các gia đình quý tộc thường dùng từ mẫu thân. Còn các gia đình thường dân lại dùng từ bu. Đến tận bây giờ, từ bu vẫn được dùng ở một số địa phương như Thái Bình, hoặc chuyển sang từ có âm tương tự như bầm (ở Bắc Ninh), u (ở Hà Nam). Cũng trong thời kỳ tồn tại chế độ đa thê này, người con ruột gọi mẹ mình bằng chị, gọi bà vợ chính của cha mình bằng mẹ. |
|
Tùy vùng miền và thời điểm, từ mẹ được gọi bằng các cách khác nhau. Trước năm 1975, người Hà Nội dùng từ mợ. Các tỉnh đồng bằng sông Hồng dùng từ bầm, ầm, u. Người Huế dùng từ mạ, chị cả. Những gia đình sinh con khó nuôi, ở Miền Bắc và Miền Trung thường gọi mẹ là mợ, thím, mạ để tránh bị ma quỷ bắt đi. Cũng trong thời điểm này, nhiều người còn gọi me (do chữ Mère của tiếng Pháp mà ra) hoặc là măng (từ chữ Maman của tiếng Pháp). Các từ này đã đi vào văn thơ Việt Nam để chỉ sự thân thiết, gần gũi của người có công dưỡng dục ra mỗi người, như: “Bầm ơi có rét không bầm/ Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn” (Tố Hữu). |
|
Hiện nay, phần lớn các vùng miền Bắc dùng từ mẹ, trong khi miền Trung dùng từ mạ, còn miền Nam dùng từ má. Ngoài ra, biến âm của mạ còn có mệ, các cách gọi này thường dùng ở những địa phương Thanh – Nghệ - Tĩnh và Huế. Dù bằng cách gọi nào, đây cũng đều là các từ thân thương, gần gũi, nhưng cũng rất đỗi tình cảm và thiêng liêng để dành gọi người quan trọng nhất cuộc đời mỗi con người. |
|
Khi con cái lập gia đình riêng và có cháu, từ mẹ chuyển thành bà. Với ý nghĩa gọi thay cho con, từ bà vừa thể hiện độ tuổi của mẹ, vừa chỉ vai vế trong gia đình, đồng thời thể hiện sự tôn kính dành cho mẹ. Ngoài ra, một số người có thể dùng từ bà cụ, như bà cụ nhà tôi, cũng thể hiện sự gần gũi, đồng thời định rõ độ tuổi của mẹ. |
Ngày của Mẹ tôn vinh người mẹ, tình mẹ, và ảnh hưởng của các bà mẹ trong xã hội. Lễ này được kỷ niệm vào các ngày khác nhau ở nhiều nơi trên thế giới, phổ biến nhất là trong mùa xuân. Đa số tổ chức hàng năm vào ngày chủ nhật thứ hai của tháng 5. Vào ngày này, các con thường tặng hoa cẩm chướng và viết thiệp tặng mẹ.Bài viết được tổng hợp dựa trên nguồn tham khảo:- Từ điển Tiếng Việt của NXB Khoa học Xã hội năm 1994.- Từ điển Hán Việt, tác giả Đào Duy Anh, NXB Khoa học Xã Hội.- Tiểu luận Phê bình về phong tục, Lại Nguyên Ân.- Đại từ điển Tiếng Việt, NXB ĐHQG TP HCM.- Từ điển Thanh Nghị, tác giả Khai Trí, xuất bản tháng 1/1968.Nick Pat - Ngân GiangZing news Similar topics
Similar topics
» Có thể bạn chưa biết: Có bao nhiêu người trên thế giới biết ngoại ngữ?» Biết đến Mourinho rất nhiều nhưng chắc chưa ai biết đến cô con gái xinh đẹp của ông» Lợi thế khi biết nhiều hơn một ngôn ngữ» Trọn Bộ Tài Liệu Tiếng Anh Chuyên Ngành May Mặc Nên Biết» Cần biết căng da mặt bằng chỉ giá bao nhiêu thì bơi vào đây!!
