Có Bao Nhiêu Hành Vi Tham Nhũng Theo Pháp Luật Quy định Hiện Nay?
Có thể bạn quan tâm
Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ; quyền hạn để hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật; gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước; tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức. Có bao nhiêu hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật hiện nay? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Phòng chống tham nhũng năm 2020
- Nghị định 59/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống tham nhũng
Có bao nhiêu hành vi tham nhũng?
Theo nghĩa rộng; tham nhũng được hiểu là hành vi của bất kỳ người nào có chức vụ; quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ; quyền hạn và lợi dụng chức vụ; quyền hạn; hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi.
Theo Từ điển Tiếng Việt, tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân lấy của. Tài liệu hướng dẫn của Liên hợp quốc về cuộc đấu tranh quốc tế chống tham nhũng (năm 1969) định nghĩa tham nhũng trong một phạm vi hẹp, đó là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng…
Theo nghĩa hẹp và là khái niệm được pháp luật Việt Nam quy định (tại Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005), tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Người có chức vụ, quyền hạn chỉ giới hạn ở những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc hệ thống chính trị; nói cách khác là ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản của Nhà nước.
Luật quy định có 12 hành vi tham nhũng.
Có bao nhiêu hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước?
Bộ luật hình sự, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 đã phân loại tham nhũng theo hành vi. Theo đó, những hành vi sau đây thuộc nhóm hành vi tham nhũng:
– Tham ô tài sản.
– Nhận hối lộ.
– Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
– Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.
– Giả mạo trong công tác vì vụ lợi.
– Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi.
– Nhũng nhiễu vì vụ lợi.
– Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi
Có bao nhiêu hành vi tham nhũng nêu các hành vi tham nhũng đó?
Trong 12 hành vi tham nhũng nêu trên, có 7 hành vi đã được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999; được sửa đổi, bổ sung ngày năm 2009 và có hiệu lực từ ngày 1-1-2010, bao gồm:
– Tham ô tài sản: là lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.
– Nhận hối lộ: là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ
– Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Nguyên nhân gây ra tham nhũng là gì?
Chúng ta cứ lên án về nạn tham nhũng nhưng bản chất gây ra tham nhũng là gì? Đó là do các nguyên nhân sau:
Sâu xa là do chế độ người bóc lột người sinh ra. Đó là lòng tự tư, tự lợi, ích kỷ của bản thân nên gây hại dân.
Do cơ chế thị trường, tự do hoá cạnh tranh tạo ra.
Sự suy thoái về phẩm chất đạo đức của bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên. Đây được xem là nguyên nhân cốt lõi, gây suy yếu công tác quản lý, giáo dục đào tạo cán bộ đảng viên của các tổ chức Nhà nước và Đảng. Nền kinh tế thị trường cần mở rộng giao lưu bên ngoài. Hơn nữa, tác động của yếu tố vật chất khiến nhiều cán bộ sa ngã, bị lợi ích cám dỗ, trươt vào tham nhũng, tội lỗi.
Cơ chế, chính sách, pháp luật chưa đầy đủ, thiếu sự đồng bộ, chưa thực sự chuyển mạnh sang cơ chế thị trường.
Công chức phải trả lại quà thế nào để không bị xem là tham nhũng?
Việc nhận quà dưới bất kỳ hình thức nào của công chức từ người có liên quan đến công việc hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình là hành vi bị cấm. Do đó, nếu nhận được quà tặng từ những người này, công chức bắt buộc phải từ chối.
Nếu không từ chối được thì công chức nhận được quà tặng phải nộp lại cho Thủ trưởng cơ quan trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quà tặng. Khi đó, quà tặng sẽ được xử lý quà tặng theo quy định tại Điều 27 Nghị định 59/2019/NĐ-CP như sau:
– Quà tặng bằng tiền, giấy tờ có giá: Thủ trưởng cơ quan nhận, bảo quản và nộp vào ngân sách Nhà nước.