November 2024
Mon | Tue | Wed | Thu | Fri | Sat | Sun |
---|
1 | 2 | 3 |
4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 |
18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 |
25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
Calendar
Most Viewed Topics
Tổng hợp bản đồ và NPC thu thập |
Các quy ước màu dây trong cáp usb |
Danh sách các ca khúc Audition thep bpm |
Danh sách tất cả các bộ phim về Bao Thanh Thiên |
Ghi chữ màu trong Võ Lâm Truyền Kỳ II |
[List] Các ca khúc game thủ Audition không thể nào quên |
Mật tịch tân thủ |
Học Hán Nôm cơ bản |
Ruột bút chì có độc không? |
[tool site] Trang web gõ tiếng Trung online |
Most active topics
[JX2] SHARE SERVER JX2-2014 MOD & MIX - TAM QUÂN ĐẠI CHIẾN |
Nhà Cái Casino có can thiệp vào các trò máy xèng trực tuyến hay không |
Danh sách tất cả các bộ phim về Bao Thanh Thiên |
Hoàn trả mỗi tuần, nhận ngay 200$ tại Live Casino House |
Giới thiệu Luky Wheel - Vòng quay may mắn tại SBOBET |
0-10级怪物分布一览无余 |
Test background messenge |
Việt Giản Tự - Phiên bản nguyên âm phức |
Sách giáo khoa tiểu học cũ - nơi lưu giữ từng trang ký ức |
Tân Việt Ký Tự |
Keywords
- xóc_đĩa_online
- Neymar
- VIET138
- search
- xóc_đĩa_trực_tuyến
- Miso88
- cách_bắt_cầu_xóc_đĩa_online
- baccarat_trực_tuyến
- Thành
- slots
- số
- chơi_xổ_số_online
- tiếng_nghi_lộc
- y
- chơi_tài_xỉu_online
- 1
- trang_casino
- xổ_số_45s
- giọng_nghi_lộc
- livestream
- mua_thẻ_cào_mọi_lúc_mọi_nơi
- xổ_số_siêu_tốc
- Abortion
- microgaming
- phân_biệt_d
- Joker
Comments
Chọn Diễn Đàn||--Bảng tin| |--Thông báo| |--Tin tức| |--Jáo zục| |--Chính trị| |--Ban Khoa học Tự nhiên| |--Toán học| | |--Đại số và giải tích| | |--Hình học| | | |--Vật lí| |--Hóa học| |--Sinh học| |--Ban Khoa học Xã hội và Nhân văn| |--Ngữ văn| |--Lịch sử| |--Địa lí| |--Ngôn ngữ học| |--Việt ngữ| | |--Chữ Khoa Đẩu| | |--Chữ Nôm| | |--Việt Giản tự| | |--Việt Nam học| | |--Việt ngữ tân tự| | | |--Ngoại ngữ| | |--Anh ngữ| | | |--Tài liệu| | | |--Kinh nghiệm| | | |--Tản mạn| | | | | |--Nhật ngữ| | | |--Tài liệu| | | |--Kinh nghiệm| | | |--Từ vựng| | | |--Văn hóa Nhật| | | |--Tản mạn| | | | | |--Tiếng Hàn| | |--Hoa ngữ| | |--Tiếng Đức| | |--Quốc tế ngữ| | |--Ngôn ngữ khác| | |--Học bổng - Du học| | |--Việc làm dịch thuật| | |--Trung tâm ngoại ngữ| | | |--Sign language| |--Lập trình| |--Môn học khác| |--Nhân tướng học| |--Tâm linh| |--Dịch học| |--Triết học| |--Văn hóa - Xã hội| |--Công zân & Xã hội| | |--Xã hội học| | | |--Chung| | | |--Ja đình| | | |--Công sở| | | | | |--Tông giáo| | | |--Phật giáo| | | |--Công giáo| | | |--Tông giáo khác| | | | | |--Đạo đức - Lối sống| | |--Luật học| | |--Tâm lí học| | | |--An ninh - Quốc fòng| |--Kinh tế - Tài chính| |--Kinh doanh| |--Đầu tư| |--Tín dụng| |--Dịch vụ| |--Tiền điện tử| |--Câu chuyện| |--Công nghệ thông tin| |--Sản phẩm điện tử| | |--Tin tức sản phẩm điện tử công nghệ| | |--Mobile phone| | | |--Thủ thuật| | | |--Review| | | |--Hỏi đáp| | | | | |--Computer| | | |--Thủ thuật phần mềm| | | |--Thủ thuật phần cứng| | | |--Hỏi đáp| | | | | |--Thiết bị khác| | | |--Tin học| | |--Đồ họa| | |--Tin học văn phòng| | |--Mạng - Quản trị mạng| | |--Tổng quan| | |--Chủ đề khác| | | |--Tự động hóa| |--Kĩ thuật| |--Kĩ thuật - Công nghệ| |--Xây dựng| |--Điện nước| |--Ẩm thực| |--Cắt may| |--Handmade| |--Cây cảnh - Hoa| |--Mẹo vặt| |--Làm đẹp| |--Sức khỏe| |--Thể thao - Ngệ thuật - Jải trí| |--Thể thao| | |--Võ thuật| | |--Hiphop| | |--Packour| | |--Yoga| | |--Bóng đá| | |--Cờ vua| | |--Cờ tướng| | |--Cờ vây| | |--Thẻ bài| | |--Bộ môn khác| | | |--Nghệ thuật| | |--Kiến trúc - Trang trí| | |--Điêu khắc| | |--Hội họa - Nhiếp ảnh - Đồ họa| | |--Âm nhạc| | | |--Songs| | | |--Sáo| | | |--Harmonica| | | |--Violin| | | |--Piano| | | |--Guitar| | | |--Thể loại khác| | | |--Nhạc đạo| | | |--Nhạc chế| | | | | |--Văn chương| | | |--Tiểu thuyết| | | |--Manga| | | |--Thơ| | | |--Tiếu lâm - Ngụ ngôn| | | | | |--Sân khấu| | |--Điện ảnh| | |--Môn nghệ thuật thứ 8| | |--Nhiếp ảnh| | |--Môn nghệ thuật khác| | | |--Giải trí| | |--Trò chơi| | | |--Audition| | | |--Võ Lâm 2| | | |--Trò khác| | | | | |--Ảo thuật| | |--Cá cược| | |--Loại hình giải trí khác| | | |--Tán gẫu| |--Chia sẻ| |--Phần mềm| |--Web App| |--SEO| |--Kinh nghiệm học tập| |--Sách điện tử| |--Links| |--Ý tưởng| |--Hình ảnh| |--Khác| |--Quảng cáo| |--Nhãn hiệu| |--Dịch vụ| |--Chưa phân loại| |--Lưu trữ |--Basket |--Bài nháp |--Bình luậnHôm nay: 28th November 2024, 16:10
- Free forum | Invision | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
- Geek | Super User | date | 書法字典 | Slide share | Học | SOF | Sosub | Time | Giáo dục | 詞典網 | Tên người | CPKB | StudyJapanese | 萌典 | Dictionary | Oxford | Cambridge | wikihow | Youglish | Tên người | Chính phủ | Violet | Âm lịx | C Việt | Từ điển wiki | Học tại nhà | lyric | Zịx nhạc | Bài dịch | Type Racer | Đọc | Hán điển | 古漢文 | 漢文解字 | Đếm từ | Từ điển tiếng Việt | Tạp chí triết học | Chữ Việt | Ngôn ngữ | Vneconomy | Bách Khoa Tri Thức | Web trẻ thơ | Khoa học | Trường WWW | VSL-Dict | Code.org | Wiki Hán Nôm | Chữ Nôm | Từ điển Hán Việt