– Quà tặng bằng hiện vật: Thủ trưởng cơ quan tiếp nhận, bảo quản, xử lý theo các bước sau:
Bước 1
Xác định giá trị quà tặng theo giá của người tặng cung cấp hoặc theo sản phẩm tương tự được bán trên thị trường. Nếu không xác định được thì phải đề nghị cơ quan có chức năng xác định giá.
Bước 2
Bán và công khai bán quà tặng.
Bước 3
Nộp số tiền thu được (sau khi đã trừ đi chi phí liên quan như phí xác định giá, phí bảo quản…) vào ngân sách Nhà nước trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bán quà tặng.
– Quà tặng là dịch vụ thăm quan, du lịch, y tế…: Thủ trưởng cơ quan thông báo các cơ quan cung cấp dịch vụ về việc người được nhận quà tặng là dịch vụ sẽ không sử dụng dịch vụ đó.
– Quà tặng là động thực vật, thực phẩm tươi sống…: Thủ trưởng căn cứ tình hình thực tế để xử lý tang vật hoặc báo cáo để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý.
Như vậy, để không bị coi là tham nhũng thì công chức phải từ chối quà tặng. Nếu không từ chối được thì phải nộp lại quà tặng trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận quà cho Thủ trưởng cơ quan để tuỳ vào từng loại quà tặng khác nhau, Thủ trưởng cơ quan sẽ có biện pháp xử lý cụ thể như phân tích ở trên.
Có thể bạn quan tâm:
- Công chức sắp được nhận thêm tiền khi nghỉ hưu trước tuổi?
- Khi nào công chức được nâng bậc lương trước thời hạn?
- Công chức dùng bằng giả có bị đuổi việc không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Có bao nhiêu hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật hiện nay?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, tạm ngừng doanh nghiệp, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Những điều cán bộ, công chức không được làm trong dịp Tết để tránh tham nhũng?Ngày 08/12/2021, BCHTW Đảng ban hành Chỉ thị 11-CT/TW về việc tổ chức Tết Nhâm Dần năm 2022. Theo đó, cán bộ công cức không được làm những việc sau trong dịp tết:– Hành vi biếu quà và nhận quà;– Không tham gia các hoạt động mê tín dị đoan; không sử dụng ngân sách nhà nước; phương tiện, tài sản công trái quy định vào các hoạt động lễ hội, vui chơi….;– Cấm đánh bạc dưới mọi hình thức;– Cấm sử dụng rượu bia.
Tham nhũng là gì?Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Những Hành Vi Tham Nhũng
-
Tham Nhũng Là Gì? Các Hành Vi Tham Nhũng - Thư Viện Pháp Luật
-
Hành Vi Tham Nhũng
-
Các Hành Vi Tham Nhũng Theo Quy định Của Pháp Luật Hiện Hành
-
[PDF] 1. Theo Quy định Của Pháp LuậT, Các Hành Vi Tham Nhũng Bao Gồm ...
-
Các Hành Vi Tham Nhũng Và Hình Thức Xử Lý Công Chức Tham Nhũng
-
Hành Vi Tham Nhũng Trong Luật Phòng Chống Tham Nhũng Năm 2018
-
Tham Nhũng Là Gì? Có Bao Nhiêu Tội Phạm Về Tham Nhũng?
-
Tham Nhũng Và Các Hành Vi Tham Nhũng - Lĩnh Vực Khác
-
Nguyên Nhân Và Hình Thức Của Hành Vi Tham Nhũng - Trang Chủ
-
Phòng, Chống Tham Nhũng Ra Khu Vực Ngoài Nhà Nước Là Nội Dung ...
-
Xử Lý Tham Nhũng Và Hành Vi Vi Phạm Pháp Luật Về Phòng, Chống ...
-
Tham Nhũng Là Gì? Quy định Về Các Loại Hành Vi Tham Nhũng?
-
[DOC] 5. Quản Lí Nhà Nước Về Phòng Chống Tham Nhũng
-
Tham Nhũng Là Gì? Công Chức Tham Nhũng Bị Xử Lý Thế Nào